1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết chế chính trị Việt Nam thế kỷ XV - XVIII

326 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 326
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

Chính vì thế, các vấn đề về nhà nước và pháp luật từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như Sử học, Chính trị học, Luật học, Triết học… Qua gần năm trăm nă

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH VŨ MINH GIANG

HÀ NỘI - 2007

Trang 3

1.1 Quá trình thiết lập mô hình nhà nước Lê Sơ 13

1.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền trung ương thời Lê Sơ 20

Về cơ cấu chuyên môn

Các cơ quan giám sát và tư pháp

34

40

41

Trang 4

Chương 2 CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ THỜI MẠC (1527 - 1592) 73

2.1 Quá trình hình thành và kiện toàn tổ chức chính quyền Mạc 73

2.3 Sự sụp đổ của chế độ chính trị thời Mạc 105

3.1 Sự xuất hiện của thiết chế “Lưỡng đầu” 111

3.2 Chính quyền trung ương thời vua Lê chúa Trịnh 112

3.2.2 Chức năng và hoạt động của các cơ quan hành chính 115

3.2.4.3 Quá trình cải biến, hoàn thiện hệ thống luật pháp và các cơ quan tư pháp 145

Trang 5

Phụ lục 2: Danh sách các chức quan ở triều đình trung ƣơng thế kỷ XV-XVIII 191

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chính quyền - Nhà nước là bộ phận cốt yếu nhất của thượng tầng kiến trúc, luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự vận động và phát triển của xã hội Lịch sử đã chứng thực rằng, sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, một dân tộc được tri phối mạnh mẽ bởi thiết chế chính trị, quyền lực nhà nước Chính vì thế, các vấn đề về nhà nước và pháp luật từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như Sử học, Chính trị học, Luật học, Triết học…

Qua gần năm trăm năm hình thành và phát triển, thể chế quân chủ tập quyền đạt bước cực thịnh dưới thời Lê Sơ thế kỷ XV, đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á Trong số những nguyên nhân tạo nên thành công đó, sức mạnh của thiết chế chính trị được tạo bởi sự hoạt động có hiệu quả của

bộ máy quản lý nhà nước và một hệ thống pháp luật hoàn bị là nhân tố quan trọng

hàng đầu Bước sang thế kỷ XVI, thời đại hoàng kim qua đi, song dấu ấn và tầm

ảnh hưởng của nó vẫn thể hiện đậm nét dưới triều Mạc và Lê Trung hưng, đến tận thế kỷ XVIII Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về thiết chế chính trị Việt Nam giai đoạn này sẽ giúp lý giải nhiều vấn đề về lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội

đất nước

Cho đến nay, những nghiên cứu của giới học giả trong và ngoài nước về các vấn đề nhà nước, pháp luật, tổ chức chính quyền, thiết chế chính trị Việt Nam trong lịch sử nói chung, giai đoạn XV-XVIII nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Song tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhiều câu hỏi chưa có lời giải thoả đáng, và nhất là những nghiên cứu theo hướng tiếp cận toàn diện, hệ thống chưa mấy được thực hiện

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra yêu cầu bức thiết về việc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách bộ máy hành chính Làm thế nào

để đổi mới và hoàn thiện thể chế xuất phát từ đặc điểm dân tộc là một vấn đề khoa học có tính thực tiễn cao Bởi lẽ ấy, những nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn, khách quan khoa học về các thiết chế chính trị trong lịch sử để thấy rõ đặc trưng, khuynh hướng phát triển và rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại là việc làm vô cùng cần thiết

Với những ý nghĩa trên đây, tác giả quyết định chọn “Thiết chế chính trị

Việt Nam thế kỷ XV-XVIII” làm đề tài luận văn của mình

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ lâu, thiết chế chính trị Việt Nam trong lịch sử nói chung, giai đoạn XVIII nói riêng đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo giới học giả trong, ngoài nước với những phạm vi, mức độ và hướng tiếp cận khác nhau

XV-Ngay thời trung đại, một số các công trình khảo cứu về mặt này hay mặt khác của thiết chế chính trị Việt Nam trong lịch sử đã xuất hiện Đáng lưu ý nhất

trong số đó phải kể đến ba tác phẩm: Kiến văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại

chí và Sử học bị khảo

Kiến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành vào nửa sau thế

kỷ XVIII Trong phần lớn quyển 2 (Thể lệ thượng) và quyển 3 (Thể lệ hạ) tác giả đã tập trung trình bày về diễn biến của tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ quan lại ở nước ta từ thế kỷ XI đến thời ông đang sống Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là tác giả không chỉ dừng lại ở việc khảo tả cấu trúc bộ máy quan lại mà đã kê cứu tường tận, đối chiếu với hệ thống quan chức Trung Hoa, qua đó chỉ rõ nguồn gốc ban đầu của các chức cũng như những khác biệt về tên gọi, chức năng của một số chức danh giữa quan chế hai nước

Lịch triều hiến chương loại chí được coi là bộ bách khoa thư đồ sộ do Phan

Huy Chú biên soạn vào đầu thế kỷ XIX Trong số 10 loại chí, chỉ trừ Dư địa chí và Văn tịch chí, còn lại đều liên quan trực tiếp đến lịch sử thiết chế chính trị Việt Nam

từ khởi nguồn đến trước khi triều Nguyễn thành lập Đây là một công trình nghiên cứu công phu, kê cứu tường tận và được sắp xếp khoa học, hệ thống

Sử học bị khảo được Đặng Xuân Bảng biên soạn vào nửa cuối thế kỷ XIX

Phần cuối của công trình này (quyển 4 - Quan chế khảo) được tác giả dành để khảo

cứu về sự thay đổi quan chế các triều, từ thời Hùng Vương đến Nguyễn Nội dung tác phẩm được trình bày một cách sơ lược, ngắn gọn và súc tích

Dưới thời Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu về lịch sử thiết chế chính trị Việt Nam, nhất là trong giai đoạn XV-XVIII xuất hiện không nhiều và chủ yếu là

của các học giả người Pháp Đáng kể nhất trong số này phải kể đến La Justice dans

l’ancien Annam của P.Deloustan Trong tác phẩm, tác giả đã đi sâu nghiên cứu hệ

thống pháp luật Việt Nam thời trung đại và qua đó ông là người đầu tiên chỉ ra những tính chất độc đáo của luật pháp thời Lê

Trang 8

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhưng những nghiên cứu của giới

sử học Việt Nam hiện đại về thiết chế chính trị Việt Nam nói chung, giai đoạn XVIII nói riêng chỉ thực sự xuất hiện sau khi hoà bình được lập lại năm 1954

XV-Trong số những nghiên cứu nổi tiếng của các học giả miền Nam trước 1975

có thể kể đến như: Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông (1460

- 1497) [1963] và Văn hoá chính trị Việt Nam - Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII [1974] của Lê Kim Ngân; Les Institutions du Vietnam au XVIIIè siècle (Những thể chế của Việt Nam thế kỷ XVIII) [Paris, 1969] của Đặng Phương Nghi; Pháp chế sử Việt Nam [1974] của Vũ Quốc Thông; Cổ luật Việt Nam thông khảo

[1972]; Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử [1973], Pháp luật thông khảo [1974] của

Vũ Văn Mẫu…

Cùng giai đoạn này, ở miền Bắc đáng kể nhất có Sơ thảo lịch sử Nhà nước và

pháp quyền Việt Nam [1968] của tác giả Đinh Gia Trinh

Sau khi hai miền thống nhất, trước yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội và đổi mới toàn diện đất nước, những nghiên cứu về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam nói chung ngày càng thu hút được sự quan tâm của giới sử học trong nước, đặc biệt là từ đầu những năm 1990 lại đây Những vấn đề lịch sử cụ thể, thiết chế chính trị qua từng giai đoạn hoặc xuyên suốt các thời kỳ đều được tập trung nghiên cứu ở những mức độ khác nhau Đối với giai đoạn XV-XVIII, có thể chia những nghiên cứu trên theo các khoảng thời gian mà chúng đề cập:

Về thiết chế chính trị thời Lê Sơ có thể kể đến Trương Hữu Quýnh: Công

cuộc cải tổ và xây dựng Nhà nước pháp quyền thời Lê Thánh Tông [1992] và Suy nghĩ về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông [1997]; Trần Thị Tuyết

[1994]: Tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời kỳ Lê Sơ (thế kỷ XV) qua các

văn bản pháp luật; Đặng Kim Ngọc [1998]: Vấn đề tuyển dụng quan chức thời Lê

sơ (1428-1527); Nguyễn Danh Phiệt [2003]: Thời Lê sơ vào buổi suy tàn - Bi kịch

và hệ quả…

Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là khan hiếm nguồn tài liệu nên những nghiên cứu về lịch sử nhà Mạc nói chung có phần khiêm tốn hơn so với các triều đại khác Những vấn đề về thiết chế thời Mạc chủ yếu được đề cập

trong các tác phẩm: Vương triều Mạc (1527-1592) [1996] của Viện Sử học; Thiết

chế Nhà nước thời Mạc [1991], Thể chế chính trị ở Việt Nam cuối thế kỷ XV đầu thế

kỷ XVI và những hoạt động chính trị của Mạc Đăng Dung tiến tới thành lập vương

Trang 9

triều Mạc [1995]; Chế độ quân chủ thời Mạc (1527-1592) và thể chế chính trị đương thời [1995] của tác giả Trần Thị Vinh; Lịch sử triều Mạc qua thư tịch và văn bia [2001] của Đinh Khắc Thuân; Việt Nam thời Mạc - Cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh và Mạc [2004] của Nguyễn Danh

Phiệt

Về thời Lê Trung hưng, các nghiên cứu gồm: Nguyễn Văn Động [1994]: Tổ

chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời vua Lê chúa Trịnh (1599-1788); Trần Thị

Vinh: Thể chế chính quyền Nhà nước Lê - Trịnh: Sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt

Nam thế kỷ XVII-XVIII [2004] và Phương thức tuyển dụng quan lại cho bộ máy chính quyền nhà nước ở thế kỷ XVII-XVIII [2006]; Nguyễn Đức Nhuệ: Tìm hiểu tổ chức Phiên trong bộ máy nhà nước thời Lê Trung hưng [1997] và Một số nét về khoa cử và thể lệ bổ dụng quan lại thời Lê Trung Hưng [2006]; Nguyễn Văn Kim

[2003]: Về cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và

Nhật Bản…

Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử trên là những nguyên cứu của các tác giả

Vũ Minh Giang: Lịch sử và hiện trạng hệ thống chính trị nước ta - một số vấn đề

khoa học đang đặt ra [1993], Những hệ luận rút ra từ những đặc trưng của lịch sử

hệ thống chính trị Việt Nam [1993], Pháp luật với xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII [1994], Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XV-XVII [1999]; Đặc điểm của các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp trong lịch sử trung đại Việt Nam [2000]…; Trương Hữu Quýnh [1995]: Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam Ngoài ra còn phải kể đến hai cuốn giáo trình về Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Vũ Thị Phụng [1990] và của Khoa Luật, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [1998]

Do tầm quan trọng của vấn đề, lịch sử và những đặc trưng của thiết chế chính trị thời kỳ trung đại luôn được quan tâm nghiên cứu trong các chương trình Nhà nước phục vụ cho nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị Có thể kể đến đề tài

Lịch sử và hiện trạng hệ thống chính trị Việt Nam thuộc Chương trình KX.05

(1993-1995) và Những đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống

chính trị trước thời kỳ Đổi mới thuộc Chương trình KX.10 (2005-2006) đều do Giáo

sư Vũ Minh Giang chủ trì

Trong số những người nước ngoài nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội Việt Nam giai đoạn XV-XVIII đáng lưu ý hơn cả là hai vị học giả J.K.Whitmore

Trang 10

(người Mỹ) và Insun Yu (người Hàn Quốc) Năm 1968, J.K.Whitmore công bố The

Development of Le Government in Fifteenth Century Vietnam (Sự phát triển của Chính quyền Lê ở Việt Nam thế kỷ XV) tại Đại học Cornell, Mỹ Năm 1990, Insun

Yu cho xuất bản Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam

(Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII) bằng tiếng Anh tại Seoul Bốn năm sau

