1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết tt.PDF

28 663 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 769,52 KB

Nội dung

Những nghiên cứu về văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX cho tới nay đã có thể khẳng định được một cách xác đáng và toàn diện vị trí của văn học giai đoạn này với những giá trị to lớn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – ĐẦU XIX

VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

VƯƠNG THỊ PHƯƠNG THẢO

VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – ĐẦU XIX

VỚI VẤN ĐỀ CÁI CHẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 01

1 Lí do chọn đề tài 01

2 Lịch sử vấn đề 02

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 09

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Bố cục luận văn : 10

PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG 11

1.1.Nho giáo và tư tưởng Xả thân thủ nghĩa 12

1.2 Phật giáo và cái nhìn liễu sinh tử 20

1.3 Đạo giáo và quan niệm tề sinh tử 25

Tiểu kết 31

CHƯƠNG 2: KHÁI LƯỢC VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XVIII 33

2.1 Thơ Thiền sư: Thái độ ung dung điềm tĩnh trước cái chết 34

2.1.1 Thấm nhuần quan niệm thân xác là huyễn ảo, cái chết là lẽ thường 35

2.2.2 Cái nhìn vô úy trước cái chết 38

2.2 Thơ văn nhà nho: sẵn sàng chết để bảo toàn nghĩa lớn 44

2.2.1 Trung thần tiết nghĩa vì nước quên thân 44

2.2.2 Ngợi ca những tấm gương liệt nữ 52

Tiểu kết 55

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HÓA QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - ĐẦU XIX 56

Trang 4

3.1 Tiếp tục cái nhìn duy lý về vấn đề cái chết 56

3.2 Cái nhìn chủ tình về vấn đề cái chết 65

3.2.1 Tiếng khóc tình riêng ly biệt 66

3.2.2 Tiếng khóc đồng cảm thương thân bạc mệnh 80

3.3 Cái nhìn trân trọng và bảo vệ quyền sống của thân xác 87

Tiểu kết 97

PHẦN KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 5

MỞ ĐẦU

Thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là thời kỳ văn học đạt tới đỉnh cao với những thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam Những nghiên cứu về văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX cho tới nay đã có thể khẳng định được một cách xác đáng

và toàn diện vị trí của văn học giai đoạn này với những giá trị to lớn của nó trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc Điểm đặc sắc nhất của văn học giai đoạn này chính là sự khẳng định cuộc sống trần thế

và đề cao tình cảm của con người với tư cách là một cá nhân đầy cảm xúc trong đời sống ấy Thay thế cho mẫu hình lý tưởng là thánh nhân – quân tử chủ trương khắc chế tình cảm, đề cao lý trí trong văn học những thế kỷ trước; những con người trần thế tài hoa, đầy cảm xúc, những thân phận nhỏ bé trong xã hội bước vào văn chương thế

kỷ XVIII – XIX với những rung động tinh tế và tình cảm chân thực, sống động chưa từng có trước đó

Nhìn lại lịch sử văn học trung đại Việt Nam suốt một thời gian dài, chúng tôi nhận thấy văn học giai đoạn XVIII – đầu XIX viết nhiều về vấn đề cái chết Cùng với đó, là sự thay đổi quan trọng trong thái độ ứng xử đối với vấn đề cái chết thể hiện rõ nét trong các sáng tác văn học thời kỳ này Nhìn một cách tổng thể, sự thay đổi thái độ trước cái chết phản ánh sự thay đổi trong tư tưởng và quan niệm của các tác giả - nằm trong mạch nguồn nhân bản của văn học thế kỷ XVIII – XIX Thái độ đối với vấn đề cái chết thể hiện trong văn học thời kì này xuất hiện những cung bậc tình cảm hết sức đa dạng và sâu sắc, như một sự khẳng định mạnh mẽ và đề cao quyền

Trang 6

sống, quyền được hạnh phúc của con người trong chính cuộc sống thực tại Đó là điều mà suốt từ thế kỷ X – XVII không hề có trong văn học, khi mà cái chết được nói tới như một sự bảo toàn đạo lý theo chuẩn mực đạo đức đã được quy định, được mô hình hóa

Sự thay đổi quan niệm về vấn đề cái chết trong văn học thế

kỷ XVIII – đầu XIX có thể nói, là một vấn đề văn học sử quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa

có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề cái chết trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX một cách toàn diện

Lựa chọn đề tài “Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX

với vấn đề cái chết”, chúng tôi mong muốn với một cách tiếp cận

mới, góc nhìn mới sẽ góp phần làm phong phú hơn những nhận định, tìm hiểu về văn học giai đoạn này, cũng như góp phần hiểu thêm, hiểu sâu hơn những giá trị của một thời kỳ văn học đỉnh cao của

nước nhà

2 Lịch sử vấn đề

Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu của chúng tôi, Vấn đề cái

chết trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX hiện chưa được

coi là vấn đề trung tâm của bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tuy nhiên, các công trình khảo cứu về văn học giai đoạn này đều ít nhiều

có đề cập tới thái độ, cảm xúc của con người trước cái chết như là một trong những biểu hiện của tình cảm cá nhân con người Do vậy

có tính định hướng, có giá trị tham khảo cho đề tài của chúng tôi

2.1 Hầu hết các giáo trình, các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, tổng hợp về văn học Việt Nam trong thời kỳ trung đại giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến đầu XIX đều đi sâu vào trào lưu nhân

Trang 7

đạo chủ nghĩa trong văn học như một bước ngoặt lớn của văn học dân tộc Từ những thành tựu nghiên cứu về cảm hứng chủ đạo của văn học trong trào lưu này, chúng tôi có thể tìm thấy được nhiều lý giải và gợi ý quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu đề tài của mình

Dương Quảng Hàm viết Việt Nam văn học sử yếu xuất bản

năm 1943

Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII

– nửa đầu XIX, Nxb ĐH&THCN

Nguyễn Đổng Chi trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam

Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII – nửa đầu XIX

(Huỳnh Lý chủ biên, In lại lần 2 có sửa chữa bổ sung 1978, Nxb Văn học

2.2 Bên cạnh các công trình nghiên cứu mang tính tổng thể

về văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX, các công trình mang tính chuyên khảo, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu các tác giả cụ thể, tiêu biểu cũng như công việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu các tác phẩm văn học có giá trị của văn học giai đoạn này cũng đem lại những gợi

ý quan trọng

NNC Trần Thị Băng Thanh với Ngô Thì Sĩ – những chặng

đường thơ văn NNC Phan Văn Các tiến hành dịch chú và giới thiệu Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du

2.3 Văn học viết về cái chết không thể bỏ qua thể loại văn

học đặc trưng là Văn tế Với Văn tế cổ và kim, Phong Châu –

Nguyễn Văn Phú đã tiến hành sưu tầm, chú thích và giới thiệu các bài văn tế trong lịch sử văn học Việt Nam Các tác phẩm được sắp xếp theo từng giai đoạn lịch sử nên có giá trị tham khảo

Trang 8

Tác giả Nguyễn Đông Triều đã dành nhiều quan tâm cho thể loại văn tế trung đại Việt Nam “Một số công trình nghiên cứu liên quan đến văn tế trung đại Việt Nam – Điểm lại và định hướng nghiên cứu”, “Cảm hứng vô thường trong một số bài văn tế trung đại Việt Nam” Đây là những tham khảo thiết thực đối với luận văn

2.4 Ngoài các cách tiếp cận văn học sử truyền thống, những công trình nghiên cứu văn học trung đại trong đó có giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu XIX của nhiều tác giả đã có những cách tiếp cận mới, góp phần đa dạng thêm điểm nhìn cũng như góp phần đánh giá một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm, văn học giai đoạn

