1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo

91 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 838,04 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, thơ Thanh Thảo đã mang lại muôn mặt đời thường, ở đó hội tụ cả cái đẹp, cái ác, cái cao thượng, thấp hèn, niềm vui chiến thắng cùng với nỗi đau của sự mất mát của hi sinh… N

Trang 1

NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ THANH THẢO

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Văn Lân

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Lịch sử vấn đề 6

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 11

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

3.2 Phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Cấu trúc luận văn 12

NỘI DUNG 13

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THANH THẢO 13

1.1 Khái quát về thơ Việt Nam từ 1975 đến nay 13

1.1.1 Thơ Việt Nam thời hậu chiến 1975 – 1985 13

1.1.1.1 Những chuyển biến của thơ từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ sang thời kỳ hậu chiến 13

1.1.1.2 Những cảm hứng chính trong thơ thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985 15

1.1.2 Thơ Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) 18

1.1.2.1 Những đổi mới trên phương diện nội dung 19

1.1.2.2 Những đổi mới trên phương diện nghệ thuật 21

1.2 Hành trình sáng tác của Thanh Thảo 23

Trang 3

3

1.3 Quan niệm về nghệ thuật của Thanh Thảo 26

Chương 2: SỰ BIỂU HIỆN NHỮNG CẢM HỨNG CHÍNH TRONG THƠ THANH THẢO 32

2.1 Khái niệm cảm hứng 32

2.2 Cảm hứng sử thi 33

2.2.1 Khái quát hiện thực khốc liệt của chiến tranh 33

2.2.2 Xây dựng hình tượng sử thi điển hình 36

2.3 Cảm hứng thế sự 44

2.3.1 Chiến tranh và người lính 45

2.3.2 Bức tranh hiện thực cuộc sống 55

2.3 Cảm hứng đời tư 59

2.3.1 Cuộc hành trình tìm về kí ức 60

2.3.2 Khát vọng tình yêu hạnh phúc 64

Chương 3 : Nghệ thuật thể hiện những cảm hứng trong thơ Thanh Thảo 67

3.1 Thể thơ 67

3.1.1 Thơ tự do 67

3.1.2 Thơ văn xuôi 69

3.2 Biểu tượng thơ 70

3.2.1 Biểu tượng cỏ 71

3.2.2 Biểu tượng ngọn lửa 74

3.3 Ngôn ngữ 78

Trang 4

4

3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất đời thường 79

3.3.2 Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống 81

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 5

Thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói riêng đều mang đậm cảm hứng sử thi, thơ ngợi ca con người đại diện cho phẩm chất, trí tuệ cộng đồng với lòng dũng cảm, xả thân vì sự nghiệp cách mạng hơn là nói về con người cá nhân hay con người nhỏ bé trong xã hội Thơ ít nói đến mặt trái, đau thương mà thường cổ vũ, thường tuyệt đối hoá cái đẹp, cái cao cả thuộc

về người anh hùng Vượt ra khỏi khuynh hướng chung đó, thơ Thanh Thảo nặng

về kí ức, kí ức về một thuở “mang gươm đi mở nước”, kí ức về những ngày đầu

kháng chiến chống Pháp của những nghĩa binh áo vải cho đến sau này là những chiêm nghiệm, những kí ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy hào hùng – nơi nuôi dưỡng hồn thơ Thanh Thảo Bên cạnh đó, thơ Thanh Thảo đã mang lại muôn mặt đời thường, ở đó hội tụ cả cái đẹp, cái ác, cái cao thượng, thấp hèn, niềm vui chiến thắng cùng với nỗi đau của sự mất mát của hi sinh… Nhà thơ quan niệm thơ bao giờ cũng là chuyện rút gan rút ruột mình ra nên không chỉ có

Trang 6

6

thơ viết về chiến tranh mà cả những bài thơ về thể tài cuộc sống đời thường của ông cũng luôn chất chứa nhiều ưu tư về thế sự, những day dở về cuộc sống của một nhà thơ giàu tình yêu thương với cuộc đời này Thơ Thanh Thảo dù viết với cảm hứng sử thi hay cảm hứng đời tư thế sự thì vẫn luôn hấp dẫn người đọc

Đóng góp của Thanh Thảo cho nền văn học dân tộc là không nhỏ Nghiên cứu về thơ Thanh Thảo cũng chính là một lần nữa khẳng định vị trí của nhà thơ trong làng thơ ca Việt Nam Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi chọn đề tài

Những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo để nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

Sau năm 1975, khi cuộc chiến vệ quốc đã kết thúc, những bộn bề của thời chiến được xếp lại người ta mới thực sự có thời gian và hoàn toàn chủ tâm vào công việc nghiên cứu Khi nghiên cứu về thơ và trường ca sau năm 1975, hầu hết các nhà nghiên cứu không thể thoát ra khỏi sự ám ảnh của thơ (bao gồm cả trường ca) của Thanh Thảo Những bài viết về thơ và Trường ca sau 1975 đều nhắc đến ông với tư cách là một trong những nhà thơ tiêu biểu và là người mở đầu cho sự xuất hiện rầm rộ của trường ca sau 1975

Dành nhiều tâm huyết nhất, đồng thời cũng là người có nhiều phát hiện và nhiều thành tựu nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về thơ nói chung và trường ca nói riêng sau năm 1975 là Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Bích Thu Các công

trình nghiên cứu của họ không bao giờ vắng mặt Thanh Thảo: “người đóng vai

trò mở đầu cho trường ca viết về chiến tranh sau chiến tranh, với một giọng điệu riêng, đưa thơ trẻ chống Mỹ lên đỉnh cao đáng tin cậy” “Có thể nói trường ca của Thanh Thảo đậm dấu vết cá nhân Các sáng tác của anh thường mang một vẻ đẹp trong chính thể, có một hơi trường ca không dễ lẫn Tác phẩm hấp dẫn người

Trang 7

Thật ra, thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là một mảng đề tài còn khá mới,

từ trước đến nay vốn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này Tuy nhiên, cũng đã có một số bài viết với nhiều góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau chạm đến được những độc đáo trong thế giới thơ Thanh Thảo Những bài nghiên cứu đó tuy chỉ mới khai thác những góc nhìn hẹp về một khía cạnh nào đó trong thơ Thanh Thảo, nhưng cũng đã gợi ý rất nhiều cho quá trình tiếp nhận và nghiên cứu

Tiêu biểu cho cách tiếp cận từ góc độ đề tài, bài viết “Dấu chân những

người lính trẻ và thơ Thanh Thảo” của Lại Nguyên Ân đã chú ý tìm hiểu chân

dung người lính được phác họa trong thơ Thanh Thảo như “một quan tâm xuyên

suốt, một ý tứ chủ đạo” [3, tr 45-52] Trong đó hình ảnh người lính nổi bật nhất ở

những điểm: vẻ đẹp bình thường và vô danh, chất trẻ, sự tự ý thức về mối quan

hệ giữa cá nhân với cộng đồng và cá nhân với lịch sử Lại Nguyên Ân cho rằng thơ Thanh Thảo là sự đan xen nhuần nhị giữa cái cụ thể và cái khái quát, là cảm quan chân thật về thực tại được trình bày bằng chất giọng trầm, dồn nén Với

Trang 8

8

phạm vi khảo sát chủ yếu qua tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca

Những người đi tới biển, bài viết của Lại Nguyên Ân liên tục soi chiếu hình

tượng người lính trong thơ Thanh Thảo trong tương quan với dòng cảm hứng chung đương thời Góc nhìn này đã đóng góp một cách nhận chân giá trị và chất riêng của thơ Thanh Thảo trong số rất nhiều những tác phẩm cùng viết về mảng

đề tài này

Cùng cách tiếp cận như Lại Nguyên Ân nhưng lại có cách lý giải khác, Boey

Kim Cheng trong bài viết “Thơ Thanh Thảo chống lại ngày quên lãng” đã

khám phá và phân tích xuyên suốt một “tứ” quan trọng trong thơ Thanh Thảo: đó

là nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh ám ảnh quá khứ, sự tổn thương của con người hậu chiến và khát khao phục dựng một

ký ức vô tư, hồn nhiên nằm ngoài những hệ lụy của chiến tranh Boey Kim

Cheng đã có những nhận định rất sâu sắc về vấn đề: “Ký ức, việc thực hiện lời

hứa với quá khứ đang trở nên đặc biệt khẩn thiết tại nước Việt Nam mới, nơi sự phát triển nóng đang làm rạn nứt đức tin mà những cựu chiến binh như Thanh Thảo đã vì nó mà chiến đấu Thơ ông là bằng chứng, cung cấp bằng chứng cho nỗi đau của những người không thể lên tiếng thể hiện nỗi đau của họ Đó còn là thi ca về sự tồn tại, thứ thi ca có thể giành ý thức về cái đẹp trong những trải nghiêm hoang sơ và khủng khiếp nhất” [6] Bài viết mở ra những góc nhìn tinh

tế, đưa ra những kiến giải thuyết phục cho mảng thơ viết về quá khứ của Thanh Thảo, nhất là nỗ lực tái tạo ký ức, hàn gắn mất mát của nhà thơ Một đoạn Boey