(1994), tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam Bên cạnh

đó, đầu năm 2006 tác giả Insun Yu còn công bố Sự thành lập triều Lê và sự xác lập

lý luận Nho giáo từ ý niệm Phật giáo đến ý niệm Nho giáo trên Tạp chí Nghiên cứu

lịch sử

Ngoài ra, với những mức độ và phạm vi khác nhau, các nội dung liên quan đến thiết chế chính trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến XVIII còn được

đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác, gồm các sách chuyên khảo, kỷ yếu

hội thảo, bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Nghiên cứu lịch sử, Tổ chức nhà

nước, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Xưa và Nay…) của các tác giả:

Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Hải Kế…

Lược qua những nghiên cứu trên đây để thấy rằng các nội dung liên quan đến

tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, thể chế chính trị - xã hội Việt Nam trong giai đoạn XV-XVIII không còn là vấn đề mới mẻ Những thành tựu đạt được đến nay là hết sức đáng ghi nhận Tuy nhiên, cho đến giờ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thiết chế chính trị Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII theo hướng vừa nghiên cứu sâu từng mô hình, vừa tìm ra mối liên hệ giữa các giai đoạn phát triển của cả thời kỳ Luận văn này hi vọng sẽ góp phần lấp khoảng trống trong nhận thức khoa học với mục đích chỉ rõ những đặc trưng ở mỗi giai đoạn nhất định, đồng thời phát hiện các đặc trưng xuyên suốt, những xu hướng vận động, biến đổi và nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi của thiết chế chính trị thời kỳ này

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở các nguồn tư liệu lịch sử, các kết quả nghiên cứu có trước, luận văn tái hiện một cách khách quan, chân thực quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các mô hình thiết chế chính trị ở Việt Nam từ thế kỷ XV-XVIII

Ở mỗi giai đoạn nhất định, tác giả sẽ tập trung làm rõ những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự xuất hiện và sự hoàn thiện của mô hình; đặc tả về cấu trúc

Trang 11

chính trị, tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền, hệ thống pháp luật; cũng như chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu và sụp đổ của mô hình

Những nội dung trên luôn được phân tích trong các mối quan hệ tương tác đồng đại và lịch đại, trong sự nhìn nhận tổng hợp các vấn đề Qua đó tìm ra những đặc trưng nổi trội, những mặt tích cực và cả những hạn chế của từng thiết chế chính trị - xã hội, góp phần chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng vận động của thiết chế chính trị trong thời kỳ được nghiên cứu

Từ những bài học, kinh nghiệm lịch sử tác giả luận văn hi vọng đề xuất một

số giải pháp, khuyến nghị góp phần vào công cuộc cải cách toàn diện hệ thống chính trị của đất nước hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Từ góc độ của khoa học lịch sử, luận văn lấy thiết chế chính trị Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỷ XV đến XVIII làm đối tượng nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm coi quyền lực nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng nhất trong thiết chế chính trị, phần lớn nội dung luận văn được dành để phân tích cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước Tuy nhiên, tổ chức nhà nước ở đây không phải là một cấu trúc cứng nhắc mà luôn hoạt động trong một hệ thống với tổng hoà các quan hệ Nghĩa là, nó được nghiên cứu trong các mối quan hệ nội tại và với các yếu tố có tác động quan lại với nó Chính quyền nhà nước, cùng với bệ đỡ tư tưởng, nền tảng kinh tế - xã hội, các chuẩn mực chính trị và ứng xử chính trị là những nội dung không thể tách rời

Do khuôn khổ hạn chế của một luận văn thạc sĩ, nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu vào giai đoạn lịch sử gần bốn thế kỷ, từ năm 1428 đến 1786, tương ứng với ba triều đại, ba mô hình tổ chức nhà nước: Lê Sơ (1428-1527), Mạc (1527-1592) và Lê - Trịnh (1592-1786) Như vậy, về phạm vi không gian nó tương ứng với quốc gia Đại Việt thời Lê Sơ, lãnh thổ Bắc triều thời Mạc và Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn Ở mỗi tổ chức nhà nước, chúng tôi tập trung nghiên cứu vào

bộ máy chính quyền và đội ngũ quan lại ở trung ương, các cấp địa phương được đề cập trong mức độ cần thiết Trong thời kỳ này, trên lãnh thổ nước ta còn tồn tại thiết chế chính trị của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong Đây là một nội dung lớn và rất phức tạp nên tác giả chưa thể đề cập tới trong luận văn này

Trang 12

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các nguồn tài liệu

Có thể chia tư liệu được sử dụng trong luận văn thành các nhóm sau:

- Các bộ sử biên niên là những tư liệu ghi chép về các sự kiện, nhân vật lịch

sử theo diễn trình thời gian Hầu hết những bộ chính sử lớn như: Đại Việt sử ký toàn

thư, Đại Việt sử ký tục biên, Đại Việt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều tạp kỷ, Việt sử cương mục tiết yếu, Lê quý kỷ sự, Lê quý dật sử… đều được khai thác phục vụ cho luận văn Đây là nguồn tư liệu quý vì thời gian

ghi chép gần với thời gian diễn ra các sự kiện

- Các bộ hội điển, điển chế, văn bản pháp luật cổ là những tư liệu hết sức

quan trọng cung cấp những thông tin trực tiếp cho nội dung nghiên cứu Các sách

thuộc loại này gồm: Quốc triều hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức thiện

chính thư, Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Lê triều quan chế, Lê triều cựu điển, Lê triều hội điển…

- Các sách chuyên khảo và sách thể “chí” là những công trình kê cứu hết sức

công phu, tỷ mỷ của các tác giả thời xưa Trực tiếp liên quan đến nội dung nghiên

cứu có các sách: Kiến văn tiểu lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Sử học bị khảo

- Các tác phẩm văn học sử được viết theo lối tùy bút, ký như: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái là những tư liệu quý giá, bổ sung cần thiết cho nguồn tư

liệu chính thống

- Luận văn cũng khai thác và sử dụng nguồn tư liệu văn bia (chủ yếu được công bố bởi Đinh Khắc Thuân), tra cứu các sách từ điển về quan chức của Việt

Nam và Trung Quốc như: Từ điển chức quan Việt Nam của Bùi Thiết, Trung Quốc

lịch đại quan chế (bản chữ Hán), Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc (bản

dịch Nxb Trẻ, 2006)…, các sách tra cứu về khoa cử và các chức quan (Các nhà

khoa bảng Việt Nam 1070-1919 của Ngô Đức Thọ)…

- Bên cạnh thư tịch cổ trong nước, nguồn tư liệu đương thời còn bao gồm các tập du ký của người nước ngoài, nhất là của các tác giả Tây phương từng đến Đại

Việt trong các thế kỷ XVII, XVIII Có thể kể đến như: A.Rhodes với Lịch sử Vương

quốc Đàng Ngoài, Hành trình và truyền giáo, J.B.Tavernier: Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, W.Dampier: Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài

Trang 13

năm 1688, C.B.Maybon: Thương điếm Anh ở Đông Kinh thế kỷ XVII (1672-1697)

và Người châu Âu ở An Nam Đây là những ghi chép khách quan, khoa học và hết

sức sinh động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây về lịch sử, văn hoá, xã hội Đàng Ngoài nói chung, trong đó có các vấn đề về tổ chức chính quyền, đội ngũ quan lại, quân đội, pháp luật…

- Ngoài ra, luận văn còn kế thừa những kết quả nghiên cứu từ trước đến nay của các tác giả trong và ngoài nước, được công dưới dạng các sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, các bài đăng tạp chí khoa học chuyên ngành và các luận án, luận văn, khoá luận tốt nghiệp

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Với nội dung, mục đích, yêu cầu đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống của khoa học lịch sử Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu là những bước tiến hành quan trọng nhất, qua đó, các nguồn tài liệu được tập hợp, phân loại, kiểm chứng, so sánh, phân tích và nghiên cứu tổng hợp Từ tư liệu, lịch sử được tái tạo, song nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc mô tả đơn thuần, mà

nó được khái quát hoá trong phương pháp hệ thống, phương pháp tổng hợp và nghiên cứu so sánh nhằm làm nổi bật những đặc trưng cần chỉ rõ Phương pháp lịch

sử, phương pháp lôgic cũng được sử dụng nhằm nhìn nhận, kiến giải, đánh giá các

sự kiện, hiện tượng trong chiều sâu lịch sử và mang tính thuyết phục cao

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích định lượng đối với số liệu đám đông nhằm chỉ ra khuynh hướng vận động của các hiện tượng hoặc sự kiện

6 Đóng góp của luận văn

Đóng góp của luận văn sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất,

hệ thống hoá các tư liệu và những kết quả nghiên cứu từ trước đến nay Thứ hai, chỉ

ra quá trình vận động và biến đổi của thiết chế chính trị Việt Nam từ thế kỷ XV đến

XVIII Thứ ba, lý giải các nguyên nhân của sự biến đổi ấy Ngoài ra, thông qua tập

hợp từ các nguồn sử liệu, luận văn đã kê cứu các chức quan cùng danh sách cụ thể của hơn 2.500 nhân vật từng giữ các chức ấy qua các triều Lê Sơ, Mạc và Lê Trung hưng Trên cơ đó, luận văn mong muốn góp phần đưa ra một cái nhìn toàn cảnh và

hệ thống về thiết chế chính trị ở Việt Nam trong thời kỳ thịnh đạt nhất, song cũng không ít những biến động về chính trị, xã hội

Trang 14

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương, tương ứng với ba thời kỳ lịch sử, ba mô hình tổ chức nhà nước:

Chương 1: Mô hình “Tập quyền quan liêu” thời Lê Sơ (1428-1527)

tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, đặc biệt là GS.TSKH Vũ Minh Giang

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

đã luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi

Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn bản luận văn sẽ không trách khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp

Hà Nội, tháng 5 năm 2007

Tác giả

Phạm Đức Anh

Trang 15

CHƯƠNG 1

MÔ HÌNH “TẬP QUYỀN QUAN LIÊU” THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)

Thiết chế chính trị thời Lê Sơ là một thiết chế tập quyền dựa trên một bộ máy quyền lực (các cơ quan và chức quan) hoàn bị với một hệ thống giúp việc (liêu thuộc) chuyên nghiệp Để phân biệt với các thiết chế trước và sau đó, chúng tôi sử dụng khái niệm “Tập quyền quan liêu”1 để nói về mô hình này

1.1 Quá trình thiết lập mô hình nhà nước Lê Sơ

Đại Việt nửa cuối thế kỷ XIV lâm vào cuộc khủng hoảng trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, kết thúc bằng sự sụp đổ của thiết chế “Tập quyền thân dân” thời Lý - Trần Trong chính sử về giai đoạn này có không ít những sự kiện cụ thể phản ánh cuộc khủng hoảng này Nông dân mất mùa, đói kém, giặc giã nổi lên khắp nơi Bên ngoài, quan hệ với nhà Minh xấu đi nhanh chóng Những nước vốn thần phục Đại Việt như Ai Lao, Chiêm Thành liên tiếp đem quân quấy phá Nhiều lần quân Chiêm tấn công vào tận Thăng Long mà các vua Trần chỉ biết rút chạy Trong triều chính sự rối loạn, chỉ trong vòng hơn nửa thế kỷ có tới bảy lần thay vua Thậm chí, một kẻ ngoại tộc như Dương Nhật Lễ cũng được đưa lên ngôi… Triều Trần hầu như bất lực trong việc kiểm soát tình hình đất nước Sử gia Phan Phu Tiên từng nhận xét: “Nhà Trần từ sau khi Dụ Tông hoang dâm phóng túng, lại thêm Chiêm Thành xâm lược, quấy rối, thì giặc cướp rất nhiều , pháp luật không thể ngăn cấm được” [23,184]

Tình trạng suy thoái kinh tế, những biến loạn chính trị - xã hội cuối thời Trần

có căn nguyên trong chính mô hình của nhà nước đó

Mô hình tổ chức nhà nước thời Trần được dựng đặt từ thời Lý, là một thiết chế tập quyền dựa trên sự liên kết giữa triều đình trung ương do vua đứng đầu cùng với tầng lớp quý tộc có điền trang, thái ấp riêng Trong thiết chế này, những chức vụ chủ chốt ở triều đình trung ương cũng như ngoài các địa phương đều do quý tộc nắm giữ [91,4]

Yếu tố cốt lõi tạo nên sự gắn kết và duy trì nền thống nhất quốc gia giúp cho

mô hình đó tồn tại là mối quan hệ hoà đồng giữa làng và nước, mà ruộng đất công làng xã chính là bệ đỡ kinh tế cho các quan hệ đó Mô hình này có chỗ dựa tinh thần

