Quá trình lập làng
Cự Đà nằm ở bên hữu ngạn sông Hồng - là vùng có lịch sử lâu đời, có phần cổ hơn so với bên tả ngạn. Tại khu vực huyện Thanh Oai đã tìm thấy những dấu vết của văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun, chủ yếu là những mảnh công cụ lao động bằng đá và đồng rất nhỏ.
Ở những khu vực xung quanh huyện Thanh Oai đã tìm thấy khá nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên, ví dụ nhƣ di chỉ Chùa Gio (An Thƣợng, Hoài Đức, Hà Tây), di chỉ gò Cây Táo (Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội). Tất cả những di chỉ này nằm cách làng Cự Đà từ 6 - 9km. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm từ giai đoạn hậu kỳ đá mới ngƣời Việt cổ đã từng bƣớc xuống định cƣ ở khu vực đồng bằng trong đó có khu vực ven sông Hồng, sông Đáy, sông Tích... Sở dĩ nhƣ vậy vì ngã ba sông Đáy sông Tích nằm trên con đƣờng di dân của ngƣời Việt cổ từ Phong Châu đổ xuống khu vực phía Đông và phía Nam. Nhƣ vậy Cự Đà nằm trong vùng này chắc chắn đã có cƣ dân Việt cổ tới sinh sống.
Tại di chỉ Thành Dền (Đại Yên, Chƣơng Mỹ, Hà Tây) cách Thanh Oai khoảng hơn 20km, đã tìm đƣợc một số lƣợng lớn công cụ sản xuất, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng cũng nhƣ lò nấu đồng và cả mộ táng. Tất cả những hiện vật này là giai đoạn phát triển cao của văn hoá Đồng Đậu.
Tại khu vực huyện Hoài Đức, nằm cách Thanh Oai khoảng 9km về phía Tây Bắc hiện còn khá nhiều những di chỉ khảo cổ học có niên đại từ hậu kỳ đá mới (nhƣ di chỉ Chùa Gio) cho tới giai đoạn sớm của văn hoá Gò Mun nhƣ di chỉ Chiền Vậy (Di Trạch, Hoài Đức, Hà Tây), Vinh Quang (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây).
Đặc biệt tại xã Hữu Hoà (Thanh Trì, Hà Nội) nằm sát cạnh làng Cự Đà vào năm 1968 đã tiến hành khai quật khảo cổ học và đã phát hiện đƣợc 72 hiện vật gồm đá mài, phế liệu chế tác đá, đồ đồng (đặc biệt là 1 con dao bằng đồng thời Đông Sơn) và nhiều hiện vật khác thuộc giai đoạn muộn của thời kỳ Gò Mun.
Trong quá trình lao động sản xuất, ngƣời dân đã tìm thấy khá nhiều công cụ sản xuất bằng đồng, gốm đƣợc làm trong thời kỳ Đông Sơn ở dọc bờ sông Đáy, sông Hồng. Các di chỉ thời Đông Sơn tiêu biểu giai đoạn này nhƣ Đƣờng Cồ (Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Tây), lớp trên của di chỉ Chiền Vậy (Di Trạch, Hoài Đức, Hà Tây), lớp trên của di chỉ Vinh Quang (Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây)... nằm cách không xa với Thanh Oai nói chung và Cự Đà nói riêng. Đặc biệt tại Thanh Oai đã tìm thấy khá nhiều trống đồng Đông Sơn nhƣ ở Phú Lƣơng, Bình Đà, Tân Ƣớc. Đây là những bằng chứng vật chất về việc cƣ dân Việt đã sinh sống tại Thanh Oai cũng nhƣ Cự Đà từ rất sớm.
