1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu chuyên môn bảo quản tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường

114 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tìm hiểu chủ yếu về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu chuyên môn thuộc ngành Khí tượng thuỷ văn hiện đang được bảo quản tại Trun

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

DƯƠNG THỊ HOÀ

TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA- BỘ TÀI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

DƯƠNG THỊ HOÀ

TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN QUỐC GIA- BỘ TÀI

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

Chương 1 THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA TÀI LIỆU TRUNG TÂM TƯ LIỆU KTTV 11

1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu KTTV 11

1.2 Thành phần, nội dung, đặc điểm của tài liệu KTTV 20

1.2.1 Thành phần, nội dung tài liệu KTTV 20

1.2.2 Đặc điểm tài liệu KTTV 34

1.3 Ý nghĩa của tài liệu KTTV 36

1.3.1 Tài liệu chuyên ngành KTTV phục vụ cho việc dự báo thời tiết 36

1.3.2 Tài liệu chuyên môn ngành KTTV phục vụ cho các ngành kinh tế 37

1.3.3 Ý nghĩa tài liệu KTTV trong an ninh, quốc phòng 40

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM TƯ LIỆU KTTV 42

2.1 Thực trạng tài liệu tại Trung tâm Tư liệu KTTV 42

2.2 Tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 49

2.2.1 Những văn bản quản lý, chỉ đạo về tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 49

2.2.2 Các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 54

2.2.3 Các công cụ tra cứu tài liệu KTTV 61

Trang 4

2.2.4 Số lượng, đối tượng độc giả khai thác và sử dụng tài liệu KTTV 61

2.2.5 Thành phần, nội dung tài liệu KTTV được khai thác,sử dụng chủ yếu 69 2.3 Những kết quả đạt được trong việc khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 71

2.4 Nhận xét 74

2.4.1 Về văn bản quản lý chỉ đạo công tác tổ chức, khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 74

2.4.2 Về hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 78

2.4.3 Về các nghiệp vụ lưu trữ 80

2.4.4 Về những kết quả đạt được trong công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 81

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU KTTV 85

3.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa của tài liệu KTTV 85

3.2 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác tài liệu KTTV 87

3.3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu KTTV 90

3.4.Bảo quản an toàn tài liệu KTTV nhằm phục vụ công tác khai thác, sử dụng lâu dài 98

3.5 Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác tài liệu KTTV 99

3.6 Đa dạng hoá, hiện đại hóa các hình thức khai thác sử dụng tài liệu KTTV 100

Trang 5

3.7 Hiện đại hoá công tác tư liệu KTT Vtạo điều kiện hiện đại hoá công tác tổ

chức khai thác, sử dụng tài liệu 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 116

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đớch, ý nghĩa của đề tài

Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoỏ của dõn tộc Chớnh vỡ vậy, ngay từ xa xưa con người đó biết lưu giữ lại những tài liệu cú giỏ trị để khai thỏc và sử dụng vào nhiều mục đớch khỏc nhau Đến nay, với sự phỏt triển khụng ngừng của khoa học kỹ thuật, tài liệu hỡnh thành trong quỏ trỡnh hoạt động của cỏc cơ quan,

tổ chức cũng ngày càng phong phỳ về nội dung và đa dạng về loại hỡnh Đõy là những tài liệu cú ý nghĩa đặc biệt đối với sự phỏt triển của đất nước Nhưng để tài liệu lưu trữ cú thể phỏt huy được giỏ trị đớch thực của nú đũi hỏi phải cú những biện phỏp tổ chức, sử dụng hợp lý

Tài liệu lưu trữ ngành khí tượng thuỷ văn được hỡnh thành trong quỏ trỡnh hoạt động của cỏc cơ quan đơn vị thuộc Trung tõm Khớ tượng thuỷ văn Quốc gia Tài liệu này cú ý nghĩa to lớn đối với sự phỏt triển kinh tế của đất nước, đối với vấn đề an ninh quốc phũng cũng như cuộc sống hàng ngày của người dõn Tài liệu khớ tượng thuỷ văn (viết tắt là KTTV) ghi lại những mốc quan trọng của sự biến đổi thời tiết, giỳp cho cỏc cơ quan chức năng trong ngành khớ tượng thuỷ văn nghiờn cứu về sự biến đổi thời tiết từ đú cú thể dự bỏo về những hiện tượng thời tiết nguy hiểm Nhờ đú, chỳng ta cú thể phũng chỏnh được những thiờn tai bất ngờ do thời tiết gõy ra như bóo, lũ, lụt, hạn hỏn, súng thần…Những kết quả quan trắc về mõy, mưa, giú bóo, thuỷ triều…cũn cú ý nghĩa đặc biệt đối với nhiều ngành kinh tế quốc dõn như xõy dựng, giao thụng, thuỷ điện, nụng nghiệp, y tế, mụi trường…Thậm chớ, ở những nước phỏt triển

cả ngành thương mại, tài chớnh, bảo hiểm cũng là những ngành quan tõm đến sự thay đổi thời tiết

Trang 7

Sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia hay khu vực mà nhiều khi ảnh hưởng đến cả kinh tế thế giới Ngoài ra, những thông tin trong tài liệu khí tượng thuỷ văn cũn phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh quốc phũng của đất nước và phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của nhân dân

Xuất phát từ ý nghĩa của tài liệu lưu trữ ngành khí tượng thuỷ văn, chúng

ta có thể khẳng định rằng: Đây là một tài sản rất có giá trị của Đảng, Nhà nước

và nhân dân ta Chính vì vây, việc bảo quản thống nhất, tổ chức khai thác và sử dụng khối tài liệu này rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách khoa học phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước

Hiện nay, tài liệu khí tượng thuỷ văn được lưu trữ tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn, đây là lưu trữ chuyên ngành khí tượng thuỷ văn Trung tâm

có nhiệm vụ thu thập, bảo quản và tổ chức sử dụng toàn bộ tài liệu lưu trữ chuyên môn của ngành Tuy nhiên, trong thực tế công tác tổ chức, khai thác và

sử dụng tài liệu tại Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế nên tài liệu lưu trữ chưa phát huy được hết giá trị đích thực của nó Việc nghiên cứu vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ chuyên ngành khí tượng thuỷ văn sẽ giúp chúng ta đưa ra những biện pháp thiết thực để tổ chức sử dụng tốt nhất tài liệu lưu trữ của ngành

Là một giảng viên Trường Cán bộ quản lý ngành Giao thông vận tải nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp tôi hiểu sâu hơn về mặt lý luận và thực tiễn của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ Điều này, có ý nghĩa thiết thực đối với công tác giảng dạy của chúng tôi

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu chuyên môn bảo quản tại Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia- Bộ Tài nguyên và Môi trường” làm đề tài luận văn thạc sĩ

Trang 8

2 Mục tiêu của đề tài

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tìm hiểu chủ yếu về tổ chức khai thác

và sử dụng tài liệu chuyên môn thuộc ngành Khí tượng thuỷ văn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn

Thực hiện đề tài, chúng tôi tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:

- Giới thiệu về thành phần, đặc điểm và giá trị của tài liệu KTTV

- Tìm hiểu khái quát về tình hình tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn

- Đề xuất giải pháp nhằm giúp Trung tâm Tư liệu KTTV thực hiện tốt hơn công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài lưu trữ của ngành

4 Đối tượng nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu hai đối tượng chính:

- Hệ thống lý thuyết về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ

- Khối tài liệu lưu trữ chuyên môn ngành khí tượng thuỷ văn và tình hình khai thác và sử dụng tài liệu này tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn

Trang 9

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác lưu trữ Chính vì lẽ đó, vấn đề này đã được sự quan tâm của nhiều tác giả trong và ngoài nước thể hiện dưới dạng viết sách, báo, tạp chí và các đề tài khoá luận tốt nghiệp, luận văn cao học liên quan đến vấn đề tổ chức khai thức và sử dụng tài liệu Cụ thể như sau:

Trước hết vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu đã được nghiên cứu bởi các nhà lưu trữ học của nhiều nước trên thế giới và được công bố ở một số cuốn sách như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” của nhóm tác giả G.A.Bêlốp, A.N.Lôghinôva, K.G.Michiáep, N.R.Prôkôphenkô; “Lưu trữ Pháp” của Cục Lưu trữ Cộng hoà Pháp…

Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc

độ khác nhau như: “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” (Vương Đình Quyền chủ biên); Các bài viết liên quan đến vấn đề khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ trên Tạp chí Văn thư lưu trữ Ví dụ như: “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ trong thời kỳ đổi mới của đất nước” trên tạp chí Lưu trữ số 01 năm 1994; bài viết

“Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ở nước ta” của tác giả Vũ Thị Phụng trên tạp chí Lưu trữ số 02 năm 1994; bài viết “Mấy ý kiến về công tác lưu trữ tài liệu lưu trữ khoa học kỹ thuật thuỷ lợi”-Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3 năm 1994 của tác giả Vũ Văn Minh …

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của học viên, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đề cập đến vấn

đề này Cụ thể như: “Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Học viên Hà Văn Huề năm 2002); “Công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên” (Khoá luận tốt nghiệp của Trần Thị Phương Thuý); “Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu kỹ thuật các công trình thuỷ lợi tại Lưu trữ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Phương Huyền

Trang 10

năm 2007); “Tổ chức và sử dụng tư liệu tại viện lịch sử Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử” (Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thuỳ Dương năm 2008); “Hoàn thiện các hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I” (Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hương năm 2008); “Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại kho lưu trữ Văn phòng Quốc hội thực trạng

và giải pháp” (Luận văn thạc sĩ khoa học của Đặng Thị Thu Trang năm 2009);

Kết quả của hội thảo khoa học về tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ như:

Kỷ yếu hội nghị khoa học về “Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ yêu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin theo tinh thần Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia” ngày 14 tháng 11 năm 2004; Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế về “Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” H, 2008

Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các hướng sau đây:

- Xây dựng cơ sở khoa học cho công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu

- Phân tích vai trò của tài liệu lưu trữ và tầm quan trọng của việc tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu phục vụ cho các nhu cầu thiết thực trong quản lý, nghề nghiệp của mình

- Nghiên cứu thực trạng công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ tại từng cơ quan, từng lĩnh vực cụ thể, từ đó phân tích hiệu quả của việc khai thác

sử dụng tài liệu lưu trữ trong thực tiễn

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có tham khảo và kế thừa nội dung về mặt lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ bao gồm các vấn đề phương pháp luận và phương pháp tổ chức sử dụng và bảo quản tài liệu cùng nhiều vấn đề khác trong các công trình nghiên cứu trên

Nhìn chung, những khía cạnh mà các đề tài nghiên cứu khoa học, khoá luận, luận văn thạc sĩ, các bài viết trên các tạp chí đã đề cập tương đối nhiều

và khá chi tiết về vai trò của công tác tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu Tuy nhiên, trong thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ chức sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn Vì vậy, với đề tài này chúng tôi mong muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ

Trang 11

ngành khí tượng thuỷ văn tại Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn, qua đó đưa

ra những giải pháp cụ thể phù hợp với thực tiễn để công tác này đạt kết quả cao hơn nữa

6 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ mà để tài đặt ra, chúng tôi đã vận dụng các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Với việc tìm hiểu và nghiên cứu những nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài của mình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin phục vụ cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu Trong quá trình khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra số liệu qua các sổ sách, văn bản… để đưa ra những đánh giá, nhận xét Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp mô tả để tái hiện lại tình hình thực tế về tổ chức khai thác và

sử dụng tài liệu tại cơ quan

7 Đóng góp của luận văn

- Giới thiệu các loại tài liệu khí tượng thuỷ văn, làm rõ hơn gía trị và ý nghĩa của khối tài liệu khí tượng thuỷ văn

- Phản ánh thực trạng tình hình tổ chức và khai thác cũng như hiệu quả của việc sử dụng tài liệu khí tượng thuỷ văn Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu này

8 Tài liệu tham khảo

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thu thập, sử dụng những nguồn tư liệu, tài liệu sau:

- Các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia về công tác lưu trữ nói chung và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nói riêng

- Giáo trình, tài liệu về khoa học nghiệp vụ lưu trữ

Trang 12

- Các khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ chuyên ngành lưu trữ có nội dung liên quan đến các khâu nghiệp vụ của khối tài liệu khoa học kỹ thuật và vấn đề tổ chức sử dụng khối tài liệu kỹ thuật

- Các bài viết trên tạp chí Lưu trữ và Tạp chí Văn thư – Lưu trữ về tổ chức khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu khoa học kỹ thuật nói riêng

9 Bố cục của luận văn

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm những chương sau:

Chương I: Thành phần, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa tài liệu Trung tâm

Tư liệu khí tượng thuỷ văn

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại

Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức khai thác,

sử dụng tài liệu KTTV

Trong quá trỡnh thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tỡnh của các cấp lónh đạo Trung tâm Tư liệu KTTV, các bạn bè đồng nghiệp đặc biệt là sự hướng dẫn tận tỡnh của TS Nguyên Liên Hương Bên cạnh đó, chúng tôi gặp không ít những khó khăn khi thực hiện đề tài này Tài liệu KTTV

là loại tài liệu mang tính đặc thù của ngành đũi hỏi người nghiên cứu phải có những hiểu biết nhất định về chuyên môn ngành KTTV, hơn nữa nguồn tài liệu tham khảo về KTTV không nhiều, thủ tục xin tài liệu tại Trung tâm Tài liệu KTTV khó khăn, phức tạp Chính vỡ vậy, mặc dù đó rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt đề tài, nhưng đề tài không tránh khỏi những hạn chế Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, các độc giả quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phũng, Trường Đại học Khoa học xó hội và nhân văn, Lónh đạo Trung tâm Tư liệu Khí tượng thuỷ văn, cán bộ thư viện Trung tâm

Trang 13

Khí tượng thủy văn Quốc gia, bạn bè, đồng nghiệp đó tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lũng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Liên Hương đó hướng dẫn tôi thực hiện đề tài

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2009

Dương Thị Hoà

Trang 14

CHƯƠNG 1:

THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA TÀI LIỆU TRUNG

TÂM TƯ LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu khí tượng thuỷ văn

1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia

Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông

và khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương có điều kiện và tài nguyên khí hậu phong phú, đa dạng nhưng cũng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ Hơn nữa, nước ta là một nước nông nghiệp, việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đặc biệt là thời tiết Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước

ta rất quan tâm đến ngành khí tượng, thuỷ văn nhất là trong điều kiện khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành ngành khí tượng, thuỷ văn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển Trong mỗi giai đoạn ngành KTTV đã không ngừng vươn lên, phục vụ ngày càng tốt hơn, có hiệu quả hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Từ mạng lưới trạm KTTV thưa thớt do thực dân Pháp thành lập bắt đầu từ năm 1891, ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến công tác KTTV Ngày 03 tháng 10 năm 1945 chủ tịch

Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở thiên văn và Đài thiên văn Phủ liễn trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông

Ngày 28 tháng 9 năm 1955, Chính phủ ban hành Nghị định số 916/TTg về việc thành lập Nha Khí tượng thuỷ văn

Đến ngày 29 tháng 12 năm 1958, Chính phủ ban hành Nghị định số 563/TTg chuyển công tác thuỷ văn sang Bộ Thuỷ lợi và đổi tên Nha Khí tượng thuỷ văn thành Nha khí tượng trực thuộc Phủ Thủ tướng

Trang 15

Đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, ngày 14 tháng 10 năm 1975 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 21-NQ/QHK6 thành lập Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn trên cơ sở hợp nhất Nha khí tượng và Cục Thuỷ văn thuộc Bộ Thuỷ lợi

Để đảm bảo cơ sở pháp lý cho Tổng cục KTTV hoạt động, ngày 05 tháng

11 năm 1976 Chính phủ ban hành nghị định số 215/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục KTTV Từ đó đến nay, Tổng cục KTTV đã có nhiều lần thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu

tổ chức cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước

Ngày 11 tháng 11 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2002/NĐ-CP thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo

đó Trung tâm KTTV Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tiếp đó ngày

09 tháng 01 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 15/2003/QQĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Theo Quyết định này, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia là đơn vị sự nghiệp

trực thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện các hoạt

động điều tra cơ bản và dự báo khí tượng, thủy văn, quan trắc môi trường không khí và nước phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trong phạm vi cả nước

Thực hiện chức năng trên, trong những năm qua, Trung tâm KTTV không ngừng phát triển về mọi mặt, mạng lưới trạm khí tượng không ngừng tăng và ngày càng hiện đại Công tác nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ với nhiều

đề tài nghiên cứu cấp Ngành, cấp Nhà nước có tính ứng dụng cao trong thực tiễn

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của ngành cũng không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như năng lực chuyên môn và khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại

Trang 16

Trong thời kỳ hiện nay, do những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước và cuộc sống nhân dân vì vậy Đảng, Nhà nước ngày càng đáng giá cao vai trò vị trí của ngành KTTV Nhà nước ta cũng xác định những nhiệm vụ mới đặt ra đối với Trung tâm Khí tượng, Thuỷ văn Quốc gia nói riêng, ngành KTTV nói chung Điều này được thể hiện rõ ngày 17 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 128/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia Trong đó

nhiệm vụ chính của Trung tâm được quy định cụ thể như sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chiến lược phát triển, chương trình, kế hoạch năm năm, hàng năm, các đề án, dự án của Trung tâm và

tổ chức thực hiện sau khi được phể duyệt

- Tham gia xây dựng văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ thuật về khí tượng, thủy văn

- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới điều tra cơ bản về khí tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng nông nghiệp, khí tượng biển, thủy văn lục địa và thủy văn biển; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược tổng thể quốc gia về dự báo, cảnh báo thiên tai thuộc phạm vi trách nhiệm của Trung tâm

- Tổ chức quan trắc, thu thập tài liệu trên hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn; tổ chức điều tra, khảo sát khí tượng, thủy văn, diễn biến địa hình lòng sông, cửa sông và vùng biển ven bờ để bổ sung tài liệu điều tra cơ bản ở những nơi thiếu trạm quan trắc, nơi thường xảy ra bão, lũ và các thiên tai nguy hiểm khác; thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường không khí và nước theo phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thủy văn; phát tin chính thức về diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt và triều cường theo quy định của pháp luật; tổ chức quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ

Trang 17

công tác cảnh báo sóng thần, phòng, chống lụt, xâm nhập mặn và các tác động gây biến đổi khí hậu, cảnh quan môi trường

- Cử đại diện có thẩm quyền của Trung tâm tham gia Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm- cứu nạn của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tổ chức đánh giá chất lượng điều tra cơ bản dự báo khí tượng, thủy văn thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm, quản lý và lưu trữ tài liệu khí tượng, thủy văn; tổ chức cung cấp thông tin tài liệu khí tượng, thủy văn theo quy định của pháp luật

- Xây dựng, phát triển hệ thống thông tin điện tử khí tượng thủy văn và các công nghệ khác phục vụ điều tra cơ bản, dự báo khí tượng, thủy văn, cảnh báo thiên tai trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia

- Tổ chức lựa chọn, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo khí tượng, thủy văn; bảo vệ hành lang an toàn kỹ thuật và di chuyển công trình khí tượng, thủy văn theo quy định của pháp luật

- Tham gia thẩm tra việc sử dụng dữ liệu điều tra cơ bản về khí tượng, thủy văn đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và cac công trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định và quản lý đầu tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tham gia thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu theo sự phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế về khí tượng, thủy văn sau khi được phê duyệt; tham gia thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương, song phương, các điều ước quốc tế về khí tượng, thủy văn theo phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ về khí tượng, thủy văn theo quy định của pháp luật

Trang 18

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai theo phân công của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên doanh, liên kết hoặc tự tổ chức cung cấp, khai thác các dịch vụ về khí tượng, thủy văn và môi trường theo quy định của pháp luật

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, Trung tâm KTTV Quốc gia được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới ngày càng quan trọng hơn như: phát tin chính thức về diễn biến thời tiết, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lụt và triều cường theo quy định của pháp luật; phục vụ công tác cảnh báo sóng thần, phòng, chống lụt, xâm nhập mặn và các tác động gây biến đổi khí hậu, cảnh quan môi trường; xây dựng, phát triển hệ thống thông tin điện tử khí tượng thủy văn và các công nghệ khác phục vụ điều tra cơ bản, dự báo khí tượng, thủy văn, cảnh báo thiên tai trong mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia;tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai…

Về tổ chức của Trung tâm Khí tƣợng thuỷ Quốc gia văn hiện nay gồm

những đơn vị sau:

Lãnh đạo: Lãnh đạo Trung tâm có Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng giám

đốc

Tổng giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các nhiệm

vụ được giao; quy định chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm, xây dựng quy chế làm việc và chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Trung tâm

Bộ máy giúp việc Tổng giám đốc gồm có:

- Văn phòng

- Ban Tổ chức cán bộ

- Ban Kế hoạch- Tài chính

- Ban Khoa học- Công nghệ và Hợp tác quốc tế

- Trung tâm Công nghệ thông tin KTTV

- Trung tâm Mạng lưới khí tượng thuỷ văn và môi trường

- Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương

Trang 19

- Trung tâm Tài liệu KTTV

- Trung tâm Ứng dụng công nghệ và bối dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường

- Liên đoàn Khảo sát khí tượng thuỷ văn

- Đài Khí tượng cao không

- Đài KTTV khu vực Tây Bắc (tại thị xã Sơn La tỉnh Sơn La)

- Đài KTTV khu vực Việt Bắc (tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

- Đài khí tượng khu vực Đông Bắc ( tại thành phố Hải Phòng)

- Đài KTTV khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ (tại thành phố Hà Nội)

- Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ (tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An)

- Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ (tại thành phố Đà Nẵng)

- Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ (tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà)

- Đài KTTV khu vực Tây Nguyên (tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

- Đài KTTV khu vực Việt Bắc (tại thành phố Plâycu, tỉnh Gia Lai)

- Đài KTTV khu vực Nam Bộ (tại thành phố Hồ Chí Minh)

- Tạp chí khí tượng, thủy văn

Ngoài ra, để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ được giao, ngành khí tượng nước ta đã thiết lập được một mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trong phạm vi cả nước Mạng lưới các trạm quan trắc dưới sự quản lý của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia hiện nay đã lên đến gần 600 trạm các loại được trải khắp mọi miền đất nước từ vùng biên giới, núi cao đến hải đảo Trong đó, máy móc thiết bị phục vụ công tác quan trắc khí tượng, thuỷ văn ngày càng hiện đại Cụ thể như sau:

Quan trắc khí tượng bề mặt: Hiện có 168 trạm khí tượng bề mặt, gồm; 57

trạm hạng I, 68 trạm hạng II và 43 trạm hạng III Trong đó có 122 trạm synop,

46 trạm khí hậu, 13 trạm đo bức xạ mặt trời và 25 trạm thám báo quốc tế Ngoài

ra, còn có 393 điểm đo mưa nhân dân

Trang 20

Quan trắc khí tượng nông nghiệp: Hiện có 27 trạm khí tượng nông nghiệp,

trong đó có 15 trạm cơ bản, 12 trạm phổ thông đại diện cho các vùng

Quan trắc khí tượng cao không: Hiện có 3 trạm thám không vô tuyến tại

Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Tại Hà Nội và Đà Nẵng quan trắc mỗi ngày 2 lần, tại Thành phố Hồ Chí Minh quan trắc mỗi ngày một lần Các yếu tố quan trắc trên cao gồm: khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió từ mặt đất lên đến độ cao 30km Có 7 trạm đo gió bằng kinh vĩ quang học, 3 trạm

đo tổng lượng ôzôn và bức xạ cực tím

Quan trắc ra đa thời tiết: Hiện có 6 trạm ra đa thời tiết gồm 8 ra đa phục

vụ phát triển, theo dõi bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác

Quan trắc thuỷ văn: Hiện có 231 trạm thuỷ văn trong đó có 88 trạm tự ghi,

tự báo mực nước, 100 trạm vùng ảnh hưởng thuỷ triều

Quan trắc vệ tinh: Hiện nay đã lắp đặt tại Hà Nội 01 trạm thu số liệu vệ

tinh địa tĩnh GMS và vệ tinh quỹ đạo cực NOOA với độ phân giải cao

Quan trắc môi trường không khí và nước: Hiện nay, có 154 trạm, điểm đo

gồm: 6 trạm quan trắc tự động môi trường không khí, 18 trạm quan trắc bụi và thành phần hoá học nước mưa, 48 trạm quan trắc môi trường nước sông, 8 trạm quan trắc môi trường nước vùng hồ, 6 trạm quan trắc môi trường nước biển ven

bờ, 68 điểm đo mặn

Trong quá trình quan trắc các yếu tố khí hậu, thời tiết và môi trường đã hình thành ra khối lượng lớn tài liệu chuyên môn của ngành KTTV Những tài liệu này không chỉ có ý nghĩa hiện hành mà nó còn có ý nghĩa lịch sử, phục vụ cho nhiều mục địch khai thác khác nhau Hiện nay, khối tài liệu chuyên ngành này được lưu trữ tại Trung tâm Tư liệu KTTV

Như vậy, qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành ngành khí tượng thuỷ văn không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Cơ quan quản lý ngành- Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cũng ngày càng được Đảng, Nhà nước giao cho những trọng trách mới để đáp ứng và phù hợp với những biến đổi của thiên

Trang 21

nhiên trong nước và trên toàn thế giới Đây cũng là những thách thức mới đối với Trung tâm

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tƣ liệu KTTV

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu KTTV hiện nay được quy định trong Quyết định số 759/QĐ-KTTVQG ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tư liệu KTTV

1.1.2.1 Vị trí, chức năng của Trung Tƣ liệu KTTV

Trung tâm Tư liệu KTTV là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Trung Tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng thu nhận, quản lý, khai thác và sử dụng tài liệu khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp, khí tượng cao không, khí tượng biển, thuỷ văn biển, thuỷ văn lục địa và môi trường đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tê-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong phạm vi cả nước

