Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây) quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa (Trang 48)

I.1. Tình hình sở hữu ruộng đất

Theo địa bạ của thôn Cự Đà lập tại thời điểm năm Gia Long 4 (1805) tổng số ruộng đất của làng Cự Đà (chƣa kể loại thổ phụ gò đống) là 183.5.11.4.0 trong đó tƣ điền là 162.1.4.2.0, chiếm tỷ lệ gần 90% tổng số

ruộng đất. Tất cả ruộng đất của Cự Đà gồm 15 xứ đồng là Xứ Mả Gạo, xứ Đình Bàng, xứ Mả Giai, xứ Màn Xanh, xứ Nhà Đầu (còn gọi là Nhà Đào), xứ Đồng Ngõ, xứ Dƣợc Xá (còn gọi xứ Vƣờn Thuốc), xứ Đồng Dổi, xứ Đồng Bàng, Xứ Vãn, xứ Đình Dâu, xứ Mả Già, xứ Mả Dãy, xứ Đồng Duối, xứ Ngõ Thí. Đồng ruộng chủ yếu phân bố dọc khu dân cƣ, nằm ngay sát xóm làng.

I.1.a. Sở hữu công làng xã về ruộng đất

Công điền vốn là nền tảng của chế độ công xã, sau này vẫn đƣợc các triều đại phong kiến duy trì làm cơ sở kinh tế cho bộ máy quan liêu, trong địa bạ của thôn Cự Đà không ghi riêng về số lƣợng ruộng công (công điền), tuy vậy có một phần ghi số lƣợng ruộng đất do “bản thôn đồng canh cư” là 12.2.7.8.0, gồm 1 thửa nằm tại xứ Đồng Bàng. Ngoài ra địa bạ còn ghi số lƣợng “thần từ điền” là 5.2.0.0.0 cũng do “bản thôn đồng quân phân canh tác”. Nhƣ vậy số ruộng thuộc sở hữu công của làng xã bao gồm cả đất thổ canh và thổ cƣ. Do số lƣợng ruộng công còn ít, lại ở vị trí khá xa, đồng thời do nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà đặc biệt từ làm ruộng ít đem lại hiệu quả kinh tế, trong khi đó thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp lại đảm bảo cuộc sống hơn nên sức ép về ruộng đất ở Cự Đà là không lớn. Tuy vậy chính quyền làng xã vẫn có những chính sách bảo vệ ruộng công thông qua hƣơng lệ của làng.

Theo địa bạ, số ruộng công cùng số ruộng “thần từ” này đƣợc chia đều cho dân canh tác. Hiện nay các cụ già trong làng đều không còn nhớ về thể lệ chia ruộng công. Cho tới trƣớc Cách mạng tháng Tám phần lớn số ruộng công đã đƣợc chuyển thành ruộng đình, ruộng chùa lấy hoa lợi phục vụ cho việc thờ cúng, lễ lạt hàng năm. Ruộng công hầu nhƣ không đƣợc chia cho ngƣời dân mà chủ yếu bổ đều cho các giáp (thực chất là các họ) trên tỷ lệ số trai đinh của từng giáp. Số lƣợng ruộng chia cho các giáp cũng không lớn. Giáp

Thƣợng với số trai đinh của họ Trịnh tƣơng đối đông cũng chỉ có hơn 1 mẫu ruộng công với 6 thửa phân bố ở nhiều xứ đồng, họ Vũ giáp Trung có chƣa tới 1 mẫu ruộng và phân tán ở nhiều xứ đồng.

Việc chia ruộng công cho từng dòng họ là một sự khác biệt của làng Cự Đà so với nhiều làng khác. Thực chất việc này là quá trình tƣ hữu hoá dần ruộng công làng xã, chuyển quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nƣớc cho các dòng họ. Các dòng họ tổ chức đấu thầu số ruộng này, các hộ cầy cấy phải nộp hoa lợi cho dòng họ. Tuy nhiên do số lƣợng ít ỏi nên phần nhiều hoa lợi từ ruộng này không thể đảm bảo cho hoạt động của họ mà phải trông chờ vào nguồn hoa lợi khác.

Do số lƣợng ít ỏi nên hầu nhƣ không có ruộng công để chia cho những ngƣời đi lính hoặc ngƣời đỗ đạt. Điều này cũng nói lên tính chất tự trị của làng xã, làng tự phân bổ ruộng công theo điều kiện của từng làng.

Sở dĩ ruộng công ở Cự Đà bị thu hẹp vì khu vực này kinh tế nông nghiệp và nghề thủ công đã khá phát triển, cùng với quá trình tích tụ tài sản bằng thu nhập của việc buôn bán thì ruộng đất công cũng bị thu hẹp, thay vào đó là sự phát triển mạnh của ruộng tƣ. Đây cũng là xu hƣớng chung trong lịch sử chế độ ruộng đất ở Việt Nam.

I.1.b. Ruộng bán công bán tư

Ở Cự Đà lại hình thành một loại hình sở hữu ruộng đất khác đó là việc biến ruộng tƣ thành ruộng thuộc sở hữu công cộng của làng xã hoặc dòng họ. Hƣơng lệ của làng quy định rõ về việc mua hậu đình với giá là 1 mẫu ruộng chiêm, 1 mẫu ruộng dé và 500 đồng bạc [33, tr. 16]. Tƣơng tự nhƣ vậy chùa và các họ cũng có những ngƣời bỏ tiền của và ruộng đất ra mua hậu.

Hiện tƣợng mua hậu là một hiện tƣợng phổ biến trong làng xã Việt Nam, hiện tƣợng này xuất hiện một phần do quan niệm của ngƣời dân muốn

đóng góp tiền của cho làng. Đồng thời nó cũng gián tiếp phản ánh về tình hình sở hữu tƣ về ruộng đất ở mỗi làng xã. Số lƣợng ruộng hậu lớn, chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của sở hữu tƣ nhân về ruộng đất.

Hiện nay tại làng Cự Đà không có nhiều tƣ liệu nói về số lƣợng ruộng hậu đình, hậu Phật, hậu giáp và hậu họ tuy nhiên các cụ già trong làng vẫn tƣơng đối nhớ về số lƣợng ruộng này. Theo các cụ già thì số lƣợng ruộng hậu Phật có khoảng hơn 50 mẫu, đƣợc chia cho 5 giáp theo tỷ lệ trai đinh của từng giáp chứ không phải chia đều cho từng giáp. Các giáp nhận ruộng thƣờng tổ chức bán tô, quy định số hoa lợi mà những ngƣời cấy ruộng này phải nộp.

Tƣơng tự nhƣ vậy, đình cũng có một số lƣợng ruộng nhất định, tuy nhiên số lƣợng ít hơn nhiều so với ruộng chùa. Trƣớc năm 1945 số lƣợng ruộng hậu đình chỉ có khoảng hơn 5 mẫu. Sở dĩ nhƣ vậy vì không phải lúc nào làng cũng bán ruộng hậu đình và không phải ai cũng có thể mua ruộng hậu đình đƣợc. Làng chỉ bán ruộng hậu đình khi có việc đột xuất [33, tr. 16]. Ruộng hậu đình cũng đƣợc bổ vào từng giáp theo tỷ lệ trai đinh tƣơng tự nhƣ ruộng chùa và cũng đƣợc các giáp quản lý, sử dụng nhƣ ruộng chùa.

Bên cạnh ruộng hậu Phật, hậu đình còn một loại ruộng khác nữa là ruộng hậu họ. Đây là ruộng đất của những thành viên trong họ trực tiếp đóng góp cho dòng họ để lấy hoa lợi phục vụ các công việc của họ. Số lƣợng ruộng họ này khá lớn và phụ thuộc trực tiếp vào ƣu thế của từng dòng họ (ƣu thế về kinh tế cũng nhƣ ƣu thế về số trai đinh). Theo các cụ già trong làng, trƣớc đây việc họ thƣờng không phải đóng góp mà chủ yếu lấy hoa lợi từ ruộng đất của dòng họ, thƣờng hoa lợi của ruộng họ còn thừa sau khi đã chi phí cho việc họ. Việc này cũng gián tiếp phản ánh số lƣợng ruộng họ là rất lớn. Sở dĩ nhƣ vậy vì ngƣời dân ở Cự Đà sở hữu tƣơng đối nhiều ruộng đất, lại sống xa quê hƣơng nên việc đóng góp cho dòng họ dễ dàng đƣợc chấp nhận. Cùng với