Bên cạnh những di chỉ mang đậm nét văn hoá bản địa, những di chỉ biểu hiện sự giao thoa với văn hoá Hán đã xuất hiện. Có thể nói vào thời Bắc thuộc đây là khu vực đƣợc ngƣời Hán đặc biệt quan tâm. Với mục đích tìm con đƣờng đi lại từ vùng Nam Trung Quốc qua nƣớc ta rồi rồi tiến tới thôn tính các vùng xung quanh, ngƣời Hán đã tới đây từ rất sớm. Đã có rất nhiều cuộc khai quật khảo cổ học ở vùng này, trong đó có nhiều di chỉ mộ Hán đƣợc phát hiện. Hiện nay nếu đi dọc quốc lộ 21B chúng ta có thể bắt gặp nhiều khu gò đống cao, thực chất đây là những ngôi mộ Hán. Nhiều di chỉ mộ Hán đã đƣợc khai quật trên địa bàn Thanh Oai nhƣ tại xã Hồng Dƣơng, Bình Minh và Tam Hƣng. Tại Cự Đà hiện cũng còn một ngôi mộ Hán đƣợc nhân dân gọi là gò Đống Già.
Từ những dấu vết khảo cổ học kể trên, có thể thấy rằng khu vực huyện Thanh Oai nói chung và làng Cự Đà nói riêng từ xa xƣa đã có ngƣời Việt định cƣ.
Đến giai đoạn sau này, khu vực sông Đỗ Động đƣợc nhiều sử sách nhắc tới. Sách Toàn thư có ghi về việc Đỗ Cảnh Thạc chiếm Đỗ Động Giang [81, tr. 57] vào năm 966. Thực ra vùng đất quanh sông Đỗ Động vào thế kỷ thứ 3 - 4 dƣới thời Ngô, Tấn đã là nơi dòng họ Đỗ sinh sống. Dòng họ này xuất phát từ Trung Quốc với hai nhân vật khá nổi tiếng là Đỗ Viện và Đỗ Tuệ, phải chăng do định cƣ ở đây nên đã đặt vùng đất này thành Đỗ Động. Cự Đà chắc chắn cũng nằm trong khu vực này.
Tới khoảng cuối thế kỷ thứ 10 vùng đất này là nơi dừng chân của Lê Hoàn trên đƣờng đi đánh quân Tống. Hiện nay dọc bờ sông Nhuệ có nhiều di tích thờ vua Lê Đại Hành, đặc biệt còn có một làng có tên là Đại Hành, nằm ngay sát phía Bắc của làng Cự Đà. Làng này thờ vua Lê Đại Hành làm Thành hoàng. Ngoài ra ông còn đƣợc nhiều làng khác tôn làm Thành hoàng nhƣ làng Tó, làng Hữu Châu.
Cùng với Lê Đại Hành, vợ và các tƣớng của ông cũng đƣợc thờ nhiều ở khu vực này, ví dụ nhƣ bà chúa Hến ngƣời làng Tó đƣợc thờ ở làng Tó, đức Thánh Vũ Lôi Hùng Uy (còn gọi là Thánh Võ) đƣợc thờ ở Cự Đà, Phú Diễn. Theo lời kể của các cụ già, Ngài là tƣớng thời vua Lê Đại Hành, có công đánh giặc. Nhƣ vậy đến thế kỷ thứ 10, khu vực làng Cự Đà đã chắc chắn có cƣ dân đông đúc.
Thanh Oai thuộc vùng hạ Oai Lộ thời Lý Trần. Đây là địa danh đã có từ khá lâu đời. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có chép về huyện Thanh Oai, thuộc phủ Ứng Thiên, gồm 80 xã, 5 thôn và 2 trang. Tên Thanh Oai lần đầu tiên xuất hiện vào năm Trị Bình Long Ứng 3 (1207) là tên gọi của một hƣơng.
Sách Đại Nam nhất thống chí có chép về huyện Thanh Oai “ở cách phủ 17 dặm về phía đông bắc, đông tây cách nhau 11 dặm, nam bắc cách nhau 33 dặm, phía đông đến địa giới hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì, phủ Thường Tín 7 dặm, phía tây đến địa giới huyện Chương Đức 4 dặm, phía nam đến địa giới huyện Sơn Minh 20 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Từ Liêm 13 dặm. Có lẽ là đất Đỗ Động xưa, tên Thanh Oai mới có từ đời Lý (Lý Cao Tông, năm Trị Bình Long Ứng thứ 3 gọi là hương Thanh Oai) sau là huyện; thời thuộc Minh, huyện này thuộc châu Uy Man, lệ phủ Giao Châu; đời Lê Quang Thuận cho lệ vào phủ Ứng Hoà, sau lại đổi chữ thanh làm chữ thanh; bản triều vẫn theo như thế. Nay quản lãnh 12 tổng, 93 xã thôn trang” [61, tr. 169].