1

Cách gọi các mô hình “Tập quyền quan liêu”, “Tập quyền thân dân” và “Tập quyền chuyên chế” được GS Vũ Minh Giang lần đầu tiên đưa ra trong Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Lịch sử và hiện trạng hệ thống chính trị nước ta” (1993-1995), Mã số KX.05.03

Trang 16

là ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc của cả cộng đồng Việt sau hơn nghìn năm chống Bắc thuộc, lại tiếp tục được củng cố và phát triển qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm suốt các thế kỷ XI-XIII Bầu không khí hoà đồng còn được

tư tưởng Phật giáo tôn thêm vẻ linh thiêng, hoá thân trong chính sách cai trị “thân dân” của các vị vua triều Lý và đầu nhà Trần

Trong quá trình phát triển, những tác động qua lại giữa các yếu tố của mô hình và sự xuất hiện của những nhân tố mới dần dần làm biến đổi toàn hệ thống Sự phát triển của ruộng đất tư hữu là một quá trình tự nhiên Chính sách ruộng đất của nhà Trần trong giai đoạn đầu đã giúp cho sở hữu tư có điều kiện vươn lên phát triển mạnh mẽ Điều đáng nói là, sự phát triển của ruộng đất tư hữu không chỉ là phần

mở rộng trên những vùng đất mới khai phá mà còn bao gồm cả quá trình tư hữu hoá công điền, khiến cho bộ phận ruộng đất này ngày càng bị thu hẹp Cùng với quá trình đó, sở hữu phong kiến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ruộng đất, trong khi sở hữu làng xã ngày càng mất dần vai trò làm bệ đỡ kinh tế cho chính quyền trung ương và chịu sự chi phối của các thế lực phong kiến địa phương [57,3-5] Vào nửa sau thế kỷ XIV, tình hình này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng

Lúc này, vai trò kinh tế cũng như thế lực chính trị của tầng lớp đại quý tộc đã thực sự lớn mạnh Những vương hầu, quý tộc nhà Trần là chủ những thái ấp, điền trang rộng lớn, có phủ đệ riêng của mình, “chỉ khi chầu hầu mới đến kinh sư, xong việc lại về” Điền trang, thái ấp trở thành nơi sử dụng rất nhiều gia nô, thậm chí có

cả quân đội riêng Khi kinh tế điền trang phát triển thì các quý tộc có xu hướng củng cố và mở rộng các cơ sở kinh tế tư nhân của mình Xu hướng ly tâm, cát cứ trỗi dậy Lợi ích của các phong kiến tư nhân và chính quyền trung ương bắt đầu xung đột Rõ ràng, đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng triều đại mang tính nhất thời, mà đó là cuộc khủng hoảng của cả mô hình kinh tế - xã hội và một thiết chế chính trị tương ứng trong sự phát triển của chế độ quân chủ Việt Nam

Nhận thấy dấu hiệu của cuộc khủng hoảng, chính quyền trung ương đã thi hành một số biện pháp nhất định song không cứu vãn nổi tình hình Từ cuối thế kỷ XIII, chính quyền nhà Trần đã từng bước tăng cường bộ máy quan liêu, đề cao Nho học và dần đưa Nho sĩ nắm giữ các chức vị chủ chốt trong bộ máy chính quyền Năm 1267, triều đình có lệnh “chọn dùng Nho sinh hay chữ sung vào quán, các, sảnh, viện”, mở đầu cho thời kỳ giới Nho sĩ tham giữ quyền bính [23,36] Từ đó cho đến hết thế kỷ XIV, trong đội ngũ quan lại đã có sự thay đổi đáng kể về nhân

sự Những quý tộc, nhất là quý tộc tôn thất thưa vắng dần trong bộ máy chính quyền, thay vào đó là tầng lớp quan liêu Nho sĩ… Tuy nhiên, biện pháp trên đây chỉ

Trang 17

mang tính chất nhất thời và không giải quyết được triệt để các mâu thuẫn đang ngày càng trở nên sâu sắc Dù những thay đổi này chưa làm biến đổi căn bản tính chất của thiết chế tổ chức nhà nước, nhưng dù sao đó cũng là bước chuẩn bị cần thiết cho việc xây dựng thiết chế tập quyền ở Việt Nam trong những giai đoạn sau

Khi Hồ Quý Ly nổi lên như một nhân vật có quyền lực cao nhất trên chính trường thì nhu cầu cần phải có một cuộc cải cách toàn diện đã trở nên vô cùng bức thiết Lịch sử đã đặt lên vai Hồ Quý Ly và sau đó là vương triều Hồ hai nhiệm vụ cần tiến hành cùng lúc: củng cố, tăng cường chế độ quân chủ tập quyền và giải quyết các mâu thuẫn kinh tế - xã hội do cuộc khủng hoảng đặt ra Để khắc phục tình trạng rối loạn chính trị, Hồ Quý Ly thiết lập một vương triều mới Triều Hồ thành lập cũng đồng thời loại bỏ vị trí chính trị của tầng lớp quý tộc Trần và chuyển dần sang mô hình nhà nước mới Nhà Hồ đẩy mạnh giáo dục, khoa cử Nho học, tăng cường công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ quan liêu mới Ngay khi lên ngôi,

Hồ Quý Ly đã tổ chức thi Thái học sinh, lấy đỗ 20 người bổ dụng các chức khác nhau Năm 1404, nhà Hồ định lại thể lệ thi Hương, thi Hội, quy định ba năm mở một khoa thi, năm trước thi Hương năm sau thi Hội Việc học ở các lộ, phủ, châu cũng được chấn chỉnh, cùng với việc ban hành chế độ học quan và học điền Một đội ngũ đông đảo những người thuộc tầng lớp quan liêu mới được bổ sung cho bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa phương Pháp luật nhà nước được kiện toàn, đường lối pháp trị ngày càng được đẩy mạnh

Về các mặt kinh tế - xã hội, những chính sách cải cách cụ thể của nhà Hồ chủ yếu nhằm hạn chế vai trò của tầng lớp quý tộc, duy trì sự tồn tại của chế độ tư hữu ruộng đất trong giới hạn cho phép, đồng thời không ngừng tăng cường vai trò kinh

tế nhà nước Chính sách hạn danh điền (năm 1397), hạn nô (1401) một mặt chấp nhận về mặt pháp lý đối với sự tồn tại của những chủ tư hữu với mức dưới 10 mẫu ruộng, đồng thời góp phần củng cố tiềm lực kinh tế nhà nước thông qua việc sung công một số lượng không nhỏ ruộng đất và nô tỳ vốn thuộc các địa chủ, nhưng đồng thời cũng đánh mạnh vào tầng lớp đại quý tộc điền trang Thêm vào đó, chính sách phát hành tiền giấy (1396), đánh thuế thuyền buôn (1400), thuế ruộng đất (1402), thuế đinh nam (1402), thống nhất các đơn vị đo lường (1403)… đã tăng nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia, phần nào đấy thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lợi ích của một bộ phận dân nghèo không có hoặc có ít ruộng đất

Dù còn chưa hoàn toàn thống nhất khi đánh giá về các chính sách của Hồ Quý Ly, nhưng các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng Hồ Quý Ly là một nhà cải cách táo bạo và kiên quyết hiếm có trong lịch sử trung đại Việt Nam Cải cách của

Trang 18

ông đã kết thúc giai đoạn tồn tại của mô hình kinh tế - xã hội cũ, với phương thức cai trị theo lối “thân dân”, chuyển sang hình thức cai trị mang dáng dấp của mô hình

“Tập quyền quan liêu” Trong bối cảnh Đại Việt lúc bấy giờ, việc xây dựng mô hình mới là một đòi hỏi khách quan, đáp ứng những yêu cầu phát triển nội tại của đất nước Tiếc rằng, mô hình nhà nước do Hồ Quý Ly xây dựng chưa thể xác lập được một cơ sở tồn tại vững chắc và do đó chưa thể phát huy vai trò của mình thì bị gián đoạn bởi cuộc xâm lược của nhà Minh Tuy vậy, những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly cũng như khuynh hướng tập quyền và quan liêu của ông đã được triều Lê

Sơ hiện thực hoá

Giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Minh, thiết lập vương triều mới trong ánh hào quang của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại, triều Lê Sơ có mọi điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển mô hình nhà nước theo hướng tập quyền quan liêu

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Lê Bên cạnh những chính sách kinh tế, xã hội nhằm khôi phục đất nước sau những năm tháng chiến tranh, Lê Thái Tổ nhanh chóng bắt tay vào thiết lập một bộ máy chính quyền mới Về cơ bản,

tổ chức nhà nước đầu thời Lê Sơ không khác mấy so với giai đoạn cuối Trần và thời

Hồ, nhưng đội ngũ quan lại giữ những cương vị chủ chốt không còn là những quý tộc vương thất mà thay vào đó là những tướng lĩnh có công trong sự nghiệp bình Ngô, một bộ phận những trí thức Nho học và một số quan lại đã từng phục vụ triều

Hồ Để bổ sung cho đội ngũ quan lại, các vị vua đầu triều Lê chủ yếu sử dụng phương thức tập ấm, tiến cử và phần nào là khoa cử Nho giáo được đề cao và dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước

Sau khi vua Thái Tổ qua đời năm 1433 có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình chính trị, xã hội nhà Lê ngày càng bất ổn Những vị vua kế nhiệm như Thái Tông, Nhân Tông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi (Thái Tông 10 tuổi, Nhân Tông 2 tuổi) Quyền lực thực tế nằm trong tay các đại thần xuất thân võ tướng mà có nhà sử học nước ngoài gọi là nhóm “thiểu số chính trị gốc Thanh Hoá” [80] Sự biến cung đình diễn

ra liên tiếp Hàng loạt những “đại thần khai quốc” như Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Lê Ngân, Trịnh Khả… bị sát hại Số những quan lại thanh liêm và có trình độ không nhiều Tình trạng quan lại đục khoét tài sản nhà nước, sách nhiễu nhân dân ngày càng phổ biến Để mô tả khái quát tình hình triều chính rối ren và sự

bê bối của đội ngũ quan lại trong những thập niên 30 đến 50 của thế kỷ XV các sử

gia thời Lê dẫn bài Quang Thuận Trung hưng ký bình luận rằng: “Nhân Tông mới

lên hai tuổi đã sớm nối ngôi vua, Thái hậu Nguyễn Thị là gà mái gáy sớm, Đô đốc

Trang 19

Lê Khuyển như thỏ khôn giữ mệnh Vua đàn bà mắt quáng buông rèm ngồi chốn thâm khuê, bọn họ ngoại lòng tham, khoác lác hoành hành khắp cõi, kẻ thân yêu nắm quyền vị, nạn hối lộ được công khai Việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn, người hiền từ phải bó cánh Bậc túc nho như Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du thì đẩy vào chỗ nhàn, phường dốt đặc ồn ào như ong đàn nổi dậy, như chó chuột nhe răng

Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt sáu loại súc vật, Chưởng binh Lê Điên, Lê Luyện, thì mù tịt, chẳng sao hiểu được bốn mùa một năm Bậc lương thần như Trịnh Khả, Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi, người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tuân thì đẩy vào vòng tai hoạ Oan uổng không chỉ kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát Văn giai như Công Soạn tuổi gần tám mươi, tể thần như Lê Ê không biết một chữ Bọn trẻ không biết nghĩ, làm bậy ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối hoạ Bán quan mua kiện, ưa giàu ghét nghèo Hiền tài

là rường cột của triều đình mà sạch không như quét đất Văn chương là khí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏ khô Bọn xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đao bút được tiến cử…”[23,384-85]

Đã không ít lần, nhà vua ban chiếu răn các quan lại phải giữ khuôn phép, chấn chỉnh lề lối làm việc, song hiệu quả mang lại không đáng kể Liên tiếp trong các năm 1443, 1445, 1449…, những lần xảy ra thiên tai, hạn hán, mất mùa, nhà vua1 chỉ còn biết than trách tự hỏi: “Có phải do trẫm không biết dốc lòng thành kính

để được hưởng lộc trời…, không biết ban ân huệ cho khắp muôn dân…, không biết

sử dụng nhân tài, những loại được dùng đều là loại hèn kém mà đến nỗi thể chăng?

