Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. Thời kì này, trong các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân và đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến về PPDH trong các loại hình nhà trường còn diễn tiến chậm; chủ yếu vẫn là cách dạy truyền thống: thày thông báo các kiền thức có sẵn, trò thu nhận chúng một cách thụ động ; xen kẽ trong các bài dạy có sử dụng các phương pháp vấn đáp tái hiện hoặc giải thích minh hoạ với sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan...
TS. NGUYỄN THÀNH VINH (Chủ biên) - PGS. TS. PHÓ ĐỨC HOÀ THS PHẠM THU HÀ -THS. LÊ THỊ MAI PHƯƠNG TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS Tài liệu tập huấn giảng viên nguồn cho các trường THCS tham gia chương trình của VVOB HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2010 1 MỤC LỤC I. Những cơ sở để triển khai dạy học tích cực ở THCS…… …………………… 3 1.1. Cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH ở trường THCS.………… ……… …3 1.2. Lịch sử phát triển và kinh nghiệm của các nước về DHTC……… …… … 14 1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển PPDHTC…………….…………… … 14 1.2.2.Kinh nghiệm của các nước về dạy học tích cực………………………… 17 1.3. Thực trạng Phương pháp dạy học tích cực ơ THCS hiện nay……………… 19 II. Phương pháp dạy học tích cực……………………….……………………… … 20 2.1. Khái niệm……………………………… ……………………………… … 20 2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ………………………… … 21 2.3. Những nội dung cơ bản về dạy học tích cực…………………………………25 2.3.1. Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 25 2.3.2. So sánh dạy học cổ truyền và các mô hình dạy học mới……………… 28 2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THCS.……….30 1. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề ………………………………… 30 2. Phương pháp làm việc nhóm………… ………………………………… 31 3. Phương pháp trò chơi học tập………… ………………………………….32 4. Phương pháp trò chuyện ngắn.………… …………………………….….32 5. Phương pháp động não.:.…………… …………………………….… 33 6. Phương pháp trực quan bằng hình ảnh… … 35 III. Các biện pháp quản lý dạy học tích cực ở trường THCS………….…………… 37 3.1.Vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý, triển khai DHTC ở trường THCS………………………………………………………………… ……37 3.2. Biện pháp quản lý, triển khai thực hiện DHTC ở trường THCS………….42 3.2.1 Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho giáo viên………… ….42 3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học tích cực của các tổ chuyên môn……………………………………………………… 47 3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện dạy học tích cực ở trường THCS………… 55 3.2.3.2. Chỉ đạo dạy học trên lớp theo hướng dạy học tích cực……………….57 3.2.3.3. Biện pháp cụ thể …………………………………………………… 59 3.2.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học tích cực ở trường THCS…………60 IV. Hiệu trưởng cần làm gì để hỗ trợ giáo viên trong việc triển khai dạy học tích cực.64 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………… 66 2 I. Những cơ sở để triển khai dạy học tích cực ở THCS 1.1. Cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH ở trường THCS. - Cơ sở pháp lý và thực tiễn: Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. Thời kì này, trong các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân và đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến về PPDH trong các loại hình nhà trường còn diễn tiến chậm; chủ yếu vẫn là cách dạy truyền thống: thày thông báo các kiền thức có sẵn, trò thu nhận chúng một cách thụ động ; xen kẽ trong các bài dạy có sử dụng các phương pháp vấn đáp tái hiện hoặc giải thích- minh hoạ với sự hỗ trợ của đồ dùng trực quan Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2000-2020), việc Việt Nam chúng ta ra nhập WTO năm 2006 là thách thức thực tế