Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo

7 867 2
Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dấu chân những người lính trẻ thơ Thanh Thảo Lại Nguyên Ân ( 3/16/2009 11:07:23 AM ) Khi Thanh Thảo bước vào thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ thì những người lính cùng thế hệ với anh − ngày nay đã gần như có thể gọi một cách xác định là "thế hệ thứ ba" − đã bước vào khoảng giữa cuộc đọ sức. Cứ xem những biểu hiện trong thơ của lớp trẻ cùng thế hệ ấy cũng rõ. Đã qua trước anh, những ngày mới vào cuộc với rất nhiều dự cảm − hào hứng, háo hức ít nhiều băn khoăn − mà chỉ một Cuộc chia ly màu đỏ thôi, cũng đủ cho ta hình dung. Khi các tập thơ Sức mới ra đời gây nhiều chấn động trong giới viết trẻ giới đọc trẻ (tất nhiên không chỉ giới trẻ) thì Thanh Thảo mới bước vào trường Đại học, sâu tít trên non ngàn hậu phương. Khi giải thưởng thơ của tuần báo Văn nghệ được trao cho tác giả những bài Lửa đèn, Hương thầm, v.v… thì Thanh Thảo mới ra trường, đang lúc sửa soạn ba-lô vào cuộc. Kể vài điều trên, tôi muốn nói những thành công tính theo thời gian của các bạn thơ cùng lứa tuổi trước anh như Thái Giang, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Thanh Nhàn, v.v… không thể không in dấu vào anh cũng như nhiều bạn thơ trẻ khác nữa khi các anh lúc này mới chuẩn bị nhập cuộc. Nói điều này chủ yếu để nói sự tiếp tục trong cùng một lớp nhà thơ trên một mối quan tâm chạy suốt trong sáng tác của họ: ấy là cố gắng phác họa chân dung tinh thần của lớp người cùng thế hệ mình đang mang trên vai cái trọng trách mà lịch sử dân tộc dành cho. Nếu Thanh Thảo được thừa nhận là có những thành công nào đó thì thành công ấy, đến lượt nó, lại là sự nối tiếp của các bạn thơ trước anh. Tôi hình dung gương mặt tinh thần − được soi vào thơ − của "thế hệ thứ ba" (đã có một cách gọi ước lệ như vậy) trưởng thành với cuộc chống Mỹ cứu nước như sau: Ở thời điểm mở đầu, với những dự cảm vào cuộc. Chia tay gần như một mô-típ thơ điển hình, không chỉ với cuộc Cuộc chia ly màu đỏ mà đến tận Hương thầm. Sau hơn một chút, đã vào cuộc rồi, sự cảm nhận thử thách vẫn còn có vẻ mới mẻ nên nó thiên về nói cái thanh tao, đường hoàng. Sự sống giữa bom đạn, sự sống át đạn bom − gần như là một mô-típ thơ nữa, khá tiêu biểu, nó là một tứ thơ lớn của cả một thời đại của nhiều lứa tuổi nhà thơ. Không đọc đúng lúc của nó, không dễ hiểu đúng sự đồng cảm khá nhất quán khi ấy với những Tình yêu báo động, Trở lại trái tim mình, Âm thanhim lặng, Tiếng gà trưa. Thiên nhấn vào cái yên trong cái động − đó gần như một đặc trưng cấu tứ − (Sau thời điểm những bài thơ này, dầu muốn nói "tất cả như là trong báo yên" thì cái động vẫn nổi lên hơn, chẳng qua là lấy động làm yên). Sau hơn một chút nữa, xa thêm một chút nữa về thời gian, khi những con đường Trường Sơn trở nên quen thuộc nhiều hơn với bàn chân tuổi trẻ, thì cái gương mặt của họ soi vào thơ dường như đã có biến đổi. Cái dáng dấp học sinh mảnh mai hơi e dè từ lúc nào không rõ đã thành cái vóc dạc người lính dạn dĩ hơn, từng trải hơn để có thể khá ngạo nghễ "không có kính, ừ thì có bụi". Phù hợp với lúc trước thì chỉ nhìn ra thơnhững chỗ vốn là nên thơ, phù hợp với lúc này, bắt đầu thấy thơnhững chỗ có vẻ như không "thơ" lắm, không "thơ" mấy. Từ chân dung học trò sang chân dung người lính, thật ra vẫn là một đối tượng ấy, vẫn một lớp người ấy. Họ đi tiếp thì thơ cũng phải tiếp tục đi. Những khoảng trời vùng đất trong thơ trẻ được mở ra gần như là thuận chiều với sự mở ra, đi tới của bước chân những người lính trẻ cùng thế hệ họ. Trở lại Thanh Thảo, anh là một trong số rất nhiều người làm thơ viết văn đi vào chiến trường cuối những năm 60, suốt dọc Trường Sơn, theo dấu chân người lính trẻ, đến tận những con đường qua sình lầy của đồng bằng Nam Bộ. Cũng một thực tế chiến đấu bao trùm cả nước, nhưng đã ở vào một thời điểm khác, một không gian khác, một môi trường cụ thể khác, tâm trạng người lính, đời sống chiến đấu của người lính, đời sống nhân dân trong vùng sát nách giặc đã dội vào thơ các anh với những âm điệu màu sắc có khác. Thấm thía hơn với thực tế chiến tranh, có thời gian hơn để suy cảm về chặng đường chiến đấu, về trách nhiệm số phận thế hệ mình, về đất nước nhân dân − những điều này đem lại những nét mới mẻ hơn của thơ lớp trẻ mà chúng ta có thể thấy qua thơ của những Nguyễn Khoa Điềm, Dương Hương Ly, Nguyễn Duy, Ngô Thế Oanh, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Diệp Minh Tuyền… Thanh Thảo là thuộc vào số này. Có thể quan sát theo đề tài để nói thơ Thanh thảo viết về cuộc chiến đấu ở dọc Trường Sơn đồng bằng Nam Bộ, viết về con người vùng đất ở đây… Đó là một cách nói, cũng đúng thôi. Nhưng tôi muốn nói đến một quan tâm xuyên suốt, một ý tứ chủ đạo, một điểm "ngời sáng" trong thơ anh: ấy là cố gắng phác họa chân dung tinh thần của những người trẻ tuổi − người lính − cùng thế hệ anh. Nó 1 như một nhiệt hứng sáng tác đã xâu chuỗi các bài thơ ngắn của tập Dấu chân qua trảng cỏ làm một, xâu chuỗi tập thơ này với trường ca Những người đi tới biển là một. Nét thứ nhất mà anh vẽ ra về họ là nét bình thường. Bình thường, gần như tầm thường nữa là khác. Đây cũng là tứ thơ chung của cả thời đại − những anh hùng vô danh, càng vô danh càng anh hùng. Có khi Thanh Thảo đem soi vào một cái gì khác − những ngôi sao xa xôi (Những ngôi sao bám chặt mảnh đất này, vùi trong đất lấm đầy bùn đất), những hạt gạo gần gũi (…những hạt gạo trên sàng,, sàng qua lửa qua bom, qua đắng cay còn nguyên chất gạo) cũng như đem ví với đám đế − những cây sậy mỏng manh − với những ngọn cỏ, những hạt cát bình thường mà có lẽ cả đến con mắt người yêu cũng không dễ tìm ra. Cái nét bình thường, vô danh này ở người lính trẻ được nhấn vào đến là nhiều lần trong thơ Thanh Thảo. Anh thành kính trước những chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại giữa Trường Sơn. Những người ra đi không để lại tuổi tên lúc ngã xuống tôi chỉ kịp nhìn nấm đất Anh đưa vào thơ bức tranh chỉ có những dấu chândấu chân những chiến sĩ đã đi qua trên đường chiến trận. Ai đi gần ai đi xa những gì gởi lại chỉ là dấu chân vùi trong trảng cỏ thời gian… Anh rất già dặn để có thể vẽ chân dung đối tượng trong trạng thái không có đối tượng, ở trường hợp vừa nêu trên cũng như ở trường hợp khác, khi chỉ gặp những xác tăng giặc rỉ nát bên đường mà lại hình dung về những người chiến thắng − những bông "hoa đâu mất", màu áo xanh mất hút cuối rừng. Có thể nói, Thanh Thảo đã tìm được khá nhiều cung bực, nhiều sắc thái để tô đậm nét vô danh, bình thường ở những người lính cùng thế hệ. Nhưng nét vô danh, bình thường này được nhấn đi nhấn lại nhiều lần đến thế thì quả không phải là sự vô tình: nó như báo trước một thầm thì gì nữa, một xác nhận về đặc điểm thế hệ, hơn nữa, một thứ "tuyên ngôn". Quả là qua thơ Thanh Thảo, những người lính chống Mỹ cùng thế hệ anh đã tuyên ngôn khá nhiều, "tự bạch" khá nhiều. Ta đọc được cái tự ý thức về thế hệ này ngay trong những lời nói với các bà mẹ: Đêm nay con nằm nhẩm tên từng đứa mai này đây sẽ tràn xuống đồng bằng chúng con đi như dòng sông chảy xiết chúng con đi rung từng trận gió rừng cả thế hệ xoay trần đánh giặc mặc quần đùi khiêng pháo lội qua bưng vì mẹ sinh chúng con vì chúng con là con mẹ hoặc trong những lời nói với người thuộc tầng lớp đàn anh đang cùng mình trong trận: Chúng tôi những thằng lính trẻ lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội đi chiến đấu ngủ bụi nằm bờ đầu nguồn cuối bãi nhiều đứa cùng tuổi với bài hát của anh lòng vô tư đã hát một lần như anh ngã xuống. Họ tự nhận về họ khá nhiều, ưu điểm nhược điểm, tính cách quan niệm. Những thằng con trai 18 tuổi nhiều khi bực quá khóc òa nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ phanh ngực áo mở trần bản chất mỉm cười trước những lời lẽ quá to nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc như vậy, họ có ý thức, rất ý thức, càng ngày càng ý thức, nhất là trên vấn đề nóng bỏng trước mắt: trách nhiệm trước dân tộc lịch sử, thái độ trước cuộc đụng đầu quyết liệt sống còn với kẻ thù, chỗ đứng lối sống của mình. 2 Người ta không thể chọn để được sinh ra nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy. Cũng như Hữu Thỉnh khi nói về người lính giữa trận, thời điểm mà hình dung về Tổ quốc trở nên cụ thể, nó là cái gốc sim phải giữ lấy, "một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn" không có cách nào khác, trong thơ Thanh Thảo, người lính trẻ rất có ý thức về Tổ quốc, qua những gì gắn bó nhất, cụ thể nhất. Với những thằng con trai 18 tuổi Tổ quốc là một nhịp tim có thể khác thường là một làn mây mỏng đến bâng khuâng là mùi mồ hôi thật thà của lính đôi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội hay một bát canh rau rừng lên tiếng tuyên thệ: chúng tôi không muốn chết vì hư danh không thể chết vì tiền bạc chúng tôi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng những liều thân vô ích đất nước đẹp mênh mang đất nước thấm sâu đến tận cùng xương thịt chỉ riêng cho Người chúng tôi dám chết Người ta thường nói chất trẻ là ở cái tươi mát, tươi tắn, non trẻ, xanh non… thơ Thanh Thảo không phải không tươi mát, nhưng nó cũng rất nhiều đăm chiêu, suy tư. Nó thiếu "chất trẻ" chăng? Quả là có lúc có thể trách thơ anh đôi chỗ hơi "già" − ví như trước cái tên rất ngộ "Hoa đâu mất" mà chỉ cánh lính rất trẻ mới có thể nghĩ ra, tứ thơ Thanh Thảo đặt lại quá đăm chiêu, tưởng như lẽ ra phải đặt theo lối "không có kính, ừ thì ướt áo" như Phạm Tiến Duật mới là hợp cảnh. Nhưng có lẽ nói chung, phải nên nhìn nhận "chất trẻ" ở một cái gì đó sâu hơn, "bên trong" hơn. Tuổi trẻ vào đời mà khiến người ta thừa nhận thì có lẽ là do người ta bắt đầu để ý đến cánh tay nó hăng hái giơ cao xung phong, do nó mạnh về tính khuynh hướng, mạnh ở những dự định, đề nghị, quyết tâm mà nó muốn làm − làm tốt, làm đẹp cho cuộc đời này, đất nước này. Trong thơ Thanh Thảo, có lẽ cái cốt của chất trẻ là ở sự tự khẳng định mạnh mẽ của thế hệ mình, một thế hệ do cách mạng đẻ ra đào luyện từ trong lòng nôi một chế độ mới đem cống hiến cho chế độ toàn bộ khát vọng, nhiệt tình, ý thức cho đến cả chính xương máu, số phận, sinh mạng mình. Những tráng ca thuở trước còn hát trong sách thôi những thanh gươm yên ngựa giờ đã cũ mèm rồi bài ca của chúng tôi là bài ca ống cóng hành trang quân giải phóng đơn giản nhất trên đời … tháng năm sẽ dần phai bao bài ca duyên dáng nhưng tôi biết từ đây như khắc vào đá tảng như vạch vào thân cây bài ca của hôm nay thô hực sáng… Ở những dòng thơ vừa trích, nhà thơ đàn anh Tế Hanh đã nhận ngay ra chất tuyên ngôn của nó (xem Văn nghệ số 52 - 1979). Tuyên ngôn về lẽ sống, trước tiên, có lẽ tuyên ngôn cả vê nghệ thuật. Nét bình thường, vô danh sự tự khẳng định, tự ý thức, sự "tuyên ngôn" của những người lính trẻthơ Thanh Thảo không có sự đối chọi, ngược lại, đó là những nét hòa hợp, thống nhất. Nó làm nên một mô-típ cấu tứ khá tiêu biểu cho các bài thơ Thanh Thảo. Chiếc bòng con đựng những gì 3 mà đi cuối đất mà đi cùng trời mang bao khát vọng con người dấu chân nho nhỏ không lời không tên thời gian như cỏ vượt lên lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua… Có thể nói thơ Thanh Thảo đã cố gắng nhận chân đúng cái tầm cỡ thực của đối tượng mình miêu tả, cố gắng này đem lại cho thơ anh cái khoảng khoát, dài rộng của không gian thời gian trong những cảm nghĩ liên tưởng. Thơ anh không thiếu cái cụ thể. Hơn nữa, có thể lấy ra vô số những chi tiết cụ thể ấy, giống như từ các bút ký ký sự về sinh hoạt người lính đời sống nhân dân, không khí những chiến trường, bề sâu của địa hình, cho đến cả mùi lá mục của những cánh rừng già, mùi trống không những hố bom, màu bông bèo mùi bùn đất của đồng đưng sông nước Nam Bộ… Thế nhưng nó vẫn rất giàu khái quát. Có thể đoán rằng trong tâm niệm sáng tác của anh, đưa thật nhiều cái cụ thể vào thơ thường xuyên nâng lên khái quát là hai nguyên tắc song phương thường trực chỉ đạo người viết. Càng ngày, theo mạch sáng tác, anh sẽ làm cho sự liên hệ giữa hai cái đó trở nên khó nhận ra hơn, khó nhận ra nhưng rồi vẫn phải thấy. Cụ thể khái quát đan dệt nhuần nhị trong thơ anh, một thứ thơ rất mực tâm trạng. Những cây đế mong manh mọc ken thành đám đế nơi có rắn chuột đồng làm ổ màng nhện giăng những đường tơ hoang vu lũ giặc không ngờ nơi đó có chúng tôi những cây đế biết nghĩ suy cầm súng Như ta thấy trong đoạn thơ vừa trích, sự tự ý thức − đây là tự ý thức trước kẻ thù − đã vượt lên, nâng tầm cho sự việc, mở đường cho sự việc đi vào thơ. Sự tự ý thức ấy đã định hướng cho những lựa chọn gay gắt: trong giây phút quyết liệt trước kẻ thù, người chiến sĩ trẻ sẽ chia đôi tiếng nổ quả thủ pháo cuối cùng cho mình chúng nó mỗi bên một nửa chăng? đây là câu trả lời: Quả thủ pháo hãy giành cho chúng nó còn trái tim − phải giữ cho mình Trên ý hướng tự ý thức mạnh mẽ này, thơ anh đã nói nói thành công về cái chết, về sự mất mát hy sinh, nói trong giọng trầm xuống, trong giọng nén lại. Tin người bạn vừa nằm xuống đến với tôi từ một giọng bình thường một người chưa quen gió vần vụ trên nóc rừng buổi sớm Thảng hoặc đâu đó có ý nghĩ cho rằng văn học viết về chiến tranh ở ta về sau này do có nói về mất mát hy sinh nên có phần chân thật hơn. Không hẳn là như vậy. Chiến thắng, thành công cũng chân thật như hy sinh mất mát, có khi còn chân thật hơn là đằng khác, vì nó đã được xác nhận bằng sự thực bao quát, sự thực cuối cùng. Chân thật là ở thái độ nhiều hơn là ở chỗ đưa ra loại sự việc nào. Cái nhìn thừa nhận thực tế, thừa nhận sự thực trong tất cả mọi loại biểu hiện của nó bao giờ cũng dễ thuyết phục hơn là cái nhìn muốn đơn giản hóa, muốn vỗ về làm yên lòng những người đang giẫm chân trên mảnh đất thực của một cuộc đấu tranh sống còn. Thanh Thảo chính đã thành công ở phần chân thật trong cảm quan về thực tại chiến đấu, một thực tại đa dạng như ta vẫn thường nói, − có hy sinh mất mát, có chiến thắng, lac quan; thơ anh đậm sắc thái bi hùng, trữ tình ở thơ anh không tách biệt mà hòa hợp ở mức khá cao với tính sử thi, điều này đem lại thành công cho anh trong cả những bài thơ ngắn lẫn trong trường ca trữ tình sử thi Những người đi tới biển, một trường ca vào loại thành công nhất trong hướng phát triển của thể loại này những năm gần đây. "Ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc" − lý lẽ này đã dẫn đến sự trình bày thẳng thắn những hy sinh mất mát một cách tự nhiên, giản dị, bằng giọng nói thường, bằng giọng nói trầm. Những gì vỡ ra giờ rắn lại rồi bạn ngã xuống nơi cần ngã xuống một đời ấy cho yêu thương ước vọng 4 phút cuối cùng trần trụi thế thôi Cái đau xót trầm xuống này cũng là tự nhiên, nó là cái tình giữa những người đồng đội gắn bó − chúng tôi uống nước suối ăn lương khô, / miếng đường nhỏ chia ba trên đỉnh dốc − chia nhau từng ngụm nước đến cái sống cái chết. Cảm giác sinh ly tử biệt này không hàm một sự sợ hãi. Nó là sự cứng cỏi chấp nhận. Chỉ có xuất phát từ một chủ nghĩa cá nhân cực đoan mới có sự sợ hãi; may thay, nhờ vũ trang bằng lý tưởng của Đảng, nhờ ý thức được chính nghĩa của cuộc chiến đấu, văn học ta đã không sa vào thứ sợ hãi bảo mạng. Sự hy sinh này được ý thức bởi tính chất ác liệt thực tế. Trên bờ ruộng nhà mình anh lặng lẽ gài bãi chết (*) phía sau bãi chết − các con anh phía sau bãi chết − vợ anh phía sau bãi chết − nhà anh phía trước − là chúng nó Không có cách nào khác, phải bám đất. Sống cồn đất, chết chôn trên cồn đất Ôi làm sao bỏ được nơi này Hy sinh là điều không tránh được. Cho nên, cái đáng nói hơn cả trong cuộc chiến đấu lâu dài này vẫn là niềm tin, nó cho phép ta chấp nhận thử thách, hy sinh, cũng như dân gian xưa chấp nhận mọi sự cay đắng đời thường, qua ý tứ gởi vào câu ca dao về ngọn rau răm. "Rau răm ở lại chịu đời đắng cay" mặc ai kia như "cây cải theo gió về trời". Dẫu rằng thêm nữa đắng cay Niềm tin nuôi lớn đất này bao năm Từ sự hy sinh, thơ Thanh Thảo thường dẫn ý nghĩ chúng ta tới sự bất tử. Anh hình dung những người đã vĩnh viễn nằm lại giữa Trường Sơn vẫn dõi theo bước chân đồng đội. cũng như Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) trong Bài thơ về hạnh phúc, anh nói về tâm niệm cua những người còn sống nguyện đi tiếp con đường lớn mà những người đã khuất phải dừng lại. Ý nghĩ về phần xương máu của đồng đội làm nên ngày gặp lại với người yêu được diễn đạt thật cảm động. em ơi ngày sum họp ngày mai giữa chúng mình còn bao bạn bè ngã xuống Những người ấy, những người hay mơ mộng tha thiết yêu muốn làm được chút gì cho em cho anh cho đất nước đôi tay họ đôi bàn tay trong sạch đã vùi sâu trong đất sẽ vươn giữa hai ta như những nhành cây những nhành cây ôm chặt cuộc đời này giữ cho những lứa đôi tròn hạnh phúc. * Nhiệt tình phát ngôn bằng thơ cho sự tự ý thức của những người trẻ tuổi cùng thế hệ − ở đây là người lính − đã khiến thơ Thanh Thảo giàu khái quát, giàu chất triết lý, nhưng khái quát triết lý ở anh thường không đưa thơ quay về dạng thuần túy chính luận. Cái cụ thể ở thơ anh cũng giàu, cũng đầy lên, sung mãn như triết lý khái quát, thậm chí nhiều hơn thành phần triết lý khái quát. Thơ anh không chỉ vẽ cái chân dung tinh thần qua những quan niệm, những nhận thức, những khái niệm. Trong thực tế máu lửa ác liệt, nhận thức là qua hành động, quan niệm bộc lộ trên lối sống, trên những ứng xử cụ thể. Xích lại gần sự thực cụ thể trần trụi, thơ anh đồng thời khắc họa cả diện mạo cụ thể của người lính cùng thế hệ. Tổ ba người như ba ông táo xáp vào − tiểu đội có cơm ăn ngủ lán hầm chỉ căng một tăng mắc võng đầu quay về một hướng lắm câu đùa, nhiều tâm sự vụn 5 thân thiết lúc nào cũng không hay thằng lém ba hoa tán cả ngày thằng ít nói có tài cải thiện kiếm được gì anh em cùng chén bụng ổn rồi chuyện như bắp rang ngày nắng đêm mưa chuyện của rừng bom đạn Mỹ − chiến trường phải đụng gương mặt sốt soi vào vẫn sáng bùng tự nhiên như lửa trảng dầu Trên đây là chân dung đồng đội. Chỗ khác, đó là chân dung bè bạn. Người ta bảo cửa tâm hồn là đôi mắt tao nhớ mắt mày đen màu đen che chở những đêm Trường Sơn khi ánh sáng rừng chỉ là vết lân tinh mày lặng lẽ mang giùm tao bao gạo cơn sốt ập choáng người lảo đảo vẫn tay mày dìu đỡ tao đi… Chỗ khác nữa, có thể đã là chân dung chính mình − mình đây nên hiểu rộng như là nhân vật trữ tình, mặc dù điều được nói tới có thể là chuyện riêng của người làm thơ. Buổi sớm ấy tôi bước vào tuổi 25 ở đường dây 559 − trạm 73 ngày sinh nhật bắt đầu bằng cơn sốt cổ đắng khô ngồi thở trên đỉnh dốc bạn mở bi đông nhường hớp nước cuối cùng hớp nước cuối cùng giữa cơn sốt đầu tiên ngày sinh nhật tuổi 25 mình được uống. Chân dung tập thể chân dung từng chiến sĩ, chân dung thế hệ chân dung chính mình − không có gì khác nhau trong tất cả những dạng thức đó. từ chân dung thế hệ mình đến chân dung nhân dân cũng là một khoảng rất ngắn, rất gần. Chúng ta gặp hàng loạt những chân dung như thế, ở Dấu chân qua trảng cỏ cũng như Những người đi tới biển. Ở đây, không trực tiếp biểu hiện mình mà nén lặng hướng đôi mắt nhìn ra xung quanh, nhân vật trữ tình trong thơ anh dường như được soi mình vào trong nhân dân. Nhìn ra cái vô cùng lớn lao ở nhân dân, họ là cái giúp ta hình dung ra Tổ quốc. Đất nước đi đây hết thảy Con Người bóng họ tỏa mênh mang ngày nắng gắt họ đi như gió họ đứng như rừng lúc nằm xuống họ hóa thành mặt đất . . . . Khi các thần tiền đã an nghỉ tận trời nhân dân tôi khởi lên tự phù sa vất vả từ điệu múa hồn nhiên trên vách đá người mang gươm đi mở Nước đến bây giờ Nhân dân lớn ở những gì lớn lao kỳ vĩ. Nhân vật trữ tình của Thanh Thảo xác nhận điều ấy bằng kinh nghiệm riêng. cũng bằng kinh nghiệm sống riêng, anh thích nhìn họ ở những nét gần gụi, cụ thể bình dị. Có lúc anh lên tiếng "đề nghị": Những định nghĩa cao xa xin dành cho người khác tôi chỉ cảm thấy phía sau gương mặt địa hình phía sau mỗi người tôi thương còn ngọn lửa lung linh sống động Anh thích nói nét bình thường chân chất này của nhân dân Tôi thương quá những gì đã cho tôi hình dung ra tổ quốc sau tất cả những lớn lao ngoài mặt mở liếp cửa kia là gặp thật những con người 6 da ta chạm tới niềm vui nỗi khổ chú Tám quen cởi trần má Năm cười ít nói cô Út hay thẹn thò ngồi nhóm lửa tên tuổi họ nhiều khi ta khó hỏi bao tai ương cứ dội xuống theo mùa nhưng theo mùa dòng sông vẫn chảy tấm lưng trần nâng dậy cả trời sao gió hồn nhiên lăn mình qua trảng cỏ… Không phải ngẫu nhiên tập trường ca của Thanh Thảo có nhan đề Những người đi tới biển. Trong khá nhiều hàm nghĩa, có một nghĩa khá rõ: anh nói về những người đi tới nhân dân, hòa vào nhân dân trong một hành trình lịch sử (vốn khởi sự từ quá khứ còn tiếp đến tương lai). Những người đó là một thế hệ mới − những người lính cùng thế hệ với tác giả − "hạt muối nhỏ ngây thơ thuần khiết, nó sung sướng được hòa trong sóng nươc" − như một trong những câu khép lại tập trường ca, khép lại mà như mở ra, vì "về với biển đâu phải là yên nghỉ / tới cửa sông là bắt đầu sóng gió", hành trình còn tiếp tục, cuộc đấu tranh vẫn còn, dưới nhiều dạng thức mới, đối đầu những khó khăn thử thách mới, những kẻ thù mới. Thật ra thì thế hệ họ không ở ngoài nhân dân. Họ vốn ở trong nhân dân. Nhưng nếu chỉ là chuyện con ốc nằm trong vỏ ốc thì đã không có sự tự ý thức họ đã không là họ với tư cách là một thế hệ. "Đi tới" ở đây là hành động tự ý thức − tự ý thức bằng một hành động lịch sử của cả thế hệ: đem xương máu bảo vệ Tổ quốc. Không có nhiệm vụ lịch sử lớn lao đặt lên vai, khuôn mặt thế hệ thứ ba này chắc không nhanh chóng hiện rõ như vậy, cả trong đời sống lẫn trong những biểu hiện thơ ca, biểu hiện văn học. Ở phần thành công của thơ Thanh Thảo cũng như của cả lớp thơ trẻ, nhiều lắm thì những tên tuổi nhà thơ cũng chỉ góp được một nửa công sức; phần còn lại, lớn hơn, là của chính đời sống, đời sống chiến đầu của cả thế hệ mà họ thuộc vào nhân danh để cất lên tiếng nói trong thơ. [1] 1-1980 ●Rút từ cuốn “Văn học phê bình”, Sách phê bình-tiểu luận của Lại Nguyên Ân, Nxb. Tác Phẩm Mới, 1984, tr. 45-61. [1] Lưu ý: Các đoạn thơ trích ở hai bài “Thử nghĩ về hạnh phúc” “Người lính nói về thế hệ mình” ở đây là dựa theo sổ tay bạn bè, vì cho đến khi tôi viết bài báo này, cả hai bài thơ này của Thanh Thảo vẫn chưa được in trên sách báo, chỉ lưu hành trong sổ tay của những người yêu thơ L.N.A (*) bãi chết - bãi lựu đạn gài cố định (chú thích trong bài thơ). Nguồn: Hội Nhà Văn Việt Nam 7 . Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo Lại Nguyên Ân ( 3/16/2009 11:07:23 AM ) Khi Thanh Thảo bước vào thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ thì những. đưa vào thơ bức tranh chỉ có những dấu chân − dấu chân những chiến sĩ đã đi qua trên đường chiến trận. Ai đi gần ai đi xa những gì gởi lại chỉ là dấu chân

Ngày đăng: 14/09/2013, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan