Tác giả Việt Nam văn học sử yếu ông Dương Quảng Hàm chưa nói đến vè mà chỉ cho đó là những bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành dân gian thường tả tính tình, phong tục của người
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THỊ THANH THỦY
NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH
TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Hà Nội – 2009
Trang 2đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
LUậN VĂN THạC Sĩ ngữ văn
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt, ký hiệu 2
Danh mục ảnh, bảng biểu 2
Mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Bố cục của luận văn 12
Chương 1: Tổng quan vè người Việt 13
1.1 Định nghĩa vè người Việt 13
1.2 Phân loại vè người Việt 14
1.3 Tính chất của vè người Việt 20
1.3.1 Tính thời sự 20
1.3.2 Tính chiến đấu 23
1.3.3 Tính địa phương 28
1.3.4 Tính hiện thực 34
Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt 38 2.1 Sử dụng thể thơ 38
2.1.1 Thể tự do 40
2.1.2 Thể lục bát 41
2.1.3 Thể bốn chữ 43
2.1.4 Thể song thất lục bát 47
2.2 Chơi chữ 49
2.2.1 Chơi chữ là gì 49
2.2.2 Chơi chữ trong Văn học dân gian 49
2.3 Sử dụng yếu tố tục 57
2.3.1 Thế nào là yếu tố tục 57
Trang 42.4 Sử dụng thủ pháp phóng đại, cường điệu 65
2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu 66
2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian 66
2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von 75
2.5.1 So sánh là gì 75
2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè 75
Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè 82
3.1 Đi chợ ăn quà 82
3.1.1 Giới thiệu tác phẩm 82
3.1.2 Phân tích thủ pháp 85
3.2 Vè chửi Pháp và vua quan 87
3.2.1 Giới thiệu tác phẩm 87
3.2.2 Phân tích thủ pháp 88
3.3 Vè nói ngược đời nay 91
3.3.1 Giới thiệu nhân vật và tác phẩm 91
3.3.2 Phân tích thủ pháp 94
Kết luận 98
Tài liệu tham khảo 101
Trang 5CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Tcvhdg Tạp chí Văn hoá dân gian
[x, tr.y] x là thứ tự ứng với tên trong phần tài liệu tham khảo
y là trang được trích dẫn
Trang 6Bảng 2.3: Thống kê số bài có nội dung sử dụng yếu tố tục 67
Trang 7và thân phận người phụ nữ phải chịu cảnh ở thuê cực khổ Hơn nữa, vè còn là
vũ khí sắc bén, độc đáo để châm biếm, đả kích, lên án và phê phán những mặt trái của xã hội đương thời Với những giá trị ấy, nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè đã tạo nên những nét riêng so với các thể loại khác (ca dao, truyện cười, câu đố…) trong văn học dân gian và các thể loại trào phúng khác trong văn học thành văn
Tiếng cười trong vè có nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì nhẹ nhàng, mỉa mai, châm biếm, lúc thì quyết liệt, dữ dội Ở đề tài này cũng không ngoài mục đích đi vào nội dung tiếng cười đó để thấy được nét sắc mạnh độc đáo của vè Không những vậy, trong xã hội xưa cũng như ngày nay còn tồn tại vô vàn thói
hư tật xấu, những hành động vi phạm đến phong tục, tập quán và đạo đức của nhân dân Đấy là những tàn dư của xã hộ cũ cần phải quét sạch Vè đã góp tiếng nói của mình làm cho những kẻ có tật phải giật mình và nêu bài học cảnh tỉnh cho những kẻ khác
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Nghệ thuật châm biếm và đả
kích trong vè người Việt” làm đề tài nghiên cứu Hơn nữa, đây là một đề tài
xưa nay rất ít người để ý nghiên cứu đến và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho những ai tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá
Trang 8Ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ đặt cho mình yêu cầu khám phá, hệ thống hoá một vấn đề, trên cơ sở đó suy nghĩ tập dượt, tìm tòi với hy vọng có thể thêm được một đôi ý kiến nhìn nhận mới cho vè người Việt
2 Lịch sử vấn đề
Kho tàng vè người Việt cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu văn học dân gian Nó đã và đang được nhiều nhà khoa học trực tiếp hay gián tiếp bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau
Vè có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát Có thể vè đã manh nha từ trước nhưng chỉ phát triển thành thể loại lớn từ thế kỷ XVI, đặc biệt là thế kỷ XVII về sau, đáp ứng nhu cầu bức thiết phản ánh thực tại xã hội một cách khẩn trương, nhanh gọn và sắc bén Đại thể vè đã nảy sinh chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại ở các thế kỷ XVIII, XIX, XX Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới trong văn tự sự dân gian
Vè xuất hiện để kể chuyện theo cách có vần, có nhịp, cùng với lối kể chuyện bằng văn xuôi, đáp ứng đầy đủ hơn việc biểu hiện nội dung các vấn đề xã hội muốn nêu lên Liên quan đến lịch sử nghiên cứu “Nghệ thuật châm biếm và
đả kích trong vè người Việt” cần xác định khái niệm: Vè là gì?