không nhỏ đối với đòi hỏi phải cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà , trong đó có sự đổi mới căn bản về PPDH. + Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong các Nghị quyết TW từ năm 1996, được thể chế hoá trong Luật giáo dục (12-1998), đặc biệt tái khẳng định trong điều 5, Luật giáo dục (2005):” Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. + Nghị quyết Quốc Hội nước CHXHCNVN (Số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông) Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức 3 đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục. + Đổi mới giáo dục vì một nền giáo dục tiên tiến (Kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại Hội thảo “Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông” tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, ngày 03/01/2009) Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học. Về chỉ đạo, cần thực hiện tốt một số công tác sau đây: 1. Phải có sự hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm để đổi mới PPDH. Hướng dẫn về đổi mới PPDH phải thông suốt từ các cơ quan thuộc Bộ GD&ĐT đến các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý các trường học và từng giáo viên, không để giáo viên phải "đơn độc" trong việc đổi mới PPDH. 2. Hoạt động đổi mới PPDH của giáo viên phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm. 3. Trong quá trình chỉ đạo đổi mới PPDH, cần nghiên cứu để tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của học sinh về PPDH của thầy cô giáo với tinh thần xây dựng. 4. Quá trình thực hiện đổi mới PPDH phải là quá trình hoạt động tự giác của bản thân giáo viên và là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục. 5. Cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân tích cực và đạt hiệu quả trong hoạt động đổi mới PPDH ở các trường, tổ chức nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến trong phong trào đổi mới PPDH.Như vậy, có thể nói, vấn đề chủ yếu của việc đổi mới PPDH là hướng tới các hoạt động học tập chủ động, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động, giáo điều. - Cơ sở tâm lý học: + Tính tích cực Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Khác với động vật, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng khám phá, tạo ra các nền văn minh ở mỗi thời đại, chủ động cải biến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Quá trình hình thành và phát triển tính tích cực của con người trong đời sống xã hội hiện hành là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.Chính thông qua giáo dục sẽ đào tạo nên những con người năng động, sáng tạo, chủ động, tích cực trong công việc, biết thích ứng với mọi hoàn cảnh nhằm góp phần cải tạo và phát triển cộng đồng. Như vậy, có thể xem tính tích cực vừa là điều kiện vừa là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục tổng thể. Ở đây, khi bàn đến tính tích cực, không thể không nói đến tính tự giác và tính độc lập trong nhận thức .Các phẩm chất này nằm trong tính tổng thể nhân cách một con người. 4 a.Tính tự giác thể hiện ý thức trong hoạt động của mỗi người. Thông qua hoạt động sẽ làm rõ ý thức, thái độ của con người với công việc,với đời sống xã hội trong cộng đồng. b. Tính tích cực là sự biến đổi hoạt động tâm lý bên trong của mỗi người và được thể hiện ra bên ngoài bằng hiệu quả và chất lượng công việc.Sự biến đổi bên trong đó càng linh hoạt bao nhiêu thì chất lượng và hiệu quả công việc càng cao bấy nhiêu.Tính tích cực bao hàm tính tự giác trong hành động của chủ thể. c.Tính độc lập là đề cập tới tự bản thân con người giải quyết các công việc, không nhờ cậy vào người khác.