0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN

Một phần của tài liệu LÀNG CỰ ĐÀ (THANH OAI, HÀ TÂY) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA (Trang 134 -134 )

III.1. Phong tục tập quán, truyền thống đạo đức

Phát huy giá trị văn hóa - đạo đức chính là thành tố cơ bản nhất để kéo con ngƣời lại với con ngƣời nhằm nâng cao tính nhân ái trong cộng đồng. Thái độ của con ngƣời đối với con ngƣời là tiêu chuẩn đầu tiên trong sự phát triển về mặt văn hóa - đạo đức.

Một truyền thống tốt đẹp dễ dàng nhận thấy ở Cự Đà đó là truyền thống tự hào về quê hƣơng. Trong làng có một quy ƣớc bất thành văn, những ngƣời Cự Đà đi buôn bán ở xa, dù là họ nào nhƣng khi lập cửa hiệu đều lấy tên có chữ đầu là Cự. Đây cũng là truyền thống của khá nhiều làng buôn ở Việt Nam, để thể hiện niềm tự hào với quê hƣơng. Những ngƣời xa quê, ra thành phố làm ăn, vẫn luôn hƣớng về quê hƣơng, tích cực đóng góp cho quê hƣơng. Do đi buôn bán xa, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái của ngƣời Cự Đà cũng khá đậm nét. Những ngƣời buôn bán xa thƣờng tập trung sống theo từng khu phố, ví dụ ở Hà Nội chủ yếu tập trung ở phố Hàng Bông, Hàng Gai và một phần ở Hàng Ngang. Hàng năm những ngƣời buôn bán đều trở về làng, dự hội làng cũng nhƣ đóng góp cho họ, cho làng.

Với những ngƣời ở làng, có thể nói quan hệ làng xóm, họ tộc khá đoàn kết. Trong làng hầu nhƣ ít có chuyện các họ khích bác nhau. Có thể thấy 2 họ có uy tín nhất làng là họ Trịnh và họ Vũ cũng là 2 họ thƣờng có quan hệ thông gia với nhau.

Trong nội bộ từng dòng họ, việc các gia đình tƣơng trợ giúp đỡ nhau thể hiện rõ nhất thông qua việc hiện nay có tới 80% các gia đình ở Cự Đà không phải sinh sống trên mảnh đất của chính cha ông họ để lại. Phần lớn họ là những ngƣời nghèo, ở quê, trông nhà cửa đồng ruộng hộ những ngƣời giầu có ra thành phố. Thậm chí có những ngƣời giầu còn nhờ ngƣời làng, ngƣời họ trông hộ nhà thờ họ, hàng năm đến dịp giỗ họ, ngƣời thành phố mới kéo về quê, thăm mộ rồi về gia đình làm cơm mời họ hàng. Đây là truyền thống đáng quý ở làng.

Quan niệm về địa vị của ngƣời phụ nữ trong làng cũng khá thoáng đạt. Nhìn chung ngƣời phụ nữ đƣợc tôn trọng trong gia đình cũng nhƣ trong làng xóm. Sở dĩ nhƣ vậy vì những ngƣời phụ nữ Cự Đà là những ngƣời giỏi buôn bán, làm giầu. Do đó họ thƣờng đƣợc gia đình nể nang.

Mặt khác do ở làng những ngƣời đỗ đạt không nhiều, đồng thời lại là những ngƣời buôn bán nên quan niệm khá cởi mở. Trong quá trình khảo sát ở Cự Đà chúng tôi thấy rằng đa phần những cụ ông ở đây thƣờng có đầu óc cởi mở, ít bị chi phối bởi những lễ nghi phong kiến. Trong khi đó những ngƣời phụ nữ thƣờng khá khắt khe, cẩn thận. Trong gia đình, đôi khi ngƣời phụ nữ thƣờng lấn lƣớt chồng con.

