Trên cơ sở những điều đã trình bày trên, chúng tôi mạnh dạn chọn làng Cự Đà làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này với nhan đề Làng Cự Đà Thanh Oai, Hà Tây: Quá trình hình thành, nhữ
Trang 1HUỲNH PHƯƠNG LAN
Làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây): quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Mã số: 5.03.15
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang
Hà nội - 2005
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG MỘT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ THÀNH LẬP LÀNG 20
I Vị TRÍ ĐịA LÝ, ĐịA GIỚI HÀNH CHÍNH 20
II Điều kiện tự nhiên 25
III Lịch sử hình thành 31
CHƯƠNG HAI TÌNH HÌNH KINH TẾ 46
I Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp 47
I.1 Tình hình sở hữu ruộng đất 47
I.1.a Sở hữu công làng xã về ruộng đất 48
I.1.b Ruộng bán công bán tư 49
I.1 c Sở hữu tư nhân về ruộng đất 51
I.2 Kinh tế nông nghiệp 63
II TIỂU THỦ CÔNG NGHIÊP 67
II.1 Nghề làm tương 67
II.2 Nghề làm miến 70
III THƯƠNG NGHIỆP 71
CHƯƠNG BA TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ CÁC TỔ CHỨC TỰ TRỊ TRONG LÀNG 92
I KẾT CẤU DÂN CƯ 93
II TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH 95
II.1 Cơ cấu tổ chức xóm làng 95
II.2 Bộ máy hành chính 97
III TỔ CHỨC TỰ QUẢN 99
III.1 Bộ máy hành chính tự quản 99
III.2 Tổ chức giáp 102
III.3 Tổ chức dòng họ 104
CHƯƠNG BỐN 109
TÌNH HÌNH VĂN HOÁ 109
I VĂN HOÁ SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT 111
II VĂN HOÁ ĐẢM BẢO ĐỜI SỐNG 113
II.1 Các công trình dân dụng 113
II.1.a Hệ thống nhà ở cổ truyền 113
I.1.b Hệ thống nhà ảnh hưởng phong cách kiến trúc Pháp 121
II.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng 124
Trang 3II.3 Hệ thống công trình văn hoá tôn giáo, tín ngƣỡng 127
II.3.a Đình làng Cự Đà 127
II.3.b Miếu làng Cự Đà 129
II.3.c Đình Hát 130
II.3.d Am thờ đức Chầu Bà 131
II.3.e Chùa Cự Đà 132
II.3.f Văn chỉ 132
II.3.g Hệ thống nhà thờ họ 133
III ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN 133
III.1 Phong tục tập quán, truyền thống đạo đức 133
III.2 Hội làng 138
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Việt Nam hiện nay vẫn được coi là một quốc gia nông nghiệp, với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn Cho đến thời điểm những năm đầu của thế kỷ 21, nông thôn, sản xuất nông nghiệp, cuộc sống làng xã vẫn có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước nói chung và mỗi người dân Việt Nam nói riêng Với nhiều người Việt Nam, khái niệm quê hương đất nước luôn gắn với ngôi làng nơi họ sinh ra, gắn với cây đa, bến nước, sân đình - những sản phẩm văn hoá đặc trưng của mỗi làng Việt cổ truyền
Trong một thời gian dài, làng xã luôn tồn tại như một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước Làng xã là nơi tụ cư của người Việt Người nông dân Việt Nam và đời sống của họ trong làng xã có vai trò đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, làng đã từng có vai trò quyết định trong quá trình trị thuỷ, khai hoang sản xuất và chống giặc giữ nước Ngoài ý nghĩa trên, làng xã còn là nơi bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần của người nông dân Việt Nam, là nơi sản sinh ra những di sản văn hoá vô cùng to lớn của dân tộc như những ngôi đình, ngôi chùa, điệu hát câu hò Những truyền thống văn hoá còn lưu giữ tới ngày hôm nay đều là những sản phẩm của văn hoá làng xã
Mặc dù trong chính sử, làng xã rất ít được nhắc tới nhưng hầu như tất
cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng việc nghiên cứu lịch sử làng
xã là một phần quan trọng để hiểu rõ về lịch sử dân tộc Có thể thấy rằng vận mệnh của đất nước luôn gắn liền với làng xã
Trang 5Hiểu biết một cách toàn diện về làng sẽ giúp làm sáng tỏ hơn về nông thôn Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung Vì vậy, nghiên cứu làng xã trong quá khứ cũng chính là để tìm ra những giải pháp đúng đắn trong việc quản lý nông thôn ngày nay Đây là ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu làng xã cổ truyền Việc t́m hiểu mối quan hệ giữa nhà nước với làng xă trong chiều dài lịch sử Việt Nam có thể bổ ích và cần thiết để hiểu những vấn đề của làng xă nông thôn Việt Nam hiện tại.
Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang tiến hành công cuộc xây dựng nông thôn mới Mô hình nông thôn mới chỉ bền vững khi nó được người nông dân chấp nhận, khi nó biết phát huy và kế thừa được những mặt mạnh cũng như loại bỏ được những hủ tục lạc hậu của làng xã truyền thống Đây là một yêu cầu cấp bách không chỉ đối với những nhà nghiên cứu mà còn những người quản lý làng xã Chúng ta chỉ có thể làm tốt được việc này khi trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ, những hiểu biết sâu sắc về mọi mặt của làng Việt cổ truyền
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Bản sắc văn hoá của một dân tộc được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống tinh thần và vật chất của dân tộc ấy Tìm hiểu, nghiên cứu những sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của ngôi làng Việt cổ truyền như ngôi đình làng, chùa làng, hệ thống nhà cổ cũng như những phong tục tập quán, lễ hội cũng là một trong những ngả đường tìm về cội nguồn, về bản sắc văn hoá dân tộc
Làng Cự Đà nằm ở xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây Đây là một ngôi làng cổ tiêu biểu nằm ven sông Nhuệ, hiện còn bảo lưu được hệ thống đình, đền, chùa và nhà cổ khá phong phú Cự Đà được biết tới là một
Trang 6làng buôn bán hàng đầu ở đất Hà Tây, ngoài ra còn nổi tiếng với các nghề làm tương, làm miến
Hiện nay Cự Đà là một làng cổ còn bảo tồn tương đối đầy đủ về mặt hình thái của một làng ven sông Các đơn vị không gian kiến trúc cấu thành (như ngõ, xóm) cũng như mỗi công trình kiến trúc còn được bảo tồn khá nguyên vẹn Bên cạnh những yếu tố truyền thống của một làng Việt cổ, những yếu tố ảnh hưởng của văn minh phương Tây tại làng (chủ yếu do ý muốn chủ quan của những người đỗ đạt Tây học tại làng) đã làm cho làng Cự Đà có những đặc trưng riêng biệt so với nhiều làng Việt khác Tuy nhiên do ảnh hưởng của một nhận thức sai lầm trong quá khứ cũng như do tốc độ đô thị hoá gần đây đã làm cho hệ thống công trình kiến trúc dân dụng phần nào đã bị mai một
Là một cán bộ công tác tại Viện Bảo tồn Di tích, công việc của tôi là tiếp xúc và nghiên cứu những công trình kiến trúc của làng xã như đình làng, chùa làng, nhà cổ để từ đó tìm ra những cách thức và phương hướng phù hợp nhằm bảo tồn các công trình này Những hiểu biết đầy đủ và toàn diện về những ngôi làng cổ sẽ góp phần làm rõ hơn về môi trường đã sản sinh và gìn giữ các di tích, từ đó có được những cách nhìn chính xác hơn về các di tích, góp phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản của cha ông để lại Những nghiên cứu này cũng tạo ra được những cơ sở lý luận cho việc quy hoạch bảo tồn làng Việt truyền thống cũng như góp phần vào việc bảo tồn các di sản vật chất ở mỗi làng xã
Trên cơ sở những điều đã trình bày trên, chúng tôi mạnh dạn chọn làng
Cự Đà làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này với nhan đề Làng Cự Đà
(Thanh Oai, Hà Tây): Quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hoá
Trang 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Làng xã Việt Nam bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu vào khoảng thế kỷ 17, được tiến hành song song với quá trình các giáo sĩ và lái buôn phương Tây vào Việt Nam Các tác phẩm tiêu biểu ghi chép về làng xã Việt
Nam giai đoạn này là Mô tả Vương quốc Đàng Ngoài của S Baron, Lịch sử
Đàng Ngoài của Richarch, Hành trình truyền giáo của A de Rhodes Nội
dung của những cuốn sách này chủ yếu là mô tả, ghi chép những quan sát của các tác giả về một vùng đất mới
Việc nghiên cứu làng xã Việt Nam mới thực sự bắt đầu được tiến hành
từ khoảng cuối thế kỷ 19 với những học giả người Pháp Mục đích của những nghiên cứu này chủ yếu phục vụ cho quá trình đô hộ của người Pháp ở Việt Nam Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của những chuyên khảo này đối với lịch sử nghiên cứu làng xã ở Việt Nam Lúc đầu các công trình này chỉ là những ghi chép, quan sát, so sánh về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của xã hội phương Đông dưới con mắt của người phương Tây Bằng cách tiếp cận đó những học giả này đã từng bước mô tả được những đặc trưng của làng xã Việt Nam
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 xuất hiện khá nhiều công trình nghiên cứu