Độc lập trong nhận thức thể hiện tính sáng tạo và niềm tin vào bản thân của mỗi người: Ý đồ của tài liệu là đề cập đến vai trò chủ thể của nhân cách (chính là người học) được cụ thể hóa bởi 3 phẩm chất của con người:tự giác,tích cực và độc lập.Chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, nhằm phát huy tư duy tích cực của con người (critical thinking) + Tính tích cực trong học tập. Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người, đặc biệt là các hoạt động mang tính chủ động của chủ thể.Trong giáo dục, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của chủ thể giáo dục.Tính tích cực trong học tập, về bản chất, là tính tích cực nhận thức, sự mong muốn hiểu biết và có khát vọng chiếm lĩnh tri thức của thế giới khách quan. Quá trình nhận thức của loài người là quá trình nghiên cứu,tìm kiếm khám phá thế giới quan. Quá trình nghiên cứu khoa học có thể thành công, có thể thất bại. Nếu thành công, nhà khoa học tìm ra cái mới cho loài người, mà chúng ta quen gọi là các phát minh hay kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được đưa vào trong các loại hình nhà trường thông qua nội dung các môn học nhằm giúp người học chiếm lĩnh những tri thức mà loài người đã tích lũy. Như vậy, quá trình nhận thức trong học tập là quá trình nhận thức các vấn đề đã được nghiên cứu, không mới với con người. Tuy vậy, trong học tập, người học phải tích cực, chủ động khám phá những điều chưa biết đối với bản thân. Theo thời gian, các em sẽ tích lũy dần vốn tri thức và làm biến đổi chính bản thân mình.Đến một trình độ nhất định nào đó, sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và chính người học lại tìm ra những tri thức mới cho nhân loại. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập có liên quan đến động cơ học tập. Động cơ học tập đúng đắn sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là cơ sở, tiền đề của tính tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh ra nếp tư duy độc lập trong nhận thức.Suy nghĩ độc lập là nguồn gốc của sáng tạo.Và đây chính là mục tiêu của giáo dục, đào tạo ra sản phẩm là những con người năng động, sáng tạo, có tư duy độc lập và phát triển nhân cách hài hòa. Tính tích cực trong học tập thể hiện ở các hoạt động khác nhau như hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; tích cực trình bày các vấn đề được nêu; hay nêu thắc mắc; không thỏa mãn với các câu trả lời của mọi người, kể cả câu trả lời của bản thân; chịu khó tư duy trước các vấn đề khó; kiên trì giải quyết các bài tập theo nhiều cách khác nhau Có thể nêu ra sau đây các mức độ từ thấp đến cao về tính tích cực học tập: 5 - Bắt chước: cố gắng hành động theo mẫu của giáo viên và bạn bè (kĩ năng thực hành: áp dụng trong tình huống tương tự) - Tìm tòi: độc lập trong tư duy khi giải quyết các vấn đề, tìm kiếm các cách giải quyết khác nhau về một vấn đề (mức độ kĩ xảo: áp dụng trong tình huống khác nhau, đã biến đổi) - Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, có nhiều phương án giải quyết, lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết - Trong cách tiếp cận vấn đề cơ bản trong dạy học tích cực dựa trên lí thuyết kiến tạo(constructivism) nhằm chống lại lí thuyết hành vi (Behaviorism). Do đó sẽ có nội dung của lí thuyết kiến tạo ở phần kế tiếp tài liệu để bổ sung vào nhằm giải thích them vấn đề này ). - Lí thuyết kiến tạo: Ngày nay, xu thế nghiên cứu và áp dụng lý thuyết kiến tạo trong giáo dục (Constructivism in Education - CE) đang được đề cập đến một cách mạnh mẽ trong các loại hình nhà trường.Nó cổ vũ cho cách thức và con đường dạy học mới, con đường dạy học theo lối tư duy phê phán, chống lại cách dạy học giáo điều, truyền thống theo thuyết hành vi (Behaviorism - Traditional Teaching Method). Dạy học theo thuyết hành vi cho rằng, người học bắt chước, thực hiện các thao tác hành vi mà người dạy đưa ra làm mẫu. Người học