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều cho rằng: Vè là những bài hát
do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng miệng Trước đây người ta hay lẫn lộn vè với ca dao, sự lẫn lộn này là do quá trình sưu tầm nghiên cứu ca dao hay còn gọi là phong giao đã được sưu tầm nghiên cứu từ lâu còn vè thì mới
gần đây Mãi đến năm 1964 mới có cuốn Vè Nghệ Tĩnh (hai tập) ra đời Sưu tầm đã muộn còn việc nghiên cứu tìm hiểu về nó lại càng ít hơn Tác giả Việt
Nam văn học sử yếu ông Dương Quảng Hàm chưa nói đến vè mà chỉ cho đó
là những bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành dân gian thường tả
tính tình, phong tục của người bình dân, tức là “thư giao” Trong Tục ngữ, ca
Trang 9dao, dân ca Việt Nam, ông Vũ Ngọc Phan cũng không đề cập đến vè mà chỉ
coi vè “là một loại dân ca rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ” [34, tr.678] Trong Văn học dân gian Việt Nam, giáo trình Đại học Tổng hợp do hai ông Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên viết vào năm 1962 thì: “Vè là một hình
thức thơ tự sự, kể chuyện trong dân gian” [26, tr.401] Cũng như các loại hình thơ tự sự khác, vè sử dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ tình nhưng chủ yếu là phương thức tự sự Tác giả những bài vè dân gian thể hiện cuộc sống qua những tính cách nhân vật, qua cốt truyện Tuy có xen vào những đoạn phát biểu ý kiến riêng của tác giả nhưng ngôn ngữ của vè chủ yếu
là ngôn ngữ kể chuyện Hai ông cho rằng vè có “tính chất thời sự” Tính chất địa phương thiên về ghi chép, tường thuật người thực, việc thực, ít chú trọng đến hư cấu nghệ thuật Với giáo trình này, vè trở thành một mục (mục VII) trong phần thứ tư – phần nói về “thơ ca dân gian” Các tác giả chia vè thành hai loại chính: vè thế sự và vè lịch sử
Đến Văn học dân gian Việt Nam, tập hai, giáo trình của trường Đại học sư
phạm do Hoàng Tiến Tựu viết, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1990 thì vè được nâng lên thành một phần trong năm phần của tập sách này, nghĩa là đã có chỗ đứng xứng đáng với thể loại mà nhân dân đã sáng tạo trong quá trình lịch sử Hoàng Tiến Tựu cho rằng: vè không phải là một hình thức thơ mà vè là loại
tự sự bằng văn vần được biểu hiện dưới hình thức nói hoặc kể, chủ yếu nhằm phản ánh kịp thời và cụ thể về những truyện về người thực, việc thực ở từng địa phương Vè giống một loại khẩu báo (báo miệng) của nhân dân, rất gần thể kí trong văn học Việt Nam Khác với ca dao vè thiên về tính tự sự, thông báo sự việc, ít tính trữ tình và ít chú ý trau chuốt về hình thức Đó là những nét nổi bật của vè, ông cũng chia vè ra làm hai loại là vè thế sự và vè lịch sử
Trong Hát dặm Nghệ Tĩnh, tập một, ông Nguyễn Đổng Chi cho rằng: vè
vốn có những đặc trưng cơ bản của nó Trước hết, vè là một loại văn vần kể chuyện (tự sự) tường thuật sự việc nếu như người ta có dùng vè để thuyết lý
Trang 10hay sự tình thì cũng thông qua phương pháp kể chuyện Vè thường cho phép người ta kể lể rông dài, không trau chuốt câu văn, ít khi đếm xỉa đến niêm luật, vần điệu Ông nói: Về mặt hình thức, vè còn mang tính thô sơ của một loại phác thảo, một thứ văn ghi chép sự việc nóng hổi tựa như loại văn phóng
sự Về tính chất thì vè mang nhiều tính thời sự, tính cụ thể và tính địa phương hơn ca dao Như vậy các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã có cái nhìn tương đồng về vè
Vè là một loại tự sự bằng văn vần, chú trọng người thật việc thật diễn ra
có tính chất đột xuất trong làng xã ngày xưa về mọi phương diện trong cuộc sống và những việc lớn vang động đến cả nước Vè phản ánh và bình luận những chuyện thời sự địa phương mang tính chất rõ rệt mọi mặt trong cuộc sống của nhân dân, từ quan hệ đối với thiên nhiên đến các quan hệ xã hội đều
được thể hiện trong vè Có thể nói vè là một bộ bách khoa toàn thư của nhân
dân trong một vùng, các bộ phận khoa học xã hội và nhân văn của nhân dân ta trước kia như: văn học, sử học, địa lý, kinh tế, triết học, xã hội học, dân tộc học phần lớn được ghi lại trong vè Vè không những mang đậm tính trữ tình
mà còn mang tính chiến đấu, tính trào phúng, châm biếm, thời sự Vè phản ánh đầy đủ nhân sinh quan và thế giới quan của nhân dân ta Tuy ngôn từ của
vè chưa được trau chuốt, tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật chưa được khắc họa rõ nét nhưng đứng về mặt tư liệu nghiên cứu tìm hiểu xã hội Việt Nam trước đây thì vè là kho vô tận Gây lại không khí của buổi đặt vè, kể vè, nói vè: cần phải có cái nhìn và phân tích cho thấu đáo về phương diện xuất xứ, cách kể chuyện cũng như đề tài, thế giới quan của nhân dân qua các bài vè, mới thấy hết ý nghĩa, nội dung, giá trị nghệ thuật của các bài vè
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số bài viết đáng chú ý được đăng trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Văn hoá dân gian, Tạp chí Bách khoa như các bài viết của Vũ Tố Hảo, Ninh Viết Giao, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Định Trung…Các bài viết trên đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của vè như: tính
Trang 11địa phương, tính tự sự, tính chiến đấu, tính hiện thực, định nghĩa, nguồn gốc
và phân loại vè
Như vậy, khi so sánh với các thể loại khác thì những công trình nghiên cứu về vè còn khá ít ỏi về số lượng Những công trình nghiên cứu tiêu biểu của Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đổng Chi,
Vũ Tố Hảo…nghiên cứu nhiều bình diện của thể loại vè Dù ở mức độ khác nhau nhưng đều gợi cho chúng tôi những suy nghĩ quý báu, là chìa khoá để chúng tôi bước vào công trình nghiên cứu của mình được thuận lợi hơn
Tuy vậy, khi thực hiện luận văn này chúng tôi cũng gặp không ít khó