Kim Cheng viết: “Bằng việc đặt cá nhân vào trong lịch sử và lịch sử vào trong cá

nhân, và đưa quá khứ, dù khó khăn và khủng khiếp đến đâu chăng nữa, vào mối quan hệ bao quát nào đó với hiện tại, nhà thơ đã hoàn tất một viễn cảnh đem lại khả năng phục hồi và hàn gắn” [6] Nhìn từ khía cạnh biểu tượng trong thơ

Trang 9

9

Thanh Thảo, Chu Văn Sơn trong bài “Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân” đã

tập trung nghiên cứu cặp biểu tượng cốt lõi: lửa và nước Ông cho rằng chính cặp

đối cực này đã tạo nên vẻ đẹp của thơ Thanh Thảo: “Thô sơ mà hực sáng chính là

cái đẹp Thanh Thảo Nó sẽ âm thầm dẫn dắt anh tìm đến với những vẻ đẹp sáng tiềm ẩn ngay trong những gì thô sơ, giản phác, bình dị, mộc mạc” [30, tr 17-32]

Cùng nghiên cứu về biểu tượng, Mai Bá Ấn cũng phần nào có sự đồng tình với Chu Văn Sơn khi cho rằng thơ Thanh Thảo có một sự kết hợp đến mức nhuần nhuyễn giữa hai đối lập: cỏ xanh và lửa đỏ Toàn bài Cỏ xanh và lửa đỏ - một đối lập logic của thơ Thanh Thảo, Mai Bá Ấn đã tập trung khai thác ý nghĩa của hai

hình tượng đặc biệt này “Cỏ đã được Thanh Thảo chú tâm khai thác để nhằm

qua những h́nh ảnh đơn sơ , bình thường, nâng lên thành những biểu tượng thơ đầy nghệ thuật nhằm bộc lộ những suy ngẫm tầng sâu về triết lý cuộc sống… Lửa

đỏ trong thơ Thanh Thảo không chỉ là lửa thực hay ngọn lửa tinh thần ta thường gặp mà anh còn sáng tạo ra những biểu tượng lửa rất lạ như “nước rực cháy”,

“trái tim dòng sông bốc cháy”, rồi “mặt trời như trái dừa lửa kỳ lạ/ treo trên đầu tất cả chúng ta” [4, tr 53] Mặt khác, khi nghiên cứu về tư tưởng thơ Thanh

Thảo, Chu Văn Sơn trong bài “Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân” cho rằng

“chất người chính là nỗi trăn trở, niềm day dứt cả đời Thanh Thảo”, hơn nữa đó phải là chất người nghĩa khí, vì “viết về nghĩa khí và viết bằng nghĩa khí là một

mãnh lực của ngòi bút Thanh Thảo” [30, tr 17-32] Quan trọng hơn, theo Chu

Văn Sơn, một trong những đóng góp lớn nhất của Thanh Thảo trong hành trình

cách tân thơ là ở bình diện cấu trúc: “Rubic – đó là cấu trúc của thơ” Sáng tạo theo cấu trúc rubic chính là “hành vi mà sự cố ý ẩn sâu trong tiềm thức, đẩy

những màu sắc ngẫu nhiên nổi lên như rubic xoay quanh cái trục bí mật của nó”

[30, tr 17-32] Qua chuyên luận này, tác giả Chu Văn Sơn đã khám phá thế giới thơ Thanh Thảo một cách trực diện, lý giải những luận điểm của mình dựa trên

Trang 10

thời gian quá khứ Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh: “không gian mở rộng và

thời gian cô đặc là quan niệm nghệ thuật quán xuyến trong toàn bộ Trường ca Thanh Thảo Trong đó, ta có thể dễ dàng nhận ra, trong thời gian cô đặc ấy, không gian nghệ thuật mở rộng khá phổ biến và có tần suất xuất hiện cao nhất trong Trường ca Thanh Thảo chính là không gian trời xanh - nơi phát ra những tia chớp đỏ, không gian rừng núi - nơi phát ra những đám cháy, không gian đồng bằng với những dấu chân, lối mòn, con đường - nơi tồn tại vĩnh cửu của cỏ xanh,

và không gian biển - nơi của những ngọn sóng, của gió và cát Tất cả đó đã làm nên một phong cách Thanh Thảo khá rõ nét qua Trường ca” [4, tr 98] Đây là

những đúc kết khá công phu và sâu sắc của Mai Bá Ấn về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo

Thanh Thảo là một nhà thơ có bề dày sáng tác và hiện vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường thơ ca Bản thân ông hoàn toàn không xa lạ với độc giả hiện đại Song song với điều đó, chúng ta cần một sự phân tích, nghiên cứu tương xứng với sự nghiệp của ông cũng như những đóng góp không thể phủ nhận của ông trong quá trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại Vì thế, việc nghiên cứu đề tài

“Những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo” sẽ đi sâu vào phân tích thế

giới nghệ thuật của nhà thơ, làm nổi bật cái tôi trữ tình của nhà thơ và sáng tỏ thế

Trang 11

11

giới quan, nhân sinh quan sâu sắc của nhà thơ thông qua những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc và những phương tiện hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu tác phẩm

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chỉ rõ và phân tích những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo: cảm hứng

sử thi, cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư Và nghệ thuật biểu hiện những cảm hứng này trong thơ Thanh Thảo

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện luận văn này, chúng tôi dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác – Ăng ghen để lý giải những vấn đề thực tiễn văn học và các vấn đề lý thuyết tư duy

Cùng với đó, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức về lý luận văn học, văn học sử và một số phương pháp chủ yếu sau đây:

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp thống kê

Trang 12

12

Phương pháp so sánh

5 Cấu trúc luận văn

Với đề tài nghiên cứu “Những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo, luận

văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về thơ Việt Nam từ 1975 đến nay và hành trình sáng tác của Thanh Thảo

Chương 2: Sự biểu hiện những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo

Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện những cảm hứng trong thơ Thanh Thảo

Trang 13

13

NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA THANH THẢO

1.1 Khái quát về thơ Việt Nam từ 1975 đến nay

Sau chiến tranh, thơ Việt Nam chuyển biến khá phức tạp và hình thành nhiều xu hướng khác nhau Theo cách hình dung mà giới nghiên cứu văn học đang chấp nhận, chúng tôi tạm chia sự phát triển của thơ đương đại làm hai giai đoạn: từ

1975 đến 1985 và từ 1986 đến nay Thực tế sự phân chia này chỉ mang tính qui ước

1.1.1 Thơ Việt Nam thời hậu chiến 1975 – 1985

Đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa đặc biệt với nhân dân ta: đất nước thống nhất, non sông liền một dải, một kỷ nguyên mới mở ra cho dân tộc Sự kiện lịch

sử này đã tác động đến mọi mặt của đất nước, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn học ở cả khía cạnh thuận chiều và không thuận chiều Thơ ca giai đoạn này

có những dấu hiệu của sự phân nhánh với những màu sắc thẩm mỹ khác nhau

1.1.1.1 Những chuyển biến của thơ từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ sang thời kỳ hậu chiến

Sau chiến tranh, thơ việt Nam vẫn tiếp tục viết theo cảm hứng cũ, hình thức cũ như một thói quen, một quán tính của thơ ca thời kỳ Cách mạng Cảm hứng ngợi

ca là cảm hứng chủ yếu Phải ít lâu sau, sang đầu những năm 80, trong thơ mới

có những chuyển biến rõ rệt, được thể hiện qua một số tập thơ và bài thơ tiêu biểu

như: Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo 1978, Đường đến thành phố của

Trang 14

14

Hữu Thỉnh 1980, Bài thơ không năm tháng của Lâm thị Mỹ Dạ 1983, Những

điều cùng đến của Vũ Quần Phương 1983, Ánh trăng của Nguyễn Duy 1984, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi 1985…

