1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011

131 561 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Giao lưu văn hóa đã thực sự trở thành một trong những quy luật vận động tất yếu khách quan và phổ biến trong sự phát triển của các nền văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc.. D

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực Như ̃ng kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả

Lê Thi ̣ Thúy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy , Cô

ở khoa Lịch Sử , trường Đa ̣i ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân Văn – Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i đã tâ ̣n tình giảng da ̣y và hướng dẫn trong thời gian ho ̣c

tâ ̣p ta ̣i Khoa

Đặc biệt , tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Quang Minh, Đại ho ̣c Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân Văn, đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tác giả hoàn thành luâ ̣n văn này

Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 là một vấn đề khó và còn mới mẻ , chưa được nhiều nhà khoa ho ̣c đề câ ̣p đến Mă ̣c dù đã cố gắng hết sức , song do những ha ̣n chế của bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tác giả rất mong nhâ ̣n được ý kiến đóng góp để luâ ̣n văn được hoàn chỉnh hơn

Hà Nội, tháng 3 năm 2014

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Phạm vi nghiên cứu 5

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của luận văn 6

7 Bố cục của luận văn 6

Chương 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRƯỚC NĂM 1993 8

1.1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1993 8

1.1.1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1973 8

1.1.2 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1973 đến trước năm 1993 12

1.2 Yếu tố văn hoá trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 17

1.2.1 Văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay 17

1.2.2 Văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 22

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1993 – 2011 27

2.1 Nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 27

2.1.1 Bối cảnh quốc tế 27

2.1.2 Bối cảnh trong nước 32

2.2 Chính sách ngoại giao văn hoá của Đảng trong quan hệ với Nhật Bản 36

2.2.1 Chính sách chung của Đảng về mở rộng giao lưu văn hóa 36

Trang 5

2.2.2 Quá trình triển khai quan hệ văn hóa với đối tác Nhật Bản 44

2.3 Kết quả thực hiện quan hệ văn hoá Việt Nam - Nhật Bản 57

2.3.1 Đẩy mạnh giao lưu văn hóa, nghệ thuật 57

2.3.2 Hợp tác trao đổi trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực 63

2.3.3 Hợp tác trao đổi trên lĩnh vực khoa học công nghệ 73

Tiểu kết chương 2 77

Chương 3: TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM - NHẬT BẢN 79

3.1 Một số kinh nghiệm chủ yếu 79

3.2 Hạn chế 84

3.3 Khuyến nghị 90

Tiểu kết chương 3 96

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 107

Trang 6

DANH MỤC NHƢ̃NG CHƢ̃ VIẾT TẮT

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation (Diến đàn hợp tác kinh tế châu

Á – Thái Bình Dương) ASEAN The Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hô ̣i các quốc gia

Đông Nam Á) ASEM Asia – Europe Meeting

Hô ̣i nghi ̣ Á - Âu

CNH – HĐH Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

CNXH Chủ nghĩa xã hội

FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ

chức giáo dục, khoa ho ̣c và văn hóa Liên hợp quốc ) KH&CN Khoa ho ̣c Xã hô ̣i và Nhân văn

ODA Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

TBCN Tư bản chủ nghĩa

WTO World Trade Organization (Tổ chứ c Thương ma ̣i Thế giới)

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và nhất là từ khi toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu của thế giới, sự biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới yêu cầu các quốc gia phải điều chỉnh quan hệ đối ngoại của mình Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Trong xu thế hội nhập đang diễn ra sôi động, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, văn hóa được xem là một trong yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Văn hóa không chỉ thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu mà còn của chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế Giao lưu văn hóa đã thực sự trở thành một trong những quy luật vận động tất yếu khách quan và phổ biến trong sự phát triển của các nền văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi nền văn hóa đều cố gắng tích lũy, gạn lọc những tinh hoa văn hóa của các nền văn hóa khác, tiếp thu biến đổi để làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc mình, từ đó góp phần làm phong phú văn hóa nhân loại Do đó, giao lưu văn hóa là một trong những quy luật sống còn, một động lực cho sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa Hiện nay, hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, văn hóa và việc mở rộng quan hệ văn hóa đang tham gia ngày càng sâu đậm hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Hơn nữa, giao lưu văn hóa đang trở thành “sức mạnh mềm” đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, xã hội, duy trì hòa bình và ổn định quốc gia Bởi vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội” Trong thập niên đầu thế kỷ 21, với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước, chúng ta đã và đang phát huy sức mạnh của văn hóa trong

