5 Cấu trúc luận văn
3.1.2 Thơ văn xuôi
Thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi” [13, tr. 272). Ngoài thơ tự do, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, Thanh Thảo đã thể nghiệm thơ văn xuôi bởi những câu thơ dài, ít sử dụng dấu câu và bỏ lối xuống dòng mang lại cảm giác dàn trải theo miền cảm xúc của nhà thơ. Viết về những rung động của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa, Thanh Thảo đã có những câu thơ rất lạ: “buổi chiều những tiếng thở dài những cây keo con đường dấu chân bò khô dưới gió bấc những bông lúa vổng bông lúa lép ngơ ngác giữa ruộng lúa chớm trổ đòng” (Không đề).
Sự thử nghiệm này đã được khẳng định rõ rét hơn bởi sự ra đời của Khối vuông rubic vào thời điểm đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh và bắt đầu
công cuộc đổi mới:
“Tôi xoay những ô vuông. Tôi cần gì ư? Có thể cần tất cả, có thể chỉ cần cành củi để nhen lên ngọn lửa khi thiếu lửa. Một màu rơm tươi gợi nhớ mùa gặt, mùi vỏ bào dẫn ta về những cánh rừng mùa khô, khoảng trống nhỏ đủ hình dung bầu trời, thoáng nhìn của ánh chớp định hình sự vật mà nó soi sang, một bông hồng
70
dầu dãi không tàn úa giữa những bố cục kỳ quặc nhất của thế kỷ hai mươi… Chúng ta xoay mình trên đất, trên gỗ, trên sắt thép, trên giấy, trên con người… Chúng ta xoay còn nhanh hơn rubic trong bàn tay nhà vô địch”.
Thể thơ văn xuôi tích hợp với các thủ pháp nghệ thuật hiện đại như điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đã khẳng định một sự đổi mới tư duy nghệ thuật đang manh nha cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói thơ tự do và thơ văn xuôi là thể thơ nói được tiếng nói giản dị của đời thường, thơ hay cũng chính là lờ nói hàng ngày gần gũi với tâm hồn con người, thơ phản ánh sinh động đời sống con người và thơ nói lên tiếng nói nóng hổi của thời đại.