Mười năm sau chiến tranh là chặng đường quán tính của thơ ca cách mạng Đời sống nhân dân, thân phận nhà thơ không khỏi xót xa trước tình cảnh chung của đất nước, nhưng thơ vẫn hát theo cảm hứng vui tươi Nhà thơ và thơ, thân xác và tâm hồn cứ có những nghịch âm trong một hợp xướng… Thế nhưng ở chiều sâu của một quá trình chuyển động, thực tế thơ đang có những phương thức biểu hiện mới Do tự thân phát triển của thơ, do nhu cầu đổi mới của nhà thơ, thơ hướng về cá nhân chiêm nghiệm và đối thoại với chính mình, với cuộc sống

Từ những nhận thức ấy, các tập thơ tiêu biểu của thời kỳ này đã có sự thay đổi: đề tài chiến tranh, đất nước nhân dân anh hung chuyển dần sang cuộc sống đời thường, thơ bớt tả mà đi sâu biểu hiện tâm trạng cá nhân, cái tôi trở thành trung tâm của cảm hứng sáng tạo, hình thức thể hiện phong phú, nhiều tìm tòi So với thời kỳ trước, thơ sau 1975 xuất hiện một tư duy nghệ thuật mới: cảm hứng nghệ thuật bắt nguồn từ chính số phận và kinh nghiệm cá nhân nhà thơ Thơ đã

có một cái nhìn mới Các mặt, các khía cạnh khác nhau của hiện thực được soi rọi bằng một nhận thức mới nhận thức trong thơ đa dạng đa chiều cả về nội dung và

nghệ thuật Nguyễn Đức Mậu cho rằng: “Sau chiến tranh và những năm gần đây,

thơ bắt nhịp cuộc sống mới đa chiều hơn, phức tạp hơn Cảm hứng ngợi ca trong thơ hôm nay dường như lắng lại, thay vào đó là dòng thơ mang chính nội tâm tác giả, trước sự bề bộn, lo toan đời thường Nhà thơ hướng vào nội tâm lấy cái tôi làm chủ đạo Sử đổi mới trong thơ hôm nay là trở về với bản chất vốn có của thơ,

tạo ra giọng điệu thích hợp với thời đại mình sống” (Sự đổi mới trong thơ –

Nhân dân chủ nhật, 1989) Ta có thể thấy sự cảm nhận cuộc sống đa chiều thể

Trang 15

15

hiện ở nhiều tập thơ như: Tự hát 1984 của Xuân Quỳnh, Ánh ttrăng 1984 của Nguyễn Duy, Khối vuông rubic 1985 của Thanh Thảo, Người đàn bà ngồi đan

1985 của Ý Nhi, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm 1986 của Nguyễn Khoa Điềm… Có

nhiều bài thơ đã nói lên những suy nghĩ thấm thía về con người, cuộc đời

Cũng chính thời kỳ hậu chiến này, nhiều nhà thơ đã dồn sức cho việc hoàn thành trường ca, qua đó nói được nhiều hơn, bao quát hơn hiện thực của đất nước

và nhân dân Hàng loạt trường ca ra đời đã ghi lại dấu ấn khó quên của một thời

đại lịch sử: Những người đi đến biển1977, Những ngọn sóng mặt trời 1982 của Thanh Thảo, Ngọn giáo búp đa 1977 của Ngô Văn Phú, Thông điệp mùa xuân

1985 của Thu Bồn, Đường đến thành phố 1979 của Hữu Thỉnh, Trường ca sư

đoàn 1980 của Nguyễn Đức Mậu, Đất nước hình tia chớp 1981 của Trần Mạnh

Hảo… Tất cả đã đánh dấu sự cố gắng và trình độ nghệ thuật của các tác giả

Có thể nói phong trào sáng tác thơ dần trở lại gắn bó hơn với cuộc sống hiện tại Khoảng cách giữa thơ và nhà thơ đang dần được rút ngắn lại và khỏa lấp Những vấn đề mà trong chiến tranh thơ không đụng đến, hoặc có gợi lên thì vẫn nhằm tới lợi ích cộng đồng, bây giờ đã được khơi sâu nhấn mạnh, khẳng định: nỗi buồn riêng, thân phận cá nhân, những phía chìm, mặt khuất của thế giới nội tâm, vấn đề muôn thuở của con người… Thơ lúc này không phải chỉ là tả, là kể,

là trình bày mà là biểu hiện hiện thực bằng những tâm trạng, những cá tính sáng tạo độc đáo, nhờ vậy vừa phản ánh cuộc sống, thơ vừa đi vào tầng sâu, vùng xa của tình cảm con người Và có những mảng hiện thực đến bây giờ chủ thể sáng tạo mới đủ bản lĩnh, đứng ở một tư thế mới và yêu cầu mới để biểu hiện một cách trung thực và tạo nên chất lượng thẩm mỹ mới cho thơ

1.1.1.2 Những cảm hứng chính trong thơ thời kỳ hậu chiến 1975 – 1985

Trang 16

Có điều nhân dân trong thơ lúc này hiện lên với những cảm nhận cụ thể sinh động, sâu sắc hơn: chiến công và cái giá phải trả, chiến thắng và những mất mát

hi sinh Trong các trường ca, nhân dân là hệ qui chiếu, là điểm tựa cho mọi tư tưởng, cảm hứng Nhân dân hiện lên qua hệ thống hình tượng người chiến sĩ, bà

mẹ, người vợ…, hình tượng tập thể với sức mạnh kỳ vĩ

Xét tới cùng, cảm hứng ngợi ca trong thơ những năm thời kỳ hậu chiến được quy định bởi không khí xã hội, thái độ của nhà thơ lúc đó Xã hội cần ổn định phát triển, cần khẳng định những việc đã qua là đúng, là chân lý đáng tự hào Và hiện tại là đẹp đáng sống dù hiện tại còn bộn bề vất vả, nhưng đất nước

sẽ tươi đẹp, giàu mạnh Tố Hữu đã tin tưởng thật nhiều:

Trang 17

17

“Ta sống thật đây, gian khổ đêm ngày

Mà cứ tưởng bay trong mơ ước Bữa cơm khoai, ít cá nhiều rau

Mà ngăn sông làm điện, khoan biển làm dầu Chân dép lốp

Mà lên tàu vũ trụ”

( Một nhành xuân )

Các thế hệ nhà thơ cùng đứng vào dàn đồng ca, ca ngợi để giữ niềm tin, để định hướng cuộc sống Nhưng cũng chính từ dàn đồng ca lãng mạn ấy đã bắt đầu xuất hiện những giọng trầm có dư vang Cùng với cảm hứng ca ngợi, thơ bắt đầu chuyển sang cảm hứng đời tư thế sự Thơ chuyển từ hiện thực mô tả cách mạng sang biểu hiện hiện thực riêng tư hàng ngày, thường xuất hiện qua những mô típ: tôi một mình, tôi suy tư triết lý về thân phận cá nhân, về cuộc đời Thực ra cảm hứng đời tư, hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa lúc này vẫn còn ngượng ngập nhưng cảm hứng thế sự đã tìm được hướng đi và cũng phải đến đầu những năm

80, trước khi sự nghiệp đổi mới diễn ra trên qui mô cả nước, mới phát triển

Cái tôi suy tư đích thực xuất hiện trong thơ Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ… và trở lại ở những nhà thơ lớn trụ cột của nền thơ cách mạng Chế Lan Viên đã sớm nhận ra trong thơ có sự thay đổi cảm hứng, thay đổi đối tượng mà cất lên:

“Những nhà thơ bỏ các đề tài khoáng đạt

Về trong phòng con ngột ngạt Như con hổ đại ngàn

Hoá chú mèo con”

(Đề tài )

Trang 18

18

Nếu như ở các bài thơ mang cảm hứng ngợi ca, con người được nhìn nhận nghiêng bề nổi, phía hành vi cuộc sống quan hệ với vận mệnh cộng đồng dân tộc thì ở cảm hứng thế sự thơ chú ý phân tích lý giải con người ở nhiều bình diện, cả

bề nổi lẫn bề chìm, cả mặt ổn định lẫn dao động, cả phần ý thức lẫn vô thức

Nguyễn Duy trong Đánh thức tiềm lực 1982, Bằng Việt trong Khoảng cách

giữa lời 1983, Lâm Thị Mỹ Dạ trong Bài thơ không năm tháng 1983, Xuân

Quỳnh trong Tự hát 1984, Ý Nhi trong Người đàn bà ngồi đan 1985… khao

khát tìm lại mình, tìm lại những giá trị đích thực trong cuộc đời, tình yêu bằng những rung động chân thành, thông cảm, sẻ chia cùng những lo toan trách nhiệm