thụ động ngồi chờ các kiến thức mà ngưòi dạy mang đến, cung cấp sẵn cho. Có thể ví người học như cái cốc chưa có nước, đang đợi sẵn để người dạy rót nước vào.Người dạy rót nhiều nước thì cốc được nhiều, mà rót ít thì được ít. Lý thuyết hành vi này nhấn mạnh đến các hoạt động của ngưòi học mang tính dập khuôn, máy móc, làm mất đi khả năng tư duy và tính sáng tạo .Có thể kể ra đây các phương pháp dạy học truyền thống theo thuyết này như phương pháp thuyết trình, phương pháp giải thích-minh hoạ. Lý thuyết kiến tạo trong giáo dục (CE) đi theo hướng phải đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các loại hình trường hiện nay.Các PPDH này nhằm tích cực hoá tư duy của người học,giúp người học tự tìm kiếm, phát hiện , khám phá ra vấn đề và giải quyết các vấn đề đó trong quá trình dạy học. Như vậy, người học được chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Có thể nói người học được học bằng cách tư duy khám phá vấn đề.Theo ý tưởng của J.Deway, Peaget, Vưgotxki và Bruner cho rằng, phải nhanh chóng thay đổi quan niệm ngừơi học chỉ là những chiếc ly rỗng mà người dạy muốn rót cái gì thì rót. - Dạy học theo thuyết kiến tạo là một học thuyết về các hoạt động học của người học phải dựa vào tri thức đã học (tri thức cũ) và vốn kinh nghiệm sống của các em.Như vậy, theo thuyết này, chúng ta tự xây dựng nên hiểu biết cho chính mình về thế giới mà chúng ta đang sống.Việc học tập chính là một quá trình thích ứng những khuôn mẫu đã có để hòa hợp được với những kinh nghiệm mới. Học tập kiến tạo dựa trên sự tham gia của người học vào việc giải quyết vấn đề và những suy nghĩ có tính phê phán (tư duy phê phán được phát huy) trong hoạt động mà học sinh thấy phù hợp và hứng thú. Thuyết kiến tạo cho phép người học xây dựng nên kiến thức cho chính mình bằng cách thử nghiệm các ý tưởng từ những kinh nghiệm và hiểu biết đã có, từ đó áp dụng những hiểu biết này vào tình huống khác đã biến đổi, có liên quan đến kiến thức mới. 6 Dạy học theo thuyết kiến tạo sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho người học được học tập với những trải nghiệm phong phú mà giáo viên là người định hướng cho các em xây dựng nên tri thức cho bản thân cũng như cách thức và con đường tìm ra tri thức đó (Lý thuyết “Học tập theo kinh nghiệm’’-Roger, 1969, 1994). C.Roger, người tiêu biểu cho học thuyết này- lý thuyết có liên quan chặt chẽ và tương ứng với thuyết kiến tạo- đã tìm ra điểm nhấn phân biệt giữa việc học tập mang tính nhận thức và học tập theo kinh nghiệm (mà đôi khi biểu hiện bên ngoài hay dễ nhầm lẫn). Theo tác giả, đặc trưng của việc học tập bằng kinh nghiệm bao gồm: . Sự tham gia của cá nhân người học (Personal involvement) . Cá nhân tự khởi xướng (Learner-initiation) . Người học tự đánh giá (Evaluation by learner) . Có tác động đều khắp tới tất cả người học (Pervasive effects on learner) Điều thú vị là cách tiếp cận này tương phản với những cách tiếp cận truyền thống thông qua các hoạt động đã được tổ chức trên lớp, trong đó người học chỉ đơn thuần là nơi chứa đựng những thông tin mà người dạy và tài liệu cung cấp. Theo J.Deway (1859-1952), kiến thức xuất hiện đơn thuần là từ tình huống mà ở đó người học phải tìm ra các kinh nghiệm và trải nghiệm. Xa hơn, những tình huống này phải gần gũi, cập nhật với thực tiễn xã hội hiện hành. Khi đó người học mới có thể tham gia thực hành trực tiếp với các đồ dùng và phương tiện dạy học theo các nhóm học sinh khác nhau và cùng nhau xây dựng nên kiến thức mới. Người học không thể học một cách rập khuôn , máy móc mà chúng phải học bằng cách “ trải nghiệm thực tế”, như thế lý thuyết sẽ đi đôi với thực tế. Học thuyết J. Deway hàm chứa ẩn ý, cho rằng người học phải tiến hành những thao tác hoạt động có tính mục đích và nội dung rõ ràng, từ đó đem lại cho các em cơ hội được vận dụng lý thuyết đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. - Một số nguyên tắc gợi ý cho học thuyết kiến tạo: a. Hoạt động học tập là việc tìm hiểu ý nghĩa. Vì vậy, hoạt động này phải từ những sự vật, hiện tượng xung quanh người học- những thứ thực sự gây hứng thú khiến các em phải tìm hiểu bản chất của vấn đề. b. Việc tìm hiểu ý nghĩa và bản chất của vấn đề đòi hỏi người học phải hiểu cái tổng thể cũng như các bộ phận của sự vật, hiện tượng.Những bộ phận đó cần phải được đặt trong nhiều bối cảnh khác nhau. Vì thế, quá trình chiếm lĩnh tri thức của người học tập trung vào các khái niệm cơ bản, nền tảng, chứ không phải là các bộ phận rời rạc, riêng lẻ. c. Mục đích của việc học tập là mỗi cá nhân người học phải tự tìm ra được bản chất của sự vật, hiện tượng, không chỉ đơn thuần là việc ghi nhớ những câu trả lời đúng , lặp lại nội dung người khác đã tìm ra.Cách duy nhất có giá trị về đo lường kết quả học tập của các em là đánh giá từng phần trong cả quá trình học tập, đảm bảo cung cấp các thông tin phản hồi tương ứng với trình độ thật hiện có của chúng. d. Học tập là một hoạt động xã hội; hoạt động học là tạo dựng mối quan hệ thân thiện , cởi mở với người xung quanh, với thày cô giáo, bạn bè,với gia đình và cả những người ta gặp ngẫu nhiên. e. Hoạt động học có sự tham gia của ngôn ngữ; ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức mới.L.Vygotski – một nhà tâm lý học rất ủng 7 hộ lý thuyết kiến tạo- đã phản đối quan điểm cho rằng ngôn ngữ và học tập là hai việc tách rời nhau. g. Kiến thức mới cần học phải luôn dựa vào kiến thức đã có và vốn kinh nghiệm sống. Những kiến thức cũ này là cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới. h. Hoạt động học tập là hoạt động suốt đời, phải cần có thời gian. Chìa khóa dẫn đến học tập có hiệu quả là động lực. i. Các hoạt động vật chất và kinh nghiệm thực hành có thể là cần thiết cho việc học tập, đặc biệt từ trẻ nhỏ, nhưng không phải là điều kiện đủ. Người dạy cần cung cấp cho người học những hoạt động tích hợp cả tư duy và hành động. Deway gọi đó là những hoạt động phản chiếu. Vậy thuyết kiến tạo có tác động như thế nào đến việc học tập? Lý thuyết này tác động đến: . Chương trình . Hướng dẫn . Đánh giá Chương trình (Curriculum): Thuyết kiến tạo đòi hỏi phải loại bỏ cái gọi là chương trình chuẩn. Thay vào đó khuyến khích việc sử dụng các chương trình cá biệt hóa người học, được thiết kế ưu tiên cho nhận thức học sinh. Hướng dẫn (Instruction): Nhà giáo dục tập trung vào việc tạo lập mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và việc xây dựng những hiểu biết mới cho người học. Thiết kế bài giảng theo hệ thống các câu hỏi và vấn đề mở, nhằm khuyến khích người học phân tích, chứng minh và nhận định các giả thuyết. Người dạy cũng phản hồi lại một cách rõ ràng các câu trả lời và kích thích mở rộng sự trao đổi lẫn nhau giữa các học sinh. Đánh giá (Evaluation): Thuyết kiến tạo đòi hỏi phải loại bỏ những bài kiểm tra chuẩn và việc phân loại các mức độ. Thay vào đó, đánh giá trở thành một phần của quá trình học tập để người học được tham gia với vai trò là người tự điều khiển quá trình phát triển trí tuệ của bản thân. - Tóm lại, dạy học theo lý thuyết kiến tạo- học bằng cách tư duy phê phán (một cách gọi khác về PPDHTC) thể hiện bởi các dấu hiệu: a. Người dạy hãy giải thích cho người học rằng, các em luôn có sẵn trong bản thân vốn kinh nghiệm sống nhất định (tri thức) b. Những kinh nghiệm sống này là nguồn tri thức sẵn có, là nền tảng, cơ sở cho việc chiếm lĩnh hoặc xây dựng các tri thức mới. c. Người dạy phải luôn tạo cơ hội cho người học tư duy trong quá trình học tập. d. Người học được chủ động chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động.Các