Đối với những phong tục tập quán có liên quan tới chu trình đời ngƣời, nhƣ các dịp trọng đại nhƣ cƣới gả, ma chay, khao lão, khao vọng đƣợc tổ chức khá linh đình. Do là một làng giầu có, dƣ dả nên những thủ tục khá rƣờm rà, phức tạp. Đối với những gia đình giầu có, đây là dịp để thể hiện sự sung túc, xa hoa của họ. Tuy nhiên đối với những hộ nghèo, đây thực sự là một gánh nặng trong cuộc sống.

Trong việc cƣới gả, tâm lý môn đăng hộ đối vẫn còn ảnh hƣởng khá đậm nét. Có thể thấy phần lớn những ngƣời giầu có trong làng đều kết hôn với những gia đình giầu có (trong hoặc ngoài làng). Hai làng quan hệ thông gia khá nhiều với Cự Đà là làng La Khê và làng Đông Ngạc. La Khê là một làng nghề nổi tiếng, đây cũng là nơi tập trung nhiều ngƣời giầu có. Có thể việc kết hôn với những ngƣời làng này, từ quan hệ làm ăn buôn bán, rồi gả con cái cho nhau, đồng thời cũng đảm bảo đƣợc quan niệm môn đăng hộ đối của những nhà giầu có. Cùng với việc kết hôn với ngƣời giầu có, tại Cự Đà còn có xu thế kết hôn với những ngƣời có địa vị chính trị. Nhìn chung nghi thức hôn nhân ở Cự Đà cũng giống với nhiều làng Việt cổ truyền khác nhƣ dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu và lại mặt. Tại đây cũng có tục đòi cheo, làng quy định từng mức cheo đối với rể trong làng và rể ngoài làng.

Trong phong tục hôn nhân, việc ngƣời đàn ông trong làng lấy nhiều vợ là chuyện không hiếm. Chúng tôi xem gia phả của các họ trong làng thƣờng thấy có cụ ông có tới 2 – 3 vợ, cùng với khá nhiều con cái.

Bên cạnh đó trƣớc kia còn tổ chức tục khao vọng, khao lão khá tốn kém. Do là làng buôn bán, việc tổ chức ăn uống linh đình đã là một lệ của làng. Đây là cơ hội để mở mày mở mặt với ngƣời làng, đồng thời cũng là dịp để con cái báo hiếu cho cha mẹ, đồng thời cũng là dịp những ngƣời buôn bán có cơ hội mời bạn làm ăn buôn bán tới thăm gia đình, thăm cơ ngơi của mình. Tuy vậy trong làng vẫn có những phong tục truyền thống tốt đẹp nhƣ tục trọng xỉ, coi trọng ngƣời có học thức, coi trọng thày giáo.

Trƣớc đây phong tục cƣới xin, tang ma khá rƣờm ra, phức tạp, tổ chức ăn uống trả nợ miệng linh đình. Hiện nay thực hiện nếp sống mới, các hủ tục đã đƣợc xoá bỏ.

Là một làng buôn bán, tại làng tồn tại khá nhiều điều kiêng cữ, đặc biệt với phụ nữ. Đối với ngƣời đi buôn bán, việc kiêng vía khá phổ biến, ở cả những ngƣời buôn thúng bán mẹt lẫn những ngƣời đi buôn bán đƣờng dài.

Về phong tục tập quán của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, có thể thấy tập quán ăn uống có quan hệ rất mật thiết với sinh thái môi trƣờng, đặc biệt là nguồn lƣơng thực và thực phẩm. Do ở cạnh sông, nên hai thứ đồ ăn chủ yếu là gạo và cá.

Cự Đà nằm gần Thăng Long – một trung tâm kinh tế chính trị lớn bậc nhất của cả nƣớc. Nhƣ một quy luật tất yếu, hầu hết các sản phẩm có chất lƣợng cao, phục vụ sinh hoạt của con ngƣời đều dồn về đất Thăng Long. Tuy nằm trên địa phận của Thanh Oai nhƣng Cự Đà lại nằm khá gần Thanh Trì - một vùng đất cửa ngõ của Thăng Long, nơi cung cấp nhiều sản vật cho kinh thành. Dân gian đã từng tổng kết

Lủ Trung gạo trắng nước trong Ai về Kẻ Lủ thong dong con người

Muốn ăn chiêm quýt, mựa ri Đem con mà gả nhân nghỡ Huỳnh Cung

Rau muống Đồng Lầm, cá rô Đầm Sét

Thanh Trỡ cú bỏnh cuốn ngon, cú gũ Ngũ Nhạc, cú con sụng Hồng Ớt cay là ớt Định Công

Nhón ngon là loại nhón lồng làng Quang

Cự Đà cũng góp cho những đặc sản ở đây một món đó là Tương Cự Đà

và gần đây là miến, rƣợu. Các cụ già ở Cự Đà vẫn còn nhắc tới việc ngƣời Cự Đà là ngƣời sành ăn, sành mặc. Điều này cũng dễ hiểu vì Cự Đà vốn là làng quê giầu có, lại có nhiều ngƣời ở thành thị. Con gái ở Cự Đà cũng là những ngƣời khéo léo, đảm đang. Việc nấu cỗ hầu nhƣ đƣợc làm theo gu của ngƣời Hà Nội - vốn nổi tiếng là sành ăn.

Cự Đà là một làng buôn bán, đời sống kinh tế khấm khá. Điều này đã ảnh hƣởng lớn tới lối sống của ngƣời dân ở đây. Thông thƣờng việc buôn bán là của ngƣời phụ nữ, đàn ông chỉ lo việc làng, việc xã, ít quan tâm tới công việc gia đình (trừ một số nam giới làm nghề buôn bè). Do có nhiều tiền, lại có thời gian, ngƣời đàn ông thƣờng tìm đến những thú vui nhƣ cây cảnh, việc họ việc giáp, thậm chí là cả thuốc phiện và hát cô đầu. Đây là hai hiện tƣợng phổ biến của những ngƣời đàn ông giàu có ở làng. Tại Cự Đà vẫn còn hai xứ đồng mang tên xứ Vƣờn Thuốc (xứ Dƣợc Xá) và xứ Nhà Đầu (còn gọi là Nhà Đào). Theo các cụ già, đây là nơi đàn ông trƣớc đây thƣờng tụ tập để bàn đèn hút sách và nghe hát cô đầu. Lệ hát cô đầu đã trở thành một phong tục không thể thiếu trong mỗi dịp hội làng. Các cụ già trong làng thƣờng kể rằng, đàn

ông ở Cự Đà thƣờng là những khách hàng quen của ấp Thái Hà - nơi trƣớc kia từng là tụ điểm ăn chơi của ngƣời Hà Thành.

Do tiếp xúc với bên ngoài thông qua hoạt động kinh doanh buôn bán, những ngƣời dân ở Cự Đà có cách nhìn khá thoáng về mọi phƣơng diện. Bên cạnh việc vẫn giữ những truyền thống từ xa xƣa, ngƣời Cự Đà đã du nhập khá nhiều những ảnh hƣởng của trào lƣu mới trong nề nếp sinh hoạt, ăn, ở, mặc, đi lại… Tại Cự Đà ngƣời dân vẫn kể chuyện vợ chồng cụ Trịnh Văn Thực – chủ hiệu Cự Chung là ngƣời tiên phong trong phong trào cải cách, là những ngƣời đầu tiên có xe hơi ở Hà Nội, thậm chí cụ bà còn tự lái xe.