1.1.2.2 Nhiệm vụ của Trung tâm Tƣ liệu KTTV

Trung tâm Tư liệu KTTV có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, tiêu chuẩn, quy chuẩn

kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế-kỹ thuật về công tác tài liệu KTTV và tổ chức thực hiện sau khi đã được duyệt

- Thu thập toàn bộ tài liệu KTTV từ các Đài KTTV khu vực và các đơn vị

sự nghiệp khác trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia

- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng tài liệu, chỉnh lý, lưu trữ, bảo quản tài liệu KTTV theo quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý chuyên ngành

- Xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cac cơ sở dữ liệu KTTV; tổ chức xây dựng và khai thác cổng thông tin điện tử tài liệu KTTV

- Ký kết và triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về tài liệu KTTV cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật Đồng

Trang 22

thời liên doanh, liên kết, hoặc tự tổ chức cung cấp khai thác các dịch vụ về tài liệu khí tượng thuỷ văn theo quy định của pháp luật

- Quản lý, duy trì, khai thác hệ thống mạng truyền nhận dữ liệu điều tra cơ bản KTTV giữa Trung tâm Tư liệu KTTV và các đơn vị trực thuộc Trung tâm KTTV quốc gia

- Nghiên cứu và triển khai áp dụng khoa học, công nghệ vào việc thu thập,

xử lý, kiểm tra chất lượng chỉnh lý, lưu trữ, bảo quản, khai thác phục vụ tài liệu KTTV

- Tham gia thẩm tra việc sử dụng tài liệu điều tra cơ bản về KTTV đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng theo sự phân công của Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chỉnh lý, lưu trữ và quản lý tài liệu KTTV cho các cán bộ làm công tác tài liệu KTTV

- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về tài liệu KTTV theo

sự phân công của Tổng giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia

Ngoài ra, Trung tâm Tư liệu KTTV còn một số nhiệm vụ khác nữa về tổ chức quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm được hiệu quả

1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Tƣ liệu KTTV

Lãnh đạo Trung tâm có Giám đốc và các Phó giám đốc

Các bộ phận trực thuộc Trung tâm gồm có:

- Phòng Bảo quản tài liệu KTTV

1.2 Thành phần, nội dung, đặc điểm tài liệu khí tƣợng thuỷ văn

1.2.1 Thành phần, nội dung tài liệu KTTV

Trang 23

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan thuộc Trung tâm KTTV Quốc gia đã hình thành ra khối tài liệu lớn bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau như tài liệu hành chính, tài liệu nghe nhìn, tài liệu điện tử và tài liệu chuyên môn Trong những loại tài liệu trên, tài liệu chuyên môn là khối tài liệu thể hiện những hoạt động mang tính đặc thù của ngành KTTV Chính vì vậy, khối tài liệu này có vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt động của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia Khối tài liệu này có khoảng 2644m giá, bao gồm tài liệu từ thời Pháp thuộc đến nay, hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Tư liệu Khí tượng, thủy văn Đây là khối tài liệu đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung bao gồm những nhóm sau:

Tài liệu khí tượng bề mặt

Tài liệu bức xạ

Tài liệu khí tượng nông nghiệp

Tài liệu khí tượng cao không

Tài liệu khí tượng hải văn

Tài liệu môi trường không khí và nước

Tài liệu thuỷ văn vùng sông không ảnh hưởng thuỷ triều

Tài liệu thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều

Tài liệu điều tra khảo sát khí tượng, thuỷ văn, môi trường

Bản đồ dự báo thời tiết

Tài liệu chuyên khảo

Mỗi nhóm tài liệu trên, có những nội dung riêng phản ánh quá trình quan trắc các hiện tượng khí hậu, thời tiết của các trạm khí tượng trong phạm vi cả nước Tuy nhiên, mỗi nhóm tài liệu đều bao gồm hai loại tài liệu đó là tài liệu gốc và tài liệu thứ cấp

Tài liệu KTTV gốc là tài liệu do phương tiện đo, do con người quan trắc

hoặc kết hợp giữa phương tiện đo với con người thu thập và ghi nhận trên các vật mang tin phổ thông, hiện đại trong quá trình quan trắc, điều tra, khảo sát

Trang 24

Tài liệu thứ cấp là tài liệu đã được xử lý, chỉnh biên hoặc tính toán từ tài

liệu gốc theo quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật và được trình bày trên các vật mang tin [6,tr.5]

Trong hai loại tài liệu trên, tài liệu thứ cấp được hình thành trên cơ sở tài liệu gốc và đã qua quá trình xử lý số liệu ví dụ như tính lượng mưa trung bình, tính tổng lượng bức xạ, tốc độ gió…Đây là tài liệu có giá trị sử dụng cao trong thực tế

1.2.1.1 Tài liệu khí tƣợng bề mặt

Là tài liệu được hình thành từ các trạm quan trắc khí tượng bề mặt trên phạm vi cả nước, phản ánh những số liệu quan trắc cơ bản về thời tiết, khí hậu của một vùng như gió, mây, nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, áp suất khí quyển, nhiệt độ đất, trạng thái mặt đất…

Tài liệu khí tượng bề mặt bao gồm tài liệu là sổ gốc và tài liệu chỉnh lý hay nói cách khác là tài liệu thứ cấp:

Tài liệu gốc bao gồm các loại sau:

- Các loại sổ quan trắc (ký hiệu là SKT): Theo quy định của ngành KTTV việc quan trắc khí tượng bề mặt được thực hiện vào các thời điểm 1, 7, 13, 19 giờ (giờ Hà Nội) hàng ngày Sau khi quan trắc xong toàn bộ số liệu quan trắc được các quan trắc viên phải ghi ngay vào sổ SKT bằng bút chì Chính vì vậy, những số liệu trong sổ quan trắc khí tượng thể hiện một cách chính xác và chân thực nhất những hiện tượng khí hậu, thời tiết của vùng quan trắc

Những yếu tố khí hậu được phản ánh trong sổ quan trắc khí tượng bề mặt

đó là: nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, áp suất không khí, nhiệt độ điểm sương, áp suất hơi nứơc, chênh lệch bão hoà, lượng và loại mây, tầm nhìn xa, hướng và tốc độ gió, lượng mưa, lượng bốc hơi, nhiệt độ mặt đất, số giờ nắng

Sổ quan trắc khí tượng gồm các loại sau:

+ Sổ quan trắc khí tượng cơ bản có ký hiệu là SKT-1: Đây là sổ ghi lại toàn bộ những kết quả quan trắc về hiện tượng khí hậu, thời tiết cơ bản như gió, mây, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển …của vùng quan trắc

Trang 25

+ Sổ quan trắc khí tượng ký hiệu SKT-2: Sổ SKT-2 là sổ được dùng để ghi những số liệu quan trắc của những trạm làm quan trắc các Synop và quan trắc phục vụ báo bão từng giờ

+ Sổ quan trắc nhiệt độ đất có ký hiệu SKT-3: Việc quan trắc nhiệt độ đất được tiến hành mỗi ngày 2 lần vào 7h và 19h Những kết quả quan trắc nhiệt độ mặt đất (như xác định trị số nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ lớp đất sâu 5, 10, 15, 20cm ở khu đất tơi không có cây cỏ, nhiệt độ đất ở các lớp sâu: 50, 100, 150, 300cm ở khu đất có cỏ) được ghi vào sổ SSKT-3

+ Sổ quan trắc bốc hơi GGI-3000 có ký hiệu SKT-13a, sổ quan trắc bốc hơi CLASS-A có ký hiệu là SKT-13b: Theo quy định các trạm khí tượng đo bốc hơi ngày 2 lần vào 7h và 19 giờ bằng dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000 và chậu bốc hơi CLASS-A Kết quả quan trắc bằng dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000 được ghi vào sổ SKT-13a còn kết quả quan trắc bằng chậu bốc hơi CLASS-A được ghi vào sổ SKT-13b

Tài liệu thứ cấp: Sau khi quan trắc xong các số liệu được ghi váo sổ quan

trắc khí tượng tiếp đó được chỉnh lý theo quy định của ngành và được ghi vào các “Bảng số liệu khí tượng” Các bảng số liệu khí tượng bề mặt bao gồm nhiều loại:

+ Bảng số liệu khí tượng BKT-1 Sau khi quan trắc các hiện tượng khí tượng bề mặt cơ bản xong bên cạnh việc ghi kết quả quan trắc vào sổ quan trắc khí tượng SKT-1, các quan trắc viên phải chỉnh lý số liệu và ghi vào bảng số liệu khí tượng BKT-1 Những kết quả ghi vào bảng số liệu BKT-1 chủ yếu dựa vào sổ SKT-1