Có phải do nạn hối lộ công khai, tệ phi tần lộng hành…, các đại thần giúp việc chưa trọn đạo, tướng soái phiên thần không biết yêu thương quân dân, quen thói đục khoét…, hay là quan hình ngục không giữ công bằng, chỉ lo xử nặng, kẻ nào đút lót thì tha, để oán khí bốc lên mà đến nỗi thế chăng? …” [23,370]

Thực tế trên đây trở thành gánh nặng đặt lên vai người kế nhiệm và triều đại của ông - vua Lê Thánh Tông Hơn lúc nào hết, việc củng cố quyền lực của người đứng đầu nhà nước, tăng cường sức mạnh và sự trong sạch của đội ngũ quan lại, xây dựng và hoàn thiện thống pháp luật trở thành một yêu cầu bức thiết Đó cũng chính là mục tiêu và nội dung của công cuộc cải tổ chính trị thời Lê Thánh Tông

Như vậy, có thể nói mô hình nhà nước “Tập quyền quan liêu” đã được manh nha vào cuối thời Trần - Hồ, bắt đầu có hình hài rõ nét ngay từ thời các vua Lê đầu tiên, nhưng phải đến Lê Thánh Tông mới thực sự hoàn thiện Có thể coi lệnh “Hiệu

1

Thực tế vua Nhân Tông lúc này còn nhỏ tuổi Quyền nhiếp chính thuộc về Thái hậu Nguyễn Thị Anh và Thái uý Trịnh Khả

Trang 20

định quan chế” ban hành năm 1471 như một cái mốc đánh dấu sự hoàn thiện của

mô hình nhà nước Lê Sơ Đến lúc này, cơ sở kinh tế - xã hội, nền tảng cho sự tồn tại của mô hình ấy cũng đã được xác lập vững chắc trên cơ sở sự cân bằng giữa sở hữu ruộng đất công, nông dân làng xã với sở hữu tư nhân của tầng lớp địa chủ Cũng vào thời điểm này, nhà nước đã hoàn toàn khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với toàn bộ ruộng đất trong cả nước

Với chế độ lộc điền, nhà nước một mặt vẫn thể hiện được chính sách trọng

đãi công thần, nhưng mặt khác với cơ chế ban cấp của nó đã hạn chế đến mức tối đa

sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất và sự xuất hiện của những quý tộc đại địa chủ, làm triệt tiêu nguy cơ cát cứ, phân quyền

Với chế độ quân điền, lần đầu tiên nhà nước đã có thể can thiệp trực tiếp vào

bộ phận ruộng đất công làng xã, song tuy nhiên nhà nước vẫn tôn trọng tính tự trị và

tự quản của làng xã trong một số nguyên tắc nhất định Xét ở góc độ này, khi nhà nước tìm ra phương thức xử lý tối ưu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu tập trung quyền lực với phát triển kinh tế chính đã tạo nên nhân tố thành công của mô hình

Khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước Lê Sơ, đã từng có nhiều ý kiến cho rằng đó là sự mô phỏng từ quan chế triều Minh

Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo khi xét về quan chế triều Lê đã khẳng

định chắc chắn rằng: “Quan chế đời Lê hoàn toàn mô phỏng nhà Minh” [1,535]

Các tác giả sách Việt sử thông giám cương mục có chung quan điểm, nhưng đặc biệt

nhấn mạnh ở cấu trúc nhà nước thời Lê Thánh Tông Khi chép về sự kiện vua Lê Thái Tông ban chiếu năm 1435 yêu cầu các quan đại thần cử người giữ chức

Chuyển vận và Trấn thủ các lộ, trấn các sử gia triều Nguyễn đã dẫn theo sách Lê sử

lược đàm mà chua rằng: “(Lê) Thái Tổ cắt đặt quan chức phần nhiều noi theo phép

cũ của nhà Trần và nhà Hồ, lại dùng xen kẽ cả điển lệ nhà Minh” [25,840] Còn về quan chế triều Lê Thánh Tông phần nào đã được phản ánh qua câu chuyện xảy ra năm 1485, sau khi giết Thái tử Thiếu bảo Trần Phong, vua Lê Thánh Tông đã dụ quan Lại bộ Thượng thư Nguyễn Như Đổ rằng: “Trần Phong lúc trước làm bầy tôi

cũ Lệ Đức Hầu (tức Nghi Dân), nay hắn thờ trẫm, nhưng vẫn chứa đựng cái lòng không hết đạo làm tôi, hắn thường phỉ báng trẫm là sắp xếp quan hiệu theo chế độ nhà Minh, mà không theo thông chế của quốc triều, hắn thật là một bầy tôi bạn nghịch” [25,1170-71]

Quan điểm trên sau này đã được sự đồng tình của một số sử gia hiện đại Tác

giả Trương Hữu Quýnh trong bài Công cuộc cải tổ và xây dựng nhà nước pháp

Trang 21

quyền thời kỳ Lê Thánh Tông đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6/1992 đã nêu

quan điểm: “Chúng ta thường phê phán việc mô phỏng cách tổ chức chính quyền của nhà Minh mà Lê Thánh Tông đã làm Điều đó đúng Nhưng điều đó lại là không tránh khỏi Các triều đại Lý, Trần, Hồ cũng đã làm như vậy, tuy có châm trước, thay đổi ít nhiều để làm rõ tính độc lập của mình…” [130,3]

Tuy nhiên, theo chúng tôi, những ý kiến trên đây cần được xem xét lại Ngay

từ thế kỷ XVIII, trong Kiến văn tiểu lục Lê Quý Đôn đã đưa ra một quan điểm hoàn

toàn khác Theo ông, “bản triều (triều Lê - TG) xếp đặt quan chức, đại lược phỏng theo nhà Tống và dùng lẫn cả chế độ nước ta, thay đổi không nhất định” [6,110]

J.K.Whitmore khi nghiên cứu về sự thay đổi và phát triển của các cấu trúc chính quyền thời Lê Sơ đã chỉ ra rằng ở giai đoạn đầu, khi Lê Lợi thiết lập vương triều ông đã dựa theo khuôn mẫu của chính phủ thời Đường và các chức tước mà những vị cố vấn cao cấp của triều đình chiếm giữ là những chức “vay mượn một cách ngẫu nhiên từ chế độ cũ nhà Đường” [80,16] So với mô hình của nhà Minh đương thời thì rõ ràng đã có sự “tương phản giữa hai kiểu chính phủ” này [80,102] Tuy nhiên, đến Lê Thánh Tông, “khuôn mẫu đó đã không còn phù hợp lắm”, ông

“nhận thấy một sự cần thiết rõ ràng về một đường đi nào đó có thể đưa nhà nước Đại Việt vào kiểu mẫu Khổng giáo tiêu chuẩn” [80,107] Cách thức mà Lê Thánh Tông sử dụng nhằm củng cố ngai vàng cũng giống như cách mà Minh Thái Tổ (Ming Tai Zu) đã làm; một số cơ quan mà Lê Thánh Tông đã áp dụng cho tổ chức nhà nước của mình (điển hình là Thông Chính ty) là sự “rập khuôn theo nhà Minh”;

và xét đại cục thì “chính phủ nhà nước Đại Việt chấp nhận hình thức chung của chính phủ Minh” [80,165,169] Tuy nhiên, ngay cả khi khẳng định sự mô phỏng hay vay mượn mẫu hình Trung Hoa của cả cấu trúc nhà nước thời Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông thì nhà sử học người Mỹ này cũng không quên nhấn mạnh đến nét khác biệt và tính sáng tạo của chúng Như ông khẳng định: “Nói chung các tổ chức vay mượn từ khuôn mẫu nhà Đường nhưng bản thân khuôn mẫu không bao giờ được lắp kín, và các tổ chức phải dồn lại với nhau một cách ngẫu nhiên tương tự và theo kiểu không chắc chắn như trong thời kỳ trước đó” [80,19] Khi nghiên cứu về

sự thiết lập sáu Tự thời Lê Thánh Tông, Whitmore cho rằng chúng là để thay thế cho các Viện và nhằm thực hiện những phương diện có tính chất kỷ luật hơn cho các quyết định của Hoàng đế, sáu Tự theo ông “được gom góp từ các phần khác nhau của kiểu mẫu nhà Minh [80,169] Còn khi so sánh cách thức để củng cố quyền lực ngai vàng giữa Lê Thánh Tông và Minh Thái Tổ, ông đã lưu ý rằng: “Chúng ta

sẽ không phạm sai lầm khi giả thiết người trước chỉ là một người để bắt trước, một bóng mờ của người sau… Chúng ta phải tưởng tượng Hoàng đế Việt Nam đã được

Trang 22

dạy dỗ theo phương pháp mà qua đó Minh Thái Tổ đạt được mục đích của mình Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy sự áp dụng một cách giàu tưởng tượng phương pháp Minh Thái Tổ vào điều kiện đặc biệt ở Việt Nam” [80,227]

Theo quan điểm của chúng tôi, sự ảnh hưởng của mẫu hình Trung Hoa đến các thiết chế chính trị Việt Nam thời trung đại nói chung, giai đoạn Lê Sơ nói riêng

là điều không thể phủ nhận, song sẽ là thiếu chính xác nếu nhận định đó chỉ là sự

mô phỏng hoàn toàn hay sao chép nguyên xi Vào đầu thời Lê Sơ, thiết chế tập quyền quan liêu vẫn đang trong quá trình hoàn thiện Mô hình đó có tham khảo thể chế thời Đường, Tống của Trung Hoa, nhưng có nhiều điểm kế thừa mô hình cuối Trần và Hồ Đến khi hoàn thiện, cấu trúc của nó đã có những biến đổi căn bản Ảnh hưởng của mẫu hình triều Minh được biểu hiện rõ nét trong cách thức tổ chức chính quyền dưới thời Lê Thánh Tông Việc tìm đến kinh nghiệm tổ chức thiết chế chính trị của triều Minh trong quá trình giải quyết tình hình chính trị - xã hội bất ổn đương thời, nhằm xây dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh trong khu vực có thể coi là một sự lựa chọn khôn ngoan và hợp lý Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là

sự rập khuôn theo một mẫu hình có sẵn Ngoài các nguyên tắc chung trong việc xây dựng cấu trúc và những kinh nghiệm trị nước học tập từ triều Minh, thiết chế chính trị thời Lê Thánh Tông còn là sự kế thừa những di sản dân tộc từ quá khứ, đồng thời

có sự bổ sung cần thiết và những nét sáng tạo độc đáo Tất cả tạo nên một sắc thái riêng của thời đại Lê Thánh Tông Qua những phân tích dưới đây về cơ cấu tổ chức

và hoạt động của bộ máy chính quyền triều Lê Sơ, chủ yếu là từ thời Lê Thánh Tông, nhận định trên sẽ dần được làm sáng tỏ

1.2 Tổ chức và hoạt động của chính quyền trung ương thời Lê Sơ

1.2.1 Hoàng đế và quyền hạn của Hoàng đế

Trong thể chế quân chủ tập quyền Việt Nam mà đỉnh cao là giai đoạn Lê Sơ, Hoàng đế có quyền lực khá rộng lớn Quyền lực của Hoàng đế bao trùm thiên hạ, nắm trong tay cả nền lập pháp, hành pháp và tư pháp Vua là nguồn gốc của luật pháp Mọi mệnh lệnh của của vua dưới dạng các sắc lệnh, chiếu dụ đều có giá trị pháp lý tối cao Pháp luật được soạn và ban bố phần nhiều cũng xuất phát từ ý nguyện của Hoàng đế và trước hết là nhằm bảo vệ quyền lợi của Hoàng đế Duy nhất Hoàng đế mới có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ luật pháp Vì thế, “phép vua” chính là “phép nước” Hoàng đế còn là người đứng đầu nền hành chính quốc gia, trực tiếp điều hành hệ thống hành pháp Vua là người có quyền lực tối cao trong việc bổ nhiệm, thăng giáng hay trừng phạt tất cả các chức quan lại trong bộ máy chính quyền Về phương diện tư pháp, vua được coi là vị thẩm phán tối cao trong

Trang 23

nước, người định đoạt việc xét xử tất cả các loại án, duy nhất có quyền sửa đổi các bản án (dù đã tuyên) hoặc ân xá cho phạm nhân