Trang 8

đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Quan hệ văn hóa của Việt Nam được xác định là việc triển khai các hoạt động văn hóa do Nhà nước làm chủ đạo nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa phù hợp với yêu cầu chung của công tác đối ngoại Quan hệ về văn hóa bao gồm những hoạt động chính là mở đường, khai thông quan hệ với các nước và khu vực chưa có nhiều quan hệ với nước ta; xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các quốc gia; quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế; vận động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc

Không nằm ngoài xu thế trên, Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có một nền văn hóa với nhiều điểm tương đồng Mối quan hệ bang giao lâu đời và nhờ yếu tố văn hóa đã làm cho hai dân tộc xích lại gần nhau trong quá trình phát triển đất nước Tuy mối quan hệ này không phải lúc nào cũng phát triển, thậm chí còn bị gián đoạn vì những lí do lịch sử nhưng bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, cùng với sự chuyển biến của tình hình thế giới và tình hình hai nước, quan hệ Việt Nam - Nhật bản đã có sự biến đổi đáng kể theo hướng không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai nước mà còn góp phần quan trọng vào trong quá trình thúc đẩy hòa bình,

ổn định và thịnh vượng chung của khu vực

Trước đây, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chủ yếu tập trung trên lĩnh vực kinh tế Nhưng từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI quan hệ này đã được

mở rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa Việc đi sâu nghiên cứu, quá trình hợp tác về văn hóa Việt Nam - Nhật Bản sẽ làm sáng tỏ đường lối chủ trương của Đảng, những thành tựu đạt được, bên cạnh đó nhận thức được những hạn chế, thiếu sót và rút ra một số kinh nghiê ̣m li ̣ch sử về chủ trương của Đảng trong quan hê ̣ đối ngoa ̣i Điều đó sẽ tăng cường sự hiểu biết

Trang 9

lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản , tăng thêm tình hữu nghị, hòa bình, cùng phát triển

Với những lý do đó, tôi cho ̣n đề tài “Chủ trương của Đảng trong quan

hê ̣ văn hóa Viê ̣t Nam - Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011”, để thực hiện

đề tài luận văn cao học chuyên nghành lịch sử Đảng của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Với chặng đường gần 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã được giới học giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu, nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đã xuất bản thành sách và đăng tải trên các tạp chí

Công trình xuất bản thành sách như:

Vĩnh Sính, Việt Nam và Nhật Bản - giao lưu văn hóa, Nxb Văn nghệ

TP Hồ Chí Minh, 2001 Công trình gồm nhiều bài tiểu luận của tác giả phân tích những yếu tố giúp nước Nhật trở thành cường quốc tư bản ; nhâ ̣n xét về văn hóa Việt Nam dưới con mắt của người Nhật , về vai trò và hoa ̣t đô ̣ng của Phan Bội Châu và phong t rào Đông Du trên đất Nhật đầu thế kỷ XX … Qua những bài tiểu luận xuất sắc và phần khảo dịch công phu của Vĩnh Sính, người đọc có thể hiểu được đôi nét về nền văn hoá Nhật Bản, cũng như có cái nhìn đối chiếu ngược lại với văn hoá Việt Nam

Mô ̣t công trình khác là của Nguyễn Văn Kim, Quan hệ Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV - VIII, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2004, đã khảo cứu về quan hê ̣ Nhâ ̣t Bản và Đông Nam Á trong mô ̣t giai đoa ̣n đầy biến đô ̣ng , là cơ sở cho quan hệ sau này

Kimura Hirôshi - Furuta Motoo - Nguyễn Duy Dũng, Những bài học về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Nxb Thống Kê, 2005 Công trình tập trung nghiên cứu chủ yếu về vai trò và tác động của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương Đồng thời xác định vị trí của mỗi quốc gia trong quan hệ ngoại giao hai nước

Trang 10

Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình, 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999 Tác giả đã khái lược được mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhất là giai đoạn từ năm 1973 đến nay Đồng thời phân tích được tiềm năng của hai nước trong quá trình hợp tác