NNC Trần Đình Sử tiếp cận dưới góc độ thi pháp: Thi pháp

văn học trung đại Việt Nam Công trình này đem lại một cái nhìn

tổng thể và hệ thống của văn học trung đại Việt Nam dưới góc độ thi pháp Trong đó có phân tích sự phát triển của con người trong thơ, trong các thể loại văn học trung đại mà chúng tôi có thể tham khảo,

áp dụng cho vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình trong đề tài này

NNC Trần Ngọc Vương tiếp cận bằng phương pháp loại

hình học tác giả Trong công trình công phu và đầy tâm huyết Nhà

nho tài tử và Văn học Việt Nam, ông đã phân tích rất cụ thể về ba

loại hình nhà nho: hai chính thống (hành đạo và ẩn dật) và đặc biệt là loại hình nhà nho phi chính thống – nhà nho tài tử - những con người điển hình của thời đại đã tạo nên chân dung mới của văn học thế kỷ XVIII-XIX đầy thành tựu NNC Trần Ngọc Vương đã khẳng định tính chất “thị tài” và “đa tình” của lớp nhà nho tài tử Trước những thay đổi của thời đại, đó là những con người đã dám vượt thoát ra khỏi vòng lễ giáo, lên tiếng đòi hỏi thẳng thắn về tình yêu và hạnh

Trang 9

phúc, không ngại ngần bộc lộ những khao khát cá nhân đa dạng, mãnh liệt Chính từ sự xuất hiện của những nhà nho tài tử này, chúng tôi nhận thấy việc bộc lộ thái độ cá nhân đối với vấn đề cái chết có

sự thay đổi, đó cũng là một trong những tiếng nói cất lên đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của cá nhân con người trong chính đời sống hiện tại Với những phân tích và nhận định sắc sảo, xác đáng của tác giả, công trình này là một tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích đối với chúng tôi Các tác giả nhà nho tài tử tiêu biểu được NNC Trần Ngọc Vương nghiên cứu theo hệ thống một cách kỹ lưỡng, cụ thể; kèm theo đó là phần phụ lục tuyển chọn các tác phẩm văn chương tài tử tiêu biểu đã tạo thuận lợi cho chúng tôi khi tìm hiểu, tiếp cận và thực hiện đề tài của mình

Với cách tiếp cận mới: tiếp cận văn hóa học, NNC Trần Nho Thìn đã có nhiều công trình viết về văn học thế kỷ XVIII – XIX có tính định hướng và giá trị tham khảo đặc biệt quan trọng đối với luận

văn này của chúng tôi Công trình Văn học trung đại Việt nam dưới

góc nhìn văn hóa với những bài viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều

như: Triết lý Truyện Kiều trong bối cảnh văn hóa xã hội Việt Nam

cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX; Nhân vật Truyện Kiều và vấn đề tiếp cận nhân học văn hóa; NNC Trần Nho Thìn đã đi sâu vào phân

tích giá trị to lớn của Truyện Kiều với một góc nhìn mới Vấn đề cái chết lần đầu tiên được định danh, nằm trong hệ thống các phạm trù giá trị văn hóa khi ông tiến hành phân tích nhân vật trong Truyện Kiều với cách tiếp cận nhân học văn hóa với hai khái niệm “Thân”

và “Tâm” Đây cũng là một cách làm mà chúng tôi lựa chọn và kế thừa khi thực hiện luận văn này Qua những tranh cãi khen chê trái chiều về nhân vật Kiều của các nhà Nho thời trung đại, đặc biệt là

