II.1. Cơ cấu tổ chức xóm làng
Hiện nay Cự Đà đƣợc gọi là một thôn – thôn Cự Đà, thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Trƣớc đây thôn Cự Đà thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai. Trong lịch sử hình thành và phát
triển của mình, chỉ trong khoảng hơn 70 năm, Cự Đà mới đƣợc đặt lên hàng xã, còn lại đều là đơn vị hành chính cấp thôn. Tƣ liệu sớm nhất mà chúng tôi có đƣợc về xã Cự Đà là hai quyển Cự Đà xã thừa sao thần sắc bạ và Cự Đà xã tế thần văn bạ ghi vào năm Kỷ Sửu dƣới thời Thành Thái (1889) do cụ Đinh Văn Tô và cụ Cự Doanh chép. Đầu thế kỷ 19, địa bạ của Cự Đà vẫn ghi
đây là
một thôn.
Tuy nhiên đơn vị hành chính xã Hạ Thanh Oai hầu nhƣ ít đƣợc nhắc tới. Xã Hạ Thanh Oai trƣớc kia bao gồm thôn Cự Đà, Phú Diễn và Thƣợng Phúc. Xã này có địa giới khá đặc biệt với làng Cự Đà và Phú Diễn ở bờ hữu của sông Nhuệ, trong khi đó Thƣợng Phúc lại ở bên bờ tả. Ba thôn này chỉ có một điểm tƣơng đồng là cùng thờ Thành Hoàng là Phả Độ Hoằng Thông. Phần nhiều tại đây chỉ duy trì hoạt động dƣới góc độ thôn, cấp xã ít đƣợc chú ý. Hiện nay ngƣời dân cũng không nói nhiều đến đơn vị hành chính này. Do đó chúng tôi nghĩ rằng, có lẽ trong lịch sử, các thôn trên đều tồn tại nhƣ một đơn vị hành chính cấp cơ sở tƣơng đƣơng xã.
Làng Cự Đà hiện nay có 14 ngõ xóm (xóm Ba Gang, xóm Quang Trung II, xóm Lễ Nghĩa, xóm Hiếu Đễ, xóm Trung Tín (xóm Con Cóc), xóm Quang Trung I, xóm An Lạc, xóm Đồng Nhân Cát, xóm Cƣơng, xóm Đình, xóm Chùa, xóm Điếm, xóm Chợ, ngõ Thí) (Bản đồ số 4), phân bố dọc bờ sông Nhuệ. Trƣớc kia làng chỉ có 12 ngõ xóm, tuy nhiên hiện nay do dân số tăng, làng đƣợc mở rộng ra hai đầu nên mới mở thêm 2 xóm mới. Các xóm chủ yếu đƣợc đặt tên theo các điển tích lễ nghi của Nho giáo. Tuy vậy một số xóm ngõ vẫn có tên dân gian, chủ yếu đƣợc gọi theo hình dáng hoặc những đặc trƣng của ngõ xóm ví dụ nhƣ xóm Ba Gang vì ở trong ngõ này có 3 lối rẽ, xóm Con Cóc vì trƣớc ngõ có 1 cây đèn đá hình con cóc, ngõ Thí vì ngõ này có lối dẫn ra khu nghĩa địa của làng.
Các xóm này chạy song song với nhau, đầu mỗi xóm đều chạy ra bờ sông, đầu kia của xóm thƣờng là bụi tre, ao chuôm và sát với khu ruộng. Do địa hình chật hẹp các xóm chủ yếu trải dài theo chiều rộng của làng. Mỗi xóm thông thƣờng chỉ có hai dẫy nhà chạy dọc đƣờng xóm, ranh giới giữa các xóm nhìn chung không rõ ràng. Trƣớc đây mỗi xóm thƣờng chỉ có dăm hộ gia đình, quy mô mỗi hộ khá lớn gồm nhà ngang, nhà chính, các công trình phụ trợ, bếp... Trong mỗi xóm có mặt của tất cả các dòng họ chứ không phân biệt mỗi dòng họ ở một xóm. Mối quan hệ giữa các thành viên trong xóm đơn thuần chỉ dựa trên quan hệ địa vực. Do quan niệm ngƣời giầu thƣờng ở giữa làng giữa xóm nên thƣờng những nhà giữa xóm khá to, quy mô lớn.