ruộng công của làng xã chia trực tiếp cho các giáp (thực chất là các họ), ruộng hậu họ đƣợc bán (hình thức gần giống đấu thầu hiện nay) cho các thành viên trong họ, hàng năm ngƣời sở hữu (thực chất là ngƣời sử dụng) ruộng này có nghĩa vụ đóng góp hoa lợi cho dòng họ. Việc phân bổ ruộng họ chủ yếu do ngƣời trƣởng họ đảm nhiệm. Mặc dù ruộng này đƣợc gọi là bán nhƣng thực chất quyền sở hữu ruộng này vẫn thuộc về các dòng họ và cần phải hiểu chữ bán ở đây mang nghĩa chuyển quyền sử dụng chứ hoàn toàn không mang nghĩa chuyển quyền sở hữu. Một điều đáng lƣu ý là cho tới trƣớc Cách mạng tháng Tám, số ruộng tƣ thuộc sở hữu của làng Cự Đà phần lớn đƣợc cúng vào các loại ruộng hậu. Điều này cũng gián tiếp phản ánh chất lƣợng ruộng đất ở làng không cao, ngƣời dân không thiết tha với chính ruộng đất của làng mình.

Nhƣ vậy trong bản thân loại hình sở hữu ruộng đất công đã có những biến đổi ngƣợc chiều nhau. Một phần ruộng công thuộc sở hữu tối cao của nhà nƣớc từng bƣớc bị biến đổi để dần trở thành ruộng tƣ. Mặc dù ở Cự Đà không có trƣờng hợp trực tiếp chiếm ruộng công tuy nhiên việc phân ruộng cho từng dòng họ quản lý thực chất là việc gián tiếp chuyển từ quyền sở hữu công cộng sang sở hữu tƣ nhân (mang danh nghĩa dòng họ). Trái lại một bộ phận ruộng tƣ, thuộc quyền sở hữu của ngƣời dân lại đƣợc chuyển hoá một phần thành sở hữu công cộng.

I.1. c. Sở hữu tư nhân về ruộng đất

Theo địa bạ của thôn Cự Đà năm Gia Long 4 (1805) tổng số ruộng đất của Cự Đà là 183.5.11.4.0 trong đó tƣ điền là 162.1.4.2.0, chiếm tỷ lệ gần 90% tổng số ruộng đất. Cùng với quá trình phát triển của chế độ sở hữu tƣ nhân về ruộng đất thì sở hữu công cộng của làng xã cũng bị thu hẹp lại một cách đáng kể. Đến thế kỷ 19 số ruộng tƣ đã chiếm ƣu thế vƣợt trội (theo tính toán số lƣợng ruộng tƣ trên cả nƣớc chiếm khoảng hơn 82,9% số ruộng đất, của tỉnh Hà Đông cũng tại thời điểm này là 65,34% [40, tr. 24]). Nếu so với

chỉ số trung bình trên, rõ ràng số lƣợng ruộng tƣ ở Cự Đà trong giai đoạn này là khá lớn. Địa bạ thôn Cự Đà năm 1805 cũng cho biết có 34 chủ sở hữu có ruộng tƣ, nhƣ vậy bình quân số lƣợng ruộng đất tƣ của mỗi chủ sở hữu đạt xấp xỉ 4,7 mẫu. Đây là một chỉ số thuộc loại trung bình ở tỉnh Hà Đông, tuy nhiên cũng khá cao so với chỉ số trung bình là 3,5mẫu/chủ sở hữu hoặc ở một số địa phƣơng khác nhƣ Từ Liêm là 2,3 mẫu/ngƣời, Đan Phƣợng 2,2 mẫu/ngƣời.

Trong quá trình khảo sát về ruộng đất của làng Cự Đà, chúng tôi đã tham khảo tƣ liệu về ruộng đất của các làng bên cạnh làng Cự Đà, nơi có khá nhiều địa chủ của làng Cự Đà xâm canh và thấy số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1: Bảng thống kê số lượng ruộng đất của một số làng xã thuộc huyện

Thanh Oai tại thời điểm năm Gia Long 4 (1805)

T T

Tên làng xã Địa điểm Tổng số ruộng đất

Tổng số ruộng tư

Tỷ lệ % ruộng tư

1 Thôn Cự Đà Xã Hạ Thanh Oai 183.5.11.4.0 162.1.4.2.0 88,5% 2 Thôn Quan Xã Bắc Lãm 485.4.2.6.0 447.1.4.0.0 92,1% 3 Xã Đa Sĩ Tổng Thƣợng Thanh Oai 536.3.3.5.0 395.2.11.7.0 73,7% 4 Xã Quảng Lại Tổng Đại Định 471.3.6.6.0 227.3.3.8.0 48,2% 5 Thôn Cầu Đơ Xã Thƣợng Thanh Oai 333.2.3.9.0 284.5.3.9.0 85,3% 6 Xã Đan Nê Tổng Đại Định 256.5.6.4.0 185.5.13.2.0 72,3% 7 Xã Khúc Thuỷ Tổng Tả Thanh Oai 400.2.5.2.0 372.2.0.7.0 93,0% 8 Xã Phú Điền Tổng Tả Thanh Oai 246.2.12.5.0 204.8.9.5.0 82,9%

Nguồn: địa bạ các thôn Cự Đà, thôn Quan, xã Đa Sĩ, thôn Cầu Đơ, xã Quảng Lại, xã Đan Nê, xã Khúc Thuỷ, xã Phú Điền lập năm Gia Long 4 (1805) hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua so sánh ta thấy rằng nhìn chung số ruộng tƣ chiếm một số lƣợng lớn trong tổng số diện tích đất ở các làng xã, thông thƣờng khoảng 70 - 90%

số ruộng đất là ruộng tƣ, trong đó chỉ có 1 trƣờng hợp 1 xã có số ruộng tƣ chiếm 48,2%.

Địa bạ Gia Long 4 (1805) cũng cho biết về chất lƣợng ruộng đất ở Cự Đà. Tại đây không có ruộng hạng nhất, trong số tƣ điền thì ruộng hạng hai là 64.8.6.9.0 chiếm khoảng 40% và ruộng hạng ba là 97.3.0.5.0, chiếm khoảng 60%. Điều này chứng tỏ chất lƣợng ruộng đất ở Cự Đà thuộc loại xấu. Những cụ già trong làng thƣờng nhắc một câu để mô tả ruộng đất ở làng là

“thập niên cửu lạo” (10 năm có tới 9 năm ngập nƣớc).

Bảng 2: Bảng thống kê chất lượng ruộng đất tư ở Cự Đà

TT Loại ruộng Diện tích Tỷ lệ

1 Ruộng loại 2 64.8.6.9.0 40%

2 Ruộng loại 3 97.2.12.3.0 60%

Tổng cộng 162.1.4.2.0 100%

Nguồn: địa bạ thôn Cự Đà lập năm Gia Long 4 (1805)

Theo thống kê ruộng đất năm 1909 ở sổ điền bạ của làng thì tổng số ruộng đất của làng là 190.2.10.4.4. Theo sổ kê khai nhân khẩu của làng lập năm 1914 tổng số trai đinh trong làng là 489 ngƣời. Nhƣ vậy nếu chỉ tính bình quân ruộng đất cho nam giới trong làng thì cũng chỉ có khoảng 3,8 sào/trai đinh. Số ruộng này là ít so với khu vực châu thổ Bắc bộ.

Từ những phân tích trên cho thấy Cự Đà là một làng xã có tổng số ruộng đất ít, chất lƣợng ruộng đất kém, do đó việc tìm ra một ngành nghề mới nhằm duy trì cuộc sống là điều dễ hiểu.

Bảng 3: Quy mô sở hữu tư điền ở Cự Đà theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

TT Quy mô sở hữu Số chủ Diện tích

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dƣới 1 mẫu 0 0 0 0

3 3 - 5 mẫu 9 26.5% 31.9.6.2.0 21.65%

4 5 - 10 mẫu 13 38.2% 79.9.7.1.0 54.25%

5 10 - 15 mẫu 1 2.9% 13.1.1.5.0 8.9%

Tổng số 34 100% 147.3.3.9.0 100%

Nguồn: địa bạ thôn Cự Đà lập năm Gia Long 4 (1805)

Về mặt quy mô sở hữu, chúng tôi chia ra nhiều mức độ khác nhau và có thể thấy tỷ lệ đó không đồng đều. Để hiểu sâu thêm tình hình phân hoá bên trong của sở hữu tƣ nhân có thể chia thành 5 lớp sở hữu khác nhau. Nhìn vào bảng thống kê quy mô sở hữu ruộng tƣ tại Cự Đà có thể thấy rằng tại làng không hề có chủ sở hữu dƣới 1 mẫu ruộng. Số lƣợng nông dân tự canh có sở hữu trung bình chỉ đạt trên dƣới 2 mẫu chiếm số lƣợng khá lớn (32.4%), tuy vậy họ chỉ sở hữu 15.2% tổng số ruộng đất tƣ. Số chủ tƣ hữu có ruộng đất từ 3 – 5 mẫu cũng chiếm số lƣợng lớn (26.5%) nhƣng thực chất cũng chỉ sở hữu 21.65% tổng số ruộng đất. Qua bảng trên có thể thấy số lƣợng chủ sở hữu bình quân từ 5 - 10 mẫu chiếm số lƣợng áp đảo (38.2%) và cũng sở hữu nhiều ruộng đất nhất (54.25%). Vào thời điểm năm Gia Long 4 (1805) chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu có số lƣợng ruộng đất hơn 10 mẫu ruộng.

Các chủ sở hữu tập trung cao vào lớp sở hữu dƣới 5 mẫu ruộng (36.85% tổng số ruộng tƣ và 58.9% tổng số chủ sở hữu) và từ 5 -10 mẫu (54.25% tổng số ruộng tƣ và 38.2% tổng số chủ sở hữu). Có thể thấy tầng lớp trung nông lớp trên và địa chủ nhỏ là diện mạo đặc trƣng cho sở hữu tƣ nhân ở Cự Đà thế kỷ 19. Đây có thể coi là những ngƣời khá giả. Số lƣợng này cũng gần tƣơng đƣơng với chỉ số trung bình ở Hà Đông là 22.87% sở hữu 60.86% diện tích ruộng đất tƣ [40, tr.26]. Điều này có thể dễ dàng giải thích vì Cự Đà vốn là làng buôn bán. Vào thời điểm đầu thế kỷ 19 ngƣời Cự Đà đã nổi tiếng giầu có, buôn bán ở quê lẫn kinh thành.

Tuy nhiên do điều kiện ruộng đất tại ngay quê hƣơng mình ít ỏi, nên khá nhiều ngƣời Cự Đà có ruộng xâm canh ở các làng bên cạnh.

Bảng 4: Bảng thống kê số lượng ruộng đất của người Cự Đà tại một số thôn,

T T

Tên thôn/xã Tổng số ruộng tư Số ruộng người Cự Đà xâm canh Tổng số ruộng Số chủ SH Tỷ lệ 1 Thôn Quan 447.1.4.0.0 5.4.1.5.0 2 1,11% 2 Xã Quảng Lại 227.3.3.8.7 15.8.2.0.6 4 6,61% 3 Thôn Đa Sĩ 395.2.11.7.0 61.6.11.0.0 19 15,44%

4 Thôn Cầu Đơ 284.2.3.9.0 11.5.11.0.0 6 3,87%

5 Xã Đan Nê 185.5.13.2.0 20.6.12.3.0 5 10,81%

6 Xã Khúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuỷ

372.2.0.7.0 53.6.0.2.0 8 14,24%

Nguồn: địa bạ các thôn Quan, xã Đa Sĩ, thôn Cầu Đơ, xã Quảng Lại, xã Đan Nê, xã Khúc Thuỷ hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Ngoài ra, ngƣời Cự Đà còn có ruộng đất ở nhiều làng, xã khác nhƣ Thƣợng Phúc, Phú Diễn, Mẫu Lƣơng, Hà Trì, Bối Khê, Tả Thanh Oai…, thậm chí ở tận Thanh Trì, Hoài Đức, Từ Liêm, tuy nhiên chúng tôi không có điều kiện để tham khảo hết.

Nhƣ vậy số chủ sở hữu ngƣời Cự Đà xâm canh tại các làng bên cạnh có số ruộng dao động từ 1 - 15% tổng số ruộng đất. Trong tổng số ruộng này thì số ruộng hạng nhất khá lớn, tập trung ở nhiều thôn/xã. Trong khi đó địa bạ của thôn Cự Đà hoàn toàn không thấy có ghi việc ngƣời làng khác tới xâm canh ở làng.

Nguồn gốc của quá trình tích tụ ruộng đất chủ yếu từ việc cho vay nặng lãi. Theo các cụ già trong làng, cho vay lãi thực sự đã trở thành một nghề ở

Một phần của tài liệu Làng Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây) quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa (Trang 48)