Ngoài những quyền lực hiện hữu đó, Hoàng đế còn có nhiều đặc quyền mang tính linh thiêng khác Hoàng đế và tất cả những gì liên quan đến Hoàng đế đều là điều cấm kỵ và bất khả xâm phạm Luật pháp triều Lê nghiêm trị mọi tư tưởng, hành động có ý xâm hại đến uy tín, địa vị Hoàng đế Tất cả những tội khi quân, phạm thượng hay chống đối, phản nghịch đều bị trừng trị thích đáng

Đối với một quốc gia phương Đông thời cổ trung đại, trong đó có Việt Nam, quyền lực của Hoàng đế gắn chặt và là biểu hiện của quyền lực nhà nước Vì thế, sự hưng vong của đất nước trước hết phụ thuộc vào phẩm chất, trí tuệ và tài năng của

Sơ, một vương triều được kiến lập trên cơ sở của sự ủng hộ nhiệt thành và sự tín nhiệm tuyệt đối của dân chúng Chính vì thế, mọi chính sách trước khi ban hành đều được các vua triều Lê xét tính kỹ và nó chỉ thực sự có hiệu quả khi ít nhiều đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Mọi sự phản ứng từ phía dân chúng đều được coi

là cơ sở cho những điều chỉnh trong chính sách nhà nước

Quan hệ làng xã là một nhân tố khác tác động và tri phối tới chính thể quân chủ và quyền lực của Hoàng đế Làng xã là nền tảng xã hội, nơi quyền lực và pháp luật nhà nước được thực thi Tuy nhiên, do tính độc lập của nó mà quan hệ giữa làng xã và nhà nước không phải lúc nào cũng đồng nhất Giữa luật pháp nhà nước

và việc thực thi nó trong đời sống làng xã nhiều khi còn là một khoảng cách Chính

vì thế, các vua triều Lê mặc dù luôn cố gắng tìm cách can thiệp và kiểm soát làng xã nhưng những chính sách đó nhìn chung không mang tính chất cưỡng bức cực đoan

và ở một mức độ nào đó “lệ làng” vẫn được tôn trọng

Đội ngũ quan lại, bộ phận thừa hành những mệnh lệnh của vua cũng là một trong những nhân tố có khả năng làm giảm thiểu quyền lực tối cao của Hoàng đế Dưới thời Lê Sơ, khoa cử trở thành phương thức tuyển dụng chủ đạo, kết quả là hình thành một bộ máy quan lại mà những trí thức Nho học nắm phần chủ yếu Họ

là những người không chỉ biết tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, là tay chân đắc lực

Trang 24

của Hoàng đế, mà còn có thể can thiệp và làm giảm thiểu rất nhiều tính chủ quan, độc đoán trong các quyết định của Hoàng đế Dấu ấn của đội ngũ quan lại, nhất là những quan lại xuất thân khoa bảng trong các mệnh lệnh của Hoàng đế, các quyết sách của nhà nước là điều có thể nhận thấy

Một nhân tố khác có chức năng điều tiết hanh vi, hạn chế quyền lực của Hoàng đế nằm trong chính những quy định và tổ chức bộ máy nhà nước do Hoàng

đế đặt ra Trong chính thể tập quyền, xuất phát từ sự cần thiết của việc tự giới hạn quyền lực, nhằm hạn chế sai lầm trong những quyết định do quyền lực quá lớn gây nên, các Hoàng đế đã đặt ra những cơ chế tự điều tiết hành vi của mình Các quy định về việc vua không được đọc thực lục, không được xem trước hồ sơ các vụ án

do Ngự sử đài xây dựng khi xét xử… là nhằm mục đích đó Đặc biệt, dưới triều Lê

Sơ hệ thống thanh tra, giám sát được kiện toàn và có quyền lực rất lớn Những lời can gián, khuyên ngăn của ngôn quan luôn được Hoàng đế coi trọng

Như vậy, ngay cả trong chính thể tập quyền cao độ như thời Lê Sơ thì quyền lực tưởng trừng như vô hạn của Hoàng đế vẫn luôn có sự giám sát và điều chỉnh nhất định Đây được coi là một trong những đặc trưng nổi trội của chính thể quân chủ Việt Nam thời trung đại

1.2.2 Tổ chức bộ máy hành chính

1.2.2.1 Các cơ quan giúp việc Hoàng đế

Để giúp vua soạn thảo các công văn, trông coi việc giấy tờ, triều Lê Sơ từ Lê Thánh Tông chủ yếu chỉ còn duy trì hoạt động của năm cơ quan văn phòng là: Hàn lâm viện, Đông các, Trung thư giám, Bí thư giám và Hoàng môn sảnh

Hàn lâm viện được đặt ra ở Trung Quốc từ đầu thời Đường1 với nhiệm vụ phụng mệnh vua khởi thảo các bài chế, cáo, thơ, ca, văn thư [104,45] Ở nước ta,

1

Thời Đường Thái Tông (626-649), những danh nho và học sĩ thường được triệu vào kinh để giúp vua soạn sửa chiếu chỉ, nhưng họ chưa có chức danh chuyên biệt Đến thời Càn Phong (666-667), những người này được đặt làm Bắc môn học sĩ, sau đổi làm Hàn lâm viện Đãi chiếu, rồi Hàn lâm Cung phụng vào đời vua Huyền Tông (712-756) Năm Khai Nguyên thứ 26 (738) Học sĩ viện chính thức được thành lập, trở thành cơ quan văn phòng độc lập giúp việc Hoàng đế Theo chế độ nhà Đường, triều Tống tiếp tục lập Hàn lâm học sĩ viện Triều Nguyên đổi làm Hàn lâm quốc sử viện, đồng thời phân định rõ sáu bậc quan lại trong viện, đặt Hàn lâm viện Thừa chỉ (hàm 1b) đứng đầu Đến năm thứ 2 niên hiệu Hồng Vũ (1369), nhà Minh lập Hàn lâm viện với các chức quan: Thừa chỉ (hàm 3a), Học sĩ (hàm 3b), Thị giảng học sĩ (hàm 4a), Thị độc học sĩ (hàm 4b), Trực học

sĩ, Đãi chế, Tu soạn, Ứng phụng, Biên tu và Điển bạ Theo quan chế triều Minh, quan Hàn lâm bắt buộc phải là Thượng thư, Tả hữu Thị lang của bộ Lễ và một trong hai Thị lang của bộ Lại Trong

đó, Thượng thư phải là quan Học sĩ, còn Thị lang là Thị độc hoặc Thị giảng của Hàn lâm viện

Xem Robert Des Rotours, Traité des Fonctionnaires et Traité de L’armée, San Francisco, Chinese Materials Center, Inc, 1974, Vo.1, p.15; Guan Wenfa và Yan Guangwen, Mindai zhengzhi zhidu

Trang 25

Hàn lâm viện ra đời vào năm Quảng Hựu thứ 3 thời vua Lý Nhân Tông (1087), do viên Học sĩ đứng đầu Quan chế thời Trần tiếp tục noi theo, đặt Hàn lâm Phụng chỉ đứng đầu Hàn lâm viện Vì chức ấy rất trọng nên thường dùng Thái sư, Nội mật viện kiêm giữ [3,528]

Dưới thời Lê Sơ, Hàn lâm viện vẫn là cơ quan văn phòng giúp việc quan trọng của Hoàng đế Phan Huy Chú cho biết: “Nhà Lê lúc mới dựng nước vẫn đặt các quan Hàn lâm viện, có những chức Phụng chỉ học sĩ (bấy giờ Nguyễn Trãi làm Hàn lâm Phụng chỉ, giữ việc soạn các bài chế, cáo), Thị độc, Thị giảng, Trực học sĩ, Tri chế cáo, Đãi chế, Hiệu kiểm Sau lại đặt Đại học sĩ làm quan viện trưởng Thánh Tông định lại quan chế, bãi chức Đại học sĩ mà đặt các chức Thừa chỉ, Thị độc, Thị giảng, Thị thư, Đãi chế, Hiệu lý, Tu soạn, Kiểm thảo, phẩm trật ở hàng chánh tứ phẩm trở xuống” [3,557] Đặng Xuân Bảng cho biết thêm, Hàn lâm viện thời Lê Sơ

mô phỏng theo quan chế nhà Minh, bao gồm các chức: Hàn lâm viện Học sĩ 1, giữ việc chế chiếu sử sách văn hàm làm cố vấn, Thị độc học sĩ, Thị giảng học sĩ mỗi chức 2 người và Thị độc, Thị giảng đều 2, giữ việc giảng đọc kinh sử cho vua nghe [1,542]

Khảo cứu trong chính sử cho thấy, từ thời Lê Thái Tổ đến niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) thời Thánh Tông, chức trưởng quan Hàn lâm viện tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau như: Thừa chỉ Học sĩ, Hàn lâm viện Học sĩ, Hàn lâm viện Đại học sĩ, Thừa chỉ Chức danh Thừa chỉ Học sĩ thời Lê Sơ xuất hiện đầu tiên năm

1427 do Nguyễn Trãi đảm nhậm Sau đó, Nguyễn Như Đổ, Nguyễn Vĩnh Tích cùng giữ chức này năm 1463 Chức Hàn lâm viện Học sĩ xuất hiện năm 1461, do Nguyễn Đình Mỹ giữ Sau đó, vào năm 1466, cả Vũ Vĩnh Trinh và Nguyễn Cư Đạo đều làm chức này Riêng Hàn lâm viện Đại học sĩ chỉ thấy duy nhất thuộc về Trần Bàn năm

1465 (Xin xem bảng 1, phần phụ lục)

Nếu tất cả các chức trên đều là trưởng quan của Hàn lâm viện, thì đứng đầu

cơ quan này không phải một mà có thể là nhiều người Toàn thư cho biết, vào tháng

3 năm 1466, khi vua ngự điện Kính Thiên hỏi thi đình đã sai Hàn lâm viện Đại học

sĩ quyền Ngự sử đài Đô ngự sử đại phu Trần Bàn làm giám thí; Hàn lâm viện Thừa chỉ Nguyễn Trực, Hàn lâm viện Thừa chỉ quyền Hộ bộ Hữu thị lang kiêm Cẩn Đức điện Đại học sĩ Nhập thị kinh diên Tả xuân phường Thái tử tả dụ đức Nguyễn Cư Đạo, Hàn lâm viện Học sĩ hành Hải Tây đạo Tuyên chính sứ ty tham tri kiêm Bí thư giám Học sĩ Vũ Vĩnh Trinh làm độc quyển [23,409] Trường hợp này, nếu chức

yanjiu, Bắc Kinh, Trung Quốc Khoa học xã hội xuất bản xã, 1995, tr.100; Zhang Yanyu, Ming Shi

(Zhiguan zhi), q.6, 1974, tr.1787, dẫn theo Đinh Khắc Thuân [159,106-107]

Trang 26

trưởng quan viện Hàn lâm chỉ có một là Hàn lâm viện Đại học sĩ, thì Học sĩ, Thừa chỉ có thể chỉ là các chức quan dưới quyền, giúp việc cho Đại học sĩ

Đến thời Hồng Đức (1470-1497), Lê Thánh Tông định lại cơ cấu tổ chức của Hàn lâm viện Khi ấy, Hàn lâm viện bao gồm các chức: Thừa chỉ (hàm 4a)1

đứng đầu viện; Thị độc (hàm 5a) giữ việc đọc sách, tham khảo; Thị giảng (hàm 5b) phụ trách việc giải thích, bình luận, chú thích các văn thư, thơ, ca, chế, biểu; Tả, Hữu thuyết thư (hàm 5b) coi việc giảng nghĩa kinh sách; Thị thư (hàm 6a) biên chép các văn thư; Đãi chế (hàm 6b) sẵn sàng cho biết ý kiến về văn từ trong các bài chế của vua; Hiệu lý, Đãi chiếu (đều hàng 7a) giữ việc kiểm sát, chỉnh lý và khi cần sẽ cho ý kiến về văn từ trong chiếu chỉ, đồng thời sẵn sàng giải thích những văn từ trong chiếu chỉ của nhà vua khi có người hỏi; Kiểm thảo (hàm 7b) giữ việc kiểm thảo các văn thư [104,45-46] Nhân sự trong Hàn lâm viện được định rõ là: “các chức quan Thừa chỉ, Thị độc, Thị giảng, Thị thư, Thị chế, Hiệu lý và Hiệu thảo thuộc Hàn lâm viện không câu nệ số quan viên” [21,66]