khăn Bởi “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt” là một vấn
đề hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, trên cơ sở tìm hiểu và kế thừa những thành quả của những người đi trước Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn góp sức mình vào việc khám phá những vấn đề còn mới trong kho tàng vè người Việt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt” Tuy vậy, trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi không thể khảo sát hết được toàn bộ kho tàng vè người Việt
Để làm rõ vấn đề “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi chọn bộ sách: Tổng tập văn học dân gian người Việt, gồm 19 tập do
Viện Khoa học xã hội Việt Nam giữ bản quyền, Nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hoá biên soạn trong hai năm
2001 - 2002 Trong 19 tập, chúng tôi tập trung nghiên cứu tập 13 và tập 14
Trang 12Ảnh Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tập 13: Vè sinh hoạt
Tập 14: Vè chống phong kiến, đế quốc
Trong hai tập này, chúng tôi chọn 82 tác phẩm có nội dung châm biếm,
đả kích với những tác phẩm tiêu biểu, đại diện cho từng tiểu loại là:
“Vè đánh bạc”
“Đả kích Trần Lệ Xuân”
“Vè trách vua Tự Đức hai lòng”
“Đi chợ ăn quà”
“Vè nói ngược đời nay”
“Vè thằng nhác”
“Bắc cầu Đồng Bàn”
“Hà thành thất thủ ca”
“Mắc lừa thầy tướng”
Ngoài tập 13 và tập 14, chúng tôi còn tham khảo, sưu tầm thêm một số bài vè không nằm trong hai tập trên
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
Với phạm vi nghiên cứu một đề tài luận văn đòi hỏi phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau thì mới có được cái nhìn trọn vẹn, thấu đáo vấn đề
Với đề tài “Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt”
chúng tôi sử dụng các phương pháp như: thống kê, hệ thống hoá tài liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm đạt được mục đích đề ra
Bảng thống kế tổng quan trong phạm vi nghiên cứu
Châm biếm, đả kích phong kiến đế
quốc, tay sai và đế quốc Mỹ
7 Kêu gọi, động viên, khuyên nhủ,
8 Tội ác phong kiến đế quốc và đế
9 Những phong trào đấu tranh Những
trận chiến đấu của quân và dân ta 81 Tập 14 12,1
Trang 14Theo bảng số liệu thống kê trên thì với một số lượng không lớn, chỉ có 82
bài trong tổng số 667 bài của hai tập 13 và 14 trong Tổng tập văn học dân
gian người Việt, bằng 12,2%, nhưng đã khắc hoạ rõ nét tính châm biếm, đả
kích một cách sâu cay về thói hư tật xấu và tay sai đế quốc trong vè người Việt
Bảng thống kê chi tiết 82 bài vè có nội dung châm biếm, đả kích
những thói hư tật xấu và phong kiến đế quốc
Vè đánh bạc (VTTH 113 - 114)
Vè đánh bạc (VTTH 115 - 116) Như thằng gần chết
Máu cờ bạc Quan Kiểm đánh bạc Đừng cờ bạc chi nữa anh ơi Làm trai cờ bạc thì chừa
O Mười quan Huấn chửahoang, huỷ rồi Cậu hèn đã có cháu
Nhắn bà Lương Trách thầy Biện bỏ vợ
10,66 1
Trang 15Lão già chẳng kém trai chi
Nỏ bằng nay có vợ
Đả kích Trần Lệ Xuân Lấy phải vợ già
O Tần về mạc Gửi o kén chồng
Để mà hồi phục nước Nam
Vè “Khâm sai”
Vè tàu ô cướp thuyền ở cửa Thuận
Kể tội vua quan nhà Nguyễn Tây vô cửa Hội
Vè Tây chiếm tỉnh Thanh
Vè chửi Pháp và vua quan
Vè Bảo Đại bảo hoàng Vua quan lại về tổn hại đến dân
9,84 2
gái hư 11
Con gái hư
Vè con gái hư thân
Kể chuyện đờn bà hư
Vè con gái hư
Vè chữ phu
Vè con gái hư thân
Đi chợ ăn quà (VNT 254-256)
Đi chợ ăn quà (VNT 257-259)
Vè ăn hàng
Kể chuyện nàng dâu Lĩnh nợ vay công
9,02 3
5 Việt 10 Hòn đạn công lý giết người không oan 4
Trang 16Vè nói ngược đời nay
Vè con gái làm biếng
Vè lác Huyền
Vè vợ chồng làm biếng
Vè thằng nhác Anh chàng lười
Kể chuyện hào lý nhũng lạm Cái nạn bang tá
Trang 175 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan vè người Việt
Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt
Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ NGƯỜI VIỆT
1.1 Định nghĩa vè người Việt
Có nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa về vè Nhìn chung nó tương đối phong phú và đa dạng Trong phần này, chúng tôi xin được nêu một số định nghĩa và quan niệm chính về vè
- Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, vè là chuyện khen
chê có ca vần và việc sáng tác vè là đặt chuyện khen chê có ca vần
- Theo Từ điển tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên, vè là “Bài văn
vần dân gian kể lại chuyện người thật, việc thật để ca ngợi hay chê bai, châm biếm” [35, tr.1109]
- Theo tác giả Đinh Gia Khánh “vè là một thuật ngữ văn học dân gian có liên quan đến từ “vè” trong “vần vè” Vè có nghĩa là lời nói có vần” [27, tr.235]
- Theo tác giả Nguyễn Văn Hầu “vè là một thể văn vần, dùng để châm biếm một thói dởm, nết hư hoặc thuật lại một sự trạng khác thường xảy ra trong một thời, một vùng với tiết điệu và lời văn cực kỳ giản dị, đặc biệt bình dân” [6, tr.18]
- Tác giả Đinh Gia Khánh nhận xét: “vè là một hình thức kể chuyện bằng
văn vần, một thứ báo chí truyền miệng, một bước quá độ từ ngôn ngữ hằng ngày sang ngôn ngữ thơ ca, thích hợp với những yêu cầu kể chuyện” [17, tr.86]
- Các tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân
trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (phần văn học dân gian)
cũng đồng quan điểm trên và phân tích sâu hơn: “Danh từ vè không phải là tiếng chữ Hán mà là tiếng thuần Việt, chắc hẳn nó bắt nguồn từ tiếng nói năng của dân tộc Trong ngôn ngữ Việt Nam, tiếng “vần” thường thi đôi với tiếng
“vè” Nhân dân ta thường gọi những câu nói có vần là những câu nói có “vần
Trang 19vè” Chắc danh từ vè được rút ra từ đấy để chỉ một thể loại văn học dân gian