Bằng những khảo sát trên mặt bằng thơ mười năm thời hậu chiến, cảm hứng ngợi ca vẫn nổi trội và tâm lý thị hiếu người đọc, người làm thơ vẫn hướng về vẻ đẹp, kỉ niệm bi tráng cùng hiện tại nhiều dự cảm lãng mạn Cảm hứng thế sự còn

là mạch ngầm, khởi động nhưng đó chắc chắn là sự chuẩn bị cho những bứt phá mạnh mẽ sau 1985

1.1.2 Thơ Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 đến nay)

Năm 1986, sự nghiệp đổi mới đã diễn ra ở mọi cấp độ đã làm thay đổi diện mạo đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo nghệ

thuật của các nhà thơ cũng như các văn nghệ sĩ nói chung “Phát huy yếu tố con

người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động”

(Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - Đảng cộng sản Việt Nam) là

định hướng quan trọng cho mọi suy nghĩ và hành động Trước đây, con người cá nhân nhà thơ đôi khi phải sống trong ngụy tạo, chưa có sự thống nhất giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong Thậm chí, ngay những năm đầu hoà bình, đời sống văn học nghệ thuật có nhiều chuyển biến, một số nhà thơ vẫn còn ở

Trang 19

19

trạng thái phân đôi: thực tại khó khăn mà thơ cứ ca hát, lãng mạn Từ sau 1985, thơ vẫn tiếp tục những cố gắng của thời kỳ tiền Đổi mới: cái tôi nhà thơ được khẳng định, cá tính sáng tạo được tôn trọng, con người cá nhân được đặt ở vị trí

ưu tiên Bên cạnh giọng điệu ngợi ca, thơ mở ra và chấp nhận nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái tâm lý: nỗi buồn, cô đơn, tâm trạng xao xuyến không yên… của thời mở cửa, kinh tế thị trường phát triển Trên cái mặt bằng thơ ấy, chúng ta có thể nhận chân được giá trị đích thực và những bài học cho phong trào sáng tác

thơ

1.1.2.1 Những đổi mới trên phương diện nội dung

Từ sau 1985, cái tôi cá nhân trong thơ được nhận thức và đề cao một cách rõ rệt Nét nổi bật của thơ từ giai đoạn này là khẳng định con người cá tính Được

thể hiện ở ngay tên gọi của nhiều tập thơ, bài thơ: Tôi vẽ mặt tôi của Lê Minh Quốc, Tôi gọi tôi của Đinh Thị Thu Vân, Người đi tìm mặt của Hoàng Hưng…

Thơ trở về với đời tư, cái tôi được biểu hiện và trở thành một khát vọng vừa âm

thầm vừa mãnh liệt:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chả có Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

(Tự hát – Xuân Quỳnh)

Đó còn là cái tôi không giấu diếm, tìm mọi cách khẳng định mình, thể hiện mình; cái tôi trải nghiệm, đau khổ xót xa, triết lý về một thời phải biến dạng, ẩn hình; cái tôi giờ đây nhận ra sự nhỏ bé hữu hạn của mình; cũng có khi là cái tôi tự tin, hi vọng nhưng rất tội nghiệp… Thơ đã cố gắng và đã thành công trong việc

Trang 20

“Chết là hết Mọi cái đều không

Vì ta không chết trên chiến địa

Vì vết thương này không chứng minh được ta là liệt sĩ”

(Ta chết đây)

Và khác với thơ kháng chiến, thơ bây giờ không tồn tại những phạm trù khái quát, những biểu tượng cao vời mà hiện hình trong những đường nét cụ thể, những con người, những mái đình, ngày hội quê hương… Thơ viết nhiều về người mẹ, người bà, người thân với những cảm xúc chân thành biết ơn xen lẫn chút gì đó ăn năn của kẻ đã một thời lãng quên, vô tình với những gì thân yêu nhất:

“Hai mươi năm xa cách quê hương

Tóc sắp bạc lần đầu về giỗ mẹ”

(Xuân Tùng)

“Thương cha tóc bạc như mây trắng

Cỡi gió đồng hanh gánh lúa về

Trang 21

21

Bụi hoa phố hội con nào biết

Mồ hôi sinh thành ướt đẫm chân đê”

( Phan Hoàng)

Trở về quá khứ, thơ cũng trở về với thiên nhiên, mượn thiên nhiên để gửi gắm tình người Thiên nhiên trong thơ như một đối tượng để nhìn ngắm, bầu bạn tâm sự và chiêm nghiệm Nữ thi sĩ Ý Nhi có lần từng giãi bày:

“Đôi lần

Em nhìn tán cây mà ứa nước mắt

Vì màu xanh Đôi lần

Em nghe tiếng chim khuyên mà ứa nước mắt

Vì sự trong trẻo”

(Vườn 1)

Cái tôi nhà thơ giờ đây đã thực sự đối diện đời thường Thơ miêu tả xoáy sâu vào những vết đau hiện hữu của xã hội, đất nước, những tệ quan liêu, cửa quyền, thói cơ hội, nhiều tật xấu, đặc biệt những vấn đề số phận con người trong môi trường mới đang có sự xuống cấp, báo hiệu lương tâm con người đang dần bị tha hoá Thơ phê phán để khẳng định và hướng tới cái cao cả, cái muôn thuở của con người Nghệ sỹ nhìn hiện thực với nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân cách

và những giá trị tinh thần, điều này có thể thấy qua tập thơ Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc và Sự mất ngủ của Nguyễn Quang Thiều, những tập thơ được

đánh giá như là tiếng nói có trách nhiệm tới những vấn đề thế sự nhân sinh

1.1.2.2 Những đổi mới trên phương diện nghệ thuật

Trang 22

22

Từ những đổi mới từ phương diện nội dung, đổi mới cảm hứng thẩm mỹ, quan niệm thơ đã dẫn tới sự đổi mới nghệ thuật biểu hiện Hình thức thơ đã đổi mới sao cho phù hợp với nội dung cảm hứng thơ Chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc trên hai mặt thể loại và ngôn ngữ thơ

Đầu tiên đó là sự đa dạng cấu trúc thể loại: trường ca thực sự thưa thớt và bài thơ ngắn có khi rất ngắn xuất hiện nhiều Thơ tự do, thơ không vần, thơ văn xuôi phát triển đem lại thuận lợi cho việc thể hiện cảm xúc Câu thơ vắt dòng, xuống dòng, leo thang tạo dáng mới Thơ cổ được phục hồi và có sự sáng tạo, nâng cao Đặc biệt là sự trở lại của thể thơ lục bát dân tộc với sức sống bền vững

và nhiều biến hoá Nguyễn Trọng Tạo thật tài hoa trong việc biến thể lục bát:

“Chia cho em một đời tôi Một cay đắng

Một niềm vui Một buồn”

( Chia)

Cùng với đó là thơ bảy chữ cũng tạo ra nhiều biến thể phóng túng, nhấn mạnh ý, hình ảnh, cảm xúc thơ; hình dáng bài thơ, cấu trúc bài thơ phong phú; có thơ ngắn và thơ cực ngắn, cả bài thơ chỉ ba câu, hai câu, có khi một câu Thơ văn xuôi cũng khẳng định vị trí của mình Câu thơ dài rộng chứa chất nhiều tâm sự,

có khi bộc bạch những trải nghiệm cá nhân, có lúc trầm tư suy nghĩ hoặc triết luận về thế sự

Như vậy, cùng tồn tại với thể thơ dân tộc, thơ có những tìm tòi đổi mới, làm cho thơ có dáng vẻ hiện đại hơn và nhất là để thơ biểu hiện đúng hơn nội dung

Trang 23

thơ chứa đựng nhiều nghĩa: “Hè thon cong thân nắng cựa mình” (Nụ xuân)

Hệ thống ngôn ngữ phong phú, đa dạng, nhiều kiểu loại từ ngữ, ít gặp trong thơ trước 1975, làm cho thơ “đời” hơn và cũng “bụi” hơn Nhưng mặt khác có những tìm tòi câu chữ tiếp tục cách tư duy của những năm trước 1945, có những sáng tạo mới, gây đột biến táo bạo nhằm đi đến một cách tân thực sự triệt để Tất nhiên, đa phần các nhà thơ vẫn giữ cho mình một ngôn ngữ gần gũi, một tiếng nói cảm thông, dù thế giới nội tâm mở ra nhiều chiều, nhiều hướng

1.2 Hành trình sáng tác của Thanh Thảo

Là nhà thơ và nhà báo, sinh năm 1946 ở Quảng Ngãi, lớn lên ở Hà Nội, tốt nghiệp khoa văn đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo hiện nay sống và làm việc tại quê nhà Quảng Ngãi Trong chiến tranh chống Mỹ, Thanh Thảo là phóng

viên tác nghiệp chiến trường, phóng viên chương trình phát thanh Quân đội nhân

dân của đài tiếng nói Việt Nam Là thành viên hội đồng thơ, hội nhà văn Việt

Nam, Thanh Thảo được trao giải thưởng Nhà nước về văn học năm 2001, giải

thưởng Hội nhà văn cho tập thơ Những dấu chân qua trảng cỏ năm 1978 và giải thưởng của bộ quốc phòng năm 1996 cho trường ca Những ngọn sóng mặt trời

Trang 24

24

Cũng như một số cây bút cùng thời với mình như Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy… vào chiến trường, Thanh Thảo vừa tham gia chiến đấu vừa sáng tác văn học Và ông cũng sớm khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn thơ ca chống Mỹ Từ bài thơ đầu tay ra đời trong không khí rát bỏng của chiến trường, tới nay, thơ Thanh Thảo đã đi trọn chặng đường bốn mươi năm Bốn mươi năm ấy, Thanh Thảo đã trải qua không ít thăng trầm Nhưng nhà thơ vẫn luôn luôn chung thuỷ với cái nghiệp mà mình đã chọn Điều đáng trân trọng ở Thanh Thảo là ông đã đem đến cho thơ ca ViệtNam nhiều nét mới mẻ trên con đường hội nhập Không ngừng lao động sáng tạo, không ngừng tìm tòi đổi mới thơ ca, thơ Thanh Thảo đã thực sự chinh phục được bạn đọc nhiều thế hệ

Vào chiến trường năm 1971, năm 1972 Thanh Thảo viết Thử nói về hạnh

phúc Bài thơ đến được tay Chế Lan Viên (người đang phụ trách trang thơ tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà văn) nhưng vì bài thơ có phần đau thương quá nên

nhà thơ Chế Lan Viên chưa cho in Sau này, khi được hỏi về bài thơ đầu lòng

“duyên may phận rủi ấy” ấy, Thanh Thảo tâm sự: “Nó gây ngạc nhiên thì đúng hơn, vì nó viết rất thật về chiến tranh, về những hi sinh mất mát, về cả quan điểm của một người lính trẻ không chịu chết cho một tín điều mù quáng nào, mà chỉ chết cho đất nước của mình” [49] Sau đó không lâu, Thanh Thảo viết và gửi đến

toà soạn một chùm 13 bài thơ Mười ba bài thơ của một người lính trẻ đã thực sự chinh phục nhà biên tập cẩn trọng Chế Lan Viên Và Chế Lan Viên đã làm một công việc xưa nay chưa từng làm: cho in một loạt 13 bài thơ của người lính trẻ từ

chiến trường miền Nam gửi ra và “Thi đàn chống Mỹ từ đấy có Thanh Thảo” Chính những “quả đầu mùa” ấy đã làm nên gương mặt thơ Thanh Thảo trước năm 1975 như Thiếu Mai đã khẳng định: “Thơ Thanh Thảo có dáng riêng” Và

Trang 25

25

cũng từ thời điểm ấy, Thanh Thảo đã đem đến cho độc giả “một thực đơn tinh

thần mới mẻ và độc đáo”, làm phong phú thêm cho tiếng nói chung của thi đàn

thời chống Mỹ

Có thể khẳng định giai đoạn từ 1975 đến 1985 là thời kì sáng tác sung sức nhất của Thanh Thảo Sau chiến tranh, tác giả có được quãng lùi thời gian cần thiết để có một cái nhìn sâu hơn về những vấn đề mà ông đã nghiền ngẫm trong chiến tranh Thanh Thảo đã tìm đến trường ca và thể loại này đem lại cho nhà thơ

nhiều thành tựu Và ông được xem là “ông vua trường ca” (Chu Văn Sơn)

Trường ca đầu tiên gây tiếng vang lớn đó là Những người đi tới biển (1976) Tiếp sau đó là một loạt 7 trường ca khác: Trẻ con ở Sơn Mỹ (1976 – 1978),

Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1978 – 1980), Bùng nổ của mùa xuân (1980 –

1981), Đêm trên cát (1982), Trò chuyện với nhân vật của mình (1983), Cỏ vẫn

mọc (1983), Khối vuông rubic (1984) Tám trường ca trong khoảng mười năm

quả là một thành tựu đáng nể đối với một nhà thơ Tuy nhiên, chỉ có 6 trường ca

được xuất bản trước 1985, còn lại hai trường ca Trò chuyện với nhân vật của

mình và Cỏ vẫn mọc vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà mãi đến năm 2002 mới

được xuất bản Trong khoảng thời gian này, Thanh Thảo còn sáng tác khá nhiều

thơ ngắn nhưng chưa có tuyển tập riêng Chỉ có tập Khối vuông rubic xuất bản

năm 1985 cùng với trường ca cùng tên của nhà thơ Sau này, Thanh Thảo cho

xuất bản tập thơ Thanh Thảo 70, tuyển những bài thơ được tác giả viết trong

những năm 70 của thế kỉ trước Đây là kết quả của một đời lao động nghệ thuật

đầy đam mê và nghiêm túc của một nhà thơ “giàu nghĩa khí” Mỗi sáng tác của

Thanh Thảo đều thể hiện một phong cách thống nhất, độc đáo của một cây bút ham cách tân, dám dấn thân trên con đường cách tân văn học Thơ Thanh Thảo thực sự đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thơ ca ViệtNam hiện đại

Trang 26

26

Nếu so với những giai đoạn sáng tác trước đây, thì từ 1986 đến nay là giai đoạn sáng tác có phần dịu lắng của Thanh Thảo Không còn sáng tác ồ ạt như

thời kì chiến tranh vừa kết thúc Sau khi sáng tác xong Khối vuông rubic, chính

Thanh Thảo tưởng như mình không còn gì để viết nữa Nhưng chính “bản tính

thông minh khôi hài hóm hỉnh của ông đã dìu ông ra khỏi trạng thái rỗng của người vừa viết xong một tác phẩm tâm huyết Nó dìu ông, hay nói đúng hơn, nó

đã bốc ông ra khỏi chính sự ngộ nhận tài năng để đem ông trở lại với khả năng

lao động tìm tòi đích thực đầy khốc liệt” [4, tr.7] Như vậy, với bản chất của một

cây bút ham tìm tòi đổi mới, Thanh Thảo đâu chịu đứng yên một chỗ Thanh

Thảo “vẫn trên đường” (Nguyễn Việt Chiến) mà mình đã chọn Ông vẫn âm

thầm đổi mới, đem đến những cái mới cho thơ ca, cho nghệ thuật Với năm tập

thơ được xuất bản (gồm cả một số sáng tác trước 1975): Tàu sắp vào ga (1986),

Bạch đàn gởi bạch dương (1987), Từ một đến một trăm (1988), Thanh Thảo 1

2 3 (2007), Thanh Thảo 70 (2008) và một trường ca viết về Trường Sơn vừa ra

mắt bạn đọc – trường ca Mêtrô, Thanh Thảo tiếp tục có đóng góp quan trọng cho

nền văn học của dân tộc

Ngoài thơ ca, ở giai đoạn này Thanh Thảo còn viết tiểu luận, phê bình văn

học Ba tập tiểu luận phê bình: Ngón thứ sáu của bàn tay (1995), Mãi mãi là bí

mật (2004), Trò chuyện với dòng sông (2009) là minh chứng hùng hồn cho quá

trình lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của Thanh Thảo Điều đáng chú ý ở nhà thơ – nhà phê bình Thanh Thảo là ông viết phê bình như sáng tác văn học

1.3 Quan niệm về nghệ thuật của Thanh Thảo

Với gia tài khá đồ sộ là những tập thơ, trường ca và tiểu luận phê bình của

Thanh Thảo, có thể kết luận rằng: nghệ thuật là một chủ đề tư tưởng lớn trong

Trang 27

27

sáng tác của anh sau năm 1975 Là nhà thơ có ý thức sâu sắc về nghệ thuật, về sứ

mạng của người nghệ sĩ và luôn khát khao mở đường, Thanh Thảo bày tỏ quan niệm nghệ thuật thơ rõ nét trên ba phương diện thẩm mỹ, bản chất và hình thức

Về mặt thẩm mỹ, Thanh Thảo tìm đến cái đẹp “thô sơ và hực sáng” trong

vô vàn vẻ đẹp khác vốn có của cuộc sống này “Thô sơ” trước hết là vẻ đẹp tiềm

ẩn trong những gì giản dị nhất, mộc mạc nhất và đời thường nhất Có khi đó chỉ

là “tiếng gà bất chợt” vang lên “bên bờ kinh hoang tàn” để khẳng định sự sống,

là “ánh sáng bí ẩn” của “búp xà lách” xanh non như một sự khởi đầu, là “hoa

nhài tinh khiết, thơm một cách của trẻ thơ để lại cho cuộc đời những dư vị nguyên

sơ, thuần phác và trong trẻo Cái đẹp thô sơ là cái đẹp từ bản chất, không giả dối và chân thành Phẩm chất thứ hai trong quan niệm thẩm mỹ của Thanh Thảo đó chính

là sự “hực sáng” – vẻ đẹp của ánh sáng có sức nóng, bất ngờ, bùng nổ và quyết

liệt Có thể coi đó là khoảnh khắc huy hoàng nhưng có sức soi chiếu và lan tỏa

khôn cùng “Thô sơ và hực sáng” vừa tương phản vừa bao hàm, hòa hợp như vẻ đẹp của hoa cúc đã được tôn vinh trong thơ Thanh Thảo: “đầy dáng vẻ tầm

thường đến tuyệt vời tinh tế/ kiêu hãnh vì đạm bạc” Bên cạnh đó, cái đẹp trong

thơ Thanh Thảo còn “lấp lánh chất người”, đó là một vẻ đẹp sáng và thẳng:

“Trải qua rét buốt lửa hồng

Gia tài còn lại tấm lòng ấy thôi Những người mọc thẳng giữa đời Như rừng dương chắn ngang trời cát”

(Những ngọn sóng mặt trời)

Những con người trong thơ Thanh Thảo đều ít nhiều có phẩm chất của một người nghĩa sĩ, đặc biệt những nhà thơ mà Thanh Thảo cảm phục đều là những nhà thơ rạng ngời vẻ đẹp nghĩa khí, vẻ đẹp của sự xả thân hy sinh vì tự do, vì cái

Trang 28

28

đẹp, như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, L.Aragon, F.G.Lorca… Và bản thân Thanh Thảo cũng là một nhà thơ nghĩa khí bởi khát vọng được cống hiến với cuộc đời và nghệ thuật của anh Có thể thấy, cái đẹp thơ Thanh Thảo là những vẻ đẹp bình thường nhưng cao cả, lặng lẽ mà âm vang Nó đánh thức cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ của người đọc, mở ra đa tầng suy nghĩa của cuộc sống… Nó là

“những vệt bùn làm vinh hạnh cho thơ”

Thanh Thảo quan niệm bản chất của thơ “mãi mãi là bí mật” Có thể ta

“mãi mãi dò tìm” nhưng “mãi mãi không thể nào chạm đáy” [49, tr 83-85] Ông khẳng định thơ là sự đối lập căng thẳng giữa tâm hồn và không có tâm hồn: “Có

những tâm hồn cao cả Có những tâm hồn dằn vặt Có những tâm hồn vị tha Có những tâm hồn đớn đau Nhưng dứt khoát không có thơ cho những kẻ không có tâm hồn” [49, tr 83-85] Nhưng tâm hồn thơ phải mang bản chất chân thành Đó

là sự thành thực của cảm xúc thơ:

Sẵn sàng gặp gió, gặp bão, gặp em Riêng sự hững hờ là tôi không chờ gặp

(Trăm mảnh gỗ vuông)

Đó là cái thành thực lặng lẽ “Ta như cọng bàng vươn lên chầm chậm/ Như

hoa móng bò làm dịu mát đường đi” Thậm chí “anh có thể dối em, nhưng thơ

không thể dối” ( Sanparp) Đó còn là tính chất vô tư lợi của thơ: “sinh ra từ lao

động, thơ là kẻ thù của lười nhác Sống thật thà vô tư, thơ không sao chịu nổi

thói giả dối và vụ lợi” (Trò chuyện với nhân vật của mình) Thơ còn sống bởi

những điều giản dị, kì lạ của cảm xúc và sự khám phá bản chất chiều sâu của sự vật hiện tượng Đối với Thanh Thảo, điều đó là cả một khát vọng trong thơ:

“Bạn ơi tôi làm sao tới được

Trang 29

Yếu tố thứ ba trong quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo đó là hình thức thơ Không có hình thức thì cũng chẳng bao giờ có nghệ thuật Cách nhìn, cách cảm về thế giới và con người cần có một hình thức tương ứng để biểu hiện Thanh Thảo đã đưa ra nhiều quan niệm nghệ thuật mới về thẩm mĩ và bản chất thơ… nhưng cách tân mạnh mẽ nhất của thơ Thanh Thảo là trên phương diện

hình thức Ông quan niệm: “Rubíc – đó là cấu trúc thơ” bởi: “Tôi xoay những ô

vuông Những sắc màu chưa đồng nhất Rubíc là trò chơi kỳ lạ Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp những ý nghĩ Có hàng tỷ cách sắp xếp” [50, tr 28]

Phải chăng thơ cũng là một trò chơi đầy bí ẩn mà mỗi lần thay đổi, diện mạo thơ lại xuất hiện đầy bất ngờ? Nhưng điều quan trọng là thơ phải có một trục quay vô hình, đó là điểm tựa để thơ khởi phát và sinh tồn Vì vậy, cấu trúc, quan niệm về ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, thể loại thơ mang đậm cá tính của một cái đầu tỉnh táo và trái tim lửa cháy, đã làm nên một gương mặt thơ Thanh Thảo không thể trộn lẫn

Trang 30

30

Cách phát biểu quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo khá đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung và tự giác qua ba dạng chính Thứ nhất, thông qua những sáng tác, Thanh Thảo dùng thơ như là phương tiện, như là đối tượng suy cảm để phát

biểu quan niệm nghệ thuật của mình:

“Những tráng ca thuở trước Còn hát trong sách thôi Những thanh gươm yên ngựa Giờ đã cũ mèm rồi Bài ca của chúng tôi

Là bài ca ống cóng…”

(Bài ca ống cóng)

Lời thơ Thanh Thảo cũng là tuyên ngôn nghệ thuật không chỉ của riêng mình mà còn dành cho cả một thế hệ đương thời Con đường thơ mà những nhà thơ trẻ theo đuổi, nằm ở thế đối lập và tương phản với thơ ca của những thời kỳ trước Đối với Thanh Thảo, thơ như một đối tượng thẩm mỹ xuất hiện theo cấp số cộng trong sáng tác của anh Nhưng nàng thơ đỏng đảnh, chẳng chịu ở yên để nhà thơ hoàn thiện bức chân dung, nên Thanh Thảo vẫn mải miết tìm kiếm gương mặt đích thực của thi ca Thứ hai, Thanh Thảo phát biểu trực tiếp quan niệm nghệ thuật trong những bài báo, những tập tiểu luận bàn về thơ và trả lời người đọc…

Dù có thể chỉ bàn tới một hay vài khía cạnh của thơ ca nhưng tất cả đều thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, khao khát tìm kiếm và khái quát về thơ ca của Thanh Thảo Thứ ba, bàn về thơ người khác cũng là cách Thanh Thảo lựa chọn để bộc

lộ quan niệm thơ của mình Ông đọc, nghĩ và viết về thơ và những nhà thơ trong quá khứ - hiện tại và tương lai… Nhưng dù viết về đối tượng nào thì Thanh Thảo

vẫn tiếp cận bằng con mắt kiếm tìm đau đáu “như thỏi nam châm hút tìm những

mạt quý kim của bạn hữu đồng nghiệp” Hơn thế nữa, bàn về thơ người khác là

Trang 31

31

để bộc lộ quan niệm thơ của mình bởi “viết về bạn cũng là viết về mình, viết về

những khát khao và được mất của mình”

Thơ Thanh Thảo ẩn sau sự cộng hưởng của những sắc nhọn, những đùa chơi, những mềm mại, là một năng lượng thơ hay nói đúng hơn là một ám ảnh thơ của cả một cuộc đời, mà cho đến bây giờ anh vẫn luôn khao khát đi tìm…

Trang 32

hứng chủ đạo Theo từ điển thuật ngữ văn học “cảm hứng chủ đạo ban đầu chỉ

yếu tố nhiệt tình say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ Về sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở người nghệ sỹ đối với thế giới được

mô tả Theo nghĩa này cảm xúc chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm” [13, tr 38]

Với cách hiểu như trên, chúng tôi quan niệm khái niệm cảm hứng có sự

thống nhất với các “dòng” văn học mà tác giả Pôxpêlôp đã phân chia Ông chia

nội dung tác phẩm thành ba dòng: dòng sử thi - dân tộc, dòng thế sự - đạo đức, dòng số phận - đời tư Trần Đình Sử đã kế thừa khái niệm này theo góc độ thi

pháp và sử dụng thuật ngữ “thể tài” thay cho thuật ngữ “dòng” Như vậy, khái

niệm cảm hứng hay cảm hứng chủ đạo, dòng, thể tài trong văn học đều được quan niệm bao gồm nội dung nghệ thuật và thái độ tư tưởng xúc cảm của người nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả

Trong luận văn, chúng tôi nghiên cứu những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo theo quan niệm vừa trình bày trên

Trang 33

33

2.2 Cảm hứng sử thi

Bản chất của thơ trữ tình là sự ý thức về cái tôi, về giá trị bản thân, về quyền sống, quyền làm người Khát vọng bức thiết của con người là tự do cá nhân và dân chủ xã hội Sự thức tỉnh nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người luôn là một đòi hỏi bức thiết và chính đáng Song, khi đất nước có giặc ngoại xâm thì lợi ích của dân tộc và nhân dân hòa làm một, sự nghiệp giải phóng dân tộc đồng thời là

sự nghiệp giải phóng con người Như một lẽ tự nhiên, văn học nói chung và thơ chống Mỹ nói riêng đã ưu tiên đặt vấn đề tự do độc lập lên trên hết, vì lợi ích của

Tổ quốc, vì nhiều nhiệm vụ khác lớn hơn, cái tôi cá nhân tạm thời “nén lại”, lặng

lẽ lùi lại bình diện sau và vì thế “Cái tinh tế cỏ hoa tạm thời chưa nghĩ đến”

(Chế Lan Viên)

Thơ ca chống Mỹ là bản hợp xướng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Cảm hứng sử thi được coi là cảm hứng chủ đạo của thơ thời kỳ này Đó là cảm hứng đề cao, ngợi ca cái cao cả, vĩ đại hào hùng Thanh Thảo ở một số tập thơ thời kỳ đầu sáng tác cũng lấy cảm hứng này làm cảm hứng chính Và cảm hứng

sử thi trong thơ Thanh Thảo về mặt nội dung được bộc lộ qua một số nét chủ yếu sau:

2.2.1 Khái quát hiện thực khốc liệt của chiến tranh

Thanh Thảo đã từng tâm sự: chiến tranh là một trải nghiệm khốc liệt không

ai muốn nhưng rồi khi phải đối đầu với nó, phải ngập chìm trong nó và may mắn cuối cùng là thoát khỏi nó, lúc ấy người ta có thể coi những bài thơ ấy rất bình thường mình viết được trong chiến tranh như vắt cơm đã nuôi mình khi đói, như hớp nước cuối cùng trong bi đông mà mình sẻ chia với đồng đội, lại như một ân

sủng mà mình tình cờ nhận được Ông là một trong số rất nhiều người làm thơ

Trang 34

nịch hơn rất nhiều

Những tác phẩm Thanh Thảo viết về đề tài chiến tranh chủ yếu được viết với một độ lùi thời gian nhất định, nhà thơ có thời gian nhìn lại, chiêm nghiệm những

gì mình và đồng đội đã đi qua Vì thế, thơ ông là những bức tranh được phản ánh

đa chiều kích, chúng có một nội lực vô cùng mạnh mẽ bởi sự tích tụ rớm máu của

chính bản thân nhà thơ, ở đó vừa có âm hưởng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”,

vừa có âm hưởng đau xót, bi thương về những hi sinh, mất mát không thể kể xiết

Và đó đều là những tác phẩm mang chất giọng bi hùng, lắng sâu vào tâm hồn dân tộc

Trang 35

35

Thanh Thảo đã bao quát diện mạo đời sống chiến tranh theo chiều dài hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc, từ những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương của những nghĩa sĩ Cần Giuộc cho đến cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự phát triển một cách tự giác của những người du kích Ba tơ trên con đường giác ngộ cách mạng, cho đến cuộc chiến tranh hiện đại của dân tộc Phản ánh hiện thực chiến tranh một cách khát quát, cụ thể, đa chiều kích, nhà thơ đã cho chúng ta những định nghĩa và lột tả khái niệm chiến tranh một cách rõ nét nhất Thật vậy, chiến tranh hằn lên ký ức dân tộc những mất mát, tổn thương to lớn, và dai dẳng mãi mãi về sau Nỗi kinh hoàng của chiến tranh hằn lên kí ức từ những trẻ nhỏ - những sinh linh chưa đủ sức tự vệ, cuộc thảm sát

ở Sơn Mỹ là một minh chứng điển hình cho tội ác của quân thù: “Tôi thấy hai

đứa bé nằm đè lên nhau/ đứa lớn che đạn cho đứa nhỏ/ mắt chúng trùm xuống tôi/ súng nổ/ Đôi mắt ấy theo tôi về nước M / theo vào căn nhà tôi đã khoá cửa/

mở trừng trừng trong giấc mơ tôi/ ở ngay cái nhìn các con tôi” (Trẻ con ở Sơn

Mỹ) Khói lửa chiến tranh bao trùm mọi miền quê tổ quốc, gieo rắc nỗi đau cho

biết bao người phụ nữ - người mẹ mất con, người vợ mất chồng… cùng nỗi đau thể xác cứ chảy âm ỉ qua bao thế hệ Hình ảnh người bà già nua một mình nuôi

cháu mồ côi đã làm nhà thơ đau xót vô tận khi ông trở về Sơn Mỹ: “bà ngồi lặng

lảy từng hạt bắp/ hơn bảy mươi tuổi đời quần áo rách/ bóng tối cày trên vầng trán nhăn nheo/ cháu bên bà còm cõm giữa nia khoai/ chân bó giẻ vết thương chưa lành miệng/ câu hát ru đến lòng ta chết điếng/ chim bay về núi tối rồi/

không cây chim đậu không mồi chim ăn” (Trẻ con Sơn Mỹ)

Hiện thực chiến tranh trong thơ Thanh Thảo là một hiện thực rộng lớn, có tầm bao quát cao Ở đó không chỉ có những âm mưu xâm lược của kẻ thù, không chỉ có ý chí vô địch của con người mà còn có vô vàn những hi sinh mất mát

Trang 36

36

không thể nào kể xiết và những tâm tư nguyện vọng sâu kín mà thống thiết của con người Hiện thực về cuộc chiến ấy được nhà thơ nhìn với nhãn quan của chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, một cái nhìn tỉnh táo, một sự đối mặt trực tiếp với hiện thực, với cái giá mà dân tộc ta phải trả cho cuộc chiến dành độc lập tự do ấy

2.2.2 Xây dựng hình tượng sử thi điển hình

Với cảm hứng sử thi, Thanh Thảo đã xây dựng những hình tượng sử thi điển hình, tiêu biểu cho cả thời đại: là những người mẹ, người vợ, người phụ nữ, người lính…, hình tượng tập thể mang vẻ đẹp, sức mạnh kỳ vĩ Đó đều là chân dung những con người chứa phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và đó đều là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca kháng chiến Có điều ở những hình tượng này bên cạnh nét hào hùng cao cả Thanh Thảo c ̣n khắc hoạ thêm ở những yếu tố bi kịch

Viết về người lính với ý thức lật mở hiện thực cuộc sống đến tận cùng bản chất của nó, hình ảnh người lính trong thơ Thanh Thảo hiện lên đúng với bản chất lính nhưng cũng thật chất người Thanh Thảo đã khắc họa hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mỹ với lòng tự hào và tri ân sâu sắc Nét thứ nhất, nét đầu tiên mà anh vẽ ra về họ là nét bình thường, giản dị, chân chất Bình thường, gần như tầm thường nữa là khác Đây cũng là tứ thơ chung của cả thời đại - những anh hùng vô danh, càng vô danh càng anh hùng Có khi Thanh Thảo

đem soi vào một cái gì khác − những ngôi sao xa xôi (Những ngôi sao bám chặt

mảnh đất này, vùi trong đất và lấm đầy bùn đất), những hạt gạo gần gũi

(…những hạt gạo trên sàng, sàng qua lửa qua bom, qua đắng cay còn nguyên

chất gạo), cũng như đem ví với đám đế (Những cây đế mong manh/ Mọc khít ken thành đám đế/…Lũ giặc không ngờ nơi đó có chúng tôi/ Những cây đế biết nghĩ

Trang 37

37

suy/ Và cầm súng) - những cây sậy mỏng manh - với những ngọn cỏ (Lối mòn như sợi chỉ giăng/ Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân/ Dấu chân ai đọc nên vần/ Nên nào ai biết đi gần, đi xa), những hạt cát bình thường mà có lẽ cả đến con mắt

người yêu cũng không dễ tìm ra Cái nét bình thường, vô danh này ở người lính

trẻ được nhấn vào nhiều lần trong thơ Thanh Thảo

Thi sĩ rất già dặn để có thể vẽ chân dung đối tượng trong trạng thái không có đối tượng, khi chỉ gặp những xác tăng giặc rỉ nát bên đường mà lại hình dung về

những người chiến thắng − những bông "hoa đâu mất"(…Màu áo xanh mất hút

cuối rừng/ Tôi qua đây xuôi xuống chiến trường/ Bỗng xao xuyến nhớ màu hoa chưa gặp/ Hoa đâu mất/ Màu áo xanh qua khuất/ Chỉ còn đây những xác thù rỉ nát/ Mây mùa thu thấp thoáng cuối rừng…) Có thể nói, Thanh Thảo đã tìm được

khá nhiều cung bậc, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình: nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ "tuyên ngôn" Quả

là qua thơ Thanh Thảo, những người lính chống Mỹ cùng thế hệ anh đã tuyên ngôn khá nhiều, "tự bạch" khá nhiều

Ta đọc được cái tự ý thức về thế hệ này ngay trong những lời nói với các bà mẹ:

“Đêm nay con nằm nhẩm tên từng đứa Mai này đây sẽ tràn xuống đồng bằng Chúng con đi như dòng sông chảy xiết Chúng con đi rung từng trận gió rừng

Cả thế hệ xoay trần đánh giặc Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua bưng

Trang 38

38

Vì mẹ sinh chúng con

Vì chúng con là con mẹ”

(Những ngôi sao của mẹ)

Hoặc trong những lời nói với người thuộc tầng lớp đàn anh đang cùng mình trong trận:

“Chúng tôi những thằng lính trẻ Lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội

Đi chiến đấu ngủ bụi nằm bờ đầu nguồn cuối bãi Nhiều đứa cùng tuổi với bài hát của anh

Lòng vô tư đã hát một lần

Và như anh ngã xuống”

Họ tự nhận về họ khá nhiều, ưu điểm và nhược điểm, tính cách và quan niệm:

“Những thằng con trai 18 tuổi Nhiều khi bực quá khóc òa Nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ Phanh ngực áo và mở trần bản chất Mỉm cười trước những lời lẽ quá to Nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc”

(Thử nói về hạnh phúc)

Và như vậy, họ có ý thức, rất ý thức, càng ngày càng ý thức, nhất là trên vấn

đề nóng bỏng trước mắt: trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, thái độ trước cuộc đụng đầu quyết liệt sống còn với kẻ thù, chỗ đứng và lối sống của mình:

Trang 39

39

“Người ta không thể chọn để được sinh ra Nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy”

(Những người đi tới biển)

“Chiến tranh gắn chúng mình với nhau Triệu tổ ba người là đất nước

Là Trường Sơn uy nghiêm liền mạch

Là cuộc đời dày dạn yêu thương”

(Tổ ba người)

Cũng như Hữu Thỉnh khi nói về người lính giữa trận, thời điểm mà hình

dung về Tổ quốc trở nên cụ thể, nó là cái gốc sim phải giữ lấy “một gốc sim thôi

dù chỉ gốc sim cằn”, không có cách nào khác, trong thơ Thanh Thảo, người lính

trẻ rất có ý thức về Tổ quốc, qua những gì gắn bó nhất, cụ thể nhất:

“Với những thằng con trai 18 tuổi

Tổ quốc là một nhịp tim có thể khác thường

Là một làn mây mỏng đến bâng khuâng

Là mùi mồ hôi thật thà của lính Đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội Hay một bát canh rau rừng”

Và người lính lên tiếng tuyên thệ:

“Chúng tôi không muốn chết vì hư danh Không thể chết vì tiền bạc

Chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng Những liều thân vô ích

Đất nước đẹp mênh mang Đất nước thấm sâu đến tận cùng xương thịt Chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết”

Trang 40

40

Những câu thơ rắn rỏi như lời thề năm xưa của các chiến sỹ “quyết tử cho tổ

quốc quyết sinh” Vì đất nước các anh không tiếc đời mình, tuổi xuân, sương máu

của mình Với các anh hiến dâng cho tổ quốc là sự hiến dâng cao cả đáng tự hào,

là sự hiến dâng xứng đáng và hữu ích Đó là cả một thế hệ lên đường, cả thế hệ mang niềm tin sắt đá vào ngày hoà bình dân tộc, cả thế hệ tâm niệm rằng: đất nước thực là máu thịt, là người mẹ hiền thiêng liêng

Người ta thường nói chất trẻ là ở cái tươi mát, tươi tắn, non trẻ, xanh non Thơ Thanh Thảo không phải không tươi mát, nhưng nó cũng rất nhiều đăm chiêu, suy tư Nó thiếu "chất trẻ" chăng? Quả là có lúc có thể trách thơ ông đôi chỗ hơi

"già" - ví như trước cái tên rất ngộ "Hoa đâu mất" mà chỉ cánh lính rất trẻ mới có

thể nghĩ ra, tứ thơ Thanh Thảo đặt lại quá đăm chiêu, tưởng như lẽ ra phải đặt

theo lối "không có kính, ừ thì ướt áo" như Phạm Tiến Duật mới là hợp cảnh

Nhưng có lẽ nói chung, phải nên nhìn nhận "chất trẻ" ở một cái gì đó sâu hơn,

"bên trong" hơn Tuổi trẻ vào đời mà khiến người ta thừa nhận thì có lẽ là do người ta bắt đầu để ý đến cánh tay nó hăng hái giơ cao xung phong, do nó mạnh

về tính khuynh hướng, mạnh ở những dự định, đề nghị, quyết tâm mà nó muốn làm - làm tốt, làm đẹp cho cuộc đời này, đất nước này Trong thơ Thanh Thảo, có

lẽ cái cốt của chất trẻ là ở sự tự khẳng định mạnh mẽ của thế hệ mình, một thế hệ

do cách mạng đẻ ra và đào luyện từ trong lòng nôi một chế độ mới và đem cống hiến cho chế độ toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu, số phận, sinh mạng mình:

“Những tráng ca thuở trước còn hát trong sách thôi những thanh gươm yên ngựa giờ đã cũ mèm rồi

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1980), Vấn đề sử thi của văn học hiện đại, Tạp chí văn học,(số 1), tr. 82-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1980), "Vấn đề sử thi của văn học hiện đại
Tác giả: Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1980)
Năm: 1980
3. Lại Nguyên Ân (1981), Bàn góp thêm về thể trường ca, Tạp chí văn nghệ Quân đội (số 1), tr. 45-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn góp thêm về thể trường ca
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1981
6. Boey Kim Cheng (2008), Thơ Thanh Thảo: “chống lại ngày quên lãng”, bichkhe. org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Thanh Thảo: “chống lại ngày quên lãng”
Tác giả: Boey Kim Cheng
Năm: 2008
7. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thanh Thảo còn những bài thơ nhỏ, Tạp chí Sông Trà (số 20), tr. 75-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Thảo còn những bài thơ nhỏ
Tác giả: Nguyễn Việt Chiến
Năm: 2007
8. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học Hà Nội
Năm: 2002
9. Nguyễn Đỗ (1995), Không đề Thanh Thảo, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không đề Thanh Thảo
Tác giả: Nguyễn Đỗ
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1995
10. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1974
11. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội, Báo Thơ (số 4), tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
12. Trung Trung Đỉnh (2003), Lời bàn về đêm trên cát, Báo thơ (số 4), tr. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời bàn về đêm trên cát
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Năm: 2003
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2004
14. Đông Hải (1999), Khối vuông rubic và hình tượng tư duy thơ Thanh Thảo, Tạp chí văn nghệ Quảng Ngãi (Xuân Kỉ Mão), tr. 1001-1005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối vuông rubic và hình tượng tư duy thơ Thanh Thảo
Tác giả: Đông Hải
Năm: 1999
15. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn Hà Nội
Năm: 2000
16. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên
Nhà XB: Nxb Thế giới Hà Nội
Năm: 2004
17. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội
Năm: 2000
18. M. B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học
Tác giả: M. B Khrapchenko
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
19. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương và cảm nhận
Tác giả: Tôn Phương Lan
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 2005
20. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ hình thành và tiếp nhận
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
21. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Mã Giang Lân(2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hoá thong tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hiện đại Việt Nam", Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Mã Giang Lân(2000), "Tìm hiểu thơ
Tác giả: Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Mã Giang Lân(2000)
Năm: 2000
23. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nxb Lao động Hà Nội
Năm: 2002
24. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam trong thời đại mới
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w