5 Cấu trúc luận văn
3.3.2 Ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống
Trong quan niệm nghệ thuật của mình, Thanh Thảo đặc biệt đề cao những khoảng lặng và khoảng trống trong thơ. Thơ hiện đại có sự tích hợp với nhiều loại hình nghệ thuật biểu hiện như hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh… nói như Thanh Thảo thì “thơ hiện đại không nhắm vào từng câu thơ, đơn vị cơ bản để cấu trúc lên bài thơ của nó không phải là từng câu thơ, mà từng mảng thơ, như từng nét vẽ so với quệt màu, từng mảng màu trong hội hoạ” [56, tr.2]. Vì vậy con đường đến với thơ “không phải là con đường phân tích mà là con đường cảm nhận, con
82
đường của sự đột nhiên, của một thức tỉnh từ một hình ảnh ít gặp hoặc chưa từng có” [56, tr. 2]. Để chinh phục những khoảng trống trong thơ hiện đại người đọc cũng như người làm thơ phải buộc tiềm thức, vô thức của mình hoạt động, có khi phải ngụp lặn vào cả những giấc mơ để chớp được những hình ảnh vụt sáng, những ý tưởng chợt loé sang. Quan niệm thơ này xuất phát từ những lý thuyết thơ hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật của thế giới, hướng Thanh Thảo đến việc lựa chọn ngôn ngữ thơ có thể ghi lại nhanh những khoảnh khắc thăng hoa của tâm hồn đồng thời tạo ra những khoảng trống cho người đọc đồng sáng tạo.
Ngôn ngữ nhiều khoảng trống là ngôn ngữ không thể cắt nghĩa bằng cách đọc thông thường mà người đọc phải vận dụng vốn hiểu biết, văn hoá của mình để có thể cảm nhận những gì mà nhà thơ rung động. Thơ chủ yếu là sự xâu chuỗi mà nói như Thanh Thảo trong bài thơ Chuỗi cườm thì:
“tôi hay nghĩ điều chưa thành
những màu sắc lạ thoáng nhanh qua đầu tôi hay xâu chuỗi vào nhau
những chữ rời rạc như xâu hạt cườm có khi dùng sợi chỉ thường
có khi là một chuỗi cườm không dây”
Ngôn ngữ thơ có sự đứt đoạn gián cách mà muốn hiểu được nó người đọc phải tự xâu chuỗi những hình ảnh biểu tượng thì mới mong khám phá được hết những tầng nghĩa của bài thơ. Đây chính là sự bí ẩn của thơ hiện đại, nó lôi cuốn, hối thúc người đọc tìm tòi sáng tạo. Viết Đàn ghi ta của Lorca, Thanh Thảo
hoàn toàn tuân theo qui luật của ấn tượng và vô thức. Chính từ tình cảm yêu mến dành cho nghệ sĩ Lorca mà Thanh Thảo đã có những liên tưởng lạ và giàu sức biểu cảm. Ông đã dùng tiếng đàn của nghệ sĩ xứ Tây Ban Nha để hoán dụ với con
83
người Lorca, tiếng đàn biến ảo như những sáng tạo không ngừng mà người nghệ sĩ đã dâng hiến cho đời hay chính là số phận của một nghệ sĩ yêu nước đang dần tan như bọt nước dưới sự đàn áp của kẻ thù. Đó là những vần thơ thật đẹp:
“tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
Tiếng ghi ta của người nghệ sĩ vừa tượng thanh bằng nhịp thơ, vừa tượng hình, vừa mang màu sắc. Đó là thứ âm thanh có hồn vang lên từ trái tim người nghệ sĩ - người cách mạng. Thanh Thảo đã để lại nhiều không gian rỗng như thế trong thơ mình, đặc biệt là những tác phẩm sáng tác về sau này.
Để tiếp cận thơ Thanh Thảo đôi khi người đọc cũng gặp khó khăn, đặc biệt là những tác phẩm chứa nhiều khoảng lặng. Đọc thơ ông do vậy mà phải đọc được cái giữa dòng, chỗ trắng trong đồng thời phải lắng hồn mình để đồng điệu với hồn thơ thi sĩ. Chính ngôn ngữ gián cách, nhiều khoảng trắng hàm ngôn đã mang lại cho thơ Thanh Thảo vẻ bí ẩn và đầy ám ảnh. Xem xét một cách cụ thể về những đóng góp của Thanh Thảo trong sự sáng tạo ngôn ngữ thơ nhiều khoảng trống trên nhiều cấp độ, ta nhận thấy Thanh Thảo đã viết lên những câu thơ giàu tính liên tưởng trong đó có sự chuyển đổi cảm giác, chuyển đổi ấn tượng tinh tế, mang màu sắc tượng trưng siêu thực. Miêu tả mùa hạ rực rỡ nắng, nhà thơ đã liên tưởng đến tiếng ve nhuộm màu nắng lửa: “Tiếng ve màu đỏ/ Cháy trong vòm cây” (Tiếng ve). Ta hãy cùng xem thi sĩ miêu tả tiếng cười trẻ thơ trong đêm rằm trung thu: “ngoài đường trôi lang thang/ những đèn lồng bằng giấy/ ánh lửa vàng phấp phới/ trắng tinh tiếng trẻ cười” (Trung thu). Và còn rất nhiều hình
84
ảnh khác được nhà thơ so sánh liên tưởng tinh tế và độc đáo như: “Xuồng vít cong mùi hương lúa sa”, “Bìm bịp kêu trắng hang bông so đũa”, “Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa hạ”… Những sự vật chuyển đổi từ âm thanh sang màu sắc, từ sự vật hữu hình sang âm thanh vô hình là sự chuyển đổi mang ấn tượng rất riêng của Thanh Thảo, mang đến sự gợi tả và những liên tưởng sáng tạo, hấp dẫn trong lòng người đọc.
Ở cấp độ nhỏ hơn thì Thanh Thảo đã sáng tạo nên những cụm từ làm giàu thêm năng lực biểu đạt của câu thơ. Tác giả đã để lại những câu thơ mà không cần đặt trong văn cảnh bài thơ thì nó vẫn có sức sống riêng, sức gợi riêng của nó. Đây là những câu thơ, những vần thơ như vậy:
“ngày mai con đi
nửa đất đai này mẹ gánh sông cầu nước chảy lơ thơ
sông Hồng trằn sóng đỏ”
(Những người đi tới biển)
Đó là hình ảnh con sông Hồng trằn lên những con sóng đỏ như nỗi lòng của người ra đi. Câu thơ vì thế tự nó có sức sống, sức lan toả trong lòng người đọc như một tứ thơ hay. Những câu thơ như “cây rung khan điều họ nén trong lòng”, “uống ngụm nước phèn chán ngắt chán ngơ” cũng nằm trong sự sáng tạo ấy khi nó tạo cho người đọc những ấn tượng bởi cách dùng từ lạ tác động mạnh đến mọi giác quan. Ngoài ra Thanh Thảo còn sử dụng thành công biện pháp nhân hoá thông qua việc sử dụng những từ ngữ gợi tả mạnh, diễn tả chính xác những trạng thái của đối tượng được miêu tả: “Cơn mưa lớn nuốt trời xanh khoảnh khắc/ Mưa hốt hoảng trườn qua tầng cây”.
85
Ngôn ngữ Thanh Thảo vì thế vừa là ngôn ngữ mộc mạc, đời thường chất phác có khi trở nên thô ráp, trục trặc bởi hiện thực đau thương hay trái chiều, vừa là thứ ngôn ngữ hàm ngôn nhiều khoảng trống tạo cho tác phẩm thơ có chiều sâu tư tưởng. Ngoài ra có thể thấy ngôn ngữ trong thơ Thanh Thảo mang màu sắc hiện đại, thể hiện những nỗ lực đổi mới rất mạnh mẽ trong thơ của chính tác giả. Ngôn ngữ thơ ấy góp phần nói lên tiếng nói của đời sống đang hừng hực tuôn trào vừa tự nhiên mộc mạc nhưng đầy chất trí tuệ và liên tưởng. Đó còn là thứ ngôn ngữ có khi rất đa âm, đa nghĩa, có lúc gợi nhiều hơn tả, buộc người đọc cảm nhận nhiều hơn là cắt nghĩa. Chính ngôn ngữ thơ Thanh Thảo đã thể hiện những nỗ lực tự đổi mới rất mạnh mẽ của nhà thơ. Thanh Thảo không phải là một thợ chữ chuyên đẽo gọt nên những vần thơ tài hoa nhưng Thanh Thảo lại là nhà thơ đã kết hợp được chất phương Tây hiện đại và chất phẳng lặng, u mặc của phương Đông để đem lại cho thơ mình một thứ ngôn ngữ riêng có thể diễn tả thành công những suy tư và cảm nhận tinh tế của tâm hồn mình.
Thơ Thanh Thảo không nhất quán một giọng điệu mà có sự đan xen của nhiều giọng điệu. Dường như nhà thơ muốn đối thoại với thế hệ mình, thế hệ tiếp nối và thế hệ tương lai về truyền thống lịch sử, về những trăn trở bên bờ đời sống để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu và thêm yêu Tổ quốc, dân tộc mình. Nổi bật lên hơn cả trong thơ và trường ca Thanh Thảo là giọng điệu trầm, bi hung lắng đọng trong những suy tưởng triết lý. Thơ quả thật là giọng, là phong cách của tư tưởng, mỗi nhà thơ có một giọng điệu riêng, Thanh Thảo đã cất lên những lời ca bằng thứ giọng trầm, giọng trữ tình suy tưởng đặc trưng riêng cho thơ ông. Với ước vọng muốn lật cùng bản chất của đời sống, những câu thơ gân guốc, giàu chất lính, thật chất người đã khẳng định phong cách thơ Thanh Thảo.
86
KẾT LUẬN
Thơ Thanh Thảo là thơ của một nhà thơ giàu trải nghịêm, tác phẩm của ông được viết với một độ lùi thời gian nhất định nên có điểm nhìn nghệ thuật phong phú và đa chiều. Với cảm hứng nói thật và nói riết róng về những cảm nhận chủ quan của người viết nên điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo chủ yếu hướng vào sự thật chiến hào, hướng vào hiện thực cuộc sống thô ráp với những suy nghĩ và hiện tượng trái chiều. Cho nên có thể thấy thơ Thanh Thảo đời thật hơn và tình thật hơn.
Như vậy, có thể thấy cảm hứng sử thi cùng với cảm hứng thế sự và cảm hứng đời tư được Thanh Thảo sử dụng làm cảm hứng sáng tác chủ yếu cho những tập thơ của mình. Nhà thơ từ việc hướng vào sự thật chiến hào để nói về thế hệ mình, một thế hệ giàu lí tưởng, kiên cường trong chiến đấu và cũng là thế hệ chịu nhiều đau thương mất mát hi sinh, nhà thơ tiếp tục hướng ngòi bút vào bản thể để nói về những suy tư bên lề đời sống. Hồn thơ Thanh Thảo luôn chất chứa những ưu tư, những day dở bận tâm với cuộc đời, cái ác – cái thiện, sự sống – cái chết, tốt - xấu, trắng - đen luôn nằm trong những băn khoăn day dứt của ông. Những vần thơ thời hậu chiến nhìn về cuộc chiến đã qua với ý thức lật mở tận cùng bản chất chiến tranh đã nhìn nhận chiến tranh đúng với bản chất bi kịch của nó. Viết về chiến tranh để nói lên khát vọng hoà bình, hạnh phúc, đó chính là tiếng thơ Thanh Thảo. Nhà thơ đã bộc lộ đến tận cùng những cảm xúc, quan điểm của mình về những hiện tượng đa chiều trong mối quan hệ giữa con người và chiến tranh, con người với con người, con người với những đổi thay trong đời sống xã hội bằng tất cả những trải nghiệm xương máu của nhà thơ. Ở đó, cái tôi nhà thơ được nói thực những cảm xúc của mình, bộc lộ những quan niệm về đạo đức,
87
phẩm giá của con người cũng như những tiên nghiệm của nhà thơ về tương lai dân tộc.
Hành trình sáng tác của Thanh Thảo ngày càng gắn liền với hành trình cuộc sống và khẳng định vị trí vững chắc của nhà thơ, khẳng định diện mạo của thơ hiện đại Việt Nam. Luôn song hành bên cạnh đời sống với những thao thức vui buồn, những trăn trở lo âu, Thanh Thảo đã khẳng định được cá tính sáng tạo và phong cách thơ của mình: phong cách thơ trữ tình, bạo liệt và giàu trí tuệ.
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2002), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (1980), Vấn đề sử thi của văn học hiện đại, Tạp chí văn học,
(số 1), tr. 82-91
3. Lại Nguyên Ân (1981), Bàn góp thêm về thể trường ca, Tạp chí văn nghệ Quân đội (số 1), tr. 45-52
4. Mai Bá Ấn (2008), Đặc điểm trường ca Thu Bồn, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 5. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học Hà Nội
6. Boey Kim Cheng (2008), Thơ Thanh Thảo: “chống lại ngày quên lãng”, bichkhe.org
7. Nguyễn Việt Chiến (2007), Thanh Thảo còn những bài thơ nhỏ, Tạp chí Sông Trà (số 20), tr. 75-81
8. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học Hà Nội
9. Nguyễn Đỗ (1995), Không đề Thanh Thảo, Nxb Đà Nẵng
10. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
11. Hà Minh Đức chủ biên (1999), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội, Báo Thơ (số 4), tr. 7
12. Trung Trung Đỉnh (2003), Lời bàn về đêm trên cát, Báo thơ (số 4), tr. 7
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội
14. Đông Hải (1999), Khối vuông rubic và hình tượng tư duy thơ Thanh Thảo, Tạp chí văn nghệ Quảng Ngãi (Xuân Kỉ Mão), tr. 1001-1005
89
15. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn Hà Nội
16. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới Hà Nội
17. Bùi Công Hùng (2000), Sự cách tân thơ văn Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội
18. M. B Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
19. Tôn Phương Lan (2005), Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội
20. Mã Giang Lân (2004), Thơ hình thành và tiếp nhận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Mã Giang Lân (2005), Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội 22. Mã Giang Lân(2000), Tìm hiểu thơ, Nxb Văn hoá thong tin Hà Nội
23. Phong Lê, Vũ Văn Sỹ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động Hà Nội
24. Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục Hà Nội
25. Thiếu Mai (1980), Thanh Thảo thơ và trường ca, Tạp chí Văn học (số 2), tr. 97- 102
26. Nguyễn Đức Mậu (1989), Sự đổi mới trong thơ, Nhân dân chủ nhật
27. N. A Guilaiep (1982), Lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội
28. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2002), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
90
29. Diêu Thị Lan Phương (2004), Trường ca về đề tài chiến tranh chống Mỹ (nhìn từ góc độ thể loại), Luận văn Thạc sĩ Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội
30. Chu Văn Sơn, Thanh Thảo nghĩa khí và cách tân, Tạp chí Cẩm Thành (số 4), tr. 17-32
31. Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền (1983), Suy nghĩ về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo, Báo văn nghệ (số 6), tr. 23-26
32. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn Hà Nội 33. Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục Hà Nội 34. Nguyễn Trọng Tạo (1981), Chất trẻ thơ chống Mỹ, Tạp chí Văn nghệ Quân
đội, tr. 97-98
35. Nguyễn Bá Thành (1995), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học Hà Nội
36. Thanh Thảo (1977), Những người đi tới biển, Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội 37. Thanh Thảo (1982), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội
38. Thanh Thảo (1982), Những ngọn sóng mặt trời, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
39. Thanh Thảo (1985), Khối vuông rubic, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội 40. Thanh Thảo (1997), Trẻ con ở Sơn Mỹ, Nxb Văn học Hà Nội
41. Thanh Thảo (2000), Bùng nổ mùa xuân, Nxb Văn hoá thông tin Quảng Ngãi 42. Thanh Thảo (2002), Trò chuyện với nhân vật của mình, Nxb Quân đội nhân
dân Hà Nội
43. Thanh Thảo (1978), Dấu chân qua trảng cỏ, Nxb Tác phẩm mới Hà Nội 44. Thanh Thảo (1987), Từ một đến trăm, Nxb Đà Nẵng
91
46. Thanh Thảo (2008), Thanh Thảo 70, Nxb Hội nhà văn Hà Nội 47. Thanh Thảo (1995), Ngón thứ sáu của bàn tay, Nxb Đà Nẵng
48. Thanh Thảo (2003), Tản mạn về thơ, Tạp chí Sông Hương (số 7), tr. 79-84 49. Thanh Thảo (2004), Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả, Tạp chí
Sông Hương (số 2), tr. 82-85
50. Thanh Thảo (2004), Mãi mãi là bí mật, Nxb Lao động Hà Nội
51. Thanh Thảo (2005), Tôi viết trường ca Bùng nổ mùa xuân, vietbao.vn 52. Thanh Thảo (2008), Viết bằng niềm đam mê vô tư, phongdiep.net 53. Thanh Thảo (2004), Thơ chính là số phận, vietbao.vn
54. Thanh Thảo (2004), Làm thơ phải cực kỳ đơn giản, vietbao.vn 55. Thanh Thảo (2008), Khi viết tôi cảm thấy hạnh phúc, tuoitre.com.vn 56. Thanh Thảo (2008), Về những không gian rỗng trong thơ, bichkhe. org