Quá trình thay đổi từ thôn Ngô Khê đến thôn Cự Đà
Ở Cự Đà hiện nay không còn các văn bản ghi về thời điểm ra đời của làng. Nhân dân trong làng thƣờng truyền tụng nhau câu chuyện làng Cự Đà ra đời từ rất lâu. Câu đối trên cổng vào làng Cự Đà hiện nay vẫn còn dòng chữ:
Thiên niên thành Cự thất Nhất đới dẫn Đà giang
Mặt bên kia ghi đôi câu đối khác
Cư tụ thiên niên thành Cự ấp Thanh liên nhất đại dẫn Đà giang
Theo các cụ già trong làng, trƣớc đây làng có tên là Ngô Khê và tên này tồn tại đến khoảng giữa thế kỷ 17 mới đổi thành Cự Đà và sự kiện này đƣợc ghi trong tấm bia hậu của chùa Cự Đà. Chúng tôi đã cố gắng tìm thông tin này trên tấm bia nhƣng hoàn toàn không thấy nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên tên gọi có chữ Khê ở khu vực này không phải là hiếm. Hiện ở xã Tam Hƣng huyện Thanh Oai còn có làng Bối Khê (với ngôi chùa Bối Khê nổi tiếng còn
giữ đƣợc dấu vết kiến trúc và di vật từ thời Trần) và làng Phúc Khê. Tuy tên gọi của làng này đã nhiều lần bị thay đổi nhƣng vẫn giữ chữ Khê. Các văn bia
Bối động thánh tích bi ký khắc năm Thái Hoà 11 (1453) và Đại Bi tự khắc năm Hồng Thuận 7 (1516) cũng nhƣ những bia thời Mạc đều ghi tên địa danh này là Hồng Khê, chỉ tới tấm bia Đại Bi tự thiền gia bi ký niên đại Duy Tân 5 (1911) tên Hồng Khê mới đƣợc đổi thành Thanh Khê rồi Phúc Khê. Làng Đa Sĩ (Kiến Hƣng, Hà Đông, Hà Tây) vốn trƣớc kia có tên là Huyền Khê, làng Khê Tang cùng xã Cự Khê hiện nay vẫn giữ đƣợc tên Khê Tang. Theo tiếng Hán “Khê” (溪) có nghĩa là khe nƣớc. Ở địa hình đồng chiêm trũng việc đặt tên làng có dính dáng đến dòng nƣớc, khe nƣớc là điều dễ hiểu. Các làng khác ở gần Cự Đà nếu tên không có chữ “Khê” cũng là những chữ có liên quan tới nƣớc nhƣ Khúc Thuỷ (曲? 水?), Động Lãm (洞 覽[) , Nhân Trạch (仁? 澤?). Có ý kiến cho rằng các tên Khê này (La Khê, Ngô Khê, Văn Khê, Phúc Khê, Song Khê, Hồng Khê, Khê Tang…) là những chi lƣu của sông Đỗ Động, tuy nhiên hiện nay chúng tôi chƣa có điều kiện khảo sát cụ thể giả thuyết này. Nguyễn Việt Trung trong luận văn của mình khi nói về tên Ngô Khê cho rằng tên gọi này có nghĩa là “người họ Ngô sinh sống trên vùng đất có rất nhiều khe và lạch nước chảy” [75, tr. 11]. Tác giả cũng công nhận tại làng Cự Đà hiện nay không có ngƣời họ Ngô, chỉ có làng Tó (Tả Thanh Oai) ở bên cạnh khá nổi tiếng với dòng họ Ngô, mà điển hình là họ Ngô Thì và Ngô Vi. Lập luận của tác giả là dòng họ Ngô ở Ngô Khê là những ngƣời đã cát cứ vùng sông Đỗ Động và đã tham gia vào sự kiện năm 967 bị Đinh Bộ Lĩnh tấn công và dẹp toàn bộ các lực lƣợng cát cứ. Cũng theo tác giả những ngƣời họ Ngô này vì thế đã bỏ trốn đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên theo hiểu biết của chúng tôi về họ Ngô ở Tả Thanh Oai, họ Ngô Thì còn giữ đƣợc một tấm bia là
Ngô thế gia quan đức chi bi do chính Ngô Thì Nhậm soạn năm Quang Trung 4 (1791) ghi về dòng họ mình đến thời điểm lập bia đã đƣợc 13 đời, tức là
khoảng trên dƣới 300 năm. Nhƣ vậy tại thời điểm thế kỷ 10 khó có thể có dòng họ Ngô đã tới sinh sống ở đây. Còn họ Ngô Vi theo gia phả đƣợc chép vào năm Tự Đức 36 (1883) thì họ Ngô tới đây vào thời Trần và tới thời điểm lập gia phả đƣợc 20 đời. Do đó việc họ Ngô tới đây trong giai đoạn này là không có cơ sở. Đồng thời tác giả còn một lầm lẫn khác đó là chữ Ngô trong Ngô Khê là chữ 梧 (có nghĩa là cây vông, cây duối) chứ không phải chữ 吳?
