Cái nhìn trân trọng và bảo vệ quyền sống của thân xác

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết tt.PDF (Trang 26)

5. Bố cục luận văn :

3.3.Cái nhìn trân trọng và bảo vệ quyền sống của thân xác

sự phân hóa quan điểm về lựa chọn sống - chết của ngƣời phụ nữ.

Văn học trƣớc thế kỷ XVIII viết về cái chết của những ngƣời phụ nữ, nhƣ chúng tôi đã trình bày, đều khẳng định những nét tính cách không nằm ngoài trung hiếu tiết nghĩa, cũng nằm trong mục đích xây dựng con ngƣời đạo lý. Khuynh hƣớng bảo thủ của nhà nho trƣớc vấn đề lựa chọn sống – chết của ngƣời phụ nữ cho tới thế kỷ XVIII – đầu XIX, thể hiện rõ trong thái độ đề cao những tấm gƣơng liệt nữ - những nhân vật nữ giới có thật trong lịch sử đã tuẫn tiết theo chồng, tỏ lòng thủy chung nhƣ nhất (Sách Tang thương ngẫu lục, Truyền kỳ tân phả, thơ khen nàng Vũ thị…)

Bên cạnh sự tồn tại dai dẳng của những quan điểm bảo thủ, khắc kỷ, không coi trọng thân xác của ngƣời phụ nữ nhƣ một cá thể sống đầy tình cảm của các nhà nho, những tƣ tƣởng nhân bản, thấm

23

đẫm tinh thần nhân văn, yêu thƣơng và coi trọng giá trị sống của ngƣời phụ nữ của văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX đã xuất hiện và lên tiếng. Đó là tiếng nói trân trọng thân xác ngƣời phụ nữ nhƣ một giá trị, bảo vệ quyền sống, quyền đƣợc hạnh phúc của cá nhân mỗi con ngƣời, tạo nên giá trị bất hủ vƣợt thời đại của thời kỳ văn học đỉnh cao này. Đứng trên quan điểm “sát thân thành nhân”, “xả thân thủ nghĩa” của nho giáo, không ít các nhà nho (tiêu biểu nhƣ Nguyễn Công Trứ) đã lên án Kiều vì nàng không tìm đến cái chết nhƣ một lựa chọn duy nhất để thoát khỏi cuộc sống chốn nhà chứa để bảo toàn danh tiết của mình. Tà dâm là tội lớn mà một số nhà nho gán cho Kiều, vì đối với họ, chết đói là sự nhỏ thất tiết mới là sự lớn. Chính từ sự khắc kỷ nghiệt ngã đó đối với quyền sống của con ngƣời, mà ở đây là ngƣời phụ nữ mà chúng ta mới nhận thấy nhân cách vƣợt thời đại của Nguyễn Du. Ông đã lý giải, biện minh cho việc Kiều sống trong cảnh tủi nhục chừng ấy năm đoạn trƣờng. Nguyễn Du trân trọng sự sống của Kiều, cũng là trân trọng đời sống thân xác của nàng.

KẾT LUẬN

Văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX cho thấy sự phân hóa rõ nét về mặt quan điểm đối với cái chết. Có quan niệm đạo đức bảo thủ của Nho giáo khi ngƣời ta ca ngợi cái chết tuẫn tiết vì vua chúa, vì ngƣời chồng; mà cũng có quan niệm nhân bản, bảo vệ sự sống, thông cảm với sự sống nhân vật. Chính vì coi trọng sự sống, coi trọng thân xác nên văn học thời kì này có rất nhiều tiếng khóc thƣơng trƣớc cái chết. Con ngƣời, với tƣ cách trần tục và thực nhất, chƣa bao giờ đƣợc

24

cảm thƣơng và trân trọng sự sống nhƣ khi bƣớc vào các sáng tác văn học thời kì này. Đó chính là nội lực mạnh mẽ tạo nên sự phát triển của văn học giai đoạn sau này với rất nhiều thành tựu. Văn học cận nhân tình, và thực sự yêu thƣơng con ngƣời.

Nhìn một cách tổng thể, sự thay đổi thái độ trƣớc cái chết phản ánh sự thay đổi trong tƣ tƣởng và quan niệm của các tác giả - nằm trong mạch nguồn nhân bản của văn học thế kỷ XVIII – XIX. Thái độ đối với vấn đề cái chết thể hiện trong văn học thời kì này xuất hiện những cung bậc tình cảm hết sức đa dạng và sâu sắc, nhƣ một sự khẳng định mạnh mẽ và đề cao quyền sống, quyền đƣợc hạnh phúc của con ngƣời trong chính cuộc sống thực tại. Sự thay đổi quan niệm về vấn đề cái chết trong văn học thế kỷ XVIII – đầu XIX có thể nói, là một vấn đề văn học sử quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam.

Vấn đề cái chết trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII- đầu XIX là một đề tài rộng lớn, phức tạp nhƣng cũng rất thú vị và hứa hẹn rất nhiều hƣớng khai thác triển vọng. Phạm vi của một luận văn cao học của chúng tôi chƣa thể nào bao quát hết các khía cạnh của vấn đề, chỉ hy vọng góp thêm một cách nhìn, cách tìm hiểu và tiếp cận cho những công trình quy mô hơn sau này.

Một phần của tài liệu Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế XIX với vấn đề cái chết tt.PDF (Trang 26)