Ngô Xuân Bình - Trần Quang Minh, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản quá khứ, hiện tại, tương lai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005 Phân tích cơ sở

để tạo lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản là kinh tế, chính trị, văn hóa Và qua đó, phân tích quan hệ hai nước trên 3 lĩnh vực tương ứng

Ngoài các công trình trên , còn rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên nghành, ví dụ như:

Tạp chí Hữu nghị, đặc san “35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản”, số 48, tháng 9/ 2008

Hồ Việt Hạnh, Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua một số cuộc gặp quan trọng, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2008

Phạm Hồng Thái (2008), Những chặng đường văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2008

Nhìn chung, các công trình nói trên đều phân tích một cách sâu sắc quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lịch sử và từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973) đến nay Tuy nhiên, những công trình hầu hết mới chỉ tập trung phân tích quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, còn quan hệ văn hóa hai nước chưa được đề cập đến nhiều

Một số công trình đăng tải trên tạp chí đã đề cập tới mối quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản song mới chỉ đề cấp đến những kết quả đạt được từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, chưa cho thấy được chủ trương của Việt Nam mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa với Nhật Bản

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trình bày một cách hệ thống quan điểm và chủ trương cũng như việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quan hệ về văn hóa với đối tác Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 Từ đó, luận văn sẽ đánh giá kết quả thực hiện chính sách và đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và quan hệ văn hóa nói riêng trong tương lai

Nhiê ̣m vụ nghiên cứu

Khái quát về quan hệ Việt Nam - Nhâ ̣t Bản và yếu tố văn hóa trong quan hê ̣ Viê ̣t - Nhâ ̣t trong bối cảnh quốc tế mới

Phân tích chủ trương , chính sách của Đảng trong quan hệ văn hóa vớ i Nhật Bản từ năm 1993 đến nay và việc triển khai thực hiện chủ trương đó trong thực tế

Đánh giá thành công , hạn chế của quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời đề xuất mô ̣t số kiến nghi ̣ nhằm thúc đẩy quan hê ̣ văn hóa V iệt Nam - Nhật Bản trong tương lai

4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quan niệm về văn hóa,

giao lưu văn hóa, chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa giữa Việt Nam

- Nhật Bản và kết quả đạt được

Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận văn bắt đầu từ năm 1993

Đây là thời gian sau khi Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam sau nhiều năm gián đoạn vào tháng 11 năm 1992 Mặc dù, viện trợ chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, nhưng đã giúp cho quan hệ Việt Nam - Nhật Bản khai thông trở lại và phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa Thời điểm kết thúc là năm 2011- đây là thời điểm tác giả thực hiện đề tài luận văn

Trang 12

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; các đường lối, quan điểm, chiến lược, nghị quyết của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quan hệ văn hóa và vai trò của giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử logic, tổng hợp, phân tích, thống kê nhằm đánh giá khách quan chính xác quá trình thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn tập trung làm rõ các quan niệm về văn hóa, giao lưu văn hóa và vai trò của giao lưu văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay Đồng thời, luận văn đã hệ thống được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản Qua đó thấy được sự nhạy bén của Đảng và Nhà nước ta trong bối cảnh mới Bên cạnh đó, luận văn góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học xung quanh việc tìm hiểu đường lối phát triển văn hóa và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và cho những ai quan tâm tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Nhật Bản

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương, 8 tiết

Chương 1: Luận văn đề cập tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời kỳ trước năm 1993 và yếu tố văn hóa trong mối quan hệ bang giao hai nước

Chương 2: Chương này phân tích những nhân tố quốc tế cuối thế kỷ

XX đầu thế kỷ XXI tác động tới chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản

Trang 13

và Nhà nước Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay Chương này cũng hệ thống n hững chính sách của của Đảng về ngoại giao văn hóa nói chung và quan hệ văn hóa với Nhật Bản nói riêng, đồng thời phân tích những thành tựu đạt được trong quá trình triển khai quan hệ văn hóa với Nhật Bản

Chương 3: Luận văn đánh giá những hạn chế trong quá trình mở rộng quan hệ văn hóa với Nhật Bản, từ đó, rút ra những kinh nghiệm và nêu lên một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới

Trang 14

Chương 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

TRƯỚC NĂM 1993

1.1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1993

1.1.1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trước năm 1973

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có quan hệ kinh tế, văn hóa từ lâu đời, có nhiều điểm tương đồng về truyền thống, đặc biệt là truyền thống văn hóa Á đông Trong lịch sử, quan hệ hai nước đã trải qua nhiều biến động thăng trầm, tuy nhiên mối quan hệ đó chưa bao giờ bị gián đoạn hoàn toàn

Vào nửa cuối thế kỷ XIII, cả hai dân tộc Việt - Nhật đều đã từng bị Đế quốc Mông Nguyên xâm lược và chúng đã bị đánh bại 3 lần xâm lược Đại Việt vào các năm 1258, 1285, 1286, và bị đánh bại hai lần ở Nhật Bản vào các năm 1274 và 1281[37, tr.159] Trong một chừng mực nhất định, có thể coi quan hệ Nhật - Việt bắt đầu từ thế kỷ thứ XV [66, tr.70] được đánh dấu bằng việc buôn bán giữa hai nước thông qua những thuyền buôn đến từ Nhật Bản Tuy nhiên, sự có mặt của người Nhật ở Việt Nam và người Việt ở Nhật Bản thì sớm hơn rất nhiều Được biết, người Nhật Bản đầu tiên có mặt ở Việt Nam là ông Nakamaro Abe - một người đã sang học tập tại Trung Quốc đời Đường [65, tr.12] Sau khi đã thành tài, ông trở về Nhật Bản Trên đường hồi hương, thuyền của ông đã bị dạt vào An Nam (Việt Nam thời bấy giờ) Ông đã quyết định không trở về Nhật Bản nữa mà trở lại kinh đô Tràng An của Trung Quốc Năm 753, ông được Triều đình Trung Quốc cử sang Việt Nam làm Tiết độ sứ và đã có công trong việc hòa giải những tranh chấp giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới với Vân Nam Một sự trùng hợp kỳ diệu là cũng ngay trong thế kỷ này, một người Việt Nam đầu tiên đã có mặt tại Nhật Bản, đó là một vị cao tăng đến dự lễ khánh thành bức tượng Phật tại chùa Todaiji của cố đô Nara vào năm 752 Còn được biết, vị cao tăng này đã trình

Trang 15

tấu một bản nhã nhạc mà ngày nay vẫn còn được trân trọng lưu giữ bảo tồn trong Hoàng gia Nhật Bản [70, tr.85] Thật đáng trân trọng khi những biểu hiện đầu tiên của sự giao lưu giữa hai dân tộc là những giao lưu văn hóa chứ không phải là những cuộc giáp chiến binh đao Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ XV, mối quan hệ hai nước Việt Nam và Nhật Bản được thấy rõ với những tiếp xúc thương mại và văn hóa có quy mô đáng kể Giai đoạn này kéo dài đến năm

1635, đây là khoảng thời gian Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy buôn bán với nước ngoài, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam trở thành một trong những bạn hàng lớn của Nhật Bản lúc bấy giờ và thuyền buôn của Nhật Bản đã đến nhiều địa điểm, nhất là những vùng ven biển khắp

từ bắc chí nam Kết quả của quá trình tiếp xúc đó đã hình thành nên những trung tâm buôn bán sầm uất như Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến ở Đàng Ngoài Trong giai đoạn lịch sử này, quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản tập trung nhiều đến khía cạnh giao lưu kinh tế, song rõ ràng về phương diện văn hóa, Nhật Bản đã để lại những dấu ấn nhất định mà biểu hiện là những công trình kiến trúc, đồ gốm sứ và nhiều giá trị văn hóa khác vẫn còn được bảo tồn đến tận ngày nay Phố cổ Hội An ngay nay vẫn để lại nhiều dấu ấn đậm nét minh chứng cho mối quan hệ Việt Nam với Nhật Bản lúc bấy giờ Ogura Sadao ước tính số người Nhật Bản ở Hội An lúc bấy giờ có khoảng

1000 người [30, tr.14] Do số người Nhật cư trú khá đông đã hình thành nên

“phố Nhật Bản”, “cầu Nhật Bản” với những ngôi nhà có kiểu dáng kiến trúc giống ở Nhật Bản

