HỒCHÍMINH-THƠTẾTVÀTHƠXUÂN Trên thế giới có lẽ ít có nguyên thủ quốc gia nào cứ hàng năm, vào dịp đầu năm mới lại làm thơ chúc Tếtvà coi đó như món quà mừng tuổi của mình gửi nhân dân cả nước như Chủ tịch HồChí Minh. Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã viết: “ Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người nào hết. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em. Chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất .” Sau này, trên báo Sài Gòn giải phóng số Xuân Bính Thìn 1976, nhà thơ Chế Lan Viên đã nói tới cái lớn hơn trong gói giấy hồng đơn bọc tiền mừng tuổi của Bác là tấm lòng Người. Đúng vậy: “Bác làm thơ đâu chỉ vì Tết, đâu chỉ vì thơ. Mà vì những điều lớn hơn thơvàTết nữa. Đấy là vì lòng tôn trọng các truyền thống tốt đẹp của nhân dân, và để kêu gọi nhân dân đi theo con đường cách mạng”: “Mấy lời thành thật nôm na Vừa là kêu gọi vừa là mừng xuân” (Thơ HồChíMinh- Nxb Giáo dục 1977-trang 321) Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, sau này trở thành quốc kỳ của nước ta, đã được Bác đưa vào trong thơ từ rất sớm. Trước tiên là bài: Mừng Xuân 1942 Tháng ngày thấm thoắt chóng như thoi Năm cũ qua rồi, chúc năm mới Chúc phe xâm lược sớm diệt vong Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi Chúc đồng bào ta đoàn kết mau Chúc Việt Minh ta càng tiến tới Chúc toàn quốc ta trong năm nay Cờ đỏ sao vàng bay phấp phới Năm nay là năm Tết vẻ vang Cách mạng thành công khắp thế giới. (1/1/1942) Mấy tháng sau, khi bất ngờ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà ngục ở Quảng Tây, phải đi xa phong trào cách mạng, Bác của chúng ta rất tiếc thời gian. Đêm đêm Bác cứ trằn trọc không ngủ được, vừa chợp mắt là ngôi sao vàng năm cánh trên lá cờ đỏ lại hiện ra: Một canh .hai canh .lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh (Không ngủ được - Nhật ký trong tù) Lúc này chưa thành lập nước, nhưng rõ ràng đối với Bác, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 đã trở thành biểu tượng của cách mạng, của Tổ quốc. Năm năm sau, lá cờ đỏ sao vàng ấy lại tung bay hào hùng trong bài “Chúc năm mới”, dịp Tết Đinh Hợi 1947: Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng Tiến lên chiến sỹ! Tiến lên đồng bào Sức ta đã mạnh, người ta đã đông Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi Thống nhất độc lập, nhất định thành công Khi phân tích những bài thơ chúc Tết này, chúng ta đừng tìm ở đây những nét nghệ thuật cao xa, những hình tượng thẩm mỹ sâu sắc. Bởi những năm này dân ta còn nhiều người chưa biết chữ, Bác muốn người dân có thể nhập tâm đường lối, nhiệm vụ cách mạng đã được kết tinh cô đúc trong các khẩu hiệu, và Bác ghép các khẩu hiệu ấy lại cho thành bài văn vần dễ nhớ, dễ thuộc. Chính Bác cũng có lần đã nói: Thơ Bác không phải bài nào cũng hay, vì Bác không làm thơ, Bác làm để kêu gọi, để nhắc nhở mọi người nhiệm vụ cách mạng. Bác chính là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, nhưng Bác không bao giờ tự đề cao vai trò cá nhân của mình. Bác luôn luôn nói đến tập thể, nói đến vai trò tiên phong của Đảng. Vẫn bằng những lời thơ giản dị, nôm na, đầu xuân 1960, Bác khẳng định công lao to lớn của Đảng, đồng thời diễn giải những nét tinh hoa tiêu biểu và mục đích hành động của Đảng ta. Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình! Đảng ta là đạo đức là văn minh Là thống nhất, độc lập, là hoà bình, ấm no Công ơn Đảng ta thật là to Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng (Đảng ta -ThơHồChíMinh- trang 218) Liên tục trong nhiều chục năm, năm nào Bác cũng có thơ chúc Tết đồng bào chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Nói như Chế Lan Viên, theo thơ chúc Tết của Bác chúng ta đi từ năm tháng này qua năm tháng khác, từ gian khổ này vượt lên giành thắng lợi kia. Những bài thơ chúc Tết về sau này không chỉ còn là lời kêu gọi nữa, mà đã thực sự là bản hùng ca của toàn dân tộc. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta (Mừng Xuân 1968) Ngay năm sau, năm 1969, Bác gửi đến toàn Đảng, toàn dân bài thơ chúc Tết cuối cùng với lời đoán chắc chiến thắng, lời dự báo sự sụp đổ của Mỹ nguỵ, Mỹ trước, nguỵ sau, đứa cút, đứa nhào: Năm qua thắng lợi vẻ vang Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to Vì độc lập, vì tự do Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào Tiến lên! Chiến sỹ, đồng bào! Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn (Mừng Xuân 1969) Nếu như nhà thơThổ Nhĩ Kỳ NamDimHíchmét: “Thơ và nghệ thuật nói chung phải chiến đấu cho hạnh phúc của con người”, thì những bài thơ trên đây của Hồ Chủ tịch không những là thơ mà còn là thơ hay. Đó là những bài thơ “nôm na” như chính Bác đã nói, những bài thơ viết cho toàn dân, mà số đông là những người ít học, đọc hoặc nghe cũng hiểu và làm theo được. Còn trong những hoàn cảnh khác, Bác lại có cách ứng xử khác. Khi trò chuyện với các vị thân sĩ, nhân sĩ, các bậc đại khoa có trình độ Hán học uyên thâm đi kháng chiến chống Pháp Bác lại làm thơ chữ Hán, theo lối Đường thi - một loại thơ mà theo cách nghĩ của các danh nho, người tầm thường không thể viết được. Năm 1948, bộn bề công việc kháng chiến, Bác vẫn làm thơ chữ Hán tặng cụ Bùi Bằng Đoàn (Tặng Bùi Công). Bài thơ có những câu chỉ mới đọc phần dịch nghĩa đã thấy tuyệt bút rồi: Khi xem sách, chim rừng đậu ở song cửa sổ Lúc phê công văn, đoá hoa xuân soi bóng trong nghiên mực (Tặng Bùi Công -ThơHồChíMinh- trang 244) Cũng trong năm 1948, Bác có bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Ai không thạo chữ Hán, khi đọc phần phiên âm cũng thấy bị cuốn hút vào mạch thơ xuân: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền. Đồng chíXuân Thuỷ dịch thơ: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Bài thơ là một bức tranh có không gian, có thời gian, có đường nét, có màu sắc, có sông xuân, nước xuân, trăng xuânvà bầu trời xuân. Trăng vốn là nguồn gợi cảm chính cho hồn thơ Bác. Trăng cũng là yếu tố thứ nhất của đêm rằm. Nhưng ở đây con người hoàn toàn chủ động trước cảnh mới là yếu tố tạo hồn cho bức tranh đêm xuân giữa núi rừng Việt Bắc. Con người đang bàn bạc việc quân. Việc quân bàn xong cũng là lúc đêm xuân đã về khuya. Cảm xúc thơ bừng lên mãnh liệt, hồn thơ lai láng. Trăng xuân oà vào lòng người, người mở rộng lòng đón trăng. Trăng với người thật là tri âm tri kỷ. Thiên nhiên hào hùng diễm lệ. Con người tin yêu sảng khoái và lạc quan. Con người trong thơ ấy chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tâm hồn lớn của Bác đã khiến cho một bài thơ nhỏ tả cảnh trăng xuân giữa núi rừng Việt Bắc mang âm hưởng hào hùng của cuộc kháng chiến thần thánh của toàn dân tộc. Tâm thế sảng khoái và lạc quan ấy của Bác, gần hai mươi năm sau ta lại thấy lấp lánh ngay trong một câu thơ tuyên truyền, đặt trong bài báo “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức Tết trồng cây”(1-1- 1965) Mùa Xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân Một mùa xuân mới đang đến, trước mùa xuân đầy sức sống sinh sôi, xin được kết thúc trang viết này bằng bài thơ chữ Hán cuối cùng trong đời, Bác sáng tác tháng 3 năm 1968, bài Vô Đề: Tam niên bất ngật tửu xuy yên Nhân sinh vô bệnh thị chân tiên Hỷ kiến nam phương liên đại thắng Nhất niên tứ quý đổ xuân thiên Nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch: Thuốc kiêng, rượu cữ đã ba năm Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần Mừng thấy miền Nam luôn thắng lợi Một năm là cả bốn mùa xuân Mong muốn “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, mong muốn “một năm là cả bốn mùa xuân”, tức là mong muốn cho dân tộc ta được hạnh phúc vĩnh hằng. Đó cũng là cái đích Đảng ta phấn đấu đạt tới. Đó đồng thời là nét đẹp tột đỉnh của con người HồChíMinhvà là Hồn thơ lớn của Người . HỒ CHÍ MINH - THƠ TẾT VÀ THƠ XUÂN Trên thế giới có lẽ ít có nguyên thủ quốc gia nào cứ hàng năm, vào dịp đầu năm mới lại làm thơ chúc Tết và coi. mừng xuân (Thơ Hồ Chí Minh - Nxb Giáo dục 1977-trang 321) Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng, sau này trở thành quốc kỳ của nước ta, đã được Bác đưa vào trong thơ