III.2. Hội làng

Giống nhƣ gia đỡnh đối với tổ tiên, tới ngày kỵ của tổ tiên, gia đình đều làm mâm cơm cúng giỗ tổ tiên, mời bà con họ hàng tới dự. Đối với làng, hàng năm cũng tổ chức ngày sinh ngày kỵ cho các vị Thành Hoàng. Mỗi năm hoặc năm ba năm một lần, ngƣời ta làm lễ nhập tịch hoặc tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày sinh hay ngày kỵ của thần. Lễ hội thƣờng đƣợc làm to, có những hèm tiết quan trọng thể hiện lại cuộc đời của vị Thành hoàng. Ngoài ra còn tổ chức những cuộc vui chơi cho dân làng nhƣ hát chèo, đánh cờ, chọi gà, chọi trâu... Trong ngày lễ hội, có một chi tiết đặc biệt là ngƣời ta diễn trũ để nhắc lại sự nghiệp hoặc công lao của vị Thành hoàng làng đối với làng.

Hội làng Cự Đà đƣợc tổ chức trong 7 ngày từ 14/2 đến 21/2 âm lịch. Nếu năm nào hội lớn, còn tổ chức tới 9 ngày. Trƣớc đây hội đƣợc làm khá lớn, với hội thi hát, thi vật. Tại làng vẫn còn những địa danh nhƣ đình Hát, đình Vật. Hội thi hát và thi vật đã trở thành một nét truyền thống trong những ngày hội ở làng.

Hƣơng lệ của làng quy định rõ ràng về việc đóng góp cho hội làng cũng nhƣ những phần thƣởng cho ngƣời làng đoạt giải trong hội.

Sở dĩ hội đƣợc làm to vì có nhiều ngƣời giầu có, ở các nơi xa nên mỗi dịp hội lại về quê, vui chơi, gặp gỡ. Đây cũng là dịp để các họ tổ chức gặp gỡ, họp bàn việc họ.

Trong một thời gian dài hội làng không đƣợc tổ chức, gần đây UBND xã Cự Khê và nhân dân làng Cự Đà đã phối hợp tổ chức lại hội, tuy nhiên thời gian đƣợc rút lại trong 2 ngày.

Tiểu kết

- Do điều kiện thuận lợi về kinh tế, làng Cự Đà đã có một hệ thống công trình tín ngƣỡng, tôn giáo cũng nhƣ công trình kiến trúc dân dụng khá to lớn, đa dạng về loại hình và có niên đại tƣơng đối sớm. Đây là những giá trị văn hoá vật chất có giá trị, giúp chúng ta có thể hiểu đƣợc cảnh quan của các làng Việt cổ, đặc biệt là đối với những làng Việt ven sông.

- Hiện nay làng còn bảo lƣu đƣợc một số công trình kiến trúc công cộng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, một số hạng mục của các công trình đã bị phá bỏ, thay mới. Đây là một việc rất đáng tiếc.

- Cùng với những giá trị văn hoá vật chất, làng Cự Đà còn giữ đƣợc nhiều giá trị văn hoá tinh thần, nhiều phong tục tập quán, hội hè phong phú.

- Bên cạnh những nét truyền thống của kiến trúc Việt, làng Cự Đà còn xuất hiện những công trình mang phong cách kiến trúc Pháp cũng nhƣ hệ thống cơ sở hạ tầng khá hiện đại lúc bấy giờ. Đây là điểm khác biệt lớn giữa Cự Đà với những làng Việt cổ truyền khác.

KẾT LUẬN

Trong phần kết luận này, chúng tôi xin đƣa những nhận định tổng quan về quá trình hình thành, những đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hoá của làng Cự Đà.

1. Làng Cự Đà cũng nhƣ nhiều làng Việt cổ truyền khác, ban đầu là đơn vị tụ cƣ của ngƣời Việt. Từ xa xƣa, do nằm trên một vị trí địa lý chiến lƣợc, cửa ngõ của kinh đô, nơi có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện, có khả năng chi phối nhiều khu vực, Cự Đà nói riêng và Thanh Oai nói chung đã luôn đƣợc chính quyền trung ƣơng chú ý.

Những tác động về điều kiện địa lý, tự nhiên, môi trƣờng… đã ảnh hƣởng lớn tới quá trình hình thành cũng nhƣ những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá của làng. Với vị trí địa lý là cửa ngõ của trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội lớn; giao thông thuỷ bộ thuận lợi, Cự Đà là vùng đất đƣợc những ngƣời họ Trịnh chú ý. Lịch sử hình thành và phát triển của làng Cự Đà gắn liền với quá trình định cƣ của họ Trịnh. Có thể nói họ Trịnh có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành của làng. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận vai trò của các dòng họ khác trong tiến trình phát triển chung. Quá trình nhập cƣ của những ngƣời họ Trịnh cũng đồng nghĩa với việc làng đƣợc chuyển tên từ thôn Ngô Khê thành thôn Cự Đà.

Tên gọi Cự Đà cũng là một đặc trƣng riêng của làng. Những ngƣời họ Trịnh khi dời quê hƣơng tới vùng đất mới lập nghiệp vẫn lấy tên quê cũ để đặt cho vùng đất nơi mình định cƣ. Hiện tƣợng này cũng đúng với thôn Cự Đà ở Gia Lâm, Hà Nội. Sau này khi những ngƣời dân làng Cự Đà khi đi buôn bán ở khắp mọi miền trên đất nƣớc, cũng đều lấy chữ Cự để đặt tên cho cửa hiệu của mình. Tên gọi Cự Đà đã trở thành niềm tự hào với truyền thống quê hƣơng.

2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông thuận lợi, nằm ở khu vực tập trung nhiều các làng nghề thủ công truyền thống đã tạo ra những tiềm năng để phát triển thƣơng nghiệp tại làng.

Bên cạnh đó địa hình, thổ nhƣỡng của làng lại không phù hợp với việc phát triển nghề nông và trên thực tế nghề nông khó có thể thể đảm bảo cuộc sống cho ngƣời dân trong làng. Cũng giống nhƣ nhiều làng buôn khác, bình quân ruộng đất ở Cự Đà không phải là lớn, trong khi đó ruộng công có số lƣợng vô cùng ít ỏi lại liên tục bị đe doạ bởi tác động của kinh tế hàng hoá. Có ngƣời dân rơi vào hoàn cảnh không có công cụ sản xuất. Đây chính là một lý do để ngƣời Cự Đà buộc phải linh hoạt trong cuộc sống, chuyển đổi cơ cấu

nghề nghiệp. Ở một chừng mực nào đó, việc ruộng công bị thu hẹp đáng kể, ngƣời dân không có ruộng lại tạo ra những cơ hội cho sự ra đời của những ngành nghề mới. Do vậy thƣơng nghiệp và thủ công nghiệp đã đƣợc hình hành và phát triển, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tới thƣơng nghiệp ở Cự Đà.

Khi kinh tế hàng hoá phát triển, việc chuyên môn hoá đã cao, mặt khác cũng do hoàn cảnh buộc phải tìm ra những giải pháp mới để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, với những tiềm năng sẵn có, tất yếu ngƣời dân đã lựa chọn việc buôn bán, cung cấp nguyên liệu cho những làng nghề thủ công và đảm trách luôn nhiệm vụ phân phối sản phẩm cho các làng nghề này.

Cần nhấn mạnh vai trò của những ngƣời họ Trịnh trong việc hình thành và phát triển thƣơng nghiệp và thủ công nghiệp ở Cự Đà. Vốn có truyền thống buôn bán, đầu óc nhanh nhạy linh hoạt của những ngƣời đã buộc phải dời quê hƣơng đi kiếm sống, làm cho ngƣời Cự Đà dễ thích nghi với thời cuộc và thành công trên nhiều mặt trong đó có thƣơng trƣờng.

Tại Cự Đà, nông nghiệp tuy vẫn đƣợc duy trì là cơ sở nền tảng, thủ

Một phần của tài liệu LÀNG CỰ ĐÀ (THANH OAI, HÀ TÂY) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HÓA (Trang 134 -134 )

×