về làng xã Việt Nam, trong đó tiêu biểu là La Commune Annamite au Tonkin của P Ory, xuất bản ở Paris năm 1904, La Cité Annamite, Etudes sur les liens
culturels familiaux en pays d’Annam của C Briffaut
Năm 1901 Trường Viễn đông Bác Cổ (EFEO) được thành lập với nhiệm
vụ sưu tầm nghiên cứu các tư liệu về Việt Nam trong đó có tư liệu về làng xã Hàng loạt các tư liệu văn bia, văn tự Hán Nôm còn nằm rải rác ở các địa phương được sưu tầm, một số ít đã được biên dịch Cùng với việc sưu tầm các
tư liệu thư tịch cổ, vào những năm đầu của thế kỷ 20 các học giả của EFEO
Trang 8cũng đã là những người đầu tiên chú ý nghiên cứu về đình làng Việt, coi đó là một di sản văn hoá của làng xã Thời kỳ đầu, các nhà nghiên cứu chú trọng nhiều hơn về vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng của ngôi đình Ban đầu ngôi đình làng được nhìn nhận như là một trong những tàn dư, dấu vết đang dần phôi phai của chế độ quân chủ sắp lụi tàn, tuy nhiên sau này ngôi đình đã được nhìn nhận như một sản phẩm văn hoá vật chất của làng xã Hàng loạt ngôi đình, ngôi chùa làng được chụp ảnh, đo vẽ Đây thực sự là những tư liệu vô cùng quý giá cho những nhà nghiên cứu khi tiếp cận các loại hình kiến trúc này
Khoảng những năm 30 của thế kỷ 20, xuất hiện nhiều học giả người Pháp nghiên cứu về làng xã Việt Nam trong đó tiêu biểu là Pierre Gourou với
tác phẩm Người nông dân ở châu thổ sông Hồng, xuất bản ở Paris năm 1939
Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị về làng xã Việt Nam
Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác giả Việt Nam nghiên cứu làng
Việt như Phan Kế Bính với tác phẩm Việt Nam phong tục, xuất bản ở Hà Nội năm 1915, Nguyễn Văn Huyên với Recherche sur la Commune Annamite xuất bản năm 1939, Histoire de la fondation d’une commune annamite au
Tonkin xuất bản năm 1941, La Civilisation annamite xuất bản năm 1944 Tác
giả Vũ Văn Hiền cũng có Propriété communale au Tonkin xuất bản ở Paris
năm 1939 Đây có thể coi là những tác phẩm/công trình nghiên cứu đầu tiên của các học giả Việt Nam về làng xã Đóng góp lớn nhất của những công trình này là đưa ra những khái quát về nông thôn Việt Nam Tuy vậy những công trình này vẫn thiên về mô tả mà chưa giải đáp được một cách thấu đáo mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường
Thành công lớn nhất của các học giả trong quá trình nghiên cứu về làng
xã trong giai đoạn này là việc tập hợp được một khối lượng đồ sộ những tư liệu về làng xã (trong đó quan trọng là hệ thống bia ký, thần tích, sắc
Trang 9phong ) Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu làng xã ở Việt Nam những tư liệu thực sự của làng xã đã được các học giả nhìn nhận với đúng vai trò của nó Những hoạt động này cũng góp phần bảo vệ, bảo tồn những tư liệu quý giá của cha ông để lại Cùng với việc sưu tầm tư liệu tại địa phương, những hoạt động kinh tế nông nghiệp cũng như các mặt trong đời sống nông thôn đã được quan tâm nghiên cứu
Trước Cách mạng tháng Tám cũng đã xuất hiện tác phẩm nghiên cứu
về làng xã Việt Nam theo quan điểm mác xít là cuốn Vấn đề dân cày của Qua
Ninh và Vân Đình, xuất bản năm 1937
Sau Cách mạng tháng Tám và sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, tại miền Bắc việc nghiên cứu về làng xã đã được đẩy mạnh Có thể chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: từ sau Cách mạng tháng Tám (thực ra từ năm 1954 mới được đẩy mạnh) tới trước giai đoạn Đổi mới 1986
- Giai đoạn 2: từ giai đoạn Đổi mới tới nay
Giai đoạn 1: từ sau Cách mạng tháng Tám và đặc biệt sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, các vấn đề về làng xã được đặc biệt quan tâm, với mục đích góp phần vào thắng lợi của công cuộc cải cách ruộng đất và phong trào tập thể hoá ở nông thôn Vấn đề ruộng đất và sở hữu ruộng đất đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý Các nghiên cứu được tiến hành dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Những bài nghiên cứu về chế
độ ruộng đất ở nông thôn đã xuất hiện trên nhiều tạp chí chuyên ngành, đặc
biệt là trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử Trong năm 1959 hai công trình được coi tiêu biểu nhất của giai đoạn này đã được xuất bản là Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong và Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ
của Phan Huy Lê Thành tựu lớn nhất của hai công trình này là đánh giá các
Trang 10mặt (cả tích cực và tiêu cực) của nông thôn Việt Nam trong lịch sử, đồng thời khái quát được lịch sử chế độ ruộng đất ở châu thổ Bắc bộ chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu từ các bộ sử biên niên
Vào năm 1984 xuất hiện công trình được coi là nghiên cứu một cách
sâu sắc và cơ bản về làng xã là Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở
Bắc bộ của Trần Từ
Đặc biệt trong giai đoạn này xuất hiện nhiều luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội viết về các làng Việt cổ truyền với các tiêu chí lựa chọn như làng nghề tiêu biểu, quê hương của danh nhân hay đơn giản chỉ là quê hương của người viết, nơi đã gắn bó lâu dài với họ Mặc dù đây là những công trình nghiên cứu đầu tay của các sinh viên, nhưng bằng phương pháp tiếp cận trực tiếp làng xã để điều tra khảo sát, sưu tầm tư liệu, áp dụng phương pháp hồi cố để nghiên cứu, các luận văn này đã có những đóng góp nhất định Trong đó phải kể đến việc sưu tầm, tập hợp những tài liệu có liên quan đến các làng xã Có thể coi đó là những đóng góp lớn nhất của các luận văn về làng xã
Về các công trình nghiên cứu trước năm 1954, xuất hiện một công trình nghiên cứu về làng xã là luận án tiến sĩ luật học của Vũ Quốc Thúc với đề tài
Kinh tế làng xã Việt Nam, xuất bản tại Hà Nội vào năm 1951
Ở miền Nam, các công trình nghiên cứu về làng xã chủ yếu liên quan tới các đề tài về phong tục tập quán, hội hè, lễ nghi ở miền Bắc Các tác phẩm
tiêu biểu là Phong tục Việt Nam và Làng xóm Việt Nam của Toan Ánh, Đất lề
quê thói của Nhất Thanh, Xã thôn Việt Nam của Phan Khoang
Giai đoạn 2: sau công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, việc nghiên cứu làng xã
đã được đẩy mạnh Đầu tiên phải kể đến Hội thảo khoa học Làng xã và vấn đề xây
dựng nông thôn mới do Trường Đại học tổng hợp Hà Nội tổ chức vào năm 1986
Trang 11Bên cạnh việc nghiên cứu những làng xã truyền thống thì những làng xã mang những đặc trưng riêng biệt kiểu như làng buôn đã được quan tâm tới, trong đó phải kể đến luận án Phó tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Quang Ngọc với đề
tài Về một số làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII - XIX Có thể nói đây
là lần đầu tiên khái niệm làng buôn đã được đặt ra đối với các nhà nghiên cứu
Trong giai đoạn này bên cạnh những phương pháp nghiên cứu truyền thống, lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu định lượng đã được sử dụng trong một công trình nghiên cứu lịch sử Đây là một đóng góp lớn cho quá nghiên cứu lịch sử nói riêng và khoa học xã hội nói chung, nhằm tránh việc áp đặt những nhận xét mang tính định tính
Tiếp đó phải kể đến nhiều chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước và
công trình khoa học như Nghiên cứu tổng kết phong trào hợp tác hoá nông
nghiệp của Ban Nông nghiệp Trung ương và Bộ Nông nghiệp, chương trình
khoa học cấp Nhà nước mã số KX 08 về Phát triển toàn diện kinh tế xã hội
nông thôn Thành tựu đáng kể của những công trình này là đã sử dụng
phương pháp tiếp cận đa ngành để nghiên cứu về nông thôn, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhiều nhà nghiên cứu ở tất cả các lĩnh vực
Trong giai đoạn này nhiều công trình nghiên cứu về các mặt kinh tế xã hội, các hình thức tổ chức quản lý nông thôn, văn hoá dân gian, tâm lý làng xã
Trang 12Một đóng góp không nhỏ trong việc nghiên cứu làng xã vào những năm cuối của thế kỷ 20 đó là việc tiếp cận với một loại hình tư liệu đặc biệt của làng xã
là địa bạ Những công trình nghiên cứu về địa bạ như luận án phó tiến sĩ của Vũ
Văn Quân (1991) về Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XIX, các công trình nghiên cứu địa bạ Hà Đông, Thái Bình đã cho thấy các
vấn đề về sở hữu ruộng đất trong thời phong kiến Đồng thời bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, những khái quát dựa trên những phân tích định lượng đã được đưa ra Đây là một đóng góp lớn cho việc nghiên cứu các vấn đề về làng xã Việt Nam nói chung cũng như về chế độ ruộng đất trong làng xã nói riêng