+ Bảng số liệu khí tượng về ẩm- nhiệt độ BKT-2a Những số liệu quy toán từ giản đồ nhiệt, ẩm ký, sau khi đã hiệu chính được chuyển vào BKT-2a + Bảng số liệu khí tượng về khí áp BKT-2b: Áp suất khí quyển (khí áp) là

áp suất thủy tĩnh của cột khí quyển, được xác định bởi trọng lượng cột không khí có chiều cao bằng bề dày của khí quyển nén lên một đơn vị diện tích Nội dung quan trắc khí áp gồm: xác định khí áp mặt trạm, khí áp mặt biển, độ cao

Trang 26

mặt đẳng áp chuẩn gần mực trạm đối với trạm có độ cao từ 800m đến 2300m; giá trị biến thiên khí áp trong 3 giờ, 24 giờ, đặc điểm biến thiện khí áp trong 3 giờ và ghi lien tục biến trình khí áp trong ngày Việc đo khí áp được tiến hành bởi “khí áp kế” Những kết quả quan trắc khí áp sau khi được chỉnh biên thì được ghi vào bảng số liệu BKT-2b

+ Bảng số liệu khí tượng về nhiệt độ đất BKT-3: Là bảng số liệu ghi những số liệu quan trắc về nhiệt độ đất sau khi được chỉnh lý số liệu từ sổ SKT-

3

+ Bảng số liệu khí tượng về bão BKT-8:

+ Bảng số liệu khí tượng BKT-9

+ Bảng số liệu khí tượng về gió BKT-10:

+ Bảng số liệu khí tượng về bốc hơi GGI-3000 ký hiệu BKT-13a;

+ Bảng số liệu khí tượng về bốc hơi CLASS-A ký hiệu BKT-13b:

+ Bảng số liệu khí tượng về giáng thủy BKT-14

+ Bảng số liệu khí tượng về nắng ký hiệu BKT-15

1.2.1.2 Tài liệu quan trắc bức xạ

Tài liệu bức xạ là tài liệu ghi lại kết quả quan trắc tình hình bức xạ mặt trời trong khí quyển

Theo Quy phạm quan trắc khí tượng bức xạ thì ở một trạm bức xạ đo các lượng trực xạ, tán xạ, phản xạ, tổng xạ và cán cân bức xạ vào các thời điểm

0h30ph, 6h30ph, 12h30ph, 15h30ph, 18h30ph (tính theo giờ địa phương) Ngoài ra, còn đo các yếu tố khí tượng có liên quan đến kết quả quan trắc bức xạ [23,tr.4]Các dụng cụ đo bức xạ thường là: trực xạ kế, máy đo bức xạ, nhiệt kế, thụ

xạ kế, ambe kế lưu động Kết quả đo bức xạ được ghi vào sổ quan trắc bức xạ SKT-12 hay nói cách khác tất cả những số liêụ của một kỳ quan trắc bức xạ được ghi vào sổ SKT-12

Như vậy, sổ SKT- 12 là sổ gốc ghi những số liệu về bức xạ quan trắc đựơc Ngoài ra những giản đồ do máy đo bức xạ tự động hình thành ra cũng là tài liệu gốc trong đó những kết quả do máy tự ghi trên giản đồ là những số liệu

Trang 27

trực tiếp Đây là những tài liệu cần được bảo quản cẩn thận để làm cơ sở hình thành tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những bảng quan trắc bức xạ Theo quy định trong thời gian trực ca quan trắc viên phải kiểm soát lại công việc của người làm ca trứơc như kiểm tra kết quả quan trắc, bảo qủan máy móc cũng như mọi công việc cần thiết trong khi tiến hành quan trắc và sau đó mới ghi kết quả quan trắc cuả người làm ca trước vào bảng BKT-12

Bảng BKT-12 được lập tại trạm hàng ngày và được quan trắc viên kiểm tra lại gọi là bản nháp, từ bản nháp này đem chép lại và được kiểm tra kỹ lại do các quan trắc viên bức xạ có kinh nghiệm đảm nhiệm và bản chép này được gọi là bản gốc Từ bản gốc này được sao lại bản thứ hai gọi là bản sao, phải đối chiếu

kỹ với bản gốc với bản sao để tránh sai sót Ở mỗi bản đều phải ghi rõ tên người lập bảng, tên người soát lại và phải có chữ ký và nhận xét của trạm trưởng [23, tr.41] Bảng quan trắc bức xạ gồm bảng BKT-12a, BKT-12b BKT-12c

+ Bảng BKT-12a ghi tổng hợp các số liệu về bức xạ quan trắc được

+ Bảng BKT-12b ghi các kết quả quan trắc cường độ trực xạ khi mặt trời

và các vùng quanh mặt trời không bị mây che và các đặc trưng của độ trong suốt khí quyển

+ Bảng BKT-11 là bảng dùng để ghi những số liệu đã được tính toán trên giản đồ của máy bức xạ Theo quy định hang thàng các quan trắc viên phải lập bảng BKT-11 trước ngày 05 của tháng

Đó là những tài liệu quan trắc bức xạ, hàng tháng những tài liệu này phải được nộp về cơ quan có thẩm quyền trước ngày mùng 10 mỗi tháng để sử dụng

và đánh giá chất lượng quan trắc của trạm

1.2.1.3 Tài liệu khí tƣợng nông nghiệp

Tài liệu khí tượng nông nghiệp là tài liệu ghi chép những số liệu quan trắc

về khí hậu, thời tiết cây trồng phục vụ sản suất nông nghiệp Đây là tài liệu chủ yếu để biên soạn các thông báo, cảnh báo, dự báo khí tượng nông nghiệp, các loại tổng kết về chế độ khí hậu nông nghiệp cũng như các công trình nghiên cứu

Trang 28

về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, xác định chỉ tiêu khí tượng nông nghiệp các cây trồng, vật nuôi…Quá trình quan trắc khí tượng nông nghiệp của các trạm khí tượng hình thành ra các loại tài liệu sau:

- Tài liệu gốc: gồm có “Sổ quan trắc khí tượng nông nghiệp” ký hiệu

SKN-1, SKN-2, SKN-4 và sổ quan trắc, khảo sát trên đồng ruộng

+ Sổ quan trắc khí tượng nông nghiệp SKN: Được dùng để ghi chép các kết quả quan trắc về sự phát triển, mật độ, độ cao, năng suất của các loại cây nông nghiệp và những yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến sứ phát triển, năng suất của cây nông nghiệp Quan trắc viên là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về số liệu ghi sổ, trưởng trạm có nhiệm vụ kiểm soát kỹ trước khi gửi đi Yêu cầu ghi

sổ phải đầy đủ, chính xác, trung thực các kết quả quan trắc

Tài liệu thứ cấp gồm: Báo cáo khí tượng ký hiệu BKN1, BKN2

+ Báo cáo khí tượng ký hiệu BKN1 là báo cáo tổng hợp những số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp trong một vụ

+ Báo cáo khí tượng ký hiệu BKN2 là báo cáo tổng hợp những số liệu quan trắc khí tượng nông nghiệp trong một tháng

Nhìn chung, tài liệu khí tượng nông nghiệp được hình thành theo quy định chặt chẽ của quy phạm khí tượng nông nghiệp Chính vì vậy, số liệu phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ

1.2.1.4 Tài liệu khí tƣợng cao không

Tài liệu khí tượng cao không là tài liệu được hình thành trong quá trình quan trắc các hiện tượng không khí ở trên cao như nhiệt độ, độ ẩm, khí áp… Tài liệu cao không gồm có các tài liệu sau:

- Tài liệu gốc:

+ Băng thu, băng sơ toán, giản đồ, ly mét

+ Biểu ghi số liệu thám không BTK-1: Được dùng để ghi chép những số liệu quan trắc về hiện tượng khí tượng trên không

+ Biểu ghi số liệu gió vô tuyến BTK-2: Được dùng để ghi số liệu gió trên

Trang 29

cao ở các độ cao tiêu chuẩn Theo quy định bảng BTK-2 chỉ được ghi những kết quả quan trắc ở bảng gốc theo thời gian đã quy định với độ lệch cho phép không quá 2giờ Những số liệu và thông tin ghi trong bảng BTK-2 được ghi bằng bút mực bền màu không ghi bằng bút chí, bút mực đỏ

+ Biểu ghi kết quả quan trắc thám không vô tuyến BTK-3

+ Sổ quan trắc Pilot STK-2: Sổ quan trắc Pilot STK-2 hay còn gọi là “Sổ quan trắc gió trên cao hàng ngày ký hiệu là STK-2 là bản số liệu gốc dùng để ghi chép, tính toán các số liệu của một kỳ quan trắc gió bao gồm các yếu tố như: hướng gió, vị trí đặt máy đo, ngày giờ đo, số lần quan trắc, trọng lượng bóng, tốc độ lên thẳng của bóng…