có những đặc điểm riêng biệt khác với các thể loại văn học dân gian khác” Trên đây là một số định nghĩa mà chúng tôi đã sơ bộ thâu tóm được Các tác giả tuỳ theo góc độ và cái nhìn của mình mà nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của vè Chính những định nghĩa về vè đã giúp chúng tôi rất nhiều trên đường đi tìm hiểu các cách phân loại và tính chất của nó
1.2 Phân loại vè người Việt
Thể loại vè từ lâu đã được một số nhà nghiên cứu văn học dân gian chú ý
và họ bước đầu đã đưa ra những cách phân loại
Trong Văn học dân gian Việt Nam, Hoàng Tiến Tựu, tập 2, chia vè thành
hai loại chính:
- Vè thế sự,
- Vè lịch sử
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong Lịch sử văn học Việt Nam - Văn
học dân gian, tập 2 cũng chia vè thành hai loại:
- Vè thế sự: Lấy đề tài trong sinh hoạt gia đình và sinh hoạt xã hội của nhân dân Tính thời sự và tính địa phương của vè được thể hiện rõ trong vè thế sự Một số bài có tính chất ca ngợi Nhưng xu hướng chung là trào phúng,
đả kích
- Vè lịch sử: Lấy đề tài ở những sự kiện lịch sử dân tộc, thường vượt ra ngoài phạm vi địa phương, được phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi trong nước [27, tr.238]
Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân trong: Giáo
trình lịch sử văn học Việt Nam (tập 1, phần Văn học dân gian) chia vè thành
hai loại:
Trang 20- Loại lấy đề tài lịch sử: Đó là những cuộc khởi nghĩa của nông dân, những phong trào văn thân, cần vương (vè vợ ba Cai Vàng, vè bà Thiếu phó,
vè Đề Thám, vè Thất thủ kinh đô)
- Loại lấy đề tài xã hội: Như chuyện đi phu, đi lính, chuyện ma chay cưới hỏi, chuyện trai chê vợ, gái rẫy chồng, chuyện bão lụt đói kém, chuyện làm đình, làm đám…(loại vè này chiếm một số lượng khá lớn) [10, tr.51]
Ngoài ra xét về thể thơ, các tác giả đã chia vè thành ba loại:
- Vè lục bát: Phổ biến khắp các địa phương trong toàn quốc
- Vè nói lối: Các địa phương đều có, nhưng phổ biến nhất ở vùng Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ
- Vè hát dặm (một loại riêng của vùng Nghệ Tĩnh) [10, tr.52]
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Tố Hảo thì các cách phân loại trên đều có những điểm chưa hợp lý Vậy cũng không thể căn cứ theo thể thơ để phân loại vè được
Nếu phân loại như trên thì nó có tính chất khái quát quá Vì thực ra bất cứ một thể loại văn học nào cũng lấy đề tài từ cuộc sống mà trong đó có đề cập tới vấn đề về lịch sử và xã hội Cánh phân loại này sẽ dẫn đến tình trạng những bài vè nào liên quan đến lịch sử thì xếp vào vè lịch sử, còn tất cả những bài vè khác đều xếp vào vè thế sự Trong khi đó ở thể loại vè có rất nhiều bài khó mà tách ra được đâu là vè lịch sử, đâu là vè thế sự Hơn nữa, ở những bài vè được các tác giả gọi là vè lịch sử và vè thế sự này thì tính chất của chúng cũng giống nhau Đó là tính thời sự, tính địa phương, tính châm biếm đả kích (hoặc gọi là tính chiến đấu) Chẳng thế mà tác giả Nguyễn Văn Hầu đã cho hai loại này vào một loại những bài vè có tính chất lịch sử Còn tác giả Thuần Phong lại gộp hai loại này vào một loại gọi là vè thời sự
Bên cạnh đó có một số loại vè khá phổ biến mang những đặc điểm và nội dung tương đối khác biệt như: vè trẻ em, vè phong vật, vè nghề nghiệp còn vè tâm sự lại không được các tác giả chú ý đề cập đúng mức
Trang 21Nguyễn Văn Hầu chia vè thành ba loại:
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để nói chơi trong lúc vui đùa Loại này không có ý nghĩa hoặc có rất ít ý nghĩa Thí dụ: vè nói ngược, vè con Sáo
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai chung một hạng người, một tệ tục hay một thói hư tật xấu Thí dụ như: vè đánh bạc, vè ông tiên chỉ cúng thần,
vè tranh miếng thịt lành, vè chê gái lấy chồng chệch, vè mụ đội chửa hoang
- Những bài vè có tính chất lịch sử như: vè thất thủ kinh đô, vè cháy chợ,
vè trời hạn, vè nước lụt, vè kinh tế [10, tr.50]
Tác giả Nguyễn Văn Hầu nêu ra ba loại vè trên cũng không thâu tóm được các loại vè hiện có ở nước ta như: vè nghề nghiệp, vè tâm sự, vè phong cảnh Tác giả tách những bài vè có ngụ ý chế giễu, mỉa mai thành một loại khác biệt với những bài có tính chất lịch sử vì thực ra trong những bài vè có tính chất lịch sử ấy thì tính châm biếm, đả kích, mỉa mai chế giễu cũng khá
đậm Chẳng hạn như bài “Vè Khâm sai”, bài này có tính chất lịch sử vì đã ghi
lại được một trang sử trong giai đoạn chống Pháp, gắn liền với bọn vua quan đầu hàng làm tay sai cho Pháp của nhân dân ta thời bấy giờ Nhưng đồng thời
nó cũng có tính chất châm biếm, phơi bày thực chất xấu xa của đội quân bù nhìn Đồng Khánh bằng những chi tiết rất hài hước Người dân nêu lên một sự kiện lịch sử nhưng đồng thời cũng biểu lộ thái độ của mình hoặc ca ngợi, hoặc
- Vè lịch sử (vè Khâm sai, năm canh điểm mục ca) [10, tr.50]
Ở đây tác giả mới kể ra tên bốn loại vè chính Mặt khác, ông lại quan niệm: vè phong tục là những bài vè có tính chất trào phúng, châm biếm
Trang 22Chẳng hạn tác giả đã dẫn bài vè ông Địa và cho rằng đó là một bài vè phong tục:
“…Bốn lớp bột sam
Hai chục cánh cam,
Để đem tráng miệng Giày cườm thêu kim tuyến Sắm cho Địa một đôi Sắm ống, sắm nồi Đặng cho Địa hút…”
Thực ra đó chỉ là một bài vè chế giễu một hạng người chứ không hề có tính chất phong tục tập quán gì cả
Đồng thời, tác giả lại quan niệm vè thời sự chỉ là những bài vè lịch sử Thực ra tính thời sự của vè còn rộng hơn nhiều Tác giả sắp xếp như vậy đã hợp lý chưa? Đấy là những vấn đề chúng ta còn cần phải bàn lại Ngoài ra còn
có những bài vè như những câu chuyện xảy ra trong làng, ngoài xã, những tâm sự của người gái góa, trẻ mồ côi thì xếp vào phần nào?
Đỗ Bình Trị trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, gần đây nhất
(1991) đã chia vè thành bốn loại:
- Vè lịch sử (kể chuyện nước)