Thành tựu nổi bật trong việc nghiên cứu làng xã từ sau giai đoạn Đổi mới tới nay đó là việc mở rộng đề tài nghiên cứu về làng xã với nhiều vấn đề như kinh tế, văn hoá, xã hội, cảnh quan, môi trường Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống với phương pháp tiếp cận
đa ngành
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về làng xã ở Việt Nam, bên cạnh các học giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam còn phải kể đến những học giả nước ngoài Từ những năm 60 của thế kỷ 20 đã có nhiều học giả nước ngoài quan tâm tới đề tài làng xã Việt Nam Trong số đó có những công trình tiêu biểu như
Village in Vietnam của Hickey Gerald (1964), The Moral Economy of Peasant
của James Scott (1976), The Rational Peasant: The Political Economy of Rural
Society in Vietnam của Samuel Popkin (1978), The Tradition Village in Vietnam của Neil Jamieson (1980), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18
của Insun Yu (1990), Village State Relation in Vietnam: The Effect of Everyday
Politics on Decollectivization của Ben Kerkvliet (1995), Facing the Future, Reviving the Past: A Study of Social Change in a Northern Vietnamese Village
của John Kleinen (1999) Bên cạnh những công trình nghiên cứu này là các chương trình nghiên cứu hợp tác về nông thôn và làng xã như Chương trình
Trang 13nghiên cứu Biến đổi của làng Việt Nam từ sau thời kỳ Đổi mới của Trường Đại học Passau (CHLB Đức) năm 1999, Chương trình hợp tác Việt Pháp Nghiên
cứu về làng xã Việt Nam vùng đồng bằng sông Hồng (1996 - 1999) thực hiện
theo sáng kiến của EFEO, Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa
học Việt Nam và Nhật Bản Nông thôn, nông nghiệp và làng xã châu thổ sông
Hồng qua trường hợp làng Bách Cốc (Vụ Bản, Nam Định)
Làng Cự Đà - đối tượng cụ thể của luận văn này, hầu như vẫn ít được các nhà nghiên cứu quan tâm tới Đã xuất hiện một vài công trình nghiên cứu chuyên biệt về làng Cự Đà, nhưng vẫn còn rất hiếm hoi Đó là một số cuốn sử địa phương do những người cao tuổi quê Cự Đà biên soạn, tuy nhiên việc nghiên cứu này thiên về việc ghi chép những câu chuyện kể về lịch sử làng, tính khoa học ít được đề cao, đôi chỗ còn thiên vị, mang nặng tư tưởng chủ quan của người viết
Năm 1991 đã có một khoá luận tốt nghiệp Cử nhân khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của Nguyễn Việt Trung viết về làng Cự Đà với tên
gọi Làng Cự Đà từ khi thành lập đến đầu thế kỷ XX Khoá luận này chủ yếu chỉ
dựa vào các tư liệu địa phương như gia phả của một số dòng họ được viết vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; văn bia tại các di tích để phác hoạ lịch sử hình thành của làng và cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu làng Cự Đà từ khi thành lập tới đầu thế kỷ 20 Khá nhiều vấn đề về làng Cự Đà như lịch sử hình thành, quá trình phát triển từ sau khi các dòng họ tới đây vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo Tuy nhiên khoá luận này cũng đã bước đầu tập hợp và
hệ thống được nguồn tư liệu địa phương và nêu ra một số nét đặc trưng của làng
Cự Đà
Ở luận văn này, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi đã khai thác thêm một số tư liệu mới mà những nghiên cứu trước đây
Trang 14chưa đề cập tới như những địa bạ, văn bia tại làng Đồng thời chúng tôi cũng khai thác thêm tư liệu địa phương đặc biệt là phỏng vấn những người già ở làng
Cự Đà và những người Cự Đà sống xa quê, hiện sinh sống và buôn bán ở Hà Nội, Hà Đông cũng như ở hai làng Cự Đà khác ở Hoằng Hoá (Thanh Hoá) và Gia Lâm (Hà Nội) Trên cơ sở các nguồn tư liệu với cái nhìn hệ thống và tổng thể, chúng tôi hy vọng sẽ có được một hiểu biết toàn diện về làng Cự Đà, phác hoạ được lịch sử hình thành và phát triển cũng như các đặc điểm kinh tế xã hội văn hoá của làng Cự Đà
3 Nguồn tư liệu
3.1 Một nguồn tư liệu vô cùng quan trọng và đáng tin cậy khi nghiên cứu lịch sử cổ trung đại Việt Nam đó là các bộ chính sử do các sử gia phong kiến biên soạn Trong thời phong kiến, làng xã ít được các sử gia nhắc tới Tuy không trực tiếp ghi chép về các làng xã song các bộ chính sử cũng góp một phần quan trọng trong việc nghiên cứu làng xã Bên cạnh đó còn phải kể đến những quyển địa chí - đây là những ghi chép gián tiếp về làng xã, như những ghi chép về phong tục tập quán, về địa hình địa mạo, địa danh cổ Đây thực sự là những tư liệu vô cùng quý giá trong quá trình nghiên cứu làng xã
cổ truyền nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung Chúng không những cung cấp những kiến thức về địa danh, địa hình, sông ngòi, mà còn cung cấp những vấn đề về sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp một cách khá phong phú Tuy nhiên cũng phải thừa nhận đây cũng chỉ là những ghi chép gián tiếp về làng xã chứ chưa phải là những nghiên cứu về làng xã
3.2 Một nguồn tư liệu được sử dụng trong luận văn đó là các văn bia tại địa phương, gia phả của các dòng họ, hoành phi, câu đối, địa bạ, sắc phong hiện còn được lưu giữ tại địa phương cũng như các kho lưu trữ quốc gia
Trang 15Tại Cự Đà hiện nay còn giữ được khá đầy đủ các tộc phả của các dòng
họ, cũng như của các chi họ Đây là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để tìm hiểu về nguồn gốc của các dòng họ, quá trình nhập cư vào làng cũng như vai trò của từng dòng họ trong lịch sử hình thành và phát triển của làng
Ngoài ra để thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng nguồn tư liệu địa bạ, trong đó có địa bạ của thôn Cự Đà và một số thôn/xã khác Nguồn tư liệu này không chỉ giúp hiểu biết về tình hình sở hữu ruộng đất tại làng, mà còn phác hoạ được phần nào cảnh quan môi trường, cũng như địa giới của làng vào thời điểm lập địa bạ Đây là nguồn tư liệu quý hiếm, đáng tin cậy, giúp chúng ta tiếp cận một cách chính xác nhất về các hoạt động kinh tế - xã hội của Cự Đà thế kỉ 19
Đáng tiếc là nguồn tư liệu minh văn, văn bia ở Cự Đà hầu như còn rất ít
ỏi Tuy vậy một số văn bia còn lại là 3 tấm bia gồm 1 tấm bia có niên đại Chính Hoà 16 (1685), 1 tấm bia niên đại Tự Đức 33 (1880), 1 tấm bia niên đại Kiến Phúc 1 (1884); 1 bài minh ở chuông chùa Minh Linh niên đại Cảnh Thịnh 1(1793) đã bổ sung rất nhiều tư liệu quý cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về làng Cự Đà Có thể nói đây là nguồn tư liệu có giá trị giúp ta tiếp cận được các vấn đề ở làng xã một cách cụ thể hơn
Một nguồn tư liệu không thể không nhắc tới khi nghiên cứu về làng Cự
Đà đó là những ghi chép của các cụ già địa phương, đặc biệt là của những người Cự Đà sống xa quê Những ghi chép này phần nhiều được thực hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20, với nội dung ghi lại những phong tục tập quán ở làng, những câu chuyện kể ở địa phương nhằm giáo dục cho con em
Cự Đà lòng yêu quê hương Những thông tin này được viết khá gần với thời điểm khi sự kiện diễn ra Vì vậy đã cung cấp nhiều thông tin hồi cố có giá trị
và tương đối chính xác về truyền thống, đạo đức ở làng
Trang 163.3 Bên cạnh tư liệu thư tịch Hán Nôm luận văn còn tìm hiểu về làng
xã thông qua những dấu vết vật chất hiện còn như đường làng ngõ xóm, hệ thống nhà cổ, đình chùa, miếu mạo Đây là tư liệu quan trọng giúp ta hình dung được cảnh quan, bố cục làng xóm cũng như thông qua niên đại, dấu vết của các công trình kiến trúc phần nào xác định được quá trình định cư của người dân, quá trình phát triển của làng xóm
3.4 Một nguồn tư liệu quan trọng cũng được chúng tôi sử dụng khi thực hiện luận văn này đó là các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát thực tế tại địa phương, cũng như phỏng vấn những người dân làng
Cự Đà cũng như người Cự Đà hiện sống ở Hà Nội, Hà Đông, Thanh Hoá Nguồn tư liệu này rất phong phú, tuy nhiên còn mang tính ước lệ, thiếu tính khoa học, chính xác Do đó khi sử dụng cần rất thận trọng, cần kiểm chứng và
xử lý một cách khoa học
4 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu cụ thể của luận văn này là làng Cự Đà Bên cạnh đó còn mở rộng xem xét một số làng nằm dọc sông Nhuệ bên cạnh làng
Cự Đà Trong quá trình nghiên cứu sử dụng tất cả những tư liệu liên quan tới làng Cự Đà Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn tiến hành khảo sát ở hai làng Cự Đà khác là làng Cự Đà thuộc xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá và thôn An Đà, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội
4.2 Làng Việt là một tổng thể các yếu tố cấu thành Do đó phương pháp tiếp cận tốt nhất để có thể hiểu một cách toàn diện về làng Cự Đà đó là tìm hiểu mọi mặt của làng như điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử hình thành phát triển, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, kiến trúc, cảnh quan, hệ thống
di tích và cần phải đặt nó trong những bối cảnh chung
Trang 17Chúng tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống, nghiên cứu các yếu tố hợp thành trong tổng thể các mối quan hệ, xác định được những tác động qua lại cũng như cơ chế vận hành của chúng Đồng thời phải đặt chúng trong bối cảnh chung có tác động của yếu tố bên ngoài và luôn biến đổi theo tiến trình lịch sử Bên cạnh đó không thể phủ nhận những hiệu quả của phương pháp hồi cố trong quá trình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra điền dã, nghiên cứu thực địa để có thể tiếp cận trực tiếp với những người dân, với môi trường, cảnh quan với mong muốn đem lại những hiểu biết sâu sắc nhất về đối tượng nghiên cứu Để thực hiện được việc này chúng tôi đã
sử dụng những thao tác điều tra, phỏng vấn, lập phiếu điều tra, sưu tầm, dập, dịch văn bia, đo vẽ, chụp ảnh các công trình kiến trúc công cộng của làng xã cũng như nhà ở dân gian nhằm bổ sung cho những thiếu hụt về tư liệu gốc, đồng thời làm phong phú hơn nguồn tư liệu về làng Cự Đà Ngoài ra để minh hoạ một cách chi tiết những vấn đề được nêu ra trong luận văn, chúng tôi còn
sử dụng các phương pháp lập bản đồ phân bố, lập các biểu bảng thống kê, so sánh
4.4 Luận văn đã vận dụng phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để xem xét đánh giá và nhìn nhận các sự việc, hiện tượng và sự kiện lịch sử
5 Kết quả và đóng góp của luận văn
5.1 Luận văn đã tập hợp và hệ thống hoá những tư liệu liên quan đến làng Cự Đà Các tư liệu này sẽ bao gồm hệ thống văn bia (bản dập, dịch), hoành phi, câu đối, địa bạ, sắc phong, gia phả cũng như những ghi chép trong chính sử về những sự kiện có liên quan tới làng Những tư liệu này sẽ là
Trang 18những đóng góp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu làng Cự Đà nói riêng và làng Việt ở Châu thổ sông Hồng nói chung
5.2 Luận văn sẽ trình bầy một cách có hệ thống tiến trình phát triển của làng Cự Đà từ khi thành lập cho tới ngày nay bao gồm các vấn đề về lịch sử hình thành và phát triển của làng, mối quan hệ và kết cấu dân cư, hoạt động sản xuất, kinh tế, các tổ chức hành chính cũng như các tổ chức tự trị của làng, các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần ở làng, hệ thống các công trình văn hoá tín ngưỡng, tôn giáo cũng như hệ thống các công trình kiến trúc dân dụng; rút ra mối quan hệ giữa những yếu tố này trong toàn bộ tiến trình phát triển của làng
5.3 Luận văn sẽ là những đóng góp nhỏ giúp những người quản lý nông thôn có thêm những kiến thức về làng xã cổ truyền, về các mặt của đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội ở làng xã, thông qua đó có được một cái nhìn khách quan hơn về làng xã Đồng thời những vấn đề về “hiện đại hoá nông thôn” trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 qua trường hợp của làng Cự Đà sẽ là bài học cho quá trình đô thị hoá nông thôn ở nước ta hiện nay Bên cạnh đó những nghiên cứu toàn diện về làng Việt cổ truyền cũng tạo ra được những cơ
sở lý luận cho việc quy hoạch bảo tồn làng Việt truyền thống cũng như góp phần vào việc bảo tồn các di sản vật chất ở mỗi làng xã
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn có trang, được chia thành ba chương:
- Chương Một: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử thành lập làng Nội dung chủ yếu của chương này nêu lên được những đặc điểm về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên của làng và những tác động của chúng trong lịch
sử hình thành và phát triển của làng Quá trình hình thành và phát triển của
Trang 19làng Cự Đà, gắn liền với sự nhập cư của họ Trịnh ở làng Cự Đà thuộc xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá
- Chương Hai: Tình hình kinh tế Chương này sẽ được chia thành
những mục nhỏ:
Tình hình kinh tế nông nghiệp ở làng Cự Đà: trình bầy về quá trình phát triển của các hình thức sở hữu ruộng đất tại làng, lý giải các nguyên nhân của sự phát triển Bên cạnh đó cũng mô tả các hình thức canh tác ruộng đất Ngoài nghề trồng lúa, luận văn còn đề cập đến nghề làm vườn, vai trò của nghề này trong nền kinh tế nông nghiệp
Kinh tế tiểu thủ công nghiệp: trình bày về nghề làm tương, ngoài ra còn đề cập tới một số ngành nghề khác mới ra đời trong thời gian gần đây Phần này còn đánh giá vai trò của kinh tế tiểu thủ công nghiệp trong quá trình phát triển của làng
Thương nghiệp: trình bầy về quá trình phát triển nghề buôn bán ở Cự Đà Từ những phân tích, có thể thấy Cự Đà là một làng buôn Phần này chủ yếu trình bày về các hình thức buôn bán, mặt hàng buôn bán đồng thời phác hoạ các tuyến đường buôn bán Đặc biệt còn trình bày về vai trò của dòng họ Trịnh trong việc phát triển nghề buôn bán ở làng Ngoài ra còn nêu lên một số nhân vật điển hình về buôn bán ở làng
- Chương Ba: Tổ chức hành chính và các tổ chức tự trị trong làng
Nội dung chủ yếu của chương này sẽ trình bày về kết cấu dân cư, với 3 thành phần nông - công - thương trong đó thương nghiệp đã vươn lên giữ vị trí quan trọng Ngoài ra sẽ trình bày về cơ cấu tổ chức xóm ngõ, bộ máy chức dịch cũng như những bộ máy hành chính tự quản ở làng Một nội dung nữa của
Trang 20chương này trình bầy về các tổ chức tự trị khác chi phối hoạt động ở làng như
tổ chức giáp, dòng họ
- Chương Bốn: Tình hình văn hoá Nội dung chủ yếu của chương này
sẽ trình bày các mặt có liên quan tới hoạt động văn hoá ở làng, trong đó bao gồm cả văn hoá sản xuất, những tác động của môi trường, điều kiện tự nhiên,
xã hội tới hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt của người dân Bên cạnh đó luận văn sẽ trình bầy về các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần hiện còn ở Cự
Đà cũng như đề ra những định hướng quy hoạch bảo tồn và phát huy những giá trị này
Trang 21Chương Một
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ THÀNH LẬP LÀNG
I Vị trí địa lý, địa giới hành chính
Làng Cự Đà nằm ở toạ độ địa lý tương đối là 20°55' vĩ Bắc và 105°47' kinh Đông, ở độ cao 22m so với mực nước biển
Làng Cự Đà hiện nay là một thôn - thôn Cự Đà của xã Cự Khê huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây Xã Cự Khê gồm ba thôn Cự Đà, Khúc Thuỷ và Khê Tang (Bản đồ số 1)
Về địa giới hành chính thôn Cự Đà giáp thôn Khúc Thuỷ về phía Nam, ranh giới giữa hai thôn là khu Mả Giai Theo quy định của làng khu đất này là khu đất cấm, không được canh tác cũng như sinh sống [33, tr.15] Cho đến tận ngày nay, khu đất này hiện vẫn để hoang Phía Bắc Đông Bắc của Cự Đà giáp địa phận thôn Phú Diễn xã Hữu Hoà huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Từ trước tới nay tại khu vực ranh giới giữa Cự Đà với hai làng bên cạnh đều có cổng làng được làm khá lớn, chắn toàn bộ đường vào làng Trải qua thời gian chiến tranh, các cổng cổ hiện đã bị phá huỷ hoặc hư hỏng nhiều, gần đây nhân dân Cự Đà mới tu bổ lại như hiện nay (Bản ảnh 3, 4) Phía Tây của làng là đồng ruộng giáp với cánh đồng của xã Phú Lãm, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây Dọc theo đường làng về phía Đông là dòng sông Nhuệ Qua bên kia sông là địa phận thôn Thượng Phúc và Phú Điền của xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội
Địa bạ của thôn Cự Đà ghi năm Gia Long 4 (1805) [86] cũng ghi về địa giới của thôn: phía Đông kề với bờ sông Nhuệ, đối diện là thôn Nguyễn Thượng Ngũ Phúc (tức Kẻ Hạ), thuộc xã Hạ Thanh Oai, lấy nửa mặt sông làm ranh giới Phía Tây kề giáp với địa phận xã Bắc Lãm, Quan Thôn, lấy đường
Trang 22khuyến nông của thôn làm ranh giới Phía Nam kề với địa phận xã Khúc Thuỷ, lấy đường khuyến nông và khu đất Mả Giai, có dựng cột mốc bằng đá làm địa giới Phía Bắc liền kề với địa phận thôn Đại Hành, xã Hạ Thanh Oai, lấy nhà dân trong thôn cùng gò đống mồ mả và con đường đất nhỏ làm địa giới Lại còn gần kề với địa phận hai thôn Châu Xá, xã Hữu Thanh Oai và thôn Mậu Lương xã Trung Thanh Oai, đều lấy con đường đất nhỏ của hai thôn đó làm địa giới Về cơ bản địa giới này gần đúng so với hiện nay, tuy chỉ khác là một số làng/thôn đã đổi tên từ thời Minh Mạng, ví dụ như thôn Đại Hành bị đổi thành Phú Diễn, thôn Nguyễn Thượng Ngũ Phúc đổi thành Thượng Phúc
Làng Cự Đà hiện nay nằm ở phía ở phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km Trong tỉnh Hà Tây, Cự Đà nằm gần khu vực trung tâm tỉnh, cách thị xã Hà Đông khoảng 5km về phía Đông Nam
Từ thời xa xưa, Cự Đà đã nằm ở vị trí khá thuận tiện cả về đường thuỷ lẫn đường bộ Về đường bộ, Cự Đà nằm ở cửa ngõ của kinh thành Thăng Long
Theo sách Lư sử điển yếu điều lệ – một cuốn sử làng của xã Tả Thanh Oai,
soạn năm Cảnh Thịnh 2 (1794) hiện lưu ở đình Hoa Xá (thuộc thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội - có vị trí đối diện với làng Cự Đà) thì làng này có con đường Thiên lý Tây đạo chạy qua, con đường này còn
được gọi là đường “Ai Lao tiến tượng” Nếu tính theo đường chim bay từ Cự
Đà ra quốc lộ 1A (con đường Thiên lý xưa) xưa kia là khá gần (khoảng 5km)
Về đường thuỷ làng nằm bên cạnh bờ sông Nhuệ Từ xa xưa dòng sông này đã là một dòng sông có nhiều giá trị về giao thông vận tải Cho tới những năm 50 - 60 của thế kỷ 20, sông Nhuệ vẫn tấp nập thuyền bè qua lại, vận chuyển hàng hoá
Trang 23Cùng với sông Nhuệ ở gần làng còn có chỗ gặp nhau của sông Tô Lịch
và sông Nhuệ (đoạn gần cầu Tó) Đây là nơi dòng sông Tô Lịch chảy từ Thăng Long đổ vào dòng sông Nhuệ
Như vậy với vị trí thuận lợi cả thuỷ và bộ, Thanh Oai nói chung và Cự
Đà nói riêng nằm ở vị trí chiến lược, quan trọng với kinh đô Thăng Long, trấn giữ khu vực phía Nam của kinh thành Điều này giải thích tại sao từ thế kỷ
16 - 17 đã có khá nhiều người họ Trịnh ở Thanh Hoá tập trung sinh sống ở khu vực huyện Thanh Oai và Thanh Trì Đây chính là họ hàng thân thích của chúa Trịnh ở Thanh Hoá ra đây từ thời vua Lê chúa Trịnh
Có thể nói Thanh Oai xưa (trong đó có cả làng Cự Đà) là vùng mà nhiều
triều đình phong kiến xưa khá quan tâm để ý Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi về việc
vua đến cầy ruộng tịch điền tại vùng sông Đỗ Động “Nhõm Thõn, [Thiên Thành]
năm thứ 5 [1032] Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, vua ngự đến Tín Hương ở Đỗ Động giang cày ruộng tịch điền, có nhà nông dâng một cây lúa chiêm có 9 bông thóc Xuống chiếu đổi gọi ruộng ấy là ruộng Ứng Thiên” [81, tr 92]
Từ xa xưa, người Hán đã nhìn thấy ở khu vực này tiềm năng của một con đường đi lại, nối liền vùng Đông Nam Trung Quốc với nước ta rồi mở ra biển, một trong những con đường mà người Hán quan tâm là sông Đáy [1, tr
48 - 49] Vì vậy hiện nay ở Thanh Oai còn thấy nhiều ngôi mộ Hán, chứng tỏ người Hán ở đây từ rất sớm Đồng thời việc xuất hiện của nhiều quán Đạo giáo (quán Lâm Dương, đình Văn Quán và quán Hội Linh, đều thuộc huyện Thanh Oai), một tôn giáo lớn du nhập từ Trung Quốc cũng chứng minh điều này
Tại thời điểm năm 2005 thôn Cự Đà có diện tích là 680.000m2, với khoảng hơn 300 hộ gia đình
Theo số liệu báo cáo của Sở địa chính tỉnh Hà Đông thời Pháp, thời điểm năm 1927, làng Cự Đà có diện tích là 668.000m2
Trang 24
Theo tài liệu Cự Đà thôn địa bạ ghi vào năm Gia Long 4 (1805) [86]
tổng cộng diện tích đất đai ở thôn Cự Đà tại thời điểm này là 183 mẫu, 5 sào,
11 thước, 4 tấc (trong đó bao gồm cả ruộng công, ruộng tư, đất đình chùa đền
miếu, vườn ao) cùng với thổ phụ (gò đồi) là 1 mẫu 2 sào Nếu so sánh với
diện tích trung bình của 1 thôn/xã của tỉnh Hà Đông cũng ở thời điểm này là
490 mẫu [39] thì diện tích của Cự Đà là khá nhỏ bé
Hiện nay tại Cự Đà các cụ già còn giữ được một số tờ của cuốn sách
Cự Đà xã Điền bạ bằng tiếng Hán chép tay năm Duy Tân 3 năm Kỷ Dậu
(1909) Trong sách cũng ghi tổng diện tích đất canh tác của xã Cự Đà là 190
mẫu, 2 sào, 10 thước, 4 tấc, 4 phân [89] Như vậy so với số liệu ghi trên địa
bạ năm 1805 là chênh gần 6 mẫu Ở vị trí ngay gần bờ sông, chuyện bồi/lở bờ
là chuyện thường gặp, do đó việc chênh lệch đó cũng là điều dễ hiểu Trong khoá luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa lịch sử Trường Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1991, Nguyễn Việt Trung cũng cung cấp một số liệu khai thác được ở địa phương về tổng diện tích đất đai của làng Cự Đà trước năm 1945 là 232 mẫu, trong đó diện tích canh tác là 200 mẫu [75, tr 21]
Hiện nay tư liệu sớm nhất có liên quan đến làng Cự Đà là một cây hương
đá tại chùa Cự Đà (Minh Linh tự) Mặt trước của cây hương khắc dòng chữ
Hoàng triều Chính Hoà thập lục niên tuế thứ Ất Hợi (1695) Mặt sau khắc ghi
dòng chữ Hậu Phật bi ký Cây hương này cũng đã bị sứt vỡ và bị gẫy đôi Nhân
dân trong làng đã dùng xi măng trát lại chỗ sứt vỡ và gắn 2 mảnh gẫy lại do vậy hiện bia đã bị mờ nhiều chỗ không đọc được Một thông tin đáng lưu ý ở cây hương này là địa danh của Cự Đà được ghi tại mặt trước của cây hương là
Ứng Thiên phủ Thanh Oai huyện Hạ Thanh Oai xã Cự Đà thôn Như vậy tại
thời điểm cuối thế kỷ 17 Cự Đà vẫn chỉ là 1 thôn của xã Hạ Thanh Oai Để bổ
sung cho tư liệu trên, chúng tôi đã tìm được 1 cây hương đá có tên là Thiên Đài
thạch trụ của chùa Ban Linh thôn Đại Hành huyện Thanh Oai (nay là thôn Phú
Trang 25Diễn, xã Hữu Hoà, huyện Thanh Trì, Hà Nội), tạo năm Chính Hoà 23 (1702) tới năm Vĩnh Thịnh 2 (1706) ghi thêm công đức của các vị hậu Phật Nội dung của bia ghi về việc công đức xây dựng chùa là Thiền sư Như Liên và cung tần Trịnh Thị Ngọc Ty, người thôn Cự Đà đã góp tiền ruộng xây dựng chùa Về bà cung tần này, hiện nay ở Cự Đà vẫn còn miếu thờ bà và coi bà như một phúc thần
Khi khảo sát tại làng Cự Đà, các cụ già trong làng đều nói trước đây làng có tên gọi là thôn Ngô Khê, bằng chứng của các cụ già là nội dung văn bia 4 mặt của chùa Cự Đà có nhắc đến thôn Ngô Khê Tuy nhiên chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ tấm bia này, chỉ có 2 mặt bên có khắc bài minh, còn mặt trước
và sau chỉ khắc niên đại, địa danh Nội dung của bia ghi về việc xây chùa và ông Nguyễn Phi Thừa người Thượng Hoàng, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu cùng vợ cung tiến tiền và ruộng để xây dựng chùa, được nhân dân ghi nhớ công ơn và bầu làm hậu Phật
Tại chùa Cự Đà còn giữ 1 quả chuông đồng là Minh Linh tự chung có
niên đại Cảnh Thịnh 1 (1793) ghi địa danh này thuộc đơn vị hành chính là phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, xã Hạ Thanh Oai, thôn Cự
Đà
Sách Các trấn tổng xã danh bị lãm cũng vẫn ghi thôn Cự Đà thuộc tổng
Tả Thanh Oai, xã Hạ Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn
Nam Thượng [7, tr 49 - 50]
Đến khoảng cuối thế kỷ 19, thôn Cự Đà mới được chính thức gọi là xã, nhưng thực tế trong lịch sử của mình, thôn Cự Đà vẫn luôn tồn tại như một
xã Ở trường hợp này cấp thôn và xã đồng nhất với nhau (Vấn đề này sẽ nói
kỹ ở phần tổ chức hành chính) Năm 1959, xã Cự Đà lại hợp nhất với Khúc Thuỷ và Khê Tang trở thành để trở thành xã Cự Khê
Trang 26Tư liệu Hán Nôm sớm nhất có ghi về thôn Cự Đà xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và lúc này thuộc xã Hạ Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên Tới năm Gia Long 13 (1814) phủ Ứng Thiên đổi thành phủ Ứng Hoà Năm Minh Mạng 12 (1831) huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Nội Từ năm Thành Thái 1 (1889), một phần của tỉnh Hà Nội được tách thành tỉnh Cầu Đơ,
Cự Đà trong giai đoạn này thuộc tỉnh Cầu Đơ Trong khoảng thời gian này, thôn Cự Đà đã được đổi thành xã Cự Đà Năm 1904 tỉnh Cầu Đơ đổi thành tỉnh Hà Đông Năm 1959 xã Cự Đà cùng với hai xã Khúc Thuỷ và Khê Tang sáp nhập với nhau thành xã Cự Khê, thuộc huyện Thanh Oai Năm 1965 tỉnh
Hà Đông và tỉnh Sơn Tây hợp nhất thành tỉnh Hà Tây Năm 1976 sáp nhập tỉnh Hoà Bình với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình Thời kỳ này Cự Đà thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Sơn Bình Tới năm 1991 tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình, Cự Đà lại thuộc tỉnh Hà Tây
II Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Hà Tây là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, có địa hỡnh thấp dần từ Tõy Bắc xuống Đông Nam và được chia làm hai vùng chính:
- Vùng đồng bằng phía Đông, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
có độ cao trung bỡnh 5 - 7m trên mặt đất;
- Vùng đồi núi phía Tây, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên, có độ cao trung bỡnh 25 - 50m trên mặt đất, trong đó vùng núi nằm ở độ cao trên 300m với đỉnh cao nhất là Ba Vỡ (1282m)
Ranh giới giữa vùng đồng bằng với khu vực đồi núi chạy từ Bất Bạt (Ba Vì, Hà Tây) rồi chạy theo chân các dẫy núi đá vôi qua khu vực huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức Thanh Oai nằm ở rìa Tây Nam của châu thổ Trước đây vào thời Lý khu vực này thuộc vào Oai Lộ, với 3 vùng là thượng Oai Lộ
Trang 27(nằm sát dẫy Quảng Oai, là vùng Ba Vì, Sơn Tây hiện nay, có địa hình cao), trung Oai Lộ (khu vực Quốc Oai, địa hình trung bình) và hạ Oai Lộ (Thanh Oai có địa hình thấp trũng) Đặc trưng cấu tạo địa hình của vùng này là thềm phù sa cổ xen lẫn đồi sót như khu vực chùa Thầy, Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây), núi Câu Lậu (Thạch Thất, Hà Tây)
Làng Cự Đà nằm ở khu vực thứ ba, thuộc loại hình đồng bằng tích tụ thấp hữu ngạn sông Hồng Khu vực này chủ yếu nhận phù sa từ sông Đáy, sông Hồng đã chảy qua một loạt khu vực cao và bồi đắp ở đó, khi đến vùng này lượng phù sa đã xuống thấp Đồng thời do hệ thống đê như đê Đáy, đê Nhuệ nên đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, tạo ra những ô thấp trũng Làng Cự Đà thuộc ô thấp trũng Hà Đông được tạo bởi sông Hồng, sông Đáy và sông Phủ Lý Độ cao trung bình ở đây chỉ khoảng 1 - 2m, đôi chỗ là 2
- 3m Đồng ruộng chủ yếu là ruộng chiêm trũng, thường xuyên chịu úng lụt, năng suất thấp Địa bạ của làng lập năm Gia Long 4 (1805) cho thấy tại đây chỉ có hai loại nhị đẳng điền và tam đẳng điền, không hề có loại nhất đẳng
điền Nhân dân trong làng vẫn thường nói đùa một câu “Ai đãi tôi một bữa no
say, tôi cho một sào đất” để nói về chất lượng đất ruộng ở đây cũng như tâm
lý không mặn mà với ruộng đất của chính làng xã Do đó từ xưa, nông nghiệp
đã khó có thể tạo đủ lương thực cho người dân Tới năm 1939, chính quyền thuộc địa Pháp đã cho nắn đoạn sông Nhuệ, từ địa phận của làng Siêu Quần (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) xuống làng Đan Nhiễm (huyện Thường Tín), làm cho đồng ruộng của khu vực này tiêu nước dễ hơn, nạn úng lụt đó giảm đáng kể Đến năm 1942, người Pháp lại cho đào con máng từ Gũ Quỏn làng Vĩnh Thịnh (xó Đại Áng, huyện Thanh Trì) xuống cống Hai Cửa giáp làng Siêu Quần, để hạn chế thêm nạn úng lụt Hiện nay nhờ hệ thống thuỷ nông, chất lượng đất đồng ruộng ở Cự Đà mới phần nào được cải thiện
Trang 28Sông ngòi
Hai con sông lớn chảy qua làng Cự Đà hiện nay là sông Nhuệ và sông
Tô Lịch Huyện Thanh Oai là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với khá nhiều con sông lớn nhƣ sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Đỗ Động Trong số này có hai con sông có vai trò lớn là sông Đáy và sông Đỗ Động Sông Đỗ Động hiện nay đã cạn, tuy nhiên vào thế kỷ 19 con sông này vẫn là con sông đƣợc sử dụng khá nhiều
Thôn Cự Đà nằm trải dài khoảng 700m theo dòng sông Nhuệ (Bản ảnh
số 5) Trong làng vẫn truyền tụng câu ca dao mô tả cảnh quan làng:
Làng ta phong cảnh hữu tình Con sông Nhuệ uốn như hình giao long
Sách Đại Nam nhất thống chí đã mô tả về con sông này “ở cách tỉnh
thành 34 dặm, có thuyết nói: vì ngọn nguồn nhọn, nên gọi là Nhuệ Giang; nguồn từ phía đông nam đầm Bát Long xã Hạ Mỗ huyện Từ Liêm, chảy vào địa phận huyện Thanh Oai, phía đông đến xã Hà Liễu huyện Thanh Trì, ở đây
có sông Tô Lịch chảy đến, chảy ngoặt sang phía nam qua địa phận xã Tả Nhai huyện Thượng Phúc, một chi phía đông hợp lưu với sông Kim Ngưu, còn chi chính thì chảy về phía nam vào địa phận xã Thịnh Đức huyện Phú Xuyên lại hợp lưu với sông Kim Ngưu, chảy suốt đến ngã ba Lường rồi hợp với Sa Giang, lại chuyển sang phía nam đến địa phận tổng Trác Bút huyện Nam Xang thì chia làm hai chi: một chi chảy về phía đông bắc, chuyển đông nam, qua địa phận các tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp huyện Phú Xuyên rồi đổ vào sông Nhị; một chi chảy về phía đông rồi chuyển sang phía nam qua địa phận huyện Duy Tiên, tục gọi ngã ba Vàng, lại chảy về phía đông qua xã Thái Đường huyện Sơn Minh, ở đây có kênh Phương Đình chảy đến, tục gọi là ngã
ba Sa, lại chảy chuyển sang phía đông, qua địa phận xã Đường Xuyên (tục
Trang 29gọi ngã ba Lương) huyện Phú Xuyên Sông này vào quãng mùa hè mùa thu có thể đi thuyền, mùa đông mùa xuân thì cạn” [61, tr 188]
Đây là con sông nối liền sông Hồng với sông Đáy, thuyền bè từ miền ngược, theo dòng sông Hồng tới Chèm (Từ Liêm, Hà Nội) chuyển qua sông Nhuệ xuôi xuống phía Nam Sông Nhuệ gặp sông Đáy ở gần cầu Hồng Phú (Phủ
Lý, Hà Nam) rồi chảy dọc theo con đường Thiên lý tới Ninh Bình và đổ ra biển
ở cửa Đáy Sụng Nhuệ gặp sông Châu và đổ vào sông Đáy tạo ra ngã ba sông ở gần Phủ Lý Xưa kia đây chính là con đường thuỷ mà Lê Hoàn đã dừng binh để lấy quân trong trận chiến đánh quân Tống Dọc bờ sông này ở đoạn Thanh Oai còn khá nhiều di tích thờ Lê Hoàn và coi ông là Thành hoàng làng, trong đó có
Tả Thanh Oai (làng Tó), làng Phú Diễn (làng Hành)
Trong giai đoạn trước kia, sông Nhuệ là một con sông mang lại giá trị kinh tế lớn Hàng loạt làng buôn bán ven sông Nhuệ được hình thành như La
Cả, La Tinh, La Phù, Khúc Thuỷ, Thanh Thuỳ Mặt hàng buôn bán chủ yếu
là tơ lụa, gạo, nông phẩm phục vụ nhu cầu của kinh thành Thăng Long cũng như mang đi các nơi khác Tại những làng này mặc dù nghề buôn bán chỉ là nghề phụ nhưng đã đóng góp không nhỏ vào kinh tế gia đình Đồng thời truyền thống buôn bán hình thành từ lâu đời đã khiến cho người dân ở những nơi này
có tư duy nhanh, nhậy bén với thị trường Cho tới ngày nay, đây vẫn là những làng làm ăn kinh tế giỏi, đời sống nhân dân khấm khá
Đối với làng Cự Đà, mặc dù hàng năm vào mùa lũ lụt, nước dâng lên làm ngập úng ruộng đồng, giảm đáng kể năng suất cây trồng nhưng dòng sông đã mang lại rất nhiều giá trị kinh tế khác cho làng Do nối liền với sông Hồng và sông Đáy, từ xa xưa sông Nhuệ là một con sông được người Việt khai thác nhiều, chủ yếu với mục đích vận chuyển hàng hoá Theo các cụ già trong làng, người làng trước kia thường đi đò trên sông Nhuệ vận chuyển
Trang 30hàng hoá ra chợ Hà Đông (chợ Đơ trước kia), sau đó lại mua hàng từ chợ Hà Đông mang về bán lại ở khu vực huyện Thanh Oai Một con đường thuỷ buôn bán khác tại làng là theo sông Hồng xuôi về Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) hoặc Ninh Sở (Thường Tín, Hà Tây) rồi đổ hàng ra chợ Gồi (Hà Hồi, Thường Tín, Hà Tây), chợ Bằng (Bình Vọng, Thường Tín, Hà Tây) sau đó lại mang hàng hoá về qua sông Nhuệ ở La Phù (Tân Minh, Thường Tín, Hà Tây) đưa
về bán tại khu vực Thanh Oai, Hà Đông Một số người buôn bè thì thường thả
bè theo dòng Lô, sông Thao rồi vào sông Hồng, tới đoạn Chèm thì lại cho bè trôi theo sông Nhuệ đưa hàng về bán ở dọc sông Nhuệ, một con đường khác
là chở gỗ từ vùng Thanh Nghệ ra, theo sông Đáy rồi vào sông Nhuệ, từ đó cung cấp đi các nơi Chính do lợi thế bên bờ sông này, Cự Đà cũng khá nổi tiếng về nghề buôn bè với các nhân vật như Cự Khôi, Cự Hiên, Cụ Hàn Bầu
Gần đây sông Nhuệ đã bị bồi lắng, dòng chảy thu hẹp, thuyền trọng tải lớn không đi được, chức năng vận chuyển hàng hoá của dòng sông cũng vì thế mà mất đi
Cùng với sông Nhuệ ở gần làng còn có chỗ gặp nhau của sông Tô Lịch
và sông Nhuệ (đoạn gần cầu Tó) Đây là nơi dòng sông Tô Lịch chảy từ Thăng Long đổ vào dòng sông Nhuệ Sông Tô Lịch là phân lưu của sông Hồng, tách
từ phường Hà Khẩu chảy theo hướng éụng Tõy đến chợ Bưởi quay theo hướng Bắc Nam vũng tới thụn Hà Liễu (Thường Tín, Hà Tây) thỡ nhập vào sụng Nhuệ Trước đây dũng sụng này khỏ sầm uất, trờn bến dưới thuyền Thuyền buụn từ phớa Bắc theo sụng Hồng qua cửa Hà Khẩu vào sụng Tụ; từ phớa Nam
ra qua sụng éỏy, sụng Nhuệ, vào kinh thành bằng sụng Tụ Năm 1889, thực dân Pháp đó lấp nhỏnh sụng Tụ từ cửa Hương Bài đến Thuỵ Khuê Từ khi bị lấp, sông chỉ cũn là dũng thoỏt nước thải của thành phố
Trang 31Về dòng sông Đỗ Động, sách Cương mục chép “Sông Đỗ Động, phát
nguyên từ các đầm lớn ở xó Đàn Viên thuộc huyện Thanh Oai, chảy qua cỏc xó Sinh Quả, Ức Lý, đi khuất khúc đến xó Thượng Cung, huyện Thượng Phúc, thỡ hợp với sụng Nhuệ” [59, tr 79] Hiện nay sông đã bị lấp, có thể thấy dấu vết
dòng sông ở trước cửa chùa Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây) có vị trí khá gần với làng Cự Đà, trước cửa chùa Từ Am (Thanh Thuỳ, Thanh Oai, Hà Tây) Con sông này cho tới thế kỷ 19 vẫn còn là một dòng sông quan trọng, thuyền bè đi lại và có khá nhiều chùa, quán nằm bên bờ sông nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của những người buôn bán trên sông cũng như người dân tập trung xung quanh dòng sông này Như vậy có thể nói sông Đỗ Động trước kia cũng là một con sông có giá trị kinh tế lớn, nối liền sông Đáy và sông Nhuệ
Khí hậu
Khí hậu ở Cự Đà cũng tương tự như khí hậu của tỉnh Hà Tây nói riêng và Châu thổ Bắc bộ nói chung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Nhiệt độ không khí trung bỡnh năm là 23,3°C Nằm trong vùng nhiệt đới, vùng này quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào, có nhiệt độ cao với lượng bức xạ tổng cộng trung bỡnh hàng năm là 122,8kcal/cm2, số giờ nắng trong năm 1.399 giờ Do chịu ảnh hưởng của gió mùa, Hà Tây nói chung và Cự Đà nói riêng có độ ẩm và lượng mưa khá lớn
Độ ẩm tương đối trung bỡnh hàng năm 70 - 85% Lượng mưa trung bỡnh hàng năm là 1.900mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa Đặc điểm khí hậu có sự thay đổi và khác biệt rừ nột giữa hai mựa Khí hậu này nhìn chung thuận lợi cho cây trồng, tuy nhiên trước kia do không chủ động được nguồn nước, đồng ruộng lại ở vùng chiêm trũng, hệ thống tiêu thoát chưa có nên thường ngập úng vào mùa mưa Chủ yếu ở Cự Đà chỉ canh tác 1 vụ và không trồng mầu
Trang 32III Lịch sử hình thành
Quá trình lập làng
Cự Đà nằm ở bên hữu ngạn sông Hồng - là vùng có lịch sử lâu đời, có phần cổ hơn so với bên tả ngạn Tại khu vực huyện Thanh Oai đã tìm thấy những dấu vết của văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun, chủ yếu là những mảnh công
cụ lao động bằng đá và đồng rất nhỏ
Ở những khu vực xung quanh huyện Thanh Oai đã tìm thấy khá nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên, ví dụ như di chỉ Chùa Gio (An Thượng, Hoài Đức, Hà Tây), di chỉ gò Cây Táo (Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội) Tất cả những di chỉ này nằm cách làng Cự Đà từ 6 - 9km Các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm từ giai đoạn hậu kỳ đá mới người Việt
cổ đã từng bước xuống định cư ở khu vực đồng bằng trong đó có khu vực ven sông Hồng, sông Đáy, sông Tích Sở dĩ như vậy vì ngã ba sông Đáy sông Tích nằm trên con đường di dân của người Việt cổ từ Phong Châu đổ xuống khu vực phía Đông và phía Nam Như vậy Cự Đà nằm trong vùng này chắc
chắn đã có cư dân Việt cổ tới sinh sống
Tại di chỉ Thành Dền (Đại Yên, Chương Mỹ, Hà Tây) cách Thanh Oai khoảng hơn 20km, đã tìm được một số lượng lớn công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng cũng như lò nấu đồng và cả mộ táng Tất cả những hiện vật này là giai đoạn phát triển cao của văn hoá Đồng Đậu
Tại khu vực huyện Hoài Đức, nằm cách Thanh Oai khoảng 9km về phía Tây Bắc hiện còn khá nhiều những di chỉ khảo cổ học có niên đại từ hậu kỳ đá mới (như di chỉ Chùa Gio) cho tới giai đoạn sớm của văn hoá Gò Mun như di chỉ Chiền Vậy (Di Trạch, Hoài Đức, Hà Tây), Vinh Quang (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây)
Trang 33Đặc biệt tại xã Hữu Hoà (Thanh Trì, Hà Nội) nằm sát cạnh làng Cự Đà vào năm 1968 đã tiến hành khai quật khảo cổ học và đã phát hiện được 72 hiện vật gồm đá mài, phế liệu chế tác đá, đồ đồng (đặc biệt là 1 con dao bằng đồng thời Đông Sơn) và nhiều hiện vật khác thuộc giai đoạn muộn của thời kỳ Gò Mun
Trong quá trình lao động sản xuất, người dân đã tìm thấy khá nhiều công cụ sản xuất bằng đồng, gốm được làm trong thời kỳ Đông Sơn ở dọc bờ sông Đáy, sông Hồng Các di chỉ thời Đông Sơn tiêu biểu giai đoạn này như Đường Cồ (Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Tây), lớp trên của di chỉ Chiền Vậy (Di Trạch, Hoài Đức, Hà Tây), lớp trên của di chỉ Vinh Quang (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây) nằm cách không xa với Thanh Oai nói chung và Cự Đà nói riêng Đặc biệt tại Thanh Oai đã tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn như
ở Phú Lương, Bình Đà, Tân Ước Đây là những bằng chứng vật chất về việc
cư dân Việt đã sinh sống tại Thanh Oai cũng như Cự Đà từ rất sớm
Bên cạnh những di chỉ mang đậm nét văn hoá bản địa, những di chỉ biểu hiện sự giao thoa với văn hoá Hán đã xuất hiện Có thể nói vào thời Bắc thuộc đây là khu vực được người Hán đặc biệt quan tâm Với mục đích tìm con đường đi lại từ vùng Nam Trung Quốc qua nước ta rồi rồi tiến tới thôn tính các vùng xung quanh, người Hán đã tới đây từ rất sớm Đã có rất nhiều cuộc khai quật khảo cổ học ở vùng này, trong đó có nhiều di chỉ mộ Hán được phát hiện Hiện nay nếu đi dọc quốc lộ 21B chúng ta có thể bắt gặp nhiều khu
gò đống cao, thực chất đây là những ngôi mộ Hán Nhiều di chỉ mộ Hán đã được khai quật trên địa bàn Thanh Oai như tại xã Hồng Dương, Bình Minh và Tam Hưng Tại Cự Đà hiện cũng còn một ngôi mộ Hán được nhân dân gọi là
gò Đống Già
Trang 34Từ những dấu vết khảo cổ học kể trên, có thể thấy rằng khu vực huyện Thanh Oai nói chung và làng Cự Đà nói riêng từ xa xưa đã có người Việt định
cư
Đến giai đoạn sau này, khu vực sông Đỗ Động được nhiều sử sách nhắc
tới Sách Toàn thư có ghi về việc Đỗ Cảnh Thạc chiếm Đỗ Động Giang [81,
tr 57] vào năm 966 Thực ra vùng đất quanh sông Đỗ Động vào thế kỷ thứ 3 -
4 dưới thời Ngô, Tấn đã là nơi dòng họ Đỗ sinh sống Dòng họ này xuất phát
từ Trung Quốc với hai nhân vật khá nổi tiếng là Đỗ Viện và Đỗ Tuệ, phải chăng do định cư ở đây nên đã đặt vùng đất này thành Đỗ Động Cự Đà chắc chắn cũng nằm trong khu vực này
Tới khoảng cuối thế kỷ thứ 10 vùng đất này là nơi dừng chân của Lê Hoàn trên đường đi đánh quân Tống Hiện nay dọc bờ sông Nhuệ có nhiều di tích thờ vua Lê Đại Hành, đặc biệt còn có một làng có tên là Đại Hành, nằm ngay sát phía Bắc của làng Cự Đà Làng này thờ vua Lê Đại Hành làm Thành hoàng Ngoài ra ông còn được nhiều làng khác tôn làm Thành hoàng như làng
Tó, làng Hữu Châu
Cùng với Lê Đại Hành, vợ và các tướng của ông cũng được thờ nhiều ở khu vực này, ví dụ như bà chúa Hến người làng Tó được thờ ở làng Tó, đức Thánh Vũ Lôi Hùng Uy (còn gọi là Thánh Võ) được thờ ở Cự Đà, Phú Diễn Theo lời kể của các cụ già, Ngài là tướng thời vua Lê Đại Hành, có công đánh giặc Như vậy đến thế kỷ thứ 10, khu vực làng Cự Đà đã chắc chắn có cư dân đông đúc
Thanh Oai thuộc vùng hạ Oai Lộ thời Lý Trần Đây là địa danh đã có từ
khá lâu đời Dư địa chí của Nguyễn Trãi có chép về huyện Thanh Oai, thuộc
phủ Ứng Thiên, gồm 80 xã, 5 thôn và 2 trang Tên Thanh Oai lần đầu tiên xuất hiện vào năm Trị Bình Long Ứng 3 (1207) là tên gọi của một hương
Trang 35Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về huyện Thanh Oai “ở cách phủ
17 dặm về phía đông bắc, đông tây cách nhau 11 dặm, nam bắc cách nhau 33 dặm, phía đông đến địa giới hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì, phủ Thường Tín 7 dặm, phía tây đến địa giới huyện Chương Đức 4 dặm, phía nam đến địa giới huyện Sơn Minh 20 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Từ Liêm 13 dặm Có lẽ là đất Đỗ Động xưa, tên Thanh Oai mới có từ đời Lý (Lý Cao Tông, năm Trị Bình Long Ứng thứ 3 gọi là hương Thanh Oai) sau là huyện; thời thuộc Minh, huyện này thuộc châu Uy Man, lệ phủ Giao Châu; đời Lê Quang Thuận cho lệ vào phủ Ứng Hoà, sau lại đổi chữ thanh làm chữ thanh; bản triều vẫn theo như thế Nay quản lãnh 12 tổng, 93 xã thôn trang” [61, tr 169]
Quá trình thay đổi từ thôn Ngô Khê đến thôn Cự Đà
Ở Cự Đà hiện nay không còn các văn bản ghi về thời điểm ra đời của làng Nhân dân trong làng thường truyền tụng nhau câu chuyện làng Cự Đà ra đời từ rất lâu Câu đối trên cổng vào làng Cự Đà hiện nay vẫn còn dòng chữ:
Thiên niên thành Cự thất Nhất đới dẫn Đà giang
Mặt bên kia ghi đôi câu đối khác
Cư tụ thiên niên thành Cự ấp Thanh liên nhất đại dẫn Đà giang
Theo các cụ già trong làng, trước đây làng có tên là Ngô Khê và tên này tồn tại đến khoảng giữa thế kỷ 17 mới đổi thành Cự Đà và sự kiện này được ghi trong tấm bia hậu của chùa Cự Đà Chúng tôi đã cố gắng tìm thông tin này trên tấm bia nhưng hoàn toàn không thấy nhắc đến vấn đề này Tuy nhiên tên gọi có chữ Khê ở khu vực này không phải là hiếm Hiện ở xã Tam Hưng huyện Thanh Oai còn có làng Bối Khê (với ngôi chùa Bối Khê nổi tiếng còn
Trang 36giữ được dấu vết kiến trúc và di vật từ thời Trần) và làng Phúc Khê Tuy tên gọi của làng này đã nhiều lần bị thay đổi nhưng vẫn giữ chữ Khê Các văn bia
Bối động thánh tích bi ký khắc năm Thái Hoà 11 (1453) và Đại Bi tự khắc
năm Hồng Thuận 7 (1516) cũng như những bia thời Mạc đều ghi tên địa danh
này là Hồng Khê, chỉ tới tấm bia Đại Bi tự thiền gia bi ký niên đại Duy Tân 5
(1911) tên Hồng Khê mới được đổi thành Thanh Khê rồi Phúc Khê Làng Đa
Sĩ (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Tây) vốn trước kia có tên là Huyền Khê, làng Khê Tang cùng xã Cự Khê hiện nay vẫn giữ được tên Khê Tang Theo tiếng Hán “Khê” (溪) có nghĩa là khe nước Ở địa hình đồng chiêm trũng việc đặt tên làng có dính dáng đến dòng nước, khe nước là điều dễ hiểu Các làng khác
ở gần Cự Đà nếu tên không có chữ “Khê” cũng là những chữ có liên quan tới nước như Khúc Thuỷ (曲? 水?), Động Lãm (洞 覽[) , Nhân Trạch (仁? 澤?)
Có ý kiến cho rằng các tên Khê này (La Khê, Ngô Khê, Văn Khê, Phúc Khê, Song Khê, Hồng Khê, Khê Tang…) là những chi lưu của sông Đỗ Động, tuy nhiên hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát cụ thể giả thuyết này Nguyễn Việt Trung trong luận văn của mình khi nói về tên Ngô Khê cho rằng
tên gọi này có nghĩa là “người họ Ngô sinh sống trên vùng đất có rất nhiều
khe và lạch nước chảy” [75, tr 11] Tác giả cũng công nhận tại làng Cự Đà
hiện nay không có người họ Ngô, chỉ có làng Tó (Tả Thanh Oai) ở bên cạnh khá nổi tiếng với dòng họ Ngô, mà điển hình là họ Ngô Thì và Ngô Vi Lập luận của tác giả là dòng họ Ngô ở Ngô Khê là những người đã cát cứ vùng sông Đỗ Động và đã tham gia vào sự kiện năm 967 bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công
và dẹp toàn bộ các lực lượng cát cứ Cũng theo tác giả những người họ Ngô này vì thế đã bỏ trốn đi nơi khác sinh sống Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tôi về họ Ngô ở Tả Thanh Oai, họ Ngô Thì còn giữ được một tấm bia là
Ngô thế gia quan đức chi bi do chính Ngô Thì Nhậm soạn năm Quang Trung
4 (1791) ghi về dòng họ mình đến thời điểm lập bia đã được 13 đời, tức là
Trang 37khoảng trên dưới 300 năm Như vậy tại thời điểm thế kỷ 10 khó có thể có dòng họ Ngô đã tới sinh sống ở đây Còn họ Ngô Vi theo gia phả được chép vào năm Tự Đức 36 (1883) thì họ Ngô tới đây vào thời Trần và tới thời điểm lập gia phả được 20 đời Do đó việc họ Ngô tới đây trong giai đoạn này là không có cơ sở Đồng thời tác giả còn một lầm lẫn khác đó là chữ Ngô trong Ngô Khê là chữ 梧 (có nghĩa là cây vông, cây duối) chứ không phải chữ 吳? (họ Ngô) như tác giả hiểu Hiện nay ở Cự Đà vẫn còn xứ Đồng Duối Chính
từ việc hiểu sai nghĩa của từ nên mới có việc hiểu theo hướng của tác giả
Theo chúng tôi tên Ngô Khê (梧溪) có nghĩa là khe nước có nhiều cây vông Hiện nay khu gò đồi phía sau làng cũng còn rất nhiều cây vông, cây duối Cự Đà ngày xưa nổi tiếng lắm cướp vì dân ở đây giầu có, đồng thời địa hình lại nhiều bụi cây rậm rạp để ẩn nấp
Nếu xét theo ngữ nghĩa tiếng Hán tên Cự Đà (巨? 陀?) có nghĩa là sườn núi to Tên này hoàn toàn không phù hợp với địa hình địa thế của Cự Đà Xung quanh làng không hề có làng nào có tên Đà Cách Cự Đà khoảng 5km
có làng Bình Đà (Bảo Đà) Tuy nhiên đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, làng Bình Đà thờ vua Hùng và không hề có quan hệ với Cự Đà
Có một số ý kiến cho rằng Cự Đà có nguồn gốc từ làng Cầu Đơ (thuộc
xã Thượng Thanh Oai) Làng Đà là biến âm của làng Đơ Sở dĩ làng có tên
Cự Đà là do hai làng có quan hệ không tốt với nhau nên đã đặt tên là như vậy
để tỏ ý chống lại quê gốc Cách giải thích này hoàn toàn mang tính suy diễn,
ít giá trị khoa học và các cụ già trong làng đều phủ nhận giả thuyết này
Theo các cụ già trong làng, thôn Ngô Khê đổi thành tên Cự Đà mới chỉ xuất hiện khoảng 340 - 350 năm, tức là khoảng nửa cuối thế kỷ 17 Tư liệu sớm nhất có ghi về tên Cự Đà là trong cây hương đá tại chùa Cự Đà (Minh
Linh tự) khắc năm Chính Hoà 16 năm Ất Hợi (1695) và trong bia Thiên đài
Trang 38thạch trụ của chùa Ban Linh ở thôn Phú Diễn có niên đại Chính Hoà 23
(1702) Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm sớm nhất có ghi tên làng là Cự
Đà chứ không mang ý nghĩa từ thời điểm này thôn Ngô Khê đổi thành tên Cự
Đà
Dưới thời phong kiến, việc đổi tên làng là chuyện không hiếm Tuy nhiên lý do nào khiến làng Cự Đà bị đổi tên Các cụ già trong làng đã kể lại rằng Cự Đà từ xưa nổi tiếng lắm cướp và điều này còn tồn tại tới tận đầu thế
kỷ 20 Nhân dân trong làng vẫn nhắc câu chuyện năm Canh Tuất (1910) các sắc mục, lý dịch trong làng đã phải trình báo lên trên về việc làng Cự Đà có nhiều cướp Tri huyện Thanh Oai là Trần Tấn Bình đã trực tiếp cho người xuống Cự Đà chặt hết các bụi cây rậm rạp, mở rộng cổng làng để lính vào tuần tiễu Do làng có nhiều cướp (mà phần nhiều là người làng) nên chính quyền vua Lê chúa Trịnh đã bắt xoá bỏ thôn Ngô Khê Sau đó có những người họ Trịnh ở làng Cự Đà trong Thanh Hoá khi ra đây, thấy địa thế đất này đẹp đã xin lập lại làng Cự Đà và sinh sống ở đây Đằng sau câu chuyện này có thể là việc những người họ Trịnh, lợi dụng quyền hạn của mình đã chiếm một vùng đất có vị trí chiến lược, thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp
để làm chỗ sinh cơ lập nghiệp
Một lý do nữa khiến chúng tôi phải suy nghĩ về việc làng Cự Đà đúng
là từ nơi khác đến, bởi vì hầu hết các làng xung quanh làng Cự Đà đều có tên Nôm, ví dụ làng Phú Diễn bên cạnh làng có tên là làng Hành, làng Tả Thanh Oai có tên là làng Tó, làng Siêu Quần có tên là làng Gùn, Khúc Thuỷ được gọi là Kẻ Khúc, làng Thượng Phúc gọi là Kẻ Hạ trong khi đó Cự Đà hoàn toàn không có tên Nôm
Trong quá trình khảo sát ở làng Cự Đà, chúng tôi đã được xem gia phả
họ Trịnh ở giáp Thượng Cuốn gia phả này mới được tìm thấy vào năm 1984,
Trang 39ghi về nguồn gốc họ Trịnh ở Cự Đà Trước đó nhân dân chỉ truyền nhau câu chuyện về họ Trịnh thông qua gia phả của họ Trịnh ở làng Thượng Phúc đối diện với làng Cự Đà, mà trong nội dung cũng nói tới họ Trịnh ở Cự Đà Nội dung cuốn của gia phả họ Trịnh giáp Thượng ghi về việc ba anh em họ Trịnh
ở Thanh Hoá là cụ Công Bảo, Huyền Thính (tự Huyền Tổng/Huyền Thông)
và Công Xuyên ra Bắc lánh nạn và sinh sống tại các làng Đại Hành (đệ nhất Trịnh Công Bảo nhập Đại Hành thôn), Thượng Phúc (đệ nhị Trịnh Huyền Tổng nhập Thượng Phúc thôn) và Cự Đà (đệ tam Trịnh Công Xuyên nhập Cự
Đà thôn) Sự kiện này khá thống nhất ở gia phả họ Trịnh của cả 3 làng, sự khác biệt chỉ ở tên của cụ thứ 2 Huyền Thính, Huyền Tổng và Huyền Thông Cũng theo gia phả này thì nguồn gốc họ Trịnh là từ Trịnh Khả, Khai quốc công thần, Thái Uý Liệt quốc công, Hiển Khánh vương nhà Lê, con cụ Triệu
Tổ Trịnh Quyện quê gốc ở xã Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa (hiện nay là thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá)
Làng Siêu Quần (còn gọi là Kẻ Gùn), thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì hiện nay cũng thờ hai vị Thành hoàng là những người sáng lập làng Một trong hai vị Thành hoàng này là Trịnh Khả - người có mặt tại Hội thề Lũng Nhai của Lê Lợi năm Bính Thân - 1416, sau lập được nhiều chiến công trong việc đánh đuổi giặc Minh Khi Lê Lợi lên ngôi, ông được phong Hổ Vệ tướng quân, Thượng trụ quốc, Bỡnh chương quân quốc trọng sự, khắc biển công thần Năm 1451, do bị gian thần gièm pha, ông và con trai là Trịnh Bá Quát bị giết Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) được minh oan, trả lại quan tước, phong làm Phúc thần Việc làng Siêu Quần thờ Trịnh Khả là do dân từ Thanh Hóa chuyển cư ra, đem theo cả Thành hoàng ở làng gốc
Sau khi Trịnh Khả và con trai lớn là Trịnh Bá Quát bị giết, con cháu của ông đã hoảng sợ và trốn đi các nơi Con trai thứ tư của Trịnh Khả là Trịnh
Trang 40Tá đã tới thôn Cự Đà, xã Tử Đà, huyện Hoằng Hoá, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa và lập nghiệp ở đây
Theo gia phả họ Trịnh, ba cụ thuỷ tổ của họ Trịnh ở 3 làng là con cụ Trịnh Công Kiến (có gia phả chép là Đãi) tự Nghĩa Thái là đời thứ 8 của Trịnh Khả, sống ở thôn Cự Đà, xã Tử Đà, huyện Hoằng Hoá, phủ Hà Trung,
xứ Thanh Hoa Gia phả họ Trịnh ở Thượng Phúc có ghi chép rõ ràng rằng Thanh Oai là quê ngoại của 3 cụ tổ họ Trịnh ở đây
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại làng Cự Đà ở Thanh Hoá Đúng là hiện nay ở xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá có một làng
Cự Đà Tên Nôm của làng này là Kẻ Đà, sau đổi thành Cự Đà Có thể nói
cảnh quan của làng khá phù hợp với chữ “Đà” (陀?), xung quanh đây còn
nhiều ngọn núi đá nhỏ Cạnh làng Đà là thôn Núi Đáng chú ý là tên gọi Đà khá phổ biến ở đây như Mỹ Đà, Tử Đà
Hiện nay ở làng này họ Lê là họ chiếm đa số (trong địa bạ của xã Đa Sĩ
ghi tên một chủ sở hữu là Lê Trọng Kham và ghi rõ ràng là “Cự Đà nhân”),
ngoài ra còn một số người họ Vương và họ Trịnh, nhưng số lượng không nhiều Về cảnh quan làng nằm ngay dưới chân đê của một dòng sông hiện đã cạn chỉ còn lại dấu vết Dân làng hiện không nhớ rõ tên của dòng sông, có người nói với chúng tôi là sông Văn Con đê hiện nay là đường huyện lộ của huyện Hoằng Hoá, đã được đắp khá cao so với trước kia Có thể thấy cảnh quan của làng có đôi chút giống với làng Cự Đà ở Thanh Oai, cũng nằm cạnh
bờ sông uốn khúc Chúng tôi đã hỏi dân làng ở đây về nghề chính của làng thì được biết nghề chính là buôn bông vải, buôn trâu bò từ miền ngược và nghề nông chỉ là nghề phụ Do chiến tranh, làng Cự Đà ở Thanh Hoá đã bị phá huỷ nhiều, đình chùa bị phá hết và mới được xây lại gần đây