Trang 10

chuyện Kiều không tự tử chết để bảo toàn danh tiết theo quan điểm truyền thống của Nho giáo, NNC Trần Nho Thìn đã chỉ ra sự phân hóa quan điểm đạo đức trong văn học thời kỳ trung đại về vấn đề cái chết Bài viết còn cung cấp những đánh giá và phân tích cụ thể về tiến trình vận động của quan niệm về cái chết trong lịch sử tư tưởng

và văn học trung đại

Cũng trong sách này, bài viết Trào lưu chủ tình của Văn học

Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ đã đem tới thêm một cách lý giải rất thuyết

phục cho yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng tới sự thay đổi đời sống và tư tưởng văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này Trong sự thay đổi mạnh mẽ của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu XIX với trào lưu chủ tình – coi trọng tình cảm, tất yếu có sự thay đổi thái độ ứng xử, thay đổi quan niệm về vấn đề cái chết

Trong bài viết “Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm

một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn

đề Nho giáo và nữ quyền” (Tham luận trình bày tại Hội thảo khoa

học quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Á, tổ chức tại Viện

Triết học, ngày 23-24/6/2009); NNC Trần Nho Thìn cũng chỉ ra quan điểm đạo đức Nho giáo truyền thống chi phối và áp chế mạnh mẽ tới

sự sống – chết của người phụ nữ thể hiện rõ nét trong văn học trung đại Việt Nam

Có thể nói, các công trình nghiên cứu ở nhiều quy mô khác nhau về văn học giai đoạn này đều ít nhiều đề cập tới vấn đề cái chết trong văn học Tuy nhiên, coi thái độ đối với cái chết trong văn học như một vấn đề văn học sử làm đối tượng nghiên cứu và đánh giá như là một bước chuyển biến hết sức quan trọng trong cả một giai

Trang 11

đoạn từ thế kỷ XVIII – đầu XIX thì chưa có công trình nào tiến hành một cách toàn diện

Với đề tài “Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX

với vấn đề cái chết”, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu nguồn

tư liệu văn học trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX

Với vấn đề trung tâm là Vấn đề cái chết trong văn học, chúng tôi đi

sâu vào tìm hiểu các tác phẩm, các thể loại viết về cái chết hay thể hiện quan điểm, thái độ của tác giả đối với vấn đề sống – chết Đó là phạm vi nghiên cứu chính của luận văn

Mặt khác, nhằm mục đích chỉ ra được sự thay đổi về quan niệm, thái độ đối với vấn đề cái chết trong văn học, đòi hỏi chúng tôi cũng phải tiến hành việc tìm hiểu lịch sử văn học viết về vấn đề cái chết ở những giai đoạn trước đó cũng như việc tìm hiểu nguồn gốc quan niệm về cái chết đã chi phối thái độ ứng xử trong suốt một thời gian dài của lịch sử văn học Việt Nam Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu vì vậy cũng là một đòi hỏi bắt buộc

Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học và văn hoá học để tìm hiểu, soi chiếu các vấn

đề đã được đặt ra Tất nhiên, điều này không mang nghĩa loại trừ đối với các phương pháp nghiên cứu khác (phương pháp thống kê phân loại, phương pháp liên ngành…)

Trang 12

Chương 2 KHÁI LƯỢC VẤN ĐỀ CÁI CHẾT

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XVIII

Chương 3 SỰ PHÂN HÓA QUAN NIỆM VỀ VẤN ĐỀ CÁI CHẾT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – ĐẦU XIX

Những học thuyết, tư tưởng lớn ở phương Đông như Nho – Phật – Đạo đều hướng tới xây dựng mẫu hình con người lý tưởng Hòng đạt tới những mẫu hình lý tưởng đó, thân xác với tư cách là phần biểu hiện bản năng của con người, trong quan niệm của các tư tưởng cổ trung đại, cần phải bị kiểm soát tối đa Cùng với sự đối xử khắc nghiệt với thân xác, Tâm được hết thảy các học thuyết đề cao, được coi như là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người, cũng quyết định thái độ của con người trước cái chết