- Vè thế sự (kể chuyện làng)
- Vè than thân (kể chuyện mình)
- Vè cho trẻ em (kể chuyện chim, cá, hoa, quả, gọi bê, gọi nghé ) Cách phân loại của tác giả Đỗ Bình Trị tuy có điểm hợp lý hơn, nhưng vẫn còn nhiều điều phải bàn thêm
Vũ Tố Hảo dựa theo đặc trưng, tính chất, nội dung cũng như hình thức của từng loại vè mà chia vè thành ba loại chính:
- Vè nhi đồng: Gồm những bài do nhi đồng sáng tác hay do người lớn sáng tác cho nhi đồng, nhằm phục vụ cho vui chơi giải trí, ít có ý nghĩa hoặc
Trang 23đã mất ý nghĩa hiện đại chỉ bảo tồn ý nghĩa cổ và chỉ chú ý đến vần nhịp (vè đánh thẻ, đi trốn đi tìm, thả đỉa ba ba, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây ) Và những bài vè phục vụ cho việc giáo dục trẻ em như: vè con ếch,
vè tam thiên tự, nhị thập tứ hiếu…
- Loại vè không gắn với vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có:
+Vè phong vật, phong cảnh (các thứ cây, thứ rau, thứ cá, thứ chim, thứ hoa quả, phong cảnh làng quê, cái đình…)
+Vè nghề nghiệp (làm cói, đánh chão, cào hến, hái dâu nuôi tằm, trồng bông, kể công việc nhà nông…)
+Vè giáo huấn (lời người mẹ khuyên con gái trước khi lấy chồng, con trai trước khi hỏi vợ, khuyên con ăn ở có đạo đức, có trung có hiếu…)
+Vè tâm sự (tâm sự người đi ở, người làm lẽ, người mồ côi, gái goá, cô gái bị ép duyên…)
Loại vè này nặng về tính chất trữ tình, thường được truyền tụng một cách rộng rãi và lâu dài Theo thống kê của Vũ Tố Hảo thì những bài vè này hầu như đều không có tên tác giả, không có thời điểm, không ghi địa điểm và có nhiều dị bản, không gian lưu truyền đã vượt ra ngoài phạm vi địa phương Nó không gắn với một vấn đề thời sự nào xảy ra trong xã hội Nó không phải sáng tác kịp thời mà được lưu truyền từ đời này qua đời khác và ít có tính châm biếm, đả kích Do vậy tính thời sự gần như không có
- Loại vè gắn liền với một vấn đề thời sự xảy ra trong xã hội gồm có: Những vấn đề thời sự xảy ra trong làng xã (vỡ đê, mất mùa, đói kém, làm đình, đắp đường, đi phu, anh đánh bạc, anh chàng nghiện ) Ở đây tính chất tròa phúng, châm biếm đả kích được thể hiện rõ những vấn đề thời sự xảy ra trong làng xã có liên quan đến một vấn đề lịch sử nào đấy (vè thất thủ kinh
đô, vè Quan Đình, vè Đề Thám, vè cụ Phan ) Ở những loại vè này chất liệu lịch sử được chú ý [10, tr.53]
Trang 24Với cách phân loại như trên, Vũ Tố Hảo cho rằng ba loại trên đã thâu tóm được tất cả các loại vè Việt Nam Ở mỗi loại vè, có thể tìm thấy những đặc trưng, tính chất riêng biệt Và qua đây, có thể hiểu một cách khái quát toàn bộ nội dung và nghệ thuật của thể loại vè Việt Nam
Bảng 1.1: Thống kê cách phân loại vè của một số tác giả
T
1 Hoàng Tiến Tựu 2 - Vè thế sự
Nguyễn Nghĩa Dân
2 - Loại lấy đề tài lịch sử
- Loại lấy đề tài xã hội
3
- Vè lục bát
- Vè nói lối
- Vè hát dặm
4 Nguyễn Văn Hầu 3
- Loại trẻ con hoặc người lớn đặt ra để nói chơi trong lúc vui đùa
- Những bài vè ngụ ý chế giễu, mỉa mai
Trang 25Tóm lại: Khi nghiên cứu phân loại vè, các tác giả có cách phân loại khác
nhau Có tác giả dựa vào thể thơ, có tác giả dựa vào đặc điểm vùng miền, có tác giả dựa vào chủ đề… mà chia vè thành nhiều loại khác nhau
Còn ở đây, chúng tôi tiếp thu cách phân loại vè dựa trên cơ sở nội dung các bài vè mà chia làm hai loại:
- Vè thế sự: Miêu tả cụ thể, sinh động, trực tiếp đời sống nhân dân và xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện thực một cách nhạy bén và kịp thời các sự kiện thường ngày của đời sống với xu hướng chung là trào phúng Nhiều bài vè có nội dung đả kích những hành vi phương hại đến phong tục tập quán, những tệ nạn xã hội và những hiện tượng không bình thường trong đời sống nhân dân
- Vè lịch sử: Là sự kết tinh của hai yếu tố chân thật lịch sử và hư cấu thần
kỳ trong giai đoạn lịch sử bi tráng với các cuộc khởi nghĩa của nông dân và phong trào đấu tranh chống đế quốc
Ngoài ra còn có vè kể hoa, kể chuyện về loài vật, cây trái, sự vật…
1.3 Tính chất của vè người Việt
1.3.1 Tính thời sự
Vè mang tính thời sự đặc trưng bởi các sự kiện trong quá khứ ít đuợc vè quan tâm mà vè thường xuất hiệ tức thời, nắm bắt nhạy bén sự việc, sự kiện rồi truyền đi để gây dư luận Phần lớn những bài vè xuất hiện để đáp ứng việc phản ánh dư luận quần chúng trong một thời điểm nhất định Người ta thường
Trang 26quên đi bài vè khi sự việc được phản ánh mất đi tính thời sự mà thay vào đó là
những bài vè hướng về những sự kiện mới Bài vè “Làng đào giếng” là một
minh chứng cho điều đó:
“…Giếng đào ra uống nước,
Cho con cháu muôn đời, Khỏi mang tiếng người cười, Khỏi bẽ cùng sáu xóm
Tiết xuân ra còn đượm, Ngày mùng sáu ngày lành
Đàn em với đàn anh,
Ta quyết đào nỏ tiếc
Giừ đào ra mới biết, Trên đất rẻo một vòng, Giữa mắc lớp đá ong, Xóm ta rày ngao ngán
Giếng đào ra còn cạn, Cuốc thuổng lại cầm tay, Chạy ra mượn đồ tây, Mượn sà beng, vên, vét
Mượn cà cà, ven vét
Xóm ta cũng quyết, Con trai cũng vững vàng, Sắp ra đứng hai hàng,
Đá ong lên lớp lớp,
Trang 27Đá bàn lên lớp lớp
Vui vầy cười cợt,
Kẻ nói chuyện nay mai, Người nói chuyện khôi hài, Quân reo hò rôm rả,
Chuyện nói cười rân rả….”
(Làng đào giếng, tr.431, tập 13) Hơn nữa, vè không kể chuyện theo lối bàng quan mà bộc lộ thái độ của nhân dân trước sự việc được phản ánh như: châm biếm nạn thách cưới, thói lười biếng, khoác loác như:
“Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè lác Huyền
Áo quần không giặt, Mình mẩy lấm lem, Cặp mắt tèm hem, Chân mày trắng xác
Trong mình có lác, Ngoài miệng có duyên
Ở làng An Điền, Kiếm ăn cũng được
Lưng dài thậm thượt, Làm biếng như tinh
Gần tới lễ đình, Nằm lì nhà đãi
Ăn rồi cứ gãi,
Trang 28Công việc chẳng làm
Mình một xác phàm,
Vợ con không có.”
(Vè lác Huyền, tr.617, tập 13) Tính thời sự còn bộc lộ thái độ căm ghét bọn quan lại đục khoét mặc dân tình khốn khổ, ca thán về nạn thuế má, phu phen, cờ bạc Bài vè sau đề cập đến một số bọn tai to mặt lớn của mấy làng ở Quỳnh Lưu đã làm hại dân bằng cách gá cờ gá bạc Những cái bỉ ổi của bọn quan Kiểm, quan Điển, ông Tuần, ông Chánh, thầy Đề, thầy Thông được tác giả bài vè phê phán với một thái độ nghiêm khắc và mỉa mai:
“…Ruộng vườn bán hết, Đến chết vẫn không chừa
Được, rồi lại thua Của người chưa dễ xúc
Ai bày ra chẵn lẻ, Tiền xóc đĩa cũng êm
Đánh cả ngày lẫn đêm, Đầy một sân quan Kiểm
Đầy một nhà quan Kiểm
Bắt ra mà điểm:
Có anh Chiến, anh Xương;
Có quan Điển, quan Hường Ông Tú Văn cũng có
Bà Tú Văn cũng có ”
(Quan Kiểm đánh bạc, tr.638, tập 13)
Trang 29Bên cạnh đó, nhiều bài vè còn ca tụng những thành tích xây dựng làng xã, ngợi ca những người anh hùng Đó là tính thời sự trong vè
tranh Quả đúng như một nhà nghiên cứu về vè đã khẳng định: “Sự thật trong
làng xã được ghi lại tươi rói, ngồn ngộn Mặc dù còn lởm chởm như đất mới cày, đường mới đắp” [5, tr.78] Thế nhưng muốn có một mùa màng bội thu
thì phải có những người xới lên những luống cày đầu tiên ấy
Văn học dân gian nói chung có tính chiến đấu cao, nhưng nếu các thể loại khác của văn học dân gian như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, ca dao chú trọng phản ánh cuộc đấu tranh xã hội lại còn chú ý đến việc miêu tả thiên nhiên, miêu tả tình yêu nam nữ và việc biểu lộ tâm sự của nhân dân trước những vấn đề như ý nghĩa cuộc đời, thái độ đối với cái sống và cái chết thì vè lại chủ yếu tập trung vào các vấn đề đấu tranh xã hội Bên cạnh một số ít bài
vè nói về thiên nhiên thì hầu hết các bài vè đều phản ánh cuộc đấu tranh xã hội Và trong những bài này, nếu trừ một số bài vè lịch sử vừa ca ngợi anh hùng nông dân, anh hùng dân tộc, vừa đả kích những thói hư tật xấu của xã hội cũ thì hầu hết là những bài vè đả kích giai cấp thống trị thối nát Trong khi
đả kích như vậy, vè không quên sử dụng thủ pháp trào phúng
Trang 30Vè thường chộp lấy những sơ hở của giai cấp thống trị, gọi hẳn tên người, nêu rõ sự việc, vạch trần những thủ đoạn gian ác, những hành vi xấu xa, nói
hộ nhân dân những nỗi niềm uất ức phẫn nội, những lời lẽ phê phán kịch liệt đối với những sự kiện chướng tai gai mắt và mang tính thời sự nóng hổi Vè đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhân dân cho nên được mọi người thích thú, học thuộc rồi truyền nhau một cách nhanh chóng Cũng vì vậy mà một bài vè thường lan ra với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi trong xã hội như: chuyện làng, chuyện xóm, chuyện vua, chuyện nước
Trong phạm vi đề tài mà chúng tôi nghiên cứu có 82 bài vè (tập 13 và 14
Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội - Hà
Nội 2006) có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, tố cáo châm biếm,
đả kích phong kiến đế quốc tay sai thì có đến 33 bài chỉ đích danh đối tượng, chiếm 40% đề tài
Vè khẳng định và xã hội hoá những nhận xét trước đó vì tất cả đã được miêu tả rõ nét và là bản án của dư luận xã hội Đối tượng bị lên án dẫu có quyền lực, uy thế cũng không làm gì được để chống lại vì vè là tác phẩm
truyền miệng và “khẩu thiện vô bằng” dẫu cho có thể đoán biết ai là tác giả
thì cũng không có chứng cứ cụ thể để bắt tội, đã không thể lường được xem
có bao nhiêu người biết và thuộc, lại càng không có cách nào ngăn cản nổi sự lan tràn của tác phẩm Và nếu càng có thái độ lồng lộn, căm tức đối với bài vè thì lại càng kích thích người ta đi tìm nghe, học thuộc và lưu truyền bài vè rộng hơn, xa hơn Cho nên những kẻ bị vè đả kích thường là thuộc giai cấp thống trị, rất sợ vè Đây cũng chính là một trong những lý do khiến giai cấp thống trị và tầng lớp tri thức của nó tìm cách xuyên tạc vè, hạ thấp giá trị của
vè và ít nhiều gây ra thành kiến đối với vè Thành kiến đó còn rơi rớt đến ngày nay thì cần phải được xoá bỏ
Như vậy có thể thấy hơn bất cứ một thể loại văn học dân gian nào khác vè
có tính chiến đấu, cần được coi trọng và đi sâu tìm hiểu nhiều hơn nữa Bởi lẽ
Trang 31trong xã hội thực dân phong kiến cũ, một xã hội chất chứa những mâu thuẫn, bất công và thối nát Vè là một vũ khí sắc bén để châm biếm, đả kích những hiện tượng lố lăng, ngứa mắt xả ra trong xã hội
Bảng 1.2: Thống kê số nhân vật bị đả kích, châm biếm trong bài
Số nhân vật
Vè trách vua Tự Đức hai lòng Tập 14 1 1 Hại dân Ông vua Tự Đức làm hư dầndần Tập 14 2 1 Hại dân
Tây sang nhiễu hại, tả sang bắt
mồi
Dân Song Lộc kiện lý trưởng
nhũng lạm
Trang 32Kể chuyện Hào Lý nhũng lạm Tập 14 2 2 Hại dân
Hòn đạn công lý giết người
Qua một số bài vè ta có thể thấy thái độ vô trách nhiệm của bọn quạn lại, hào lý trước Cách mạng tháng Tám đối với tính mạng và tài sản của nhân dân trong trận lụt năm Tỵ Chẳng hạn trong bài vè “Sai đạo” nhân dân đã vạch tội bọn quan lại, lính tráng tay sai của thực dân Pháp:
“…Lũ quân đi lấy
Cái tướng về chia
Thôi đã tràn đìa Cái chi chẳng xách
Cái quần đã rách, Cái áo đã xơ, Cũng giành cũng quơ
Trang 33Huống chi cái khá
Kẻ thì đào mả Ngược lại phá nhà…”
Mặt khác, vè cũng không ngần ngại khi gọi đích danh vua Tự Đức mà lên án:
“Trách vua Tự Đức hai lòng
Đi về bên đạo, bỏ công bên đời…”
(Vè trách vua Tự Đức hai lòng, tr.401, tập 14) Thái độ hèn nhát, bán nước, đầu hàng nhu nhược của vua tôi triều Nguyễn trước nạn ngoại xâm cũng được vè nhắc đến với thái độ không kiêng nể: “…Triều đình bảy vía còn ba
Quân Tây vừa doạ đái ra cả quần…”
(Vè chửi Pháp và vua quan, tr.450, tập 14) Qua một số bài vè trên, ta có thể hình dung được cả một bộ mặt nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Ở đó có những người nông dân bị bóc lột đến bần cùng, phải chịu đựng bao nhiêu thảm hoạ do chế độ thực dân phong kiến gây ra như: đói kém, sưu cao, thuế nặng, đi phu đi lính , còn bọn quan lại thì không từ một thủ đoạn nào, từ tinh vi đến trắng trợn để vơ vét bóc lột dân lành Những bài vè này đã rất thành công khi vạch mặt chỉ tên một cách tường tận, sắc sảo những tội ác và những hành vi đen tối của bọn chúng cho dù chúng có là hương hào, lý dịch hay bọn tham ô quan lại
Tóm lại: Vè đi vào những nét rất cụ thể và sinh động của cuộc sống, lách
lưỡi dao trào phúng vào tận tim đen của tất cả những bọn gian ác, của giai cấp thống trị, phanh phui đến tận ngóc ngách những cái xấu xa nhơ nhớp của chúng, phơi bày ra ánh sáng tội ác với tất cả những vẻ đáng căm ghét của nó
Vè cho ta thấy rõ bộ mặt của cái xấu với một lối miêu tả rất sinh động và rất
cụ thể Vì vậy mà vè là một thể loại có tính chiến đấu cao
Trang 341.3.3 Tính địa phương
Mỗi một thể loại văn học dân gian đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định và chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử ấy Bởi vậy có thể nói rằng: Tính địa phương bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể của nó
Như chúng ta đã biết: “phép Vua thua lệ làng” Làng ở Việt Nam thời
phong kiến là một đơn vị hành chính khép kín, có thể nói làng là hình ảnh của một đất nước thu hẹp lại Hơn thế, do nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp,
người nông dân thường gắn bó chặt chẽ với làng quê của mình “trống làng
nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ” Do vậy có thể thấy vè ra đời
trong hoàn cảnh làng quê ngột ngạt, bị o ép và bế tắc Ngày ấy người ta lại chưa có phương tiện thông tin tuyên truyền thì vè đã đóng vai trò của báo chí truyền miệng địa phương Chính vì thế đặc trưng nổi bật của vè là là tính địa phương và được biểu hiện cụ thể ở bốn điểm chính sau:
Vè phản ánh những sự kiện nóng hổi, vừa xảy ra
Có thể nói bất cứ một sự kiện nào xảy ra trong làng đều được phản ánh
Ví như trận lụt năm Tỵ - một trận lụt xảy ra tại một làng trên con sông Phố (Hà Tĩnh), hạn hán năm Sửu - một trận hạn hán dữ dội năm 1925 ở Diễn Châu nói riêng và ở Nghệ Tĩnh nói chung, rồi nạn đói năm Tân Tỵ, năm Thân… cũng được các tác giả đề cập đến Những bài vè này được miêu tả một cách tỉ
mỉ, chi tiết không khí ảm đạm, thê lương và tình cảnh khốn cùng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ở ngay trên chính quê hương của mình, đồng thời cũng phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn thực dân phong kiến
Nhiều bài vè đã tố cáo bọn cường hào gian ác tham nhũng ở địa phương Nghệ Tĩnh (Dân Đồng Đức kiện cường hào; Bắc cầu Đồng Bàn; Tố cáo lậu đinh; Lý hương Tiên Điền) Bên cạnh đó, cảnh sưu cao thuế nặng mà người
Trang 35dân phải chịu đựng (Dân Hưng Nguyên đi phu Trấn Ninh; Dân Thanh Lý đi phu Cửa Rào; Đi phu sông Voi) và cả những cảnh sinh hoạt đời thường với những số phận rủi ro, cảnh đời ngang trái (kiếp làm mọn, cảnh cha già con dại, cha mẹ tham giàu ép duyên con…)
Vè phản ánh những vấn đề thân thiết nhất trong đời sống
Thông thường trước một sự kiện xảy ra ở một địa phương người dân cảm thấy cần phải phát biểu ngay lập tức quan điểm của mình, kể ngay lại câu chuyện bằng văn vần cho mọi người cùng biết Bởi vậy mà khi đọc những bài
vè chúng ta thấy những vấn đề thiết thân trong đời sống của họ, ngay cả những vấn đề bức xúc, nóng hổi của thời đại cũng được vè đặt ra như cuộc sống hiện tại, bát cơm manh áo, quyền sống, quyền làm người, quyền tự do bình đẳng, tính bác ái và sự công bằng xã hội
“…Làm ăn vất vả
Đời sống khó khăn Không đủ cái ăn Lấy đâu cờ xí
Cờ chuyên đánh đĩ
Cờ làm tay sai Chính là cờ này
Là cờ bán nước…”
(Vè cờ ba que, tr.1139, tập 14) Như vậy có thể thấy vè thực sự có tác dụng khi nêu lên được những vấn
đề mang tính thời sự, thời đại thiết thực được mọi người quan tâm chú ý
Vè gắn với người thật, việc thật
Trang 36Hơn ai hết chỉ những người trên quê hương xảy ra sự kiện đó mới cảm nhận được cái hay, cái thâm thuý, ý nghĩa của bài vè và gắn bó tình yêu sâu nặng với đứa con tinh thần do mình đẻ ra
Để chứng minh cho điều này, chúng tôi đi sâu phân tích bài vè “Dân Nam Kim kiện hào lý” Chuyện xảy ra tại xã Nam Kim thuộc tổng Trung Cần, huyện Nam Đàn Ở đây có chợ Đình, hào lý đã bán quyền thu thuế chợ cho một người trong làng Số tiền thu được không dùng vào việc công ích mà chúng lại bỏ túi tiêu riêng
“…Tại năm đầu kiểm Sở
Ra kiện sự không rồi
Bọn hào lý man khai,
Đã bán quyền thuế chợ
Để thu tiền thuế chợ
Tiền phù thu thuế chợ, Năm bốn quý cũng nhiều Tại lý trưởng lạm tiêu Nhủ dân nghe răng được Nhủ dân chiều răng được
Dân nghĩ tình ngao ngán Dân thấy cực dân ơi!
Nhịn cho hết sự đời Thương dân tình thậm khổ ”
(Dân Nam Kim kiện hào lý, tr.456, tập 14)
Hay bài: “Dân Đồng Đức kiện cường hào” Chuyện xảy ra tại làng Đồng
Đức, xã Xuân Liễu, huyện Nam Đàn Nguyên thời xưa, những người đã mua được chức tri sự, sinh đồ thì không phải chịu phu đãi tạp dịch Làng Đồng Đức sổ đinh có 130 người, bọn quan lại cường hào được miễn dịch và bọn
Trang 37quan lại giàu có mua chức tri sự, sinh đồ đã chiếm mất 70 người, còn lại 60 người là dân nghèo trắng tay Trong khi đó họ phải nai lưng gánh vác phu đài tạp dịch cho cả làng, dân ức quá nổ ra vụ kiện Trước kiện trong làng, sau đưa lên tổng, lên huyện rồi lên tỉnh kéo dài ngót hai năm Cuối cùng dân được kiện, sự việc xảy ra có rất nhiều tình tiết éo le Bài vè này phản ánh không khí đấu tranh sôi nổi của nông dân trước những âm mưu thủ đoạn của bọn phong kiến nông thôn Các tác giả sưu tầm tại chỗ xảy ra câu chuyện
Câu chuyện được bắt đầu bằng năm tháng cụ thể:
“Năm nay Dần Mão chưa qua”
(tức năm Giáp Dần 1913, năm Quý Mão 1914), địa điểm cụ thể:
“Việc phường Đồng Đức sinh ra hỗn hào”
(Đồng Đức: làng Đồng Đức thuộc xã Xuân Hữu, huyện Nam Đàn)
Tên nhân vật cụ thể và có thật:
“ Cố Tổng ra giữ thủ trương, Lượt (bận) trùm hoe Cửu, ông Lương đại hành,
Cố Thọc thủ chỉ cầm cân, Nho Ào biện bộ, thông minh vẽ vời ”
(Cố Tổng thì giữ chức thủ trương và chức trùm phường lẽ ra đến lượt hoe Cửu (Cửu phẩm nhưng nhà nghèo) được làm, ấy thế mà ông Lương (nhà giàu) cũng ra làm, anh nho Ào thì làm thư ký trong phường Còn ông thông Minh vốn là một người công giáo ở Kê Gai (Hưng Nguyên) qua ngụ cư ở đây, giàu có, lý sự và hay kiếm chuyện để làm hại dân)
Tiếp đến, bài vè vạch rõ thủ đoạn “tinh vi” của bọn cường hào nông thôn
nhưng có lẽ chỉ những người ở địa phương ấy, chứng kiến những sự việc cụ thể ấy mới hiểu hết được ý nghĩa sâu sắc của đoạn vè này:
“Ấm Bái mô (đâu) những bảy đời
Kể chuyện ấm Bái chỉ hai quan đồng
Lên trình hỏi nhỏ các ông:
Trang 38Hết hai quan đồng chuyện nớ (ấy) mà thôi
Viết vô trong giấy chín người Xuất tiền ấm Bái đền bồi cùng nhau
Vô phường kẻ trước người sau, Tri Từ, đồ Thạc dáng màu mới vô.”