hoạt động của người học thực hiện các bước theo lý thuyết VARK. e. Về mặt hình thức tổ chức dạy học, người dạy nên và cần luôn thay đổi vị trí ngồi học của học sinh (có thể xếp hình chữ U, hình vuông….) g. Học tập thông qua mối quan hệ thày-trò, trò-trò… lớp học ồn ào, náo nhiệt,người học sôi nổi, nhiệt tình…. h. Thông tin đánh giá và tự đánh giá luôn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Học tập theo thuyết kiến tạo, tự khám phá vấn đề có những kinh nghiệm riêng của nó.Có thể nói đây là các kĩ năng thao tác thực hành khác nhau mà người học phải tuân thủ.Sau đây là các cách thức và hình thức tổ chức thể hiện về kinh nghiệm học tập (Learning Experience): 8 - Thể hiện và thực hành (Demonstration & Practice) - Thảo luận về các câu hỏi (Giáo viên - Học sinh, Học sinh - Học sinh…) (Discussion on focus question) - Người học được sắm vai trò khác nhau trong học tập (Role plays) - Nghiên cứu điển hình (Case study analyes) - Phân tích các trích đoạn VCD, DVD… (Video analyses) - Học bằng cách tranh luận, mở rộng sức mạnh tư duy của người học (Debates/mock trial) - Nghiên cứu/cá nhân hoặc đồng đội.(Research / Individual or Team based) - Làm việc theo nhóm cặp đôi, cặp ba, bốn…(Pair, triplets,quad work) - Phát triển các ý tưởng và trình bày (Developing posters and displays) - Trò chơi và module (Games & Simutations) - Học bằng cách giải quyết vấn đề (Problem-based learning) - Học bằng thể hiện trình diễn (Performances) - Thí nghiệm (Experimentation) - Phương pháp phỏng vấn/tình huống có thực hoặc giả định (Interviews real or mock) - Quy nạp (Inductive thinking) - Diễn dịch (Deductive thinking) - Trình bày trên trang Web (Web display) - Thực tập (Work experience) (Theo A.Sherman & S.A. Scott, University of Calgary, Canada) - Theo lý thuyết kiến tạo , câu hỏi và cách đặt câu hỏi trong dạy học chiếm vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết.Thay vì các câu hỏi chỉ phát huy tư duy tái hiện của người học (câu hỏi đóng), như Ai? Làm gì? Bao giờ? khi sử dụng PPDHTC, các câu hỏi và vấn đề đưa ra luôn chứa đựng các phương án trả lời khác nhau (câu hỏi mở) nhằm kích thích sự phát triển tư duy phê phán, tư duy sáng tạo nơi ngừơi học (câu hỏi: Tại sao? Chứng minh rằng,… Hãy phân biệt,so sánh…). Những dạng câu hỏi này luôn tạo cơ hội cho học sinh sử dụng vốn kinh nghiệm sống như là một nguồn tri thức sẵn có, các đơn vị tri thức đã học có liên quan, thực tiễn cuộc sống hàng ngày…làm cơ sở nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức mới và cách thức hành động mới. Việc thiết kế và xây dựng câu hỏi đòi hỏi nhà sư phạm phải tính đến nhu cầu và khả năng nhận thức của học sinh. 1.2. Lịch sử phát triển và kinh nghiệm của các nước về DHTC: 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển PPDHTC: + Quan điểm dạy học khám phá-hướng vào người học (Learner Centred Inquiry-LCI) đòi hỏi phải đặt niềm tin vào học sinh.Để đảm bảo cho người học có thể tham gia vào các chương trình, nội dung học tập có chất lượng trong các trường học, điều quan trọng là chúng ta không nên nghĩ rằng các em còn quá nhỏ và ít kinh nghiệm hơn người lớn.Điều mấu chốt của các nhà trường đã thành công trên toàn cầu ( như trường Reggio Emilia-Italia…)là đã có cái nhìn đúng đắn về khả năng của trẻ.Trẻ em thì luôn được coi là có rất nhiều quyền quan trọng như quyền được chăm sóc và giáo dục một cách chu đáo.Việc nhận biết những đứa trẻ có năng lực, có khả năng phát triển trí tuệ đòi hỏi các nhà sư phạm phải tạo ra cho các em một môi trường học tập có sự cạnh tranh lành mạnh và những trải nghiệm tốt nhất có thể.Điều này không có nghĩa là 9 chúng ta nhìn nhận vấn đề trên theo một hướng tiêu cực và cho rằng , nếu trẻ đẵ có sẵn khả năng như vậy thì người dạy chỉ cần thiết kế cho các em các nhiệm vụ và hoạt động mà trước nay chỉ dành cho người học lớn tuổi hơn.Cách tiếp cận vấn đề mang tính cực đoan như vậy không phải là hướng đi của cuốn sách này. - Theo lí thuyết “khám phá dựa trên học tập”(inquiry based learning) thì điều quan trọng hàng đầu là các nhà sư phạm phải có những hiểu biết về quá trình học tập cũng như cách thức và con đường của học sinh tham gia vào quá trình đó.Để lập kế hoạch một cách hiệu quả, người dạy phải tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ,quá trình phát triển nhận thức của các em, có hiểu biết về thể lực, sức khỏe,sở thích và nhu cầu của từng người học cũng như các điều kiện khách quan-môi trường xung quanh,nơi trẻ sinh sống, học tập. Quan điểm hiện nay về sự phát triển trí tuệ của trẻ cho rằng, các em học tập sẽ đạt hiệu quả cao khi và chỉ khi chúng chủ động,quan tâm và hứng thú vào hoạt động học tập.Ở đây, người học sẽ phát huy được tri thức và vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Việc học tập của trẻ chỉ tiến bộ khi các em có cơ hội thực hành những thao tác kĩ năng mới hình thành; từ đó sẽ được trải nghiệm những tình huống, những thử thách vượt qua ngưỡng phát triển trí tuệ hiện tại của bản thân. - Sức khỏe, sở thích và nhu cầu của từng người học là những nhân tố quan trọng trong quác trình thực hiện việc dạy học mới- dạy học theo quan điểm LCI.Chúng ta đều biết rằng, mỗi đứa trẻ đều phát triển trí tuệ theo các mức độ khác nhau, cũng như có sự phát triển khác nhau trong các giai đoạn nhận thức khác nhau.Sự khác nhau đặc thù này trong quá trình phát triển của các em nhắc nhở chúng ta- các nhà sư phạm,rằng tuổi tác của người học chỉ là một trong các tiêu chí của tuổi trưởng thành. Các em không nên bị coi là một thành viên của một nhóm tuổi mà là những cá thể tiêu biểu. - Điều kiện xã hội và văn hóa nơi trẻ sống cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.Các điều kiện xã hội và văn hóa, các điều kiện môi trường của gia đình, hệ thống giáo dục của nhà trường, của cộng đồng và toàn thể xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.Hiệp hội các quốc gia về giáo dục của UNESCO định nghĩa rằng “văn hóa là niềm tin phong tục, tập quán và những cách thức chuẩn mực ứng xử, vừa rõ ràng, vừa ẩn ý, được gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau ở xã hội mà họ đang sống”.Văn hóa, theo cách hiểu như vậy có một sức mạnh to lớn trong hoạt động học tập và phát triển nhân cách toàn diện của người học. - Học tập là một quá trình phức tạp có sự tác động qua lại, mang tính biện chứng.Tồn tại nhiều lí thuyết giải thích về việc học tập và sự phát triển trí tuệ của trẻ bằng nhiều nhiều cách thức khác nhau như J.Piaget, L.Vygotski, Erickson…, nhưng sự phức tạp này dẫn đến một hệ quả là không có một lí thuyết nào có thể giải thích nó một cách toàn diện. Một điều chắc chắn rằng, các em học sinh học tập tốt nhất khi nhu cầu thể chất của chúng được đảm bảo và an toàn về mặt tâm lí.Trẻ em cần biểt và hiểu rằng trường học là nơi an toàn và sự có mặt của người lớn (thày cô giáo, các nhà sư phạm…) sẽ luôn bảo vệ các em.Mối liên hệ mật thiết giữa gia đình và nhà trường sẽ là điều kiện hỗ trợ cho các nhu cầu này và làm tăng sự ảnh hưởng đến môi trường học tập của trẻ. - Ngoài ra, một điều được thừa nhận có liên quan đến hoạt động học tập của học sinh, đó là các em tích cực xây dựng kiến thức bằng chính sự hiểu biết của mình thông 10 [...]