Do những nguyên nhân, điều kiện lịch sử nhất định, nên nước Nhật kể

từ năm 1635 với việc thi hành chính sách “đóng cửa”, “bế quan tỏa cảng” đã khiến cho giao lưu kinh tế, văn hóa hai nước Việt Nam - Nhật Bản bị gián đoạn từ đó cho đến cuối thế kỷ thứ XIX Sang thế kỷ thứ XX quan hệ Việt - Nhật được tiếp nối trở lại nhưng ở thời kỳ này đã mang đậm màu sắc chính trị Đó là thời kỳ nước Nhật đã trở thành cường quốc TBCN…dấy lên một

Trang 16

phong trào Đông Du đề cao Nhật, học tập Nhật đối với người Việt Nam do nhà ái quốc Phan Bội Châu khởi xướng Đối với họ, Nhật Bản là dân tộc cũng

có điều kiện giống với Việt Nam nhưng do tiến hành duy tân khai hóa, tiếp nhận văn minh kỹ thuật Âu - Mỹ nên đã chẳng những không bị nạn ngoại xâm phương Tây mà còn trở thành một quốc gia hùng mạnh đánh bại cả đế quốc Nga "da trắng” Nhiều người nuôi niềm hy vọng có thể dựa vào Nhật như dựa vào vị cứu tinh của các dân tộc "da vàng" để đánh đuổi thực dân Pháp Họ cho rằng, Nhật Bản là một nước “đồng văn, đồng chủng, đồng châu”, là “anh cả da vàng” và dự định “cầu viện” ở Chính phủ Nhật Bản “binh lính, vũ khí và tiền bạc” để đánh Pháp Tuy nhiên, điều mà họ nhận thức được đầu tiên khi đến Nhật Bản lại là thấy được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao dân trí đối với việc giải phóng dân tộc Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo đã diễn ra từ năm 1905 đã đưa nhiều thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật Bản để học tập Đông Du của cụ Phan đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với phong trào yêu nước lúc bấy giờ Vào thời điểm cuối năm 1908, số lượng học sinh Việt Nam ở Nhật Bản đã lên đến gần 200 người [41, tr.32] Thông qua việc “khảo sát thăm các học đường và khảo sát các công việc chính trị giáo dục của Nhật Bản” mà nhà cách mạng Phan Bội Châu thực hiê ̣n, phong trào đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề mở mang dân trí đối với việc chấn hưng đất nước Học tập Nhật Bản, mô ̣t số phu yêu nước đã

mô phỏng Nhật Bản để mở Đông Kinh Nghĩa Thục ở Việt Nam Thông qua Đông Kinh Nghĩa Thục, hình ảnh một nước Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản đã một lần nữa có dịp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp thanh niên yêu nước Việt Nam Đông Kinh Nghĩa Thục quả là một nhịp cầu văn hóa đầy ấn tượng nối liền hai dân tộc Việt - Nhật trong giai đoạn lịch sử đương thời

Như vậy, có thể coi những năm đầu thế kỷ XX quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã mang đậm màu sắc chính trị Tuy nhiên, đến năm 1909, phong trào Đông Du bị chấm dứt Chính phủ Nhật Bản đã gây áp lực với cụ Phan

Trang 17

Bội Châu và các học sinh Việt Nam, buộc họ phải rời Nhật Bản Những năm sau đó quan hệ giữa hai nước trở nên rất mờ nhạt biểu hiện trên lĩnh vực thương mại với lượng kim ngạch ít ỏi, cho dù Chính phủ Nhật Bản có mở tòa lãnh sự tại Hải Phòng năm 1920 và tại Sài gòn vào năm 1921

Trong những năm Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật đã xâm lược Việt Nam Đây là trang đen tối nhất trong li ̣ch sử quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.Trong những năm chiếm đóng tại Việt Nam, chính quyền phát xít Nhật cũng đã thực hiện chính sách truyền bá văn hóa Nhật Bản Tại Hà Nội, Sài Gòn và các đô thị lớn, người ta bắt đầu được nghe các từ như “võ sỹ đạo”,

“trà đạo”, “nghệ thuật cắm hoa” [40] Chính quyền thống trị Nhật Bản còn tài trợ cho nhiều tờ báo như Đông Dương tạp chí, Tạp chí Tây Á, cùng với việc lôi kéo những nhân sỹ người Việt cộng tác với bọn phát xít quân phiệt Bằng những việc làm như vậy bên cạnh những kết quả tuyên truyền có tính nô dịch, văn hóa Nhật Bản cũng đã hiện diện tại Việt Nam ở một mức độ nhất định Đáng chú ý là trong giai đoạn này đã có một số thanh niên Việt Nam (khoảng

20 người) được đưa sang Nhật để du học Ngược lại cũng có một số thanh niên Nhật Bản được đưa sang học tiếng Việt tại Việt Nam [65, tr.14] Có thể nói, việc giao lưu học tập này là để phục vụ mục đích thống trị lâu dài của chính quyền quân Phiệt Nhật Bản ở Việt Nam và Đông Dương nói chung Tuy nhiên, tháng Tám năm 1945, phát xít Nhật đã bại trận phải tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đem lại chính quyền về tay nhân dân lao động Nhiều trí thức Việt Nam - sản phẩm của quá trình đào tạo trong giai đoạn Nhật chiếm đóng đã trở thành những người có cống hiến to lớn cho sự nghiệp khôi phục và xây dựng kinh tế và văn hóa của đất nước, đóng góp rất tích cực cho việc hàn gắn, phát triển nhịp cầu hữu nghị giữa hai dân tộc trong thời kỳ sau đó như Tiến sỹ Lương Đình Của, Bác sỹ Đặng Văn Ngữ, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Oánh…

Trang 18

Năm 1945 đã khép lại một giai đoạn đen tối nhất trong quan hệ giữa hai nước để bước vào một thời kỳ mới với những giai đoạn phát triển quan hệ giữa hai nước mang những đặc thù khác nhau

Kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến trước khi hai nước Việt - Nhật ký kết hiệp định chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), quan hệ Việt - Nhật tuy vẫn duy trì song sự tiến triển còn rất chậm chạp Nguyên nhân chủ yếu là vì các lý do chính trị, khi đó thế giới vẫn còn Chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ để chống lại hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu, trong đó có Bắc Việt Nam (Việt Nam dân chủ cộng hòa), còn Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa) khi đó là liên minh của Mỹ - Nhật Cũng vì vậy, Nhật Bản đã đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam, công nhận chính quyền Sài Gòn và chia sẻ trách nhiệm cùng với Mỹ giúp chính quyền Sài Gòn đứng vững Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này chủ yếu diễn ra với Chính quyền Việt Nam cộng hòa Và hầu hết, trong giai đoạn này quan hệ hai nước chỉ diễn ra trên lĩnh vực chính trị, kinh tế

1.1.2 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn từ năm 1973 đến trước năm 1993

Có thể nói trước năm 1973, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có nhiều thăng trầm Tuy nhiên, một mốc lịch sử quan trọng đặc biệt đã được mở ra vào ngày 21 tháng 9 năm 1973, khi Nhật Bản chính thức đặt quan hệ ngoại giao với miền Bắc Việt Nam [61, tr.59] để rồi sau đó, vào tháng 7 năm 1976 khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất đất nước thì quan hệ đó đã trở thành quan hệ ngoại giao của hai nước Việt Nam và Nhật Bản

Trong những năm cuối thời kỳ chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính phủ Nhật Bản thi hành chính sách thân Mỹ, để Mỹ xây dựng căn cứ quân sự phục

vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam trên lãnh thổ Nhật Bản nhưng phong trào ủng hộ Việt Nam do các lực lượng dân chủ tiến bộ khởi xướng đã diễn ra

Trang 19

mạnh mẽ, liên tục và đạt được nhiều kết quả thiết thực Phong trào được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, quyên góp ủng hộ trẻ em và phụ nữ Việt Nam, biểu tình không cho Mỹ chuyên chở vũ khí chiến tranh sang xâm lược Việt Nam…Trong các hoạt động phong phú đó, Hội Hữu nghị Nhật - Việt giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp nhiều tầng lớp xã hội tiến bộ ở Nhật Bản ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam Đặc biệt, việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã mở ra một giai đoạn phát triển tình hữu nghị và thân thiện giữa hai quốc gia Biểu hiện là ngay trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã bắt đầu viên trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: năm 1971 là 3,6 triệu Yên; năm 1972 là 7,2 triệu Yên; năm 1973 tăng vọt lên tới 42 triệu Yên [44, tr.236]

Sau năm 1975, trong sự phối hợp với Hội hữu nghị Việt - Nhật, Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy ban đoàn kết Á - Phi của Việt Nam…phong trào ủng hộ và đoàn kết với nhân dân Việt Nam ở Nhật Bản vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển Những hoạt động đó có ý nghĩa cổ vũ công cuộc khôi phục và xây dựng kinh tế của Việt Nam sau chiến tranh, đồng thời tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam sớm tham gia hội nhập vào hoạt động của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế

Thực hiện chủ trương hướng về các nước láng giềng trong khu vực và muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề châu Á, tháng 8 năm 1977 trong chuyến đi thăm các nước ASEAN, tại Malina, Thủ tướng Nhật Bản Fukuda đã đọc một bài diễn văn trình bày quan điểm căn bản của Nhật Bản đối với Đông Nam Á Học thuyết Fukuda đã xác định chính sách ngoại giao Đông Nam Á mới của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh Việt Nam Nội dung của học thuyết bao gồm ba nô ̣i dung cơ bản sau:

1 Nhật Bản cam kết không trở thành một cường quốc quân sự và sẽ đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình ở khu vực châu Á

Trang 20

2 Nhật Bản thiết lập mối quan hệ chân thành và tin cậy lẫn nhau với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế và văn hóa, xã hội

3 Nhật Bản sẽ phối hợp tích cực với các quốc gia thành viên khối ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết và tự cường trong các nước này đồng thời phát triển mối quan hệ với các nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau để góp phần vào việc xây dựng một nền hòa bình và thịnh vượng trong khu vực [6, tr.10]

Diễn văn của Thủ tướng Fukuda ở Manila là tuyên bố đầu tiên của Nhật Bản thể hiện rõ chiến lược đối ngoại của nước này đối với khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Nhật Bản một mặt muốn cải thiện mối quan hệ với ASEAN, một mặt muốn giữ vai trò cầu nối trong quan hệ giữa ASEAN và Đông Dương Trong vòng 6 năm (1973 - 1978) quan hệ Việt Nam

- Nhật Bản diễn ra hết sức thuận lợi Từ việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được mở rộng trên một số lĩnh vực Tuy nhiên những năm này, Nhật Bản chỉ chú trọng phát triển quan hệ kinh tế

Tuy nhiên, đầu năm 1979, do “vấn đề Campuchia”, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã bị gián đoạn Việc quân đội Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã gây ra sự lo ngại đối với thế giới và khu vực, ASEAN lo lắng về “một Liên bang Đông dương” xuấ t hiện, đe doạ đến an ninh và hòa bình trong khu vực Chính phủ Nhật Bản cũng bị bất ngờ trước tình hình diễn ra ở Đông Dương và cũng phản đối Việt Nam tiến quân vào Campuchia Ngày 15/1/1979, tại Hội đồng Bảo an, đại sứ Nhật Bản tại Liên hợp quốc đọc diễn văn kêu gọi

“rút ngay và rút hết toàn bộ quân đội nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Campuchia”[30, tr.158]

Trong vấn đề Campuchia, Việt Nam và Nhật Bản đã có cách nhìn rất khác nhau Chính phủ Việt Nam coi đây là nghĩa vụ q uốc tế, giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khơ - me đỏ Trái lại, Nhật Bản xem đây là sự vi pha ̣m Hiến chương Liên Hợp quốc , liên quan đến hòa bình và ổn

Trang 21

định của toàn Đông Nam Á Cuối cùng, Nhật Bản quyết định ngừng tài trợ cho Việt Nam và thực hiện những chính sách hết sức thận trọng đối với các vấn đề phức tạp trong khu vực Nhật bản cũng kiên quyết: “Chính sách này sẽ không thay đổi cho đến khi vấn đề Campuchia được giải quyết” [30, tr.170] Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản đã không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết vấn đề Campuchia nên quan hệ hai nước đã xuống tới mức thấp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao

Trong vòng 10 năm, