5 Cấu trúc luận văn
3.3 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ là phương tiện biểu hiện trực tiếp của tư duy thơ, mang đậm tính chủ quan và phong cách sáng tạo của tác giả. Trong một lần trả lời báo chí, Thanh Thảo đã phát biểu rằng: “Còn ngôn từ? Đó là một phần trời cho nhà thơ (thiên bẩm), một phần do nhà thơ tự tích chứa trong suốt đời mình. Không ai mới sinh ra đã có ngôn từ, nhưng quả thật có những người đặc biệt nhạy cảm với ngôn từ. Và người ta gọi họ là nhà thơ” (Làm thơ phải cực kỳ đơn giản). Nhà thơ ý thức được lao động nghệ thuật của mình, sản phẩm mình làm ra là sản phẩm nghệ thuật. Vậy nên tác giả luôn tìm tòi, tích luỹ để có những bài thơ hay nhất trên chất liệu ngôn ngữ của mình.
Thanh Thảo được mệnh danh là ông hoàng của trường ca, phần lớn là những bản anh hùng ca về hai cuộc kháng chiến lừng lẫy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Ngôn ngữ trường ca Thanh Thảo mang đậm đặc điểm ngôn ngữ trường ca hiện đại nói chung. Đó là ngôn ngữ sử thi với việc miêu tả những hình ảnh kỳ vĩ, gây ấn tượng mạnh về cái cao cả, cái anh hùng như hình ảnh “ngọn lửa bùng lên trong đám lá tối trời”, hình ảnh của sóng bạc đầu, gió gào thét… đã tạo cho trường ca Thanh Thảo một không khí hào hùng, bừng bừng khí thế của một thời “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Tuy nhiên, do sáng tác của Thanh Thảo hầu hết đều được viết khi chiến tranh đã kết thúc nên tác giả đã có nhiều thời gian để lắng lòng mình, để cảm nhận hết âm thanh cuộc sống cũng như suy ngẫm về kết
79
cục của cuộc chiến tranh nên trong trường ca của ông phần náo yếu tố lãng mạn, yếu tố sử thi đã nhạt hơn so với những trường ca đi trước. Mà nhường chỗ cho nó là yếu tố hiện thực tạo cho tác phẩm âm hưởng bi hùng, đau thương và mất mát nhưng không hề nao núng tinh thần. Bên cạnh đó, trong hầu hết tác phẩm của mình Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, thơ văn xuôi với sự gia tăng chất nghĩ nên ngôn ngữ thơ Thanh Thảo nói chung nổi bật lên ở ngôn ngữ đậm chất đời thường và ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống mang đậm nét cá tính sáng tạo của riêng nhà thơ.