... dụng TBDH hiện đại) 23.6 18.4 20.5 15.5 30 Bng 2: Những khó khăn của GV khi thực hiện đổi mới PPDH TT 1 Khó khăn Kỹ năng xây dựng kế hoạch bài học 2 CSVC - TBDH thiếu, không đồng bộ 3 Kỹ năng sử dụng PPDH tích cực 68,7 4 Số HS/lớp đông 79,7 5 Tài liệu phục vụ dạy học 52,5 6 Kỹ năng sử dụng TBDH 53,6 7 Thời gian xây dựng kế hoạch bài hc( giỏo ỏn) 32,4 8 ứng dụng Công nghệ thông tin 83,7 íkin(%) 87,1 71... trũ ca giỏo viờn Lch s phỏt trin giỏo dc cho thy, trong nh trng mt thy dy cho mt lp ụng hc trũ, cựng la tui v trỡnh tng i ng u thỡ giỏo viờn khú cú iu kin chm lo cho tng hc sinh nờn ó hỡnh thnh kiu dy "thụng bỏo - ng lot" Giỏo viờn quan tõm trc ht n vic hon thnh trỏch nhim ca mỡnh l truyn t cho ht ni dung quy nh trong chng trỡnh v sỏch giỏo khoa, c gng lm cho mi hc sinh hiu v nh nhng iu giỏo viờn... lý ca ngi Hiu trng, k hoch giỳp nh hng cho quỏ trỡnh qun lý, l c s huy ng cỏc ngun lc v l cn c cho vic kim tra, ỏnh giỏ quỏ trỡnh thc hin cỏc mc tiờu Núi mt cỏch c th khi xõy dng k hoch thc hin PPDH tớch cc s giỳp cho BGH nh trng thy rừ ớch phi t ti, con ng phi i thnh cụng K hoch ú l c s huy ng mih ngun lc cho hot ng dy hc tớch cc, ng thi k hoch cng l cn c cho vic kim tra v ỏnh giỏ quỏ trỡnh thc... cc trng THCS, yờu cu ch rừ: - Nhng vic ó lm c - Nhng vic cha lm c - Khú khn, ro cn khi thc hin dy hc tớch cc - xut cỏc bin phỏp nõng cao nhn thc cho giỏo viờn ti trng THCS - Nhng mong i ca GV - Mong i ca ngi Hiu trng 3.2.2 Ch o xõy dng k hoch qun lý hot ng dy hc tớch cc ca cỏc t chuyờn mụn - Kho sỏt, ỏnh giỏ thc trng Trc ht phi kho sỏt, ỏnh giỏ c thc trng v vic thc hin PPDH tớch cc ti trng THCS Xỏc... PPDH tớch cc Minh ho thc trng i mi PPDH ca giỏo viờn THCS hin nay (trong qỳa trỡnh dy cn kho sỏt thc t ca 5 tnh d ỏn) Vi vic thc hin chng trỡnh, sỏch giỏo khoa mi cp THCS ũi hi giỏo viờn phi i mi PPDH song trong thc t vic i mi PPDH ca giỏo viờn cỏc trng THCS cũn rt hn ch, cha ỏp ng yờu cu bi gp khụng ớt khú khn C th nh sau: Bng1: Mức độ hiểu biết và kỹ năng sử dụng PPDH của GV Mức độ hiểu biết(%) KN... giỏo viờn v hc sinh phi cú s chun b tng i cụng phu, bi bn thỡ mi cú th phỏt huy c tớnh nng ng, sỏng to, kớch thớch t duy cho hc sinh T nhng vn ny bn thõn TTCM phi l ngi ch ng cú k hoch v ngun ti chớnh cho t khi trong t cú nhng gi ging phi chun b nguyờn liu cho bi Vic ch ng giỳp cho t chuyờn mụn thy rừ nhng gỡ c nh trng s cung cp, nhng gỡ hc sinh t chun b, thm chớ cú th xin ti tr, Hc sinh: Quỏ trỡnh... chun b bi ging cho chớnh mỡnh Trờn c s: + Xỏc nh rừ c im hc tp ca HS HS THCS cú nhng c im chung ca la tui nhng cng cú nhng khỏc bit cỏ nhõn ỏng k Cỏi chung ca cỏc em l ng nht trong c ch ca vic hc Khi hc cỏc em t thu nhn kin thc, kinh nghim qua vic lnh hi v hnh ng luyn tp ca mi em di s t chc iu khin ca GV Nh vy khi GV ging dy 24 l phi to mụi trng cú tớnh kớch thớch v h tr mt cỏch thun li cho HS lnh hi... loi v a dng v ngun gc, c bit trong tỡnh trng thụng tin phỏt trin v phng tin h tr cho vic lu gi v truyn ti thụng tin ngy cng hin i Cỏc t liu ú cú th l mt cõu, mt trớch on, mt cõu truyn, mt s kin lch s, mt nhõn vt in hỡnh m GV cn s dng minh ha hay gii thớch, chng minh cho mt lun im lớ lun khỏi quỏt no ú m GV ang t chc cho HS lnh hi ú cng cú th l nhng t liu m GV cn gii thiu HS c thờm khi h cú nhu cu... ca Malaysia l mt trong nhng a im i u v c sỳy cho dy hc tớch cc Cỏc loi hỡnh dy hc khỏm phỏ c nghiờn cu v trin khai t õy M rng ra, nn giỏo dc ca cỏc nc nh Singapore, Thailand, Indonesia u trin khai v ỏp dng PPDHTC trong cỏc nh trng Nh vy, cú th núi,vic ỏp dng PPDHTC trong nh trng THCS ti Vit Nam l bc i cn thit v cp nht 1.3 Thc trng Phng phỏp dy hc tớch cc THCS hin nay: - PPDH ang s dng ph bin hin nay... giỳp cho cỏc thnh viờn lm quen dn vi s phõn cụng hp tỏc trong i sng xó hi t nc ta ang hi nhp mt cỏch mnh m vo nn kinh t th trng, cú s hp tỏc trờn nhiu lnh vc vi cỏc nc trờn th gii, vỡ vy nng lc hp tỏc phi tr thnh nhim v giỏo dc trong nh trng, chun b bc ng tng lai cho ngi hc d Kt hp ỏnh giỏ ca ngi dy vi t ỏnh giỏ ca ngi hc Vn kim tra-ỏnh giỏ l mt khõu khụng th thiu ca quỏ trỡnh dy hc Nú giỳp cho ngi