Trang 13

1.1 Nho giáo và tư tưởng “sát thân thành nhân” – “xả thân thủ nghĩa”

Nho giáo là một trong những tư tưởng, học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong lịch sử trung đại khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam Mẫu hình lý tưởng của các nhà Nho

là bậc “thánh nhân - quân tử” Để đạt tới mẫu hình đó, nhà nho “phải lấy tu thân làm gốc” (Đại học) “Tu thân”, “tu kỉ trị nhân” chính là rèn luyện bản thân, mà theo quan niệm của Nho gia thì phải thực hiện với những hình thức rất nghiêm khắc, trước nhất chính là đòi hỏi sự khắc kỉ đối với thân xác: “tồn thiên lý, khử nhân dục” (bảo tồn thiên lí, diệt dục vọng bản năng) Để làm được điều đó, nhà nho phải rèn cách “dĩ tâm khống thân” (dùng ý chí khống chế dục vọng bản năng)

Coi hiếu đạo là nền tảng đạo đức của một người có “nhân”, Nho giáo dạy người ta phải biết trọng thân, quý thân mình vì thân xác đó là do cha mẹ ban cho Tâm thế của nhà nho trước cái chết là nỗi lo lắng về việc mình có giữ được đạo nghĩa, có làm tròn được trách nhiệm của mình để không hổ thẹn với cha mẹ, tổ tiên hay không

Quan niệm trọng tâm nhất trong học thuyết Nho giáo chính

là chữ Nhân Đối với nhà nho, đạo Nhân phải được đặt lên trên chuyện giàu nghèo, đặt lên trên những cám dỗ của tình ái, và đặc biệt, phải được đặt lên trên chuyện sống chết của bản thân Khổng

Tử nhấn mạnh:bậc chí sĩ người có đạo Nhân là những người không ham sống mà sợ chết, khi cần thiết, phải tự mình chết để bảo toàn đạo Nhân Kế thừa những học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử tiếp

Trang 14

tục nói rõ thêm về “chết vì đạo đức nhân nghĩa”, đó là “xả thân thủ nghĩa” (xả thân để bảo vệ nghĩa lớn)

Nho gia có tư tưởng “trọng thân”, coi thân là gốc (thân vi bản) nhưng lại mang nghĩa là coi trọng tu thân, đề cao vai trò của tâm - ý chí chứ không có ý đề cao thân xác bản năng của con người Đúng như NNC Trần Nho Thìn đã nhận định: “Khắc kỉ và sẵn sàng chết khi cần thiết để bảo vệ đạo Nhân, đặt các giá trị luân lí đạo đức cao hơn giá trị của thân xác là mô hình lí tưởng của nhà nho”

Những quan niệm, tư tưởng của Nho giáo đối với người phụ

nữ thì càng trở nên khắt khe hơn, đặc biệt là quan niệm nghiệt ngã về

trinh tiết: "Nga tử sự tiểu, thất tiết sự đại" (Chết đói là chuyện nhỏ,

thất tiết mới là chuyện lớn) Thân xác người phụ nữ không được nhìn nhận và đánh giá như một giá trị, đó chỉ là công cụ để đánh giá đạo đức, ý chí; khi cần có thể hy sinh để bảo vệ trinh tiết – cái được coi

là danh dự sống còn của người phụ nữ trong xã hội

Trong khi vấn đề cốt lõi của Nho giáo là trách nhiệm, mục đích của con người đối với xã hội, tìm cách trả lời cho câu hỏi: con người sống để làm gì? Cần phải sống ra sao? Thì trái lại, Phật giáo quan tâm tới vấn để bản thể luận của con người: con người là ai? Con người từ đâu tới, sẽ đi về đâu? trong mối tương quan với vũ trụ, vạn vật

Trong quan niệm của Phật giáo, mọi thứ chỉ là hư huyễn, thân xác của con người cũng vậy Trong các kinh kệ của Phật giáo đều phân tích sự hư huyễn của thân xác Thân (sắc) là cái không thật, không thường hằng, có đó rồi mất đó Chỉ khi nhận thấy rõ cái thân

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w