+ Bản đồ ra đa thời tiết

+ Ảnh sản phẩm các loại rađa thời tiết

+ Sổ quan trắc ôzôn SOZ-1, SOZ-2: Là tài liệu ghi chép những kết quả quan trắc về lượng ôzôn hàng ngày tại các trạm khí tượng Ví dụ: Sổ quan trắc tổng lượng ôzôn trạm Hà Nội năm 2001

+ Sổ quan trắc bức xạ cực tím SCT-1, SCT-2: Những kết quả quan trắc về bức xạ cực tím tại các trạm được ghi vào sổ quan trắc bức xạ cực tím SCT-1 và SCT-2 Ví dụ: Sổ quan trắc bức xạ cực tím trạm Hà Nội năm 1999

- Tài liệu thứ cấp

+ Báo cáo tổng hợp thám không vô tuyến BTK-a1

+ Báo cáo tổng hợp các mặt đẳng áp chuẩn BTK-11

+ Báo cáo số liệu gió trên cao BTK-2a

+ Báo cáo số liệu ra đa thời tiết

+ Báo cáo tháng về số liệu ôzôn BOZ: Báo cáo tháng về số lượng ôzôn là bản báo cáo tổng kết số liệu quan trắc TLO3 trong tháng Theo quy định báo cáo phải được lập trước ngày 03 của tháng tiếp theo Sau khi lập xong phải được kiểm tra kỹ, sửa chữa những sai sót nếu có Ví dụ: Báo cáo tổng lượng ôzôn trung bình ngày tại trạm Tân Sơn Hoà năm 1996

+ Báo cáo tháng về số liệu bức xạ cực tím BCT: Là bảng tổng kết kết quả

Trang 30

quan trắc về tình hình bức xạ trong tháng Theo quy định báo cáo phải lập trước ngày 03 của tháng tiếp theo Sau khi lập xong phải được kiểm tra tại trạm và sửa chữa kịp thời những sai sót nếu có

Ví dụ: Báo cáo số liệu bức xạ cực tím tại trạm Hà Nội

1.2.1.5 Tài liệu quan trắc khí tƣợng hải văn

Quan trắc hải văn gồm có quan trắc hải văn ven bờ và quan trắc hải văn tàu biển Chính vì vậy, trong quá trình quan trắc hải văn hình thành hải khối tài liệu đó là tài liệu quan trắc hải văn ven bờ và tài liệu quan trắc hải văn biển

Tài liệu quan trắc hải văn ven bờ được hình thành trong quá trình quan

trắc các yếu tố khí tượng hải văn tại các trạm khí tượng hải văn ven bờ và hải đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý

Các yếu tố quan trắc hải văn văn bờ bào gồm:

- Quan trắc nhiệt độ nước biển tầng mặt bằng nhiệt kế đo nhiệt độ vào các thời điểm 1h, 7h, 13h, 19h.

- Quan trắc mực nước bằng thủy chi, cọc thước đo mực nước cầm tay và quan trắc mực nước bằng máy đo mực nước vào các thời điểm 1h, 7h, 13h,19h.

- Quan trắc song bằng mắt và bằng máy đo sóng vào các thời điểm 7h

, 13h,

19h.

- Quan trắc về gió khi quan trắc song

- Quan trắc sóng biển vào các thời điểm 1h, 19h.

- Quan trắc các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm 24/24 giờ trong ngày

Những kết quả quan trắc các yếu tố trên được ghi cụ thể, rõ ràng vào sổ quan trắc khí tượng hải văn ven bờ ký hiệu là SHV-1 Đây là tài liệu gốc và là

cơ sở để hình thành báo cáo quan trắc hải văn ven bờ Theo quy phạm quan trắc khí tượng hải văn ven bờ: Kết quả quan trắc phải được ghi chép vào các sổ quan trắc sau khi quan trắc Quan trắc viên ghi chép trung thực cẩn thận, rõ ràng, không tẩy xoá [5, tr.58]

Trang 31

Ngoài sổ quan trắc SHV-1, tài liệu gốc trong nhóm này còn có giản đồ của máy tự ghi mực nước Giản đồ là loại tài liệu được hình thành trong trường hợp dùng máy tự động ghi mực nước biển ở những thời điểm khác nhau

Theo quy định: Sau kỳ quan trắc cuối cùng trong ngày, quan trắc viên phải chép các kết quả từ sổ quan trắc sang bảng (báo cáo quan trắc khí tượng hải văn ven bờ) Ngày cuối tháng sổ quan trắc phải được ghi hoàn chỉnh Sang tháng sau, ngày đầu tháng các bảng số liệu của tháng trước phải được được chép hoàn chỉnh Tuần đầu của tháng này, quan trắc viên tập trung chỉnh biên số liệu được đóng gói gửi về Đài khí tượng thuỷ văn khu vực trước ngày 10 tháng này và Đài khí tượng, thuỷ văn khu vực sẽ gửi tài liệu quan trắc đã kiểm soát về Trung tâm KTTV biển trước ngày cuối cùng của tháng Số liệu quan trắc được ghi bằng bút chì đen, bìa ghi bằng mực đen hoặc cửu long xanh đen, tuyệt đối không được ghi bằng bút bi Việc ghi chép phải rõ ràng, sạch sẽ, sổ và báo biểu không được rách, nhăn [5,tr,59] Báo cáo quan trắc hải văn ven bờ gồm có báo cáo ký hiệu BHV-1 và BHV-2

+ Báo cáo quan trắc hải văn ven bờ BHV-1 là bảng ghi kết quả quan trắc các yếu tố trong tháng sau khi đã được chỉnh lý sơ bộ Đây là tài liệu cơ bản được lưu trữ lâu dài và phục vụ rộng rãi, do đó cần phải được lập một cách cẩn thận

+ Bảng kê mực nước biển BHV-2 là tài liệu ghi số liệu tháng về độ cao mực nước từng giờ, nước lớn, nước ròng, thời gian triều dâng, triều rút Số liệu quan trắc ghi trong bảng BHV-2 được chuyển từ giản đồ của máy tự ghi mực nước sang

Đó là những tài liệu khí tượng thuỷ văn ven bờ, những tài liệu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ cho việc dự báo thời tiết và cho việc phát triển kinh tế những vùng ven biển…

Tài liệu quan trắc khí tượng thuỷ văn biển

Bên cạnh tài liệu quan trắc hải văn ven bờ, tài liệu quan trắc khí tượng, thuỷ văn trên tàu biển cũng có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc dự báo thời

Trang 32

tiết của ngành Tài liệu quan trắc khí tượng, thuỷ văn trên tàu biển được hình thành trong quá trình quan trắc các yếu tố khí tượng, quan trắc cao không và quan trắc hải văn trên tàu Những số liệu quan trắc được ghi vào “Sổ quan trắc khí tượng hải văn trên tàu biển” ký hiệu SHV-5 và các báo biểu như: Biểu ghi quan trắc nhiệt độ nước biển, Biểu ghi quan trắc dòng chảy tầng mặt bằng phao nổi, Biểu ghi quan trắc dòng chảy bằng hải lưu kế EKMan, biểu ghi quan trắc sóng mặt rộng, Biểu ghi quan trắc phát quang nước biển, Biểu ghi quan trắc bức

xạ, Biểu ghi quan trắc khí tượng trên biển…Giản đồ triều ký được hình thành

do máy tự ghi Trong đó, “Sổ quan trắc khí tượng hải văn trên tàu biển” ký hiệu

“SHV-5 và giản đồ triều ký là tài liệu gốc còn các bảng biểu là những số liệu đã được tính toán, chỉnh lý theo quy định của ngành

Những tài liệu trên, ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết những số liệu quan trắc về khí tượng tàu biển như áp suất khí quyển, gió, mây, thời tiết hiện tại, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tầm nhìn xa, hiện tượng thời tiết đặc biệt, giáng thuỷ, sương mù; quan trắc về hải văn trên tàu như độ sâu, nhiệt độ nước biển, dòng chảy biển, trạng thái mặt biển, song biển, nước biển, độ phát sang của biển…Đây là những số liệu cần thiết để phục vụ cho việc dự báo thời tiết, phát triển kinh tế biển và những mục đích khác của các cơ quan trọng và ngoài ngành

khí tượng, thuỷ văn

1.2.1.6 Tài liệu thuỷ văn

Tài liệu thuỷ văn gồm có hai loại đó là tài liệu thủy văn vùng không ảnh hưởng thuỷ triều và tài liệu thủy văn vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều

Nhóm này gồm có tài liệu gốc và tài liệu thứ cấp

- Tài liệu gốc gồm những loại sau:

+ Sổ quan trắc mực nước có ký hiệu N-1(dùng cho vùng không ảnh hưởng thuỷ triều): Đây là tài liệu ghi lại những số liệu quan trắc mực nước, nhiệt độ nước sông, nhiệt độ không khí, lượng mưa theo chế độ quan trắc hàng năm Chế

độ quan trắc được đài khí tượng thuỷ văn khu vực quy định cho từng trạm thuỷ

Trang 33

văn căn cứ vào yêu cầu của điều tra cơ bản, yêu cầu phục vụ phòng tránh thiên tai và phải báo cáo với cơ quan thẩm quyền xem xét, chỉ đạo

Sổ quan trắc mực nước sông N-1, bên trong gồm có bảng ghi mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, lượng mưa; bảng thống kê trị số đặc trưng trong tháng; thống kể nhiệt; bảng thống kê độ cao mốc kiểm tra cọc, thuỷ chi trong tháng; ghi chú đặc biệt Những nội dung trong sổ quan trắc N-1 là những

số liệu gốc được ghi chép cẩn thần và là cơ sở để lập lên tài liệu chỉnh biên

+ Sổ quan trắc mực nước ký hiệu T-1 (dùng cho vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều): Sổ quan trắc mực nước T-1 về cơ bản có nội dung giống như sổ quan trắc mực nước N-1 Tuy nhiên, ở vùng chịu ảnh hưởng thuỷ triều tuỳ yêu cầu cụ thể, các trạm còn tiến hành đo một số các yếu tố phụ như hướng nước chảy, hướng gió, sức gió, cấp sóng, đỉnh triều cao nhất, chân triều thấp nhất

+ Giản đồ tự ghi mực nước các loại

+ Biểu ghi lưu tốc

+ Bảng tính lưu lượng triều

+Bảng tính lưu lượng nước

+ Biểu lưu lượng nước từng giờ

+ Biểu đặc trưng triều hàng ngày

+ Biểu lưu lượng nước thực đo

+ Biểu trích lưu lượng nước giờ mùa lũ

+ Biểu lưu lượng nước trung bình ngày

Trang 34

Đối với việc quan trắc thuỷ văn vùng không ảnh hưởng thuỷ triều tài liệu thứ cấp gồm những tài liệu sau:

+ Bảng thống kê độ cao đầu cọc và điểm “0” thuỷ chi các tuyến

+ Bảng thống kê mực nước từng giờ và trị số đặc trưng

+ Bảng ghi mực nước từng giờ và mực nước trung bình ngày

+ Bảng ghi mực nước đỉnh triều cao nhất, chân triều thấp nhất

+ Bảng ghi lưu lượng mưa ngày

+ Bảng ghi nhiệt độ nước trung bình ngày

+ Bảng ghi nhiệt độ không khí trung bình ngày

Những tài liệu trên, có thể cung cấp cho người khai thác những số liệu cụ thể về những yếu tố thuỷ văn như: lượng mưa ngày, mực nước trung bình ngày, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí trung bình ngày, độ đục nước, lưu lượng chất lửng lơ, mực nước đỉnh chân triều…nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau

1.2.1.7 Tài liệu môi trường không khí và nước

Được hình thành trong quá trình quan trắc môi trường không khí và nước tại các trạm, điểm trong hệ thống kiểm soát môi trường không khí và nước do Trung tâm khí tượng thuỷ văn quản lý

Về quan trắc môi trường không khí bao gồm: quan trắc bụi lắng trong tháng, nước mưa Còn quan trắc môi trường nước bao gồm quan trắc môi trường nước sông, quan trắc môi trường nước hồ, quan trắc môi trường nước biển ven bờ, độ mặn

Nhóm tài liệu này bao gồm các loại sau:

+ Báo cáo lấy mẫu bụi lắng tổng cộng tháng ký hiệu MTK-1

+ Biểu ghi kết quả đo độ dẫn điện và pH nước mưa ký hiệu MTK-2

+ Báo cáo lấy mẫu nước mưa MTK-3

+ Biểu ghi kết quả phân tích nước mưa ký hiệu MTK-4

+ Biểu ghi kết quả phân tích nước sông, hồ ký hiệu MTN- 3

+ Biểu ghi kêt quả quan trắc môi trường biển tại trạm ký hiệu MTN- 4

Trang 35

+ Biểu ghi kêt quả phân tích nước biển ký hiệu MTN-5

+ Biểu ghi độ mặn ký hiệu MTN-6

+ Biểu ghi độ mặn đặc trưng ký hiệu MTN-7

+ Biểu ghi độ mặn đặc trưng dọc sông ký hiệu MYN-8

Các báo cáo tình hình nhận và phân tích các mẫu nước, không khí…

Những tài liệu trên, phản ánh những số liệu về chất lượng nước cho từng yếu tố như săt, SiO2, K+…(gồm 14 yếu tố) từ đó có thể đánh giá được chất lượng môi trường không khí và nước

1.2.1.8 Tài liệu điều tra khảo sát khí tượng, thuỷ văn, môi trường

Khối tài liệu này được hình thành trong quá trình điều tra khảo sát khí tượng, thuỷ văn và môi trường, bao gồm các loại tài liệu sau:

+ Sổ ghi đo và báo cáo kết quả điều tra, khảo sát khí tượng

+ Sổ ghi đo và kết quả điều tra, khảo sát thuỷ văn

+ Sổ ghi đo và kết quả điều tra, khảo sát môi trường

1.2.1.9 Bản đồ dự báo thời tiết

Đây là loại tài liệu hình thành trong quá trình quan sát dự báo thời tiết hàng ngày, hàng tháng, hàng năm Tài liệu này bao gồm các bản đồ dự báo thời tiết cụ thể:

+ Bản đồ mặt đất

+ Bản đồ trên cao

+ Bản đồ Biển Đông

1.2.1.10 Tài liệu chuyên khảo

Nhóm tài liệu chuyên khảo bao gồm các ấn phẩm được phát hành nội bộ

và các loại tài liệu KTTV có liên quan, thu thập được thông qua trao đổi, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và khu vực

1.2.2 Đặc điểm tài liệu khí tượng thuỷ văn

Qua quá trình tìm hiểu về tài liệu khí tượng thuỷ văn, chúng tôi nhận thấy tài liệu khí tượng thuỷ văn có một số đặc điểm sau:

Trang 36

- Tài liệu KTTV được sản sinh do sự phối hợp giữa con người, thiên nhiên

và máy móc một cách liên tục theo thời gian Qúa trình hình thành tài liệu gắn liền với chức năng hoạt động của các đài, trạm quan trắc

- Nội dung tài liệu là các số liệu về các hiện tượng khí tượng, thuỷ văn không lặp lại hoàn toàn theo không gian và thời gian nên nếu tài liệu bị mất thì hoàn toàn không có khả năng khôi phục lại số liệu

- Tài liệu khí tượng thuỷ văn mang tính chuyên môn đặc thù của ngành

Do mang tính đặc thù của ngành KTTV cho nên phải là những người có chuyên môn nghiệp vụ về ngành khí tượng thuỷ văn mới hiểu được hết nội dung của những tài liệu này Còn những đối tượng ngoài ngành chủ yếu chỉ sử dụng được những tài liệu đã qua xử lý số liệu, tài liệu gốc rất khó sử dụng

- Tài liệu khí tượng thuỷ văn được hình thành theo những quy định trong quy phạm khí tượng thuỷ văn rất chặt chẽ Chính vì vậy, hầu như tất cả các loại tài liệu trên đã được mẫu hoá cả về nội dung cũng như hình thức tài liệu, các quan trắc viên và các cán bộ trong ngành khi sử dụng chỉ cần điền thông tin thực tế và những thông tin được tính toán theo quy định trong quy phạm vào trong sổ và các bảng biểu đã được mẫu hoá sẵn

- Tài liệu gốc của tài liệu KTTV chủ yếu là những sổ gốc và giản đồ, bản

đồ ra đa, những số liệu trong những tài liệu gốc muốn sử dụng được trong thực

tế đều phải quy toán, chỉnh lý, chỉnh biên (trong ngành KTTV gọi là tài liệu thứ cấp).Tài liệu có giá trị sử dụng trong thực tế chủ yếu là tài liệu thứ cấp Còn tài liệu gốc là cơ sở hình thành tài liệu thứ cấp là số liệu để kiểm tra đánh giá trên thực tế

- Tài liệu chuyên môn ngành KTTV có nhiều loại hình khác nhau bao gồm các loại sổ, giản đồ, bản đồ, báo biểu… với các kích cỡ khác nhau

- Tài liệu KTTV là tài liệu có giá trị lớn về mặt khoa học và thực tiễn, nó được sử dụng rộng rãi Hầu hết các hoạt động kinh tế- xã hội đều có nhu cầu sử dụng tài liệu KTTV Giá trị hiện hành của tài liệu cao, tần số sử dụng nhiều

Trang 37

Do những đặc điểm trên, nên trong thực tế việc tổ chức khoa học tài liệu KTTV có nhiều điểm khác biệt so với tài liệu lưu trữ hành chính cũng như nhiều loại tài liệu khoa học kỹ thuật khác

1.3 Ý nghĩa tài liệu khí tƣợng thuỷ văn

Có thể nói, bất kể một nước có vị trí địa lý ở đâu và trình độ phát triển đến mức nào thì các yếu tố môi trường tự nhiên, trong đó giữ vị trí quan trọng là khí hậu, thời tiết, đều có vai trò đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân

Thực tế cho thấy, các ngành kinh tế của mỗi nước như nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, xây dựng, thuỷ sản, y tế,…an ninh quốc phòng đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của khí hậu, thời tiết Ở các nước phát triển, cả thương nghiệp, tài chính, bảo hiểm cũng là những ngành quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết Những ảnh hưởng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia hay khu vực mà nhiều khi trên thế giới Chính vì vậy, tài liệu chuyên môn ngành khí tượng thuỷ văn có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt Ý nghĩa của tài liệu KTTV có thể được khái quát trên những vấn đề cơ bản sau:

1.3.1 Tài liệu KTTV phục vụ cho việc dự báo thời tiết của ngành KTTV

Tài liệu khí tượng thuỷ văn trước hết được dùng để phục vụ cho hoạt động của ngành KTTV Những thông tin trong tài liệu KTTV sau khi được thu thập, chỉnh biên và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc dự báo thời tiết hàng ngày nhằm phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ những thiệt hại do thiên tai gây ra Có thể nói đây là ý nghĩa lớn nhất của tài liệu KTTV Mặt khác, những thông tin trong tài liệu KTTV còn được các cán bộ trong ngành dùng để nghiên cứu khoa học, tìm ra những quy luật của các hiện tượng thời tiết như bão, lũ, lụt, xương muối, mưa đá, triều cường, sóng thần…

Nghiên cứu về quy luật của các hiện tượng thời tiết là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có đầy đủ thông tin của các yếu tố tự nhiên trong các khoảng thời gian khác nhau Ví dụ như muốn nghiên cứu về sự

Trang 38

biến đổi của khí hậu cần phân tích chuỗi số liệu nhiều năm của một số yếu tố khí hậu như mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ…Hay nghiên cứu về tốc độ gió lớn nhất đói hỏi phải có những số liệu về tốc độ gió lớn nhất của nhiều năm liên tục…Những số liệu này sẽ được cung cấp từ nguồn tài liệu KTTV

1.3.2 Tài liệu KTTV phục vụ cho các ngành kinh tế đất nước

- Trong ngành xây dựng:

Để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng cơ bản như khu trung cư, nhà

ở, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…tránh được những thiệt hại do thiên tai, thời tiết gây ra thì nhiều công đoạn trong xây dựng cơ bản cần đến thông tin về KTTV

Trong thi công công trình xây dựng cơ bản có thể nói 45% công đoạn chịu ảnh hưởng của thời tiết

Trong thiết kế các công trình xây dựng cơ bản đòi hỏi cần xác định các chỉ tiêu giới hạn mà công trình có khả năng chịu đựng được những biến đổi có thể xảy ra của điều kiện thời tiết Xác xuất hư hại ở đây được tính là nhỏ nhất đối với một giá trị xác định nào đó của yếu tố thời tiết Chẳng hạn kết cấu của nhà được tình để chịu được tải trọng gió với một tốc độ gió cực đại Trong nhiều trường hợp người thiết kế muốn công trình bền vững ngay cả với tổ hợp thời tiết xấu nhất Ví dụ một ngôi nhà vừa chịu được tải trọng gió lớn nhất vừa chịu được lũ lụt, hạn hán xảy ra…Như vậy, để thiết kế được một công trình xây dựng đáp ứng được nhu cầu thực tế đòi hỏi cần có số liệu trong tài liệu KTTV để tính toán lập lên những thông số kỹ thuật phù hợp, đảm bảo chất lượng của công trình ngay cả trong những điều kiện thời tiết nguy hiểm

- Trong nông nghiệp:

Nông nghiệp là trong những ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của thiên nhiên Cuộc cách mạng xanh, cách mạng sinh học và các tiến bộ kỹ thuật khác áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những thành tựu đáng kể

để tăng sản lượng Tuy nhiên, năng suất và sản lượng cây trồng vẫn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên như khí hậu, nhất là phụ

Trang 39

thuộc và các thiên tai như lũ, lụt, hạn hán, gía rét…Nhiều trường hợp vì khí hậu phải thay cả các loại giống cây trồng, vật nuôi Không những thế, trong sản xuất nông nghiệp sâu bệnh là yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà sâu bệnh cũng phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu Thực tế cho thấy, những thiệt hại trong nông nghiệp do khí hậu, thiên tai gây ra hàng năm không nhỏ Chính

vì vậy, những thông tin về các yếu tố khí tượng, thuỷ văn có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển tốt cũng cần chú ý đến yếu tố khí tượng thuỷ văn Nhất là nước ta, mặc dù trong những năm gấn đây chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đã đạt đựơc những kết quả nhất định nhưng đến nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp Những thông tin trong tài liệu KTTV là những thông tin cấn thiết để ngành nông nghiệp có thể sử dụng để lựa chọn, cải tạo, sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi cho phù hợp Đặc biệt

là tài liệu khí tượng nông nghiệp nó phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp nước ta

- Trong ngành Giao thông vận tải:

Tài liệu KTTV cần thiết cho xây dựng, phát triển, thực hiện các loại hình giao thông bao gồm có giao thông đường bộ, giao thông đường không, giao thông đường biển Cụ thể như sau:

Giao thông đường bộ rất cần đến những thông tin về KTTV như những thông tin về lượng mưa, kích thước hạt bùn…để thiết kế, xây dựng, vận hành các công trình giao thông đường bộ như cầu, cống, đường…

Giao thông đường hàng không cần đến thông tin trong tài liệu KTTV để đảm bảo cho những chuyến bay được an toàn Những số liệu KTTV cần cho ngành hàng không như chế độ khí hậu, thủy văn khu vực xây dựng sân bay, các đặc trưng về sương mù, khả năng xuất hiện mây thấp, tâm nhìn xa, phân bố tốc

độ gió…Trong đó, tài liệu ra đa là tài liệu cần thiết nhất đối với ngành hàng không

Trang 40

Giao thông đường biển: Các hoạt động trên biển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ khí tượng hải văn Để đảm bảo an toàn giao thông biển không thể thiếu được những thông tin về khí hậu, thời tiết trong từng vùng biển mà tàu đi qua

Qua đó, chúng ta thấy tài liệu KTTV rất cần cho hoạt động của ngành giao thông vận tải

- Trong ngành thuỷ lợi và thuỷ điện:

Mục tiêu của ngành thuỷ lợi và thuỷ điện là khai thác tiềm năng nguồn nước bằng cách xây dựng các công trình như hồ, đập, cống, nhà máy…Để thực hiện tốt mục tiêu trên, ngành thuỷ lợi và thủy điện phải có những thông tin về KTTV đặc biệt là thông tin về thủy văn như lượng mưa hàng năm, phân bố lượng mưa trong năm, chất lượng nước, mực nước và lượng nước lũ lớn nhất…Nếu không có những số liệu chính xác về KTTV cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của ngành thủy lợi và thuỷ điện

- Các hoạt động kinh tế biển như khai thác thủy sản, khai thác dầu khí,

phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nhiệt độ không khí, nước, gió, thuỷ triều, dòng chảy, sương mù, băng biển…Không ít sự cố xảy ra trên biển là do thời tiết xấu gây ra

- Trong lâm nghiệp: Ngoài những điều kiện tác động đến sinh trưởng và

phát triển của cây trồng tương tự như với ngành nông nghiệp rừng còn chịu tác động khi nhiệt độ cao dễ gây cháy rừng

- Ngành y tế: Những thông tin về khí hậu, thời tiết giúp cho ngành y tế

đưa ra được những kế hoạch phòng tránh dịch bệnh theo từng mùa Ngoài ra, những thông tin này còn có vai trò trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên phục vụ cho công tác chăm sóc sực khoẻ con người

- Trong ngành du lịch cũng cần đến những thông tin về khí hậu thời tiết,

môi trường để xây dựng những khu du lịch giải trí hấp dẫn thu hút được nhiều khách đến thăm Đặc biệt là các khu du lịch sinh thái thì yếu tố khí hậu là quan trọng nhất

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w