(họ Ngô) nhƣ tác giả hiểu. Hiện nay ở Cự Đà vẫn còn xứ Đồng Duối. Chính từ việc hiểu sai nghĩa của từ nên mới có việc hiểu theo hƣớng của tác giả.
Theo chúng tôi tên Ngô Khê (梧溪) có nghĩa là khe nƣớc có nhiều cây vông. Hiện nay khu gò đồi phía sau làng cũng còn rất nhiều cây vông, cây duối. Cự Đà ngày xƣa nổi tiếng lắm cƣớp vì dân ở đây giầu có, đồng thời địa hình lại nhiều bụi cây rậm rạp để ẩn nấp.
Nếu xét theo ngữ nghĩa tiếng Hán tên Cự Đà (巨? 陀?) có nghĩa là sƣờn núi to. Tên này hoàn toàn không phù hợp với địa hình địa thế của Cự Đà. Xung quanh làng không hề có làng nào có tên Đà. Cách Cự Đà khoảng 5km có làng Bình Đà (Bảo Đà). Tuy nhiên đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, làng Bình Đà thờ vua Hùng và không hề có quan hệ với Cự Đà.
Có một số ý kiến cho rằng Cự Đà có nguồn gốc từ làng Cầu Đơ (thuộc xã Thƣợng Thanh Oai). Làng Đà là biến âm của làng Đơ. Sở dĩ làng có tên Cự Đà là do hai làng có quan hệ không tốt với nhau nên đã đặt tên là nhƣ vậy để tỏ ý chống lại quê gốc. Cách giải thích này hoàn toàn mang tính suy diễn, ít giá trị khoa học và các cụ già trong làng đều phủ nhận giả thuyết này.
Theo các cụ già trong làng, thôn Ngô Khê đổi thành tên Cự Đà mới chỉ xuất hiện khoảng 340 - 350 năm, tức là khoảng nửa cuối thế kỷ 17. Tƣ liệu sớm nhất có ghi về tên Cự Đà là trong cây hƣơng đá tại chùa Cự Đà (Minh Linh tự) khắc năm Chính Hoà 16 năm Ất Hợi (1695) và trong bia Thiên đài
thạch trụ của chùa Ban Linh ở thôn Phú Diễn có niên đại Chính Hoà 23 (1702). Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm sớm nhất có ghi tên làng là Cự Đà chứ không mang ý nghĩa từ thời điểm này thôn Ngô Khê đổi thành tên Cự Đà.
Dƣới thời phong kiến, việc đổi tên làng là chuyện không hiếm. Tuy nhiên lý do nào khiến làng Cự Đà bị đổi tên. Các cụ già trong làng đã kể lại rằng Cự Đà từ xƣa nổi tiếng lắm cƣớp và điều này còn tồn tại tới tận đầu thế kỷ 20. Nhân dân trong làng vẫn nhắc câu chuyện năm Canh Tuất (1910) các sắc mục, lý dịch trong làng đã phải trình báo lên trên về việc làng Cự Đà có nhiều cƣớp. Tri huyện Thanh Oai là Trần Tấn Bình đã trực tiếp cho ngƣời xuống Cự Đà chặt hết các bụi cây rậm rạp, mở rộng cổng làng để lính vào tuần tiễu. Do làng có nhiều cƣớp (mà phần nhiều là ngƣời làng) nên chính quyền vua Lê chúa Trịnh đã bắt xoá bỏ thôn Ngô Khê. Sau đó có những ngƣời họ Trịnh ở làng Cự Đà trong Thanh Hoá khi ra đây, thấy địa thế đất này đẹp đã xin lập lại làng Cự Đà và sinh sống ở đây. Đằng sau câu chuyện này có thể là việc những ngƣời họ Trịnh, lợi dụng quyền hạn của mình đã chiếm một vùng đất có vị trí chiến lƣợc, thuận lợi cho việc phát triển công thƣơng nghiệp để làm chỗ sinh cơ lập nghiệp.
Một lý do nữa khiến chúng tôi phải suy nghĩ về việc làng Cự Đà đúng là từ nơi khác đến, bởi vì hầu hết các làng xung quanh làng Cự Đà đều có tên Nôm, ví dụ làng Phú Diễn bên cạnh làng có tên là làng Hành, làng Tả Thanh Oai có tên là làng Tó, làng Siêu Quần có tên là làng Gùn, Khúc Thuỷ đƣợc gọi là Kẻ Khúc, làng Thƣợng Phúc gọi là Kẻ Hạ trong khi đó Cự Đà hoàn toàn không có tên Nôm.
Trong quá trình khảo sát ở làng Cự Đà, chúng tôi đã đƣợc xem gia phả họ Trịnh ở giáp Thƣợng. Cuốn gia phả này mới đƣợc tìm thấy vào năm 1984,
ghi về nguồn gốc họ Trịnh ở Cự Đà. Trƣớc đó nhân dân chỉ truyền nhau câu chuyện về họ Trịnh thông qua gia phả của họ Trịnh ở làng Thƣợng Phúc đối diện với làng Cự Đà, mà trong nội dung cũng nói tới họ Trịnh ở Cự Đà. Nội dung cuốn của gia phả họ Trịnh giáp Thƣợng ghi về việc ba anh em họ Trịnh ở Thanh Hoá là cụ Công Bảo, Huyền Thính (tự Huyền Tổng/Huyền Thông) và Công Xuyên ra Bắc lánh nạn và sinh sống tại các làng Đại Hành (đệ nhất Trịnh Công Bảo nhập Đại Hành thôn), Thƣợng Phúc (đệ nhị Trịnh Huyền Tổng nhập Thƣợng Phúc thôn) và Cự Đà (đệ tam Trịnh Công Xuyên nhập Cự Đà thôn). Sự kiện này khá thống nhất ở gia phả họ Trịnh của cả 3 làng, sự khác biệt chỉ ở tên của cụ thứ 2 Huyền Thính, Huyền Tổng và Huyền Thông. Cũng theo gia phả này thì nguồn gốc họ Trịnh là từ Trịnh Khả, Khai quốc công thần, Thái Uý Liệt quốc công, Hiển Khánh vƣơng nhà Lê, con cụ Triệu Tổ Trịnh Quyện quê gốc ở xã Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa (hiện nay là thôn Giang Đông, xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá).
Làng Siêu Quần (còn gọi là Kẻ Gùn), thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì hiện nay cũng thờ hai vị Thành hoàng là những ngƣời sáng lập làng. Một trong hai vị Thành hoàng này là Trịnh Khả - ngƣời có mặt tại Hội thề Lũng Nhai của Lê Lợi năm Bính Thân - 1416, sau lập đƣợc nhiều chiến công trong việc đánh đuổi giặc Minh. Khi Lê Lợi lên ngôi, ông đƣợc phong Hổ Vệ tƣớng quân, Thƣợng trụ quốc, Bỡnh chƣơng quân quốc trọng sự, khắc biển công thần. Năm 1451, do bị gian thần gièm pha, ông và con trai là Trịnh Bá