Tám câu trên vạch rõ việc gian lận của bọn cường hào bởi ấm Bái là con một ông quan trong huyện, một hôm đi qua phường Đồng Đức lúc ban đêm bị cướp chẹn đường Ấm Bái kiện phường Đồng Đức, phường Đồng Đức phải bồi thường hết hai quan tiền đồng (tức 12 quan tiền) Sau đó nhân dân phát hiện ra việc gian lận này, vì vụ ấm Bái xảy ra từ đời nào thế mà những vụ bán chức chi sự, sinh đồ sau này, bọn hương hào cũng bảo là lấy tiền chạy vụ ấm Bái Người ngoài cuộc chưa hẳn đã hiểu nội dung đoạn vè trên, vì vậy người
ta rất dễ bàng quan, thậm chí cho rằng đoạn vè ngô nghê khó hiểu Điều đó chứng tỏ rằng: chỉ có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của một bài vè khi người ta ở trong cuộc, khi bài vè gắn với thời gian, con người, sự kiện cụ thể
ở một địa phương nhất định (nói một cách khác: phải tìm hiểu tính chất địa phương của nó)
Tính cụ thể, xác thực của một bài vè
Khi tìm hiểu những bài vè, chúng tôi thấy có những bài ghi rõ tên tác giả, ngày tháng và địa điểm sáng tác
Chẳng hạn: Trần Nghĩa, người sưu tầm “Bài vè đấu tranh của công nhân
Cẩm Phả” cho chúng ta biết: Tác giả bài vè này là ông Thất, bốc thuốc đông
y ở phố Cẩm Phả, hiện nay mù cả hai mắt Ông đã làm bài vè này trong phong trào đấu tranh đòi tăng lương của công nhân Cẩm Phả, năm 1936 Bài vè được phổ biến rộng rãi trong quần chúng hồi đó Tên Cai Hai (có nhắc đến trong
bài vè) căm tức doạ bắt ông giải về Hồng Gai, ông đáp: “Tôi thấy sao nói vậy
đấy, ông xem có chỗ nào không đúng sự thật đâu”
Trang 39Hầu hết những người nghiên cứu về văn hóa dân gian đều nhận thấy: văn học dân gian nói chung không diễn tả một cá nhân cụ thể, không thông qua cái riêng để nói lên cái chung, cái toàn bộ mà thường là diễn tả một cách khái quát những sự việc, sự vật, những tính cách tâm lý chung của một thời đại, một loại người, một thế hệ, một dân tộc Đã là văn học dân gian thì tác phẩm
ấy không có tên tác giả, không có địa điểm và thời điểm Thật khó xác định một truyện kể, một câu tục ngữ, một câu ca dao ra đời chính xác vào năm nào? Ở đâu? Do ai sáng tác? Và do tính truyền miệng của nó mà có rất nhiều những dị bản Vậy tại sao có những bài vè ghi rõ tên tác giả, ngày tháng, địa điểm sáng tác Lẽ nào vè lại không phải là văn học dân gian mà đã bước sang văn học thành văn?
Theo nhà nghiên cứu Vũ Thị Hảo thì: “vè là một thể loại văn học dân
gian đích thực” [43, tr.92] và cũng chỉ có thể lý giải được điều này khi chúng
ta trở về với tính địa phương của nó
Có thể phác thảo sơ đồ của quá trình hình thành, vận động và phát triển của một tác phẩm văn học dân gian như sau:
Địa phương (xuất phát điểm) -> Toàn quốc (lưu truyền) -> Địa phương (quay trở lại)
Một tác phẩm văn học dân gian đầu tiên bao giờ cũng ra đời ở một địa phương nhất định, thời điểm xuất hiện, trong nhiều trường hợp có một người
cụ thể đưa ra phác thảo ban đầu, thế rồi trong quá trình lưu truyền qua không gian và thời gian tác phẩm đã được gọt giũa, trau chuốt, sửa đổi qua sự sáng tạo kế tiếp nhau của bao thế hệ quần chúng lao động để trở thành tác phẩm văn học dân gian mẫu mực Lúc bấy giờ tác phẩm đã trở thành đứa con tinh thần chung của thời đại Người ta đã quên mất tác giả, thời điểm và địa điểm sáng tác nhưng khi trở thành mẫu mực, những típ và môtíp ổn định thì nó lại quay trở lại địa phương gắn với danh lam, thắng cảnh và địa điểm, phong tục
Trang 40tín ngưỡng, ngôn ngữ cụ thể của từng địa phương để mang tính địa phương sâu sắc
Như vậy, chúng ta thấy vè mới ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành tác phẩm văn học dân gian Do bài vè mới ra đời, do vận mệnh ngắn ngủi và do phạm vi lưu truyền hẹp, người ta chưa kịp quên tên tác giả, địa điểm và thời gian mà tác phẩm xuất hiện Vì vậy mà tên tuổi, địa điểm, thời điểm vẫn còn đến ngày nay
1.3.4 Tính hiện thực
Không ai có thể phủ nhận rằng: Văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực và phản ánh hiện thực đó vào tác phẩm Nhưng cách phản ánh hiện thực của từng thể loại văn học dân gian không phải là hoàn toàn giống nhau
Hiện thực trong thần thoại là hiện thực của thiên nhiên đã được nhân hoá,
của sự chinh phục tự nhiên “trong tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” Ở
đây ta sẽ gặp những ông khổng lồ có thể bắn được mặt trời, uống một hớp nước cạn mười khúc sông, dùng đôi quang gánh hai trái núi, vết chân để lại thành những ao hồ…
Hiện thực của cổ tích là hiện thực của ước mơ, là hiện thực của “những chiếc thảm biết bay”, “những đôi hài vạn dặm” Hay có thể nói: Hiện thực
trong cổ tích là “phi hiện thực” Vì ngoài cuộc đời sẽ chẳng bao giờ tìm thấy
một niêu cơm mà bao nhiêu người ăn không hết, một cây đàn gẩy lên làm tan tác hàng vạn quân binh, và chẳng lúc nào người hiền lành nghèo khổ cũng chiến thắng, kẻ độc ác bị thất bại Thế nhưng đặc điểm của thể loại này “cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặt cả những tình tiết không hợp lý ” Và “thế giới trong truyện cổ tích không cần phải miêu tả chi li, vì thế chúng gần giống nhau, gần như bị xoá nhoà danh giới về không gian và thời gian” [20, tr.22]