Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây) quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa (Trang 26)

Địa hình

Hà Tây là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, có địa hỡnh thấp dần từ Tõy Bắc xuống Đông Nam và đƣợc chia làm hai vùng chính:

- Vùng đồng bằng phía Đông, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao trung bỡnh 5 - 7m trên mặt đất;

- Vùng đồi núi phía Tây, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên, có độ cao trung bỡnh 25 - 50m trên mặt đất, trong đó vùng núi nằm ở độ cao trên 300m với đỉnh cao nhất là Ba Vỡ (1282m).

Ranh giới giữa vùng đồng bằng với khu vực đồi núi chạy từ Bất Bạt (Ba Vì, Hà Tây) rồi chạy theo chân các dẫy núi đá vôi qua khu vực huyện Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức. Thanh Oai nằm ở rìa Tây Nam của châu thổ. Trƣớc đây vào thời Lý khu vực này thuộc vào Oai Lộ, với 3 vùng là thƣợng Oai Lộ

(nằm sát dẫy Quảng Oai, là vùng Ba Vì, Sơn Tây hiện nay, có địa hình cao), trung Oai Lộ (khu vực Quốc Oai, địa hình trung bình) và hạ Oai Lộ (Thanh Oai có địa hình thấp trũng). Đặc trƣng cấu tạo địa hình của vùng này là thềm phù sa cổ xen lẫn đồi sót nhƣ khu vực chùa Thầy, Hoàng Xá (Quốc Oai, Hà Tây), núi Câu Lậu (Thạch Thất, Hà Tây).

Làng Cự Đà nằm ở khu vực thứ ba, thuộc loại hình đồng bằng tích tụ thấp hữu ngạn sông Hồng. Khu vực này chủ yếu nhận phù sa từ sông Đáy, sông Hồng đã chảy qua một loạt khu vực cao và bồi đắp ở đó, khi đến vùng này lƣợng phù sa đã xuống thấp. Đồng thời do hệ thống đê nhƣ đê Đáy, đê Nhuệ nên đất phù sa không đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên, tạo ra những ô thấp trũng. Làng Cự Đà thuộc ô thấp trũng Hà Đông đƣợc tạo bởi sông Hồng, sông Đáy và sông Phủ Lý. Độ cao trung bình ở đây chỉ khoảng 1 - 2m, đôi chỗ là 2 - 3m. Đồng ruộng chủ yếu là ruộng chiêm trũng, thƣờng xuyên chịu úng lụt, năng suất thấp. Địa bạ của làng lập năm Gia Long 4 (1805) cho thấy tại đây chỉ có hai loại nhị đẳng điền và tam đẳng điền, không hề có loại nhất đẳng điền. Nhân dân trong làng vẫn thƣờng nói đùa một câu “Ai đãi tôi một bữa no say, tôi cho một sào đất” để nói về chất lƣợng đất ruộng ở đây cũng nhƣ tâm lý không mặn mà với ruộng đất của chính làng xã. Do đó từ xƣa, nông nghiệp đã khó có thể tạo đủ lƣơng thực cho ngƣời dân. Tới năm 1939, chính quyền thuộc địa Pháp đã cho nắn đoạn sông Nhuệ, từ địa phận của làng Siêu Quần (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) xuống làng Đan Nhiễm (huyện Thƣờng Tín), làm cho đồng ruộng của khu vực này tiêu nƣớc dễ hơn, nạn úng lụt đó giảm đáng kể. Đến năm 1942, ngƣời Pháp lại cho đào con máng từ Gũ Quỏn làng Vĩnh Thịnh (xó Đại Áng, huyện Thanh Trì) xuống cống Hai Cửa giáp làng Siêu Quần, để hạn chế thêm nạn úng lụt. Hiện nay nhờ hệ thống thuỷ nông, chất lƣợng đất đồng ruộng ở Cự Đà mới phần nào đƣợc cải thiện.

Sông ngòi

Hai con sông lớn chảy qua làng Cự Đà hiện nay là sông Nhuệ và sông Tô Lịch. Huyện Thanh Oai là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với khá nhiều con sông lớn nhƣ sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Đáy, sông Đỗ Động. Trong số này có hai con sông có vai trò lớn là sông Đáy và sông Đỗ Động. Sông Đỗ Động hiện nay đã cạn, tuy nhiên vào thế kỷ 19 con sông này vẫn là con sông đƣợc sử dụng khá nhiều.

Thôn Cự Đà nằm trải dài khoảng 700m theo dòng sông Nhuệ (Bản ảnh số 5). Trong làng vẫn truyền tụng câu ca dao mô tả cảnh quan làng:

Làng ta phong cảnh hữu tình Con sông Nhuệ uốn như hình giao long

Sách Đại Nam nhất thống chí đã mô tả về con sông này “ở cách tỉnh thành 34 dặm, có thuyết nói: vì ngọn nguồn nhọn, nên gọi là Nhuệ Giang; nguồn từ phía đông nam đầm Bát Long xã Hạ Mỗ huyện Từ Liêm, chảy vào địa phận huyện Thanh Oai, phía đông đến xã Hà Liễu huyện Thanh Trì, ở đây có sông Tô Lịch chảy đến, chảy ngoặt sang phía nam qua địa phận xã Tả Nhai huyện Thượng Phúc, một chi phía đông hợp lưu với sông Kim Ngưu, còn chi chính thì chảy về phía nam vào địa phận xã Thịnh Đức huyện Phú Xuyên lại hợp lưu với sông Kim Ngưu, chảy suốt đến ngã ba Lường rồi hợp với Sa Giang, lại chuyển sang phía nam đến địa phận tổng Trác Bút huyện Nam Xang thì chia làm hai chi: một chi chảy về phía đông bắc, chuyển đông nam, qua địa phận các tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp huyện Phú Xuyên rồi đổ vào sông Nhị; một chi chảy về phía đông rồi chuyển sang phía nam qua địa phận huyện Duy Tiên, tục gọi ngã ba Vàng, lại chảy về phía đông qua xã Thái Đường huyện Sơn Minh, ở đây có kênh Phương Đình chảy đến, tục gọi là ngã ba Sa, lại chảy chuyển sang phía đông, qua địa phận xã Đường Xuyên (tục

gọi ngã ba Lương) huyện Phú Xuyên. Sông này vào quãng mùa hè mùa thu có thể đi thuyền, mùa đông mùa xuân thì cạn” [61, tr. 188].

Đây là con sông nối liền sông Hồng với sông Đáy, thuyền bè từ miền ngƣợc, theo dòng sông Hồng tới Chèm (Từ Liêm, Hà Nội) chuyển qua sông Nhuệ xuôi xuống phía Nam. Sông Nhuệ gặp sông Đáy ở gần cầu Hồng Phú (Phủ Lý, Hà Nam) rồi chảy dọc theo con đƣờng Thiên lý tới Ninh Bình và đổ ra biển ở cửa Đáy. Sụng Nhuệ gặp sông Châu và đổ vào sông Đáy tạo ra ngã ba sông ở gần Phủ Lý. Xƣa kia đây chính là con đƣờng thuỷ mà Lê Hoàn đã dừng binh để lấy quân trong trận chiến đánh quân Tống. Dọc bờ sông này ở đoạn Thanh Oai còn khá nhiều di tích thờ Lê Hoàn và coi ông là Thành hoàng làng, trong đó có Tả Thanh Oai (làng Tó), làng Phú Diễn (làng Hành).

Trong giai đoạn trƣớc kia, sông Nhuệ là một con sông mang lại giá trị kinh tế lớn. Hàng loạt làng buôn bán ven sông Nhuệ đƣợc hình thành nhƣ La Cả, La Tinh, La Phù, Khúc Thuỷ, Thanh Thuỳ.... Mặt hàng buôn bán chủ yếu là tơ lụa, gạo, nông phẩm phục vụ nhu cầu của kinh thành Thăng Long cũng nhƣ mang đi các nơi khác. Tại những làng này mặc dù nghề buôn bán chỉ là nghề phụ nhƣng đã đóng góp không nhỏ vào kinh tế gia đình. Đồng thời truyền thống buôn bán hình thành từ lâu đời đã khiến cho ngƣời dân ở những nơi này có tƣ duy nhanh, nhậy bén với thị trƣờng. Cho tới ngày nay, đây vẫn là những làng làm ăn kinh tế giỏi, đời sống nhân dân khấm khá.

Đối với làng Cự Đà, mặc dù hàng năm vào mùa lũ lụt, nƣớc dâng lên làm ngập úng ruộng đồng, giảm đáng kể năng suất cây trồng nhƣng dòng sông đã mang lại rất nhiều giá trị kinh tế khác cho làng. Do nối liền với sông Hồng và sông Đáy, từ xa xƣa sông Nhuệ là một con sông đƣợc ngƣời Việt khai thác nhiều, chủ yếu với mục đích vận chuyển hàng hoá. Theo các cụ già trong làng, ngƣời làng trƣớc kia thƣờng đi đò trên sông Nhuệ vận chuyển

hàng hoá ra chợ Hà Đông (chợ Đơ trƣớc kia), sau đó lại mua hàng từ chợ Hà Đông mang về bán lại ở khu vực huyện Thanh Oai. Một con đƣờng thuỷ buôn bán khác tại làng là theo sông Hồng xuôi về Vạn Phúc (Thanh Trì, Hà Nội) hoặc Ninh Sở (Thƣờng Tín, Hà Tây) rồi đổ hàng ra chợ Gồi (Hà Hồi, Thƣờng Tín, Hà Tây), chợ Bằng (Bình Vọng, Thƣờng Tín, Hà Tây) sau đó lại mang hàng hoá về qua sông Nhuệ ở La Phù (Tân Minh, Thƣờng Tín, Hà Tây) đƣa về bán tại khu vực Thanh Oai, Hà Đông. Một số ngƣời buôn bè thì thƣờng thả bè theo dòng Lô, sông Thao rồi vào sông Hồng, tới đoạn Chèm thì lại cho bè trôi theo sông Nhuệ đƣa hàng về bán ở dọc sông Nhuệ, một con đƣờng khác là chở gỗ từ vùng Thanh Nghệ ra, theo sông Đáy rồi vào sông Nhuệ, từ đó cung cấp đi các nơi. Chính do lợi thế bên bờ sông này, Cự Đà cũng khá nổi tiếng về nghề buôn bè với các nhân vật nhƣ Cự Khôi, Cự Hiên, Cụ Hàn Bầu...

Gần đây sông Nhuệ đã bị bồi lắng, dòng chảy thu hẹp, thuyền trọng tải lớn không đi đƣợc, chức năng vận chuyển hàng hoá của dòng sông cũng vì thế mà mất đi.

Cùng với sông Nhuệ ở gần làng còn có chỗ gặp nhau của sông Tô Lịch và sông Nhuệ (đoạn gần cầu Tó). Đây là nơi dòng sông Tô Lịch chảy từ Thăng Long đổ vào dòng sông Nhuệ. Sông Tô Lịch là phân lƣu của sông Hồng, tách từ phƣờng Hà Khẩu chảy theo hƣớng éụng Tõy đến chợ Bƣởi quay theo hƣớng Bắc Nam vũng tới thụn Hà Liễu (Thƣờng Tín, Hà Tây) thỡ nhập vào sụng Nhuệ. Trƣớc đây dũng sụng này khỏ sầm uất, trờn bến dƣới thuyền. Thuyền buụn từ phớa Bắc theo sụng Hồng qua cửa Hà Khẩu vào sụng Tụ; từ phớa Nam ra qua sụng éỏy, sụng Nhuệ, vào kinh thành bằng sụng Tụ. Năm 1889, thực dân Pháp đó lấp nhỏnh sụng Tụ từ cửa Hƣơng Bài đến Thuỵ Khuê. Từ khi bị lấp, sông chỉ cũn là dũng thoỏt nƣớc thải của thành phố.

Về dòng sông Đỗ Động, sách Cương mục chép “Sông Đỗ Động, phát nguyên từ các đầm lớn ở xó Đàn Viên thuộc huyện Thanh Oai, chảy qua cỏc xó Sinh Quả, Ức Lý, đi khuất khúc đến xó Thượng Cung, huyện Thượng Phúc, thỡ hợp với sụng Nhuệ” [59, tr. 79]. Hiện nay sông đã bị lấp, có thể thấy dấu vết dòng sông ở trƣớc cửa chùa Bối Khê (Tam Hƣng, Thanh Oai, Hà Tây) có vị trí khá gần với làng Cự Đà, trƣớc cửa chùa Từ Am (Thanh Thuỳ, Thanh Oai, Hà Tây). Con sông này cho tới thế kỷ 19 vẫn còn là một dòng sông quan trọng, thuyền bè đi lại và có khá nhiều chùa, quán nằm bên bờ sông nhằm phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng của những ngƣời buôn bán trên sông cũng nhƣ ngƣời dân tập trung xung quanh dòng sông này. Nhƣ vậy có thể nói sông Đỗ Động trƣớc kia cũng là một con sông có giá trị kinh tế lớn, nối liền sông Đáy và sông Nhuệ.

Khí hậu

Khí hậu ở Cự Đà cũng tƣơng tự nhƣ khí hậu của tỉnh Hà Tây nói riêng và Châu thổ Bắc bộ nói chung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, ít mƣa. Nhiệt độ không khí trung bỡnh năm là 23,3°C. Nằm trong vùng nhiệt đới, vùng này quanh năm tiếp nhận lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào, có nhiệt độ cao với lƣợng bức xạ tổng cộng trung bỡnh hàng năm là 122,8kcal/cm2, số giờ nắng trong năm 1.399 giờ. Do chịu ảnh hƣởng của gió mùa, Hà Tây nói chung và Cự Đà nói riêng có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn. Độ ẩm tƣơng đối trung bỡnh hàng năm 70 - 85%. Lƣợng mƣa trung bỡnh hàng năm là 1.900mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mƣa. Đặc điểm khí hậu có sự thay đổi và khác biệt rừ nột giữa hai mựa. Khí hậu này nhìn chung thuận lợi cho cây trồng, tuy nhiên trƣớc kia do không chủ động đƣợc nguồn nƣớc, đồng ruộng lại ở vùng chiêm trũng, hệ thống tiêu thoát chƣa có nên thƣờng ngập úng vào mùa mƣa. Chủ yếu ở Cự Đà chỉ canh tác 1 vụ và không trồng mầu.

Một phần của tài liệu Làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây) quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa (Trang 26)