Đứng đầu xóm thƣờng là trƣởng xóm, do mọi ngƣời trong xóm bầu ra. Tiêu chuẩn bầu trƣởng xóm thƣờng là nam giới, khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Nhiệm vụ chính của trƣởng xóm chỉ là đảm bảo an ninh trong xóm, đốc thúc việc đóng cửa ngõ – xóm mỗi tối chứ ít tham gia vào các công việc hành chính khác. Quyền lợi của trƣởng xóm cũng không rõ ràng, đôi khi chỉ là tiền thƣởng của những ngƣời nhà giầu trong ngõ xóm. Do quan hệ xóm làng, đồng thời để đảm bảo an ninh cho chính gia đình họ, nên họ thƣờng vui vẻ làm việc này.
Nhƣ vậy đơn vị xóm hoàn toàn là đơn vị tụ cƣ, có mối liên kết với nhau về địa vực. Dân cƣ sinh sống trong xóm rất đa dạng, bao gồm tất cả ngành nghề, giới tính, lứa tuổi; sinh sống với nhau dựa trên quan hệ tình làng nghĩa xóm.
II.2. Bộ máy hành chính
Cũng nhƣ nhiều làng xã Việt Nam cổ truyền, đứng đầu bộ máy hành chính làng xã là đội ngũ chức dịch. Do suốt một quá trình dài, Cự Đà chỉ là một thôn của xã Hạ Thanh Oai nên chức danh của ngƣời đứng đầu là thôn trƣởng. Các văn bia cũng nhƣ địa bạ đều ghi tên thôn trƣởng. Ngoài ra do vẫn có một đơn vị hành chính cấp cao hơn là xã nên Cự Đà vẫn nằm dƣới sự quản
lý của xã Hạ Thanh Oai, với ngƣời đứng đầu là xã trƣởng. Địa bạ Gia Long 4 (1805), có ghi tên cả xã trƣởng Nguyễn Danh Cao và thôn trƣởng Vũ Thời Bích, ngoài ra còn ghi tên 3 vị sắc mục của làng là Vũ Nhân Chiếu, Trịnh Bá Thu và Vũ Xuân Hoa. Trong địa bạ này chúng tôi thấy số lƣợng ruộng đất của ba vị sắc mục trên khá lớn (cụ Vũ Nhân Chiếu có tổng số ruộng là 6.5.0.4.0, cụ Trịnh Bá Thu là 17.1.14.8.0 và cụ Vũ Xuân Hoa là 10.6.14.0.0), trong khi đó hoàn toàn không ghi về số ruộng của thôn trƣởng. Cũng nhƣ nhiều làng Việt cổ truyền khác, các chức dịch thƣờng chỉ là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền trung ƣơng về làng xã của mình chứ ít khi nắm giữ đƣợc quyền lực thực sự ở làng xã, ít có địa vị kinh tế.
Năm 1827, Minh Mạng đã cải cách hành chính, đổi xã trƣởng thành lý trƣởng. Tới đầu thế kỷ 20, trong cuốn Hương tục hương lệ Cự Đà viết vào năm Duy Tân 3 (1909), ở Cự Đà bên cạnh chức danh lý trƣởng, ghi thêm một số chức danh khác nhƣ phó lý, điền thổ, thủ bạ, thủ quỹ, trƣơng tuần, đứng đầu các giáp (giáp trƣởng) cũng nhƣ chức danh một số sắc mục.
Nhiệm vụ của những chức dịch này là chịu trách nhiệm quản lý làng xã, đại diện cho làng xã trƣớc chính quyền trung ƣơng. Tuy vậy quyền hạn của chức dịch lại bị hạn chế bởi đội ngũ sắc mục. Hầu hết các văn bản của làng xã bên cạnh việc ghi tên xã trƣởng (lý trƣởng), phó lý... đều có ghi thêm tên các sắc mục.
Tới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đội ngũ chức dịch trong làng xã đã đƣợc kiện toàn, đầy đủ các ban bệ chức năng. Tuy nhiên đây là thời kỳ đội ngũ sắc mục lại nắm đƣợc khá nhiều quyền lực. Một số chức dịch đƣợc các gia đình giàu có trong làng điều hành, điển hình là trƣờng hợp của trƣơng tuần. Thực chất đây là một chức quan, tuy nhiên ở làng Cự Đà thƣờng có lệ nhà giầu trả tiền cho trƣơng tuần cũng nhƣ tuần đinh để bảo vệ tƣ gia của mình.
Phần nhiều những ngƣời trong đội ngũ chức dịch không phải là ngƣời giầu có. Do quy định những chức dịch phải là ngƣời sống ở quê nên địa vị kinh tế thƣờng không lớn. Nhiều cụ già vẫn cho rằng đây là công việc ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Đội ngũ này đƣợc lập lên thông qua bầu cử tín nhiệm. Về chức năng nhiệm vụ cũng tƣơng tự nhƣ ở các làng xã cổ truyền khác.