Trực thuộc Hàn lâm viện có ba cơ quan chuyên về việc giáo dục là: Sùng văn quán trông coi về sách vở, đồ thư, chủ yếu là để cung cấp tài liệu và dạy bảo học sinh; Chiêu văn quán trông coi việc sao chép, sửa chữa, hiệu đính Tứ khố toàn thư

và Tú lâm cục trông coi việc dạy bảo con các quan viên Đứng đầu mỗi cơ quan này gồm một viên Tư huấn (hàm 8a) và một viên Điển nghĩa (hàm 8b) giúp việc [104,46-47]

Hoạt động của viện Hàn lâm thời Lê Sơ được mô phỏng theo cơ chế của Hàn lâm viện triều Minh Thời Vĩnh Lạc (1403-1424), nhà Minh đặt lệ chọn người đỗ tiến sĩ vào làm việc tại Hàn lâm viện có quy định rằng: “Sau ba năm thi khảo, một

số được tuyển lựa giữ lại làm việc trong viện Sau một hai giáp làm việc tại đây, một số được bổ chức Biên tu, Kiểm thảo, số khác làm Cấp sự trung, Ngự sử đài hoặc ra làm quan ở châu, huyện”2 Như thế, có thể tạm coi Hàn lâm viện như một trường bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ công chức cao cấp cho bộ máy chính quyền

Thống kê từ các nguồn sử cũ cho thấy: 1- Các chức trưởng quan Hàn lâm viện không phải là các quan chuyên trách, mà thường do người đứng đầu các cơ quan khác kiêm nhiệm Người đứng đầu Hàn lâm viện (Thừa chỉ, Thị độc) thường là/sau đó sẽ là các quan đứng đầu Đông các hoặc các Bộ 2- Việc sắp đặt các chức quan đứng đầu Hàn lâm viện được tiến hành theo quy định, nhưng không nhất thiết

Trang 27

phải đặt đủ Rất ít người giữ chức Thừa chỉ đứng đầu viện Hàn lâm, mà chủ yếu là

do các chức đứng hàng thứ hai (Thị độc), hoặc thứ ba (Thị giảng) kiêm quản với chức danh “tham/thự” chưởng Hàn lâm viện sự Riêng chức Tả, Hữu thuyết thư không thấy xuất hiện trong chính sử 3- Chức Tư huấn Sùng Văn quán, Chiêu Văn quán và Tú Lâm cục được đặc giao cho các viên Thị thư trong Hàn lâm viện (Xin xem phụ lục, bảng 2)

Đông các là cơ quan được lập ra dưới triều Hồng Đức1, chuyên việc sửa chữa các bài chế cáo, thơ, ca, văn thư của nhà vua Về chức năng này, Đông các là

cơ quan giúp việc cho viện Hàn lâm Ngoài ra, Đông các còn có nhiệm vụ trông coi việc sắp đặt quan lại, chức nào chưa hợp lý Đông các có quyền tâu lên để sửa đổi Đứng đầu Đông các là Đông các Đại học sĩ (hàm 5a) Giúp việc có các chức Đông các Học sĩ (hàm 5b), Đông các Hiệu thư (hàm 6a) giữ việc kiểm sát, xem lại những bài chế, cáo, thơ, ca… do Đông các Đại học sĩ phụng mệnh sửa chữa [104,47] Đại học sĩ, Học sĩ và Hiệu thư cũng không câu nệ về số quan viên [21,67]

Phẩm trật tuy không cao, nhưng những quan Đông các triều Lê Sơ đều là các đại thần trọng chức, vì ngoài các chức danh Đại học sĩ, Học sĩ, Hiệu thư ở Đông các

họ đều là những trưởng quan của Ngự sử đài, Hàn lâm viện và Lục bộ Sau khi Lê Thánh Tông loại bớt các cơ quan giúp việc khác thì Đông các ngày càng có vị trí quan trọng hơn

Trung thư giám được Lê Thánh Tông đặt ra vào năm Hồng Đức thứ 2

(1471)2 Trước đó, vào đầu thời Lê Sơ vua Thái Tổ đặt ra ba sảnh là Thượng thư sảnh giữ sự vụ quan chức, Trung thư sảnh (đứng đầu là Trung thư lệnh, thường do

Tể tướng nắm giữ) bàn bạc các việc trọng đại của đất nước và Môn hạ sảnh thẩm tra mọi việc trước khi ban bố thi hành Đến đây (năm 1471), Thánh Tông bãi bỏ Thượng thư sảnh và Môn hạ sảnh, đổi Trung thư sảnh thành Trung thư giám với nhiệm vụ kém quan trọng hơn nhiều Lúc này, Trung thư giám chỉ còn là cơ quan phụ trách việc biên chép tờ kim tiên, ngân tiên, các chế, sắc, biểu, các bài giảng, văn

tế của vua ở điện miếu Đứng đầu Trung thư giám là một viên Trung thư giám xá nhân (hàm 6a), giúp việc có một viên Điển thư (hàm 6b) và 11 viên Chính tự [21,67] Xét về tổ chức, Trung thư giám thời Lê Sơ giản lược hơn nhiều so với cơ quan này trong tổ chức chính quyền triều Minh Theo quan chế triều Minh, Trung thư giám gồm 20 Trung thư xá nhân giữ việc viết cáo sắc, thiết sách, thiết khoán,

1

Theo Toàn thư, hai người đầu tiên giữ chức Đông các Hiệu thư dưới triều Lê Sơ là Đỗ Nhuận và

Quách Đình Bảo năm 1471; vị Đông các Đại học sĩ đầu tiên là Thân Nhân Trung năm 1473 [23,458,463]

2

Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo cho biết Trung thư giám đầu thời Lê gọi là Trung thư

khoa, đến đời Quang Thuận (1460 - 14670 đổi là Trung thư giám [1,543]

Trang 28

còn Trực văn hoa điện đông phòng xá nhân, Trực vũ anh điện tây phòng xá nhân và Nội các báo cáo sắc phòng xá nhân đều không có ngạch nhất định [1,544]

Tuy không trực thuộc, nhưng xét về chức năng, Trung thư giám có quan hệ mật thiết với Hàn lâm viện và Đông các Một văn thư đầu tiên được Hàn lâm viện khởi thảo, sau đó chuyển qua Đông các sửa chữa, và cuối cùng được Trung thư giám biên chép [104,47-48]

Bí thư giám là cơ quan trông coi thư viện của nhà vua Đứng đầu Bí thư giám

là một viên Bí thư giám Học sĩ (hàm 5b), giúp việc có Bí thư giám Điển thư (hàm 6b) [104,49]

Hoàng môn sảnh do viên Hoàng môn Thị lang (hàm 3b) đứng đầu, có nhiệm

vụ trông giữ các ấn của nhà vua

1.2.2.2 Lục bộ và Lục tự

Đầu thời Lê Sơ, do tình hình đất nước, triều đình chỉ đặt hai Bộ là Lại và Lễ Những vị Thượng thư đầu tiên của bộ Lại là Nguyễn Trãi, Hà Lật và Nguyễn Như Đổ; Thượng thư bộ Lễ là Bùi Ư Đài, Đào Công Soạn và Trình Dục Năm 1460, Lê Nghi Dân đặt đủ sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công

Đến năm 1465, vua Lê Thánh Tông đổi sáu Bộ làm sáu Viện, đặt các chức Thượng thư và Tả hữu thị lang đứng đầu Nhưng chỉ một năm sau (1466), Lê Thánh Tông lại bỏ sáu Viện đổi làm sáu Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) Sau khi bãi

bỏ các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành như Tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ, Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện… để trực tiếp quản lý mọi công việc thì Lục bộ trở thành cơ quan quan trọng hàng đầu, giúp vua trông coi và thừa hành mọi công việc chủ yếu của nhà nước

Lục bộ thời Lê Sơ có chức năng, nhiệm vụ được quy định như sau1

:

“Bộ Lại giữ công việc quan tước, chọn bổ, xét hạch, thăng giáng và các việc

điền bổ (chức khuyết), cấp cho (bổng lộc)

Bộ Hộ giữ công việc ruộng đất, nhân dân, kho tàng, lương tiền, thu phát và

các việc về ruộng lộc, thuế khoá, muối, sắt

1

Vì thiếu nguồn tài liệu chúng tôi không thể đưa ra những quy định trực tiếp của triều Lê Sơ về quyền hạn và trách nhiệm của Lục bộ Ở đây, chúng tôi xin dựa vào quy định được triều Lê Trung hưng ban hành năm Đức Nguyên thứ 2 (1675) là thời điểm gần với thời Lê Sơ nhất Sau đó, vào các năm 1751 và 1787, triều Lê đã ban hành các quy định mới về nhiệm vụ của sáu Bộ Chúng tôi

sẽ có dịp trở lại vấn đề này trong chương 3 của Luận văn [3,576-577]

Trang 29

Bộ Lễ giữ công việc lễ nghi, tế tự, lễ mừng, tiệc yến, việc học, việc thi cử,

các chi tiết về mũ áo, ấn, dấu, chương tấu, bài biểu, việc đi cống, đi sứ, vào chầu Lại kiêm trông coi các việc về tư thiên (thiên văn), về y, bốc, tăng, đạo, giáo phường, đồng văn, nhã nhạc

Bộ Binh giữ công việc binh nhung, cấm vệ, xe ngựa nghi trượng, khí giới và

các việc về dân biên giới, quân trấn giữ, các dịch trạm, các dân Man di hiểm hại, những việc khẩn cấp

Bộ Hình giữ công việc luật lệnh, hình pháp, xét lại ngục tụng, xử tội về năm

hình

Bộ Công giữ việc thành trì, cầu cống, đường xá, xây đắp, thợ thuyền, việc

sửa chữa xây dựng cùng là việc cấm chế về núi rừng, vườn tược, sông, đầm” [3,576-577]

Về cơ cấu tổ chức, mỗi Bộ đều có các chức trưởng quan đứng đầu gồm một viên Thượng thư (hàm 2b) và hai viên Tả hữu thị lang (hàm 3b); một cơ quan thường trực gọi là Tư vụ sảnh do viên Tư vụ (hàm 8b) đứng đầu để giải quyết những công việc thường nhật; và tuỳ theo nhiệm vụ của từng Bộ mà mỗi Bộ có thể gồm một hoặc một vài cơ quan chuyên trách gọi là Thanh lại ty để giải quyết các công việc có tính chất chuyên môn Các bộ Lại, Lễ có một cơ quan chuyên trách là Thuyên Khảo thanh lại ty (bộ Lại), Nghi Chế thanh lại ty (bộ Lễ); các bộ Hộ, Binh

và Công đều có hai Thanh lại ty là Độ Chi thanh lại ty và Bản Tịch thanh lại ty (bộ Hộ), Vũ Khố Thanh lại ty và Quân vụ Thanh lại ty (bộ Binh), Doanh Thiện thanh lại ty và Công Trình thanh lại ty (bộ Công); riêng bộ Hình có bốn Thanh lại ty là Thanh Hình, Thận Hình, Minh Hình và Tường Hình Tổng cộng có 12 Thanh lại

ty1 Đứng đầu mỗi Thanh lại ty là một viên Lang trung (hàm 6a) và một viên Viên ngoại lang (hàm 6b) giúp việc Riêng các Thanh lại ty của bộ Hộ có 2 Viên ngoại lang (cộng là 4 viên) và của bộ Hình có ba viên ngoại lang (cộng là 12 viên) Ngoài

ra, bộ Hộ và bộ Hình còn có thêm Chiếu ma sở do viên Chiếu ma (hàm 8b) đứng

đầu chuyên việc ghi chép văn thư, sổ sách Cũng tuỳ theo công việc của từng Bộ mà

1

Sách Cương mục cho biết: “Theo chế độ cũ, viện Ngũ hình có: Tả hình, Hữu hình, Thẩm hình,

Tường hình và Ti hình, mỗi viện đều đặt chức Đại phu Đến nay (10/1466 - TG) sắp xếp lại bộ Hình, đổi viện Tả hình làm ti Thanh hình, viện Hữu hình làm ti Thận hình, ba viện Thẩm hình, Tường hình và Ti hình chia làm hai ti Minh hình, Tường hình Mỗi ti đều đặt chức Lang trung, còn chức Đại phu ở viện Ngũ hình đều bãi bỏ Nhà vua lấy cớ rằng khoảng niên hiệu Thái Hoà (1443- 1453), ở Hình ti chỉ đặt hai viên Đại phu, xét đoán việc hình ngục phần nhiều chậm trễ; đến nay hạ sắc lệnh cho bộ Lại đặt thêm ở Hình ti 3 người giữ chức Viên ngoại lang Chức này chọn các quan trong kinh sư và ngoài các đạo người nào có đức độ vừa cương vừa nhu dung hoà với nhau và có tài sở trường về việc hỏi kiện để bổ sung [25,1026-1027]

Trang 30

mỗi Bộ có số lại viên nhất định để giúp việc Theo quan chế thời Hồng Đức, số thuộc viên của bộ Lại là 80 người, bộ Hộ 110 người, bộ Lễ 71 người, bộ Binh 128 người, bộ Hình 167 người và bộ Công 40 người [104,52-74]

Bảng 1: Các quan lại và cơ quan của Lục bộ triều Lê Sơ

(Theo Lê Kim Ngân [104,52-74])

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang Thuộc viên 1 Lang trung

1 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

2 Lang trung

4 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

1 Chiếu ma

1 Lang trung

1 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

2 Lang trung

2 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

4 Lang trung

12 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

1 Chiếu ma

2 Lang trung

2 Viên ngoại lang

1 Tư vụ

Cơ quan 1 Thanh lại

ty: Thuyên Khảo

2 Thanh lại ty:

Độ Chi, Bản Tịch

1 Thanh lại ty: Nghi Chế

2 Thanh lại ty:

Vũ Khố, Quân

Vụ

4 Thanh lại ty:Thanh Hình, Thận Hình, Minh Hình, Tường Hình

2 Thanh lại ty: Doanh Thiện, Công Trình

Sơ đồ 1: Tổ chức Bộ thời Lê Sơ

Văn phòng Trung ương

Trang 31

So sánh với quan chế triều Minh có thể thấy sáu Bộ thời Lê được tổ chức khác và gọn nhẹ hơn nhiều Điểm khác biệt thứ nhất dễ nhận thấy thể hiện ngay chính ở tên gọi của các cơ quan chuyên môn trực thuộc sáu Bộ Ngoài ty Nghi Chế của bộ Lễ và ty Doanh Thiện của bộ Công là trùng nhau, còn lại các ty khác của Lục

bộ triều Minh không hề thấy xuất hiện trong tổ chức chính quyền triều Lê Trong khi

đó, 10 ty: Thuyên Khảo (của bộ Lại), Độ Chi, Bản Tịch (bộ Hộ), Vũ Khố, Quân Vụ (bộ Binh), Thanh Hình, Thận Hình, Minh Hình, Tường Hình (bộ Hình) và Công Trình (bộ Công) lại là riêng có của triều Lê Sơ Về cơ cấu tổ chức, sáu Bộ triều Lê được thiết lập một cách thống nhất gồm các cơ quan thường trực và cơ quan chuyên môn ở trung ương, từ đó quản lý mọi hoạt động của đất nước Trong khi đó, Lục bộ triều Minh được tổ chức thành hai loại Đối với những Bộ ít phải làm việc trực tiếp với các địa phương như bộ Lại, Lễ, Công thì nhà Minh chỉ tổ chức các cơ quan ở cấp trung ương Còn các bộ Hộ, Binh, Hình do công việc thường xuyên liên hệ đến các địa phương nên ngoài cơ quan thường trực ở trung ương nhà Minh tổ chức các cơ quan chuyên môn trực tiếp tại 13 tỉnh Về bộ máy tổ chức, sáu Bộ triều Lê gọn nhẹ hơn rất nhiều so với Lục bộ nhà Minh Ngoài những chức trưởng quan đứng đầu Lục

bộ (Thượng thư, Tả hữu thị lang), nhà Lê Sơ tỉnh giảm rất nhiều số thuộc viên và các

cơ quan trực thuộc (ty, cục, kho) Xin xem bảng sau:

Bảng 2: Các quan lại và cơ quan của Lục bộ triều Minh

2 Tư vụ

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

2 Tư vụ

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

2 Tư vụ

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

2 Tư vụ

1 Thượng thư

2 Tả hữu thị lang

2 Tư vụ Thuộc viên 4 Lang trung

4 Chủ sự

? 13 Lang

trung

13 Viên ngoại lang

26 Chủ sự

4 Lang trung

4 Viên ngoại lang

3 Cục: Báo Sao, Sao Chỉ,

Ấn Sao

5 Kho: Quảng Huệ, Quảng Tích, Quảng Doanh, Tang Phạt, Ngự mã quân trừ

4 Thanh lại ty: Nghi Chế,

Từ Chế, Chư Khách, Tinh Thiện

? 13 Thanh lại

ty thuộc 13 tỉnh

4 Thanh lại ty: Doanh Thiện, Nga Hành, Đô Thuỷ, Đồn Điền

5 Cục: Bì Tác, Yên Bí, Bào Tuyền, Quận Khí, Tạp Tạo

Trang 32

Cùng với việc sắp đặt sáu Bộ, năm 1466 Lê Thánh Tông thiết lập sáu Tự gồm Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự và Thượng bảo tự với nhiệm vụ phụ giúp và thừa hành các công việc của Lục bộ1

Cho đến nay, những thông tin trong chính sử Việt Nam ghi chép về Lục tự nhìn chung rất ít và vụn vặt Do đó, thật khó để có thể hình dung một cách đầy đủ

về tổ chức và hoạt động của Lục tự thời Lê Sơ Tuy nhiên, một nhận định có lẽ không chủ quan rằng cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của sáu Tự thời Lê sơ đơn giản hơn nhiều so với Lục tự bên Trung Quốc

Theo Lê triều quan chế thì đứng đầu mỗi Tự là một viên Tự khanh (hàm 5a),

một viên Thiếu khanh (hàm 6a) làm phó và một viên Tự thừa (hàm 7a) giúp việc Riêng Đại lý tự thêm một viên Bình sự (hàm 8b) và Hồng lô tự thêm một viên Tự ban (hàm 9a) [21,19-20,67] Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các chức trên cũng được đặt đủ (xin xem bảng 9 và 10 phần phụ lục) Thậm chí ngay cả khi đặt đủ thì tổ chức của Lục tự triều Lê Sơ cũng đơn giản hơn nhiều so với cơ quan này của triều Minh

Bảng 3: Các quan lại và cơ quan của Lục tự triều Minh

2 Tả hữu Tự thừa

1 Tự khanh

2 Tả hữu Thiếu khanh

2 Tả hữu Tự thừa

1 Tự khanh

2 Tả hữu Thiếu khanh

2 Tả hữu Tự thừa

1 Tự khanh

2 Tả hữu Thiếu khanh

4 Tự thừa

1 Tự khanh

2 Tả hữu Thiếu khanh

2 Tả hữu Tự thừa

1 Tự khanh

1 Thiếu khanh

1 Tự thừa Thuộc viên 2 Tư vụ

2 Tả hữu Tự chính

2 Tự thừa (các đàn, miếu, lăng, từ)

1 Hy sinh sở lại mục

2 Tư sinh cục đại/phó sứ

1 Tu mục cục đại sứ

1 Ngân khố đại sứ

1 Chủ bạ

1 Trưởng Doanh khố sứ

2 Mục giám Chính/phó giám

1 Mục giám Lục sự

1 Quần trưởng

1 Chủ bạ

2 Tư nghi Tư tấn

Cơ quan - - 4 Thự: Thái

quan, Trân tu, Lương uẩn, Chưởng diêm

Trang 33

Sau khi khảo cứu Lục tự trong tổ chức chính quyền thời Đường, nhà nghiên cứu Lê Kim Ngân đã mô phỏng nhiệm vụ của sáu Tự thời Lê Sơ như sau:

- Đại lý tự có nhiệm vụ xét lại những vụ trọng án đã xử, bao gồm các án về

tội tử và tội lưu, sau đó gửi kết quả điều tra và án xử đến bộ Hình trước khi đệ trình lên vua xin quyết định Trong quá trình xét án, nếu có khiếu kiện về bản án đã xử và được sự chấp thuận của bộ Hình thì án văn sẽ được một hội đồng gồm Đô đốc ngũ phủ, Ngự sử đài và Đại lý tự duyệt lại Còn nếu xét thấy bản án không có đủ bằng chứng để kháng án thì Đại lý tự sẽ chuyển ngay đến các cơ quan xét xử khác, xin các quan trong triều đình nghị, hoặc trực tiếp xin quyết định của nhà vua Sau khi ra

án quyết cuối cùng, trừ án tử hình, bản án xử lại sẽ được trao trở xuống cho cơ quan xét xử các cấp thi hành

- Thái thường tự: phụ trách thi hành những thể thức nghi lễ, âm nhạc, trông

coi các đền, chùa, miếu… Thái thường tự bao gồm 7 cơ quan chuyên môn là: Giao

xã thự phụ trách việc tổ chức tế lễ trời đất; Thái nhạc thự chuyên trông coi việc âm nhạc; Cổ suý thự phụ trách việc đánh trống và thổi sáo; Thái y thự trông coi về y tế cho vua và toàn quốc (thời Hồng Đức cơ quan này gọi là Thái y viện, trực thuộc bộ Lễ); Thái bốc thự chuyên việc tính âm dương bói toán; Lẫm hi thự đảm nhận việc cung cấp thóc gạo và súc vật cho các buổi tế lễ; và Thái miếu thự giữ việc trông coi các đền thờ, miếu mạo

- Quang lộc tự: phụ trách việc quản lý và cung cấp rượu tế, đồ lễ, đồ ăn trong

các buổi tế tự, triều hội, yến tiệc

- Thái bộc tự: chuyên việc trông coi xe, chăm sóc ngựa của nhà vua và

Hoàng tử, kiểm soát gia súc trong cả nước

- Hồng lô tự: có trách nhiệm tổ chức những buổi xướng danh thi Đình Ngoài

ra, Hồng lô tự còn đảm nhận nhiệm vụ sắp xếp các thể thức lễ nghi khi đón tiếp sứ thần Hồng lô tự kiêm quản hai thự là Điển khách thự phụ trách việc đón tiếp các thượng khách ngoại quốc và Ti nghi thự chuyên việc tổ chức lễ an táng cho các đại thần trong triều

- Thường bảo tự: đảm nhận việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh dự

Hội thí [104,74-76]

Tuy nhiên, như trên đã nói đây là những quy định trong quan chế thời Đường Lục tự thời Lê Sơ có lẽ không có vai trò quan trọng và thực hiện nhiều công việc đến thế

Trang 34

1.2.2.3 Các cơ quan chuyên môn

Các cơ quan chuyên môn thời Lê Sơ chủ yếu bao gồm các giám, ty, viện và

sở sau:

- Quốc tử giám

Quốc tử giám là cơ quan giáo dục cao nhất cả nước Nhiệm vụ của Quốc tử giám là phụng mệnh vua trông coi nhà Văn miếu, dạy dỗ các sĩ tử, hàng tháng theo đúng kỳ hạn cho tập làm văn, “để gây dựng nhân tài, giúp việc thực dụng cho nước” [3,586]

Đứng đầu Quốc tử giám là quan Tế tửu (hàm 4b) Các Quốc tử giám Tế tửu thời Lê thường do các vị trưởng quan Lục bộ, viện Hàn lâm, Đông các và Ngự sử đài kiêm nhiệm Giúp việc quan Tế tửu có Quốc tử giám Tư nghiệp (hàm 5b), năm

vị Ngũ kinh Bác sĩ (không rõ phẩm hàm), Giáo thụ (hàm 8a) chuyên việc giảng dạy các kinh sách, Trực giảng và Trợ giáo1

Những người học tại Quốc tử giám được chia làm hai loại là giám sinh và học sinh Giám sinh thời kỳ đầu là con các quan viên đã đỗ bốn trường trong kỳ thi Hương Về sau, nhằm khuyến khích và nâng đỡ con các quan viên hiếu học triều đình có lệnh chỉ cho phép con các quan viên nếu thi Hương trúng ba trường thì được sung làm Thượng xá sinh, trúng hai trường làm Trung xá sinh, trúng một trường làm Hạ xá sinh, mỗi xá 100 người được vào học tại Quốc tử giám Tiền ăn học của mỗi giám sinh được quy định thống nhất là 9 tiền/tháng Đến khi bổ dụng, Quốc tử giám bảo cử và bộ Lại lựa chọn nhất loạt như nhau trong số giám sinh ba

xá Đến năm 1484, theo lời tâu của Phó đô ngự sử Quách Hữu Nghiêm, vua Lê Thánh Tông đã ban hành quy định sửa đổi về tiền lương cấp hàng tháng và tỷ lệ bổ dụng các giám sinh Theo đó, phụ cấp ăn học của Thượng xá sinh là 1 quan/tháng, Trung xá sinh là 9 tiền/tháng và Hạ xá sinh là 8 tiền/tháng Đến khi trao chức thì chia theo phần: Thượng xá sinh 3 phần, Trung xá sinh 2 phần và Hạ xá sinh 1 phần [23,491; 25,1162] Cũng để khuyến khích việc học hành, thi cử trong dân gian, năm

1483 vua Lê Thánh Tông đã ra sắc lệnh cho phép quân và dân nếu ai thi Hương trúng ba trường được sung vào sinh đồ trong phủ mình, còn đỗ bốn trường được sung vào Quốc tử giám làm học sinh [25,1162]

1

Trực giảng và Trợ giáo là hai chức không có trong quan chế thời Lê nhưng lại thấy chép trong

Đại Việt sử ký toàn thư

Trang 35

Tồn tại tròn một trăm năm dưới triều Lê Sơ, Quốc tử giám đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, góp phần quan trọng tạo nên thời kỳ hưng thịnh của nền giáo dục và khoa cử Việt Nam thời trung đại

- Thông chính ty

Như bản Hiệu định quan chế năm 1471 đã quy định: “Thông chính ty sứ ty

để tuyên hoá đức của vua và đề đạt nguyện vọng của dân” [23,453] Vậy có thể thấy, trách nhiệm chính của Thông chính ty là chuyển đạt công văn, chỉ dụ của triều đình tới dân chúng, đồng thời chuyển đệ đơn từ của dân chúng lên triều đình Ngoài

ra, Thông chính ty còn là cơ quan tiếp nhận bản tâu trình của các quan và nha môn được sai đi làm việc, kiểm soát và đóng dấu vào các bản tâu trước khi đệ trình lên vua [23,405,433,498]

Đứng đầu Thông chính ty là một viên Thông chính sứ (hàm 4b) Giúp việc

có các chức Phó thông chính (hàm 5b), Ty thừa (hàm 6b), Điển sự (hàm 8b) 19]

[21,16 Quốc sử viện

Quốc sử viện là cơ quan chuyên việc ghi chép, biên soạn sử sách Quan chế triều Lê quy định về chức vụ Sử quan: “Giữ công việc ghi chép biên soạn (sử sách) Phàm nhà vua nói gì, làm gì, trong cung ưa chuộng những gì, cùng là quan ty ngay gian, chính sự hay dở, nhân tài hơn kém, phong tục xấu tốt, đều là theo từng việc ghi chép thẳng thắn, để lưu làm gương mà khuyên răn” [3,590]

Đứng đầu Quốc sử viện là một viên Quốc sử viện Tu soạn (hàm 8a) Giúp việc có các chức Sử quán Biên lục (hàm 8b), Đồng tu sử [21,19; 23,367]

Thế kỷ XIX, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Văn

tịch chí cho biết từ thời Lý đến hết thời Hồng Đức đã có 36 bộ sử (gồm các loại

Hiến chương, Kinh sử và Truyện ký) đã được biên chép, chiếm hơn 1/3 (36/107) danh mục các tác phẩm sử học tính đến thời của ông Đó cũng chính là những tư liệu hết sức quan trọng để các sử quan triều Lê hoàn tất những tập đại thành về sử

học, mà Đại Việt sử ký toàn thư (hoàn thành năm 1479) là tác phẩm tiêu biểu nhất

[167,420-421]

Trang 36

- Các Sở về nông nghiệp

Với tư tưởng trọng nông nhất quán, triều Lê Sơ lập ra nhiều cơ quan chuyên trông coi về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, đó là:

Sở Đồn điền có nhiệm vụ trông coi về ruộng đất cả nước Đứng đầu sở là

một viên Đồn điền Sở sứ (hàm 8b) và một viên Đồn điền Phó sứ (hàm 9a) giúp việc

Sở Tàm tang chuyên coi việc trồng dâu nuôi tằm Sở do một viên Tàm tang

Sở sứ (hàm 8b) và một viên Tàm tang Phó sứ (hàm 9a) phụ giúp

Sở Thực thái do một viên Thực thái Sở sứ (hàm 9a) đứng đầu, có nhiệm vụ

trông coi việc trồng rau

Sở Điền mục có viên Điền mục Sở sứ (hàm 9a) phụ trách, chuyên trông coi

việc chăn nuôi gia xúc, gia cầm

Ngoài ra, năm 1475 vua Lê Thánh Tông còn đặt chức Khuyến nông sứ và Hà

đê sứ (đều hàm 9b) để chuyên coi việc nông nghiệp, đê điều [104,78-79]

Các cơ quan chuyên môn trên đây tuy không trực thuộc sáu Bộ nhưng lại giúp công việc của sáu Bộ được triển khai nhanh chóng và có hiệu quả

1.2.3 Tổ chức quân đội

1.2.3.1 Về cơ cấu tổ chức

Thông thường, người đứng đầu quân đội toàn quốc là quan Thái uý Tuy nhiên, từ thời Lê Thánh Tông rất ít người giữ chức này Quyền thống lĩnh toàn quân khi ấy thuộc về một hội đồng gồm các Tả hữu Đô đốc của Ngũ phủ Theo binh chế thời Lê, các viên Tả hữu Đô đốc này cũng đồng thời đứng đầu mỗi quân phủ độc lập và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hoàng đế Ngoài Ngũ phủ, nhà vua còn đặt thêm quân ở trong kinh (vệ binh hay cấm binh) và quân địa phương ngoài các đạo

Vệ binh và quân các đạo không lệ thuộc trực tiếp và chỉ chịu sự thống lĩnh của Ngũ phủ về mặt nguyên tắc, còn trên thực tế các đơn vị này chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà vua Như thế, Hoàng đế chính là vị chỉ huy tối cao của quân đội toàn quốc

Trang 37

- Quân Cấm vệ

Cấm vệ quân hay Cấm binh là lực lượng quân đội đóng tại kinh thành, có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ nhà vua và triều đình trung ương Cấm binh được chia làm nhiều vệ, mỗi vệ lại bao gồm một số ty hoặc sở (mỗi vệ thường có 5 hoặc 6 sở); mỗi ty gồm 100 người, mỗi sở gồm 20 đội, mỗi đội 20 người (tức mỗi sở có 400 quân) Đứng đầu mỗi ty là một viên Chỉ huy sứ (hàm 4a), phụ tá có các viên Chỉ huy Đồng tri (hàm 4b) và Chỉ huy Thiêm sự (hàm 5a)

Bảng 4: Những Ty thuộc các Vệ Cấm quân thời Lê Thánh Tông

(Theo Lê Kim Ngân,[104,91])

Cẩm Y vệ Tráng sĩ

Kim Ngô vệ

Vũ sĩ

Kim Ngô vệ Tráng sĩ

Trang 38

Bảng 5: Một số vệ, sở chính trong kinh đô

(Theo Lê Kim ngân, [104,92])

vệ như bên)

4 vệ Thần vũ, mỗi vệ:

- Đứng đầu: Chỉ huy sứ

- Phụ tá: Chỉ huy sứ Đồng tri và Chỉ huy sứ Thiêm sự

4 vệ Hiệu lực

- Đứng đầu: Chỉ huy sứ

- Phụ tá: Chỉ huy sứ Đồng tri và Chỉ huy sứ Thiêm sự

vệ 5 sở

Thiên oai vệ

6 sở

Thuỷ quân

vệ 6

sở

Thần sách

vệ 5

vệ

ứng thiên

1 Oai nhuệ

1 Tựu lãng

1 Du cảnh

1

Phụng thiên

1

Hiệu trung

1 Vũ công

1

Kính tiết

1

Thần điện

1 Hải kình

1 Tồi kích

1 Củng thần

2 Uy dũng

2

Cầm chí

2

Tống hậu

2

Tiền hưng

2 Úc trảo

2

Thần cục

2 Phi thạch

2

Thần tiến

2 Hải

2

Phục tàng

3

Thành nhạc

3 Du

mỹ

3

Dũng hãn

3 Bảo tín

3

Kính

nỗ

3 Hải côn

3

Vân dực

3 Khống hạc

4 Chu

4

Toàn hầu

4

Chấp sầm

4

Hiệp chính

4 Quệ trương

4

Thần

nỗ

4 Hải thu

4

Duẩn kích

4 Trực quan

5

Khắc tiệp

5 Quy lâm

5 Đại

5 Hồ viên

5

Sâm cài

5

Hiệp lặc

5 Sư can

5 Hậu 5 Hậu 5 Hậu 5 Hậu 5 Hắc

sào

5 Dực

vệ

5 Tấn thạch

5.Hài hồng

5

Thứ phi

5 Phi sơn

6 Tấn phi

6 Hải bằng

Trang 39

- Quân Ngũ phủ

Tháng 4 năm Quang Thuận thứ 7 (1466), Lê Thánh Tông bãi bỏ chế độ quân

5 đạo từ thời Lê Thái Tổ, đặt quân 5 phủ: Trung quân, Đông quân, Tây quân, Nam quân và Bắc quân trông coi quân đội cả nước1 Trong quan hệ với bộ Binh, Ngũ phủ chịu trách nhiệm trông coi về phương diện kỹ thuật chuyên môn thuộc binh bị; còn

bộ Binh chỉ có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề thuộc về nhân sự, tiếp tế… Khi có chiến tranh, Đô đốc Ngũ phủ kiểm sát về chiến thuật, bộ Binh hoạch định mưu kế

Bảng 6: Tổ chức quân Ngũ phủ thời Lê Thánh Tông

(Theo Lê Kim Ngân, [104,85-89])

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, phần Binh chế chí chép: “Thánh Tông, năm

Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt quân 5 phủ: Trung quân phủ lĩnh các xứ Thanh Hoa, Nghệ An; Đông quân phủ lĩnh các xứ Hải Dương, Yên Bang; Nam quân phủ lĩnh các xứ Sơn Nam, Thuận Hoá, Quảng Nam; Tây quân phủ lĩnh các xứ Tam Giang, Hưng Hoá; Bắc quân phủ lĩnh các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn (các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang thì thuộc vào quân Phụng trực” [4,319] Tháng 8 năm 1467, Lê Thánh Tông xét định lại chế độ quân ngũ, chia Trung quân phủ làm hai

Đô ty Thanh Hoá (gồm 5 vệ, 30 sở) và Nghệ An (3 vệ, 18 sở) Năm 1489, khi cả nước được chia thành 13 xứ, nhà vua lại đổi Trung quân phủ làm Trung đô phủ quản lãnh quân hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức ở kinh thành Thăng Long, lệ thuộc trực tiếp vào Kinh sư Cũng năm 1467, đạo An Bang được tách khỏi Đông quân phủ, đạo Hưng Hoá tách khỏi Tây quân phủ, đạo Thuận Hoá tách khỏi Nam quân phủ và đạo Lạng Sơn tách khỏi Bắc quân phủ để thành lập các Đô ty riêng (xem chi tiết bảng 6)

Trang 40

2 Chiêu thắng tiền sở

3 Vạn thắng hữu sở

4 Tĩnh biên hậu sở

5 Không rõ tên

Như vậy, Ngũ phủ quân thời Lê Thánh Tông gồm 30 vệ, 154 sở Nếu quân

số các vệ sở trên là đủ thì tổng số quân Ngũ phủ là 154 sở x 400 quân = 61.600 người

- Quân địa phương

Nhằm tăng cường lực lượng quân bị, năm 1467, vua Lê Thánh Tông tách quân của một số đạo ra khỏi Ngũ phủ lập thành các Đô ty riêng Tại những đạo không trực thuộc Ngũ phủ, các quan Tả hữu Đô đốc chỉ thống lĩnh về mặt danh nghĩa, còn trên thực tế các Đô ty thuộc quyền điều khiển trực tiếp của quan Đô Tổng binh sứ Năm 1471, sau khi lập đạo Quảng Nam, nhà vua chia cả nước làm 13 đạo Thừa tuyên (năm 1490 đổi thành xứ) Phụ trách mỗi đạo/xứ Thừa tuyên là ba cơ quan độc lập: Thừa ty, Hiến ty và Đô ty Đô ty chính là cơ quan đứng đầu về quân đội ở mỗi địa phương

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w