5 Cấu trúc luận văn
2.3.2 Khát vọng tình yêu hạnh phúc
Là một thi sĩ đa tình, nhiều cảm xúc, Thanh Thảo đã không ít lần bày tỏ khát khao được yêu, được nhớ của mình vào trong thơ, nhất là ở những bài thơ thời kỳ đầu sáng tác. Có lần, thi sĩ đã viết lên những câu thơ thật xúc động và cũng thật chân thật về tình cảm của mình dành cho một người con gái.
Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu của Thanh Thảo thường âm thầm mà mãnh liệt, nỗi nhớ như đập tan màn đêm đen và những bức tường ngăn cách. Có lúc nỗi nhớ mãnh liệt đến tuyệt vọng:
“dấu bớt im lặng cũng chẳng ích gì vì sau đó anh nhớ em
anh không nói được những phút ấy thế nào yêu nhau
nói khoác uống rượu
anh cạn con đường em đi hàng ngày nhạt nhẽo nghiệt ngã”
65
Tình yêu trong thơ Thanh Thảo luôn được đặt trong sự đối lập với thời gian, thể hiện một khát vọng vượt thời gian để tình yêu biến thành vĩnh cửu. Trong thơ ông ta bắt gặp những câu thơ về cảm nhận thời gian rất tinh tế, nhà thơ đếm nhịp thời gian bằng sự hiện hữu của cơn mưa, bằng chút nắng gắt ngày tàn hay chính là nhà thơ đang đếm nhịp con tim tình yêu thổn thức với nỗi nhớ nhung:
“mưa đập xuống lòng đường những ngôi sao vỡ vụn mười một giờ đêm
những giọt nước âm thầm lăn trên bức tường anh trở lại với em từng phút
bây giờ duy nhất anh nhớ em
không tiếng kêu nào vọng đến nhau mưa đập xuống lòng đường”
(Mưa)
Thanh Thảo không phải là nhà thơ của tình yêu như nhiều thi sĩ khác nhưng cảm xúc trong tình yêu nhà thơ đều có cảm nhận của riêng mình. Có lẽ thế mà tình yêu trong thơ Thanh Thảo còn mang hương sắc rất lạ, nó vừa giản dị nhưng lại cao quí, nó ập đến lòng ta như một cơn bão mãnh liệt và dư ba. Đó là thứ tình yêu được giản dị hoá. Chính nhà thơ đã gắn những vật chất rất tầm thường vào một tình yêu trong sáng và đầy bí ẩn: “anh sẽ đeo vào tay em gié lúa/ vòng ngọc xanh tiếng dế kêu lá đỏ/ ngọn lửa của da thịt/ chìm trong núm vú hồng hồng/ anh sẽ đeo vào cổ em/ sợi dây chuyền bí ẩn của bóng đêm/ những chiếc chuông mùa thu trong trẻo/ rung lên khi thành phố bay về trời/ anh sẽ đeo vào ngực em/ cơn bão” (Trang sức). Như vậy, tình yêu vượt lên mọi nhu cầu vật chất cao sang và những khát khao xác thịt.
66
Thơ Thanh Thảo ở cảm hứng sử thi và thế sự, người đọc bắt gặp cái tôi trữ tình suy tư, triết luận về những mất mát hi sinh trong chiến đấu, nỗi day dở về những đổi thay khi đã có hoà bình. Còn ở những tác phẩm viết với cảm hứng đời tư thì ta bắt gặp cái tôi trữ tình với một thế giới tinh thần sâu sắc bởi nhiều trải nghiệm nhân sinh. Sự thay đổi này cho thấy một hành trình mới của cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo. Nếu như trước đây cái tôi trữ tình mang tiếng nói công dân, tiếng nói có trách nhiệm trước cộng đồng thì nay cái tôi trữ tình lặn sâu vào đời sống tâm hồn của con người, khám phá những cơn mơ, những kí ức nhạt nhoà, những xúc cảm yêu đương. Nhà thơ hướng về cái tôi nội cảm. Cái tôi trữ tình trong thơ trở nên ám ảnh bởi những kí ức, những niềm xúc cảm mãnh liệt giăng mắc. Phải chăng đó cũng là con đường chinh phục thế giới tâm hồn con người đầy bí ẩn và thú vị của thơ hiện đại.
67
Chương 3 : Nghệ thuật thể hiện những cảm hứng trong thơ Thanh Thảo 3.1 Thể thơ
Thơ sau 1975 có khá nhiều vấn đề về phân hoá thể loại. Mười năm sau chiến tranh thể loại trường ca đặc biệt phát triển. Từ giữa những năm tám mươi trở lại đây cùng với sự thay đổi về cảm hứng thơ, trường ca đã thưa thớt dần, thay vào đó là thể thơ tự do, đặc biệt là thể loại thơ văn xuôi xuất hiện khá nhiều như một thể nghiệm của nhiều tác giả. Trong đó phải kể đến thơ Thanh Thảo.
3.1.1 Thơ tự do
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình thức cơ bản của thơ phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các qui tắc nhất về số câu, số chữ, niêm đối. Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ nó có phân dòng và nếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định. Nó có thể hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do” [13, tr 272].
Thanh Thảo sử dụng rộng rãi thể thơ tự do. Đây là thể loại thơ không bị hạn chế bởi những qui củ của ngữ pháp, câu thơ xuống dòng tự do, không bó buộc viết hoa đầu câu mà những câu thơ có dịp tuôn chảy theo dòng cảm xúc tâm trạng của thi sĩ. Việc xuống dòng hay sử dụng dấu câu thường không ước định trong vai trò ngữ pháp mà như một sự tạo nhịp cho câu thơ.
Từ bài thơ đầu tay Thử nói về hạnh phúc ra đời lúc Thanh Thảo 24 tuổi đã định hình một phong cách thơ của nhà thơ giàu chất trẻ và sáng tạo:
68
“chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc
chúng tôi xa lạ với những tin tưởg điên cuồng những liều thân vô ích
đất nước đẹp mênh mang
đất nước thấm tự nhiên đến tận cùng máu thịt chỉ riêng cho Người, chúng tôi dám chết”
Sau bài thơ đầu tay này là một loạt các tác phẩm thơ và trường ca được viết bằng thơ tự do không vần. Chúng được khẳng định là thơ bởi nhịp điệu và ngôn ngữ thơ giàu sắc thái biểu cảm:
“người tìm vàng đãi cát em qua cát tìm anh ôi dấu chân dấu chân
những nẻo đường kháng chiến người đi như song biển
tình yêu thành bãi bồi muốn tìm an hem ơi đừng bao giờ dừng lại bởi vì anh khó thấy bởi vì anh rất thường nên mỗi bờ yêu thương nên mỗi cồn xô dạt đều có anh - hạt cát lặng dưới bàn chân em” (Hạt cát)
69
Thanh Thảo là một trong số ít nhà thơ lúc đó làm thơ tự do, nhưng với một khối lượng sáng tác không nhỏ đã đưa tác giả trở thành một trong những người mở đường cho thơ tự do lên ngôi sau đó. Sử dụng thể loại thơ này tạo điều kiện cho người sáng tác giãi bày thoải mái tâm tư tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ… của mình vào trong thơ một cách tự nhiên nhất. Thơ tự do và sau này là thơ văn xuôi đã chuyển được hơi thở thời đại vào thơ ca, khiến thơ ca tăng thêm hấp dẫn. Thơ ca đã chiếm lĩnh nghệ thuật bằng nhịp điệu của đời sống, nhịp của tư tưởng và nhịp bước hân hoan trong bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ.
3.1.2 Thơ văn xuôi
Thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi” [13, tr. 272). Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thanh Thảo đã thể nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít sử dụng dấu câu và bỏ lối xuống dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà thơ. Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh Thảo đã có những câu thơ rất lạ: “buổi chiều những tiếng thở dài những cây keo con đường dấu chân bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng” (Không đề).
Sự thử nghiệm này đã được khẳng định rõ rét hơn bởi sự ra đời của Khối vuông rubic vào thời điểm đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh và bắt đầu
công cuộc đổi mới:
“Tôi xoay những ô vuông. Tôi cần gì ư? Có thể cần tất cả, có thể chỉ cần cành củi để nhen lên ngọn lửa khi thiếu lửa. Một màu rơm tươi gợi nhớ mùa gặt, mùi vỏ bào dẫn ta về những cánh rừng mùa khô, khoảng trống nhỏ đủ hình dung bầu trời, thoáng nhìn của ánh chớp định hình sự vật mà nó soi sang, một bông hồng
70
dầu dãi không tàn úa giữa những bố cục kỳ quặc nhất của thế kỷ hai mươi… Chúng ta xoay mình trên đất, trên gỗ, trên sắt thép, trên giấy, trên con người… Chúng ta xoay còn nhanh hơn rubic trong bàn tay nhà vô địch”.
Thể thơ văn xuôi tích hợp với các thủ pháp nghệ thuật hiện đại như điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đổi mới tư duy nghệ thuật đang manh nha cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói thơ tự do và thơ văn xuôi là thể thơ nói được tiếng nói giản dị của đời thường, thơ hay cũng chính là lờ nói hàng ngày gần gũi với tâm hồn con người, thơ phản ánh sinh động đời sống con người và thơ nói lên tiếng nói nóng hổi của thời đại.
3.2 Biểu tượng thơ
Một tác phẩm văn học muốn sống mãi với thời gian không thể không khai thác thế giới biểu tượng, không thể không mang lại một ý nghĩa triết học về con người. Biểu tượng đã trở thành một thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học. Văn học với khả năng phản ánh thế giới bằng hình tượng nghệ thuật - những hình tượng mang đầy tính ước lệ cho nên trong nghĩa rộng thì: “biểu tượng là đặc trưng phản ánh bằng hình tượng của văn học nghệ thuật” [1, tr. 94]. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì: “biểu tượng là phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu sắc về con người và cuộc đời” [1, tr.95]. Khác với hoán dụ và ẩn dụ, biểu tượng ngoài sự đa nghĩa nó còn có khả năng tồn tại ngoài văn bản bởi quá trình tạo nghĩa cho biểu tượng là một quá trình lâu dài, gắn liền với quá trình trinh phục thế giới của con người, nó là một hiện tượng lịch sử chịu sự chi phối mạnh mẽ của ngôn ngữ, của tâm lý và quan niệm
71
của từng dân tộc, từng thời đại. Chính vì biểu tượng là một hiện tượng lịch sử nên ý nghĩa của biểu tượng cũng không chỉ tồn tại ở trạng thái bất biến mà luôn trong quá trình bảo lưu và bổ sung. Do đó, trong thực tiễn sáng tác của nhà thơ thì luôn xuất hiện hai loại biểu tượng: biểu tượng mang tính truyền thống thể hiện ý thức chung của xã hội và những biểu tượng mang dấu ấn sáng tạo của tác giả.
Thanh Thảo là nhà thơ ham tìm tòi và có nhiều phát hiện mới mẻ về thế giới, và những ý nghĩa cuộc sống. Thơ Thanh Thảo rất giàu tính biểu tượng, những biểu tượng vừa mang nghĩa gốc vừa mang những nghĩa phát sinh lại vừa gắn với dấu ấn sáng tạo của riêng nhà thơ. Hình ảnh trong thơ Thanh Thảo thường rất bình dị, thân quen nhưng chính những hình ảnh tưởng như nhỏ bé vô nghĩa ấy lại mang một sức mạnh nội lực và những giá trị biểu hiện cao.
3.2.1 Biểu tượng cỏ
Nổi bật hơn cả trong thơ Thanh Thảo là hình ảnh cỏ. Cỏ mọc tràn trong thơ ông, cỏ chết đi rồi sống lại, giản dị và khiêm nhường, những tràng cỏ cứ trải mút tầm mắt trong sự lãng quên nhưng chính cỏ lại tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Phát hiện ra vẻ đẹp khiêm nhường của cỏ, Thanh Thảo đã biến cỏ thành hình tượng đặc trưng ttrong thơ mình, cỏ xanh cũng chính là thi sĩ, mượn hình ảnh cỏ nhà thơ đã viết những lời tâm huyết về lý tưởng thơ và lý tưởng sống của mình: “tôi đặt lên tôi là cỏ/ mọc phất phơ mọc vớ vẩn ngoài đồng/ mọc trên mộ các anh/ tràn qua những bia đá lạnh lẽo/ trước con mắt bò ngơ ngác/ tôi thấy mình trong sạch/ ngọn gió vô cùng bè bạn cùng tôi” (Giải thích). Lấy bút danh Thanh Thảo nhà thơ cũng phần nào muốn bày tỏ thái độ khiêm nhường, giản dị và chính vẻ đẹp thôn dã khiến cho hình ảnh cỏ trong thơ ông đem cho ta cảm giác về sự trong sạch, bình dị, gần gũi.
72
Tần số xuất hiện của cỏ dày đặc, khoảng hơn 200 lần được nhà thơ nhìn qua lăng kính của lý tưởng. Trước hết đó loài cây có vẻ đẹp chân phương, giản dị trong sáng với cái nhìn “ngơ ngơ của cỏ”. Cỏ đẹp sáng trong như tình yêu không vụ lợi: anh sẽ đeo vào tay em ghé lụa/ vòng ngọc xanh tiếng dế kêu lá cỏ (Trang
sức). Đó là vẻ đẹp quyến rũ: “cỏ ngai ngái mùi thôn nữ/ cỏ thức lăn tăn những miền cơ thể/ từ lâu ngủ quên” (Đồng Tháp Mười), cỏ với vẻ đẹp tươi non trở nên gợi cảm, đánh thức những cảm giác bị bỏ quên của con người. Cách cảm nhận của nhà thơ về cỏ quả là rất tinh tế, với ông cỏ đẹp và rất nên thơ, vẻ đẹp của cỏ bước qua mọi sự lãng quên của thời gian để đến với sự bền bỉ, trường tồn, có lẽ thế mà xuất hiện trong thơ ông cỏ mang lý tưởng của tuổi trẻ, của sức sống bền bỉ, mang lý tưởng sống của một thời bom đạn không thể làm nhụt ý chí con người.
Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ gian khổ với bao hi sinh nhưng với thế hệ trẻ Việt Nam thì ngọn lửa của niềm tin, lòng quyết tâm chưa bao giờ nguội lạnh. Lớp anh đi trước, lớp em đi sau ra chiến trường, hi sinh nối tiếp hi sinh, những đoàn quân ra chiến trường như những tràng cỏ dài mút tầm mắt, chết đi mọc lại giữa tuổi xuân tràn trề nhựa sống. Trong thơ Thanh Thảo cỏ đã trở thành biểu tượng cho những người lính trẻ - những chàng thanh niên hồn nhiên vừa rời xa vòng tay mẹ lên đường nhập ngũ: “gió hồn nhiên lăn mình trên tràng cỏ/ về với má con lại là trẻ nhỏ/ dù mái nhà đây vẫn thấp tự bao giờ” (Những
người đi tới biển). Những người lính trẻ ấy được ví với hình ảnh cỏ sắc mà như
tính cách của tuổi hai mươi giàu nhiệt huyết, bồng bột nhưng giàu dũng cảm và dám hi sinh. Cỏ xanh là vậy, đẹp là vậy nhưng ta phải giật mình khi đọc câu thơ: “cỏ dưới bàn chân mọc lại bao lần”, cỏ đã chứng kiến bao hi sinh của những người lính trẻ hay chính cỏ cũng phải hi sinh thân mình dưới làn bom đạn, có
73
cảm giác cuộc chiến tranh gieo bao đau thương kéo dài mãi trong một câu thơ ngắn ngủi. Thanh Thảo đã làm ta xót xa khi đọc những câu thơ đầy chất bi tráng: “những dấu chân rồi lùi lại phía sau/ dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất/ mười tám hai mươi sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” (Những người đi tới biển). Cỏ đã gắn liền với hình ảnh người lính trong sáng, yếu mềm mà mãnh liệt, cỏ biểu tượng cho tuổi trẻ, sức trẻ luôn vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Cỏ cũng là biểu tượng của ý chí bền bỉ, kiên cường của con người. Trong thơ Thanh Thảo, những tràng cỏ cứ ngút tầm mắt ta, cỏ mọc tràn trên con đường nhỏ dẫn ra đến chiến trường, theo thời gian cỏ cứ mọc và cỏ vẫn mọc cho dù bom đạn tàn phá ác liệt đến đâu. Cỏ được liên tưởng với sự hi sinh: “đáng lẽ cỏ đã xanh lối mòn thuở ấy/ cỏ không kịp mọc/ cỏ phải từng chết đi sống lại/ bao nhiêu là nước chảy/ trên dòng sông/ những khuân mặt những cánh rừng những chỗ tối tăm những vùng sáng rõ/ và những khoảng trống không” (Bùng nổ mùa xuân). Những hi sinh âm thầm của cỏ hay chính là sự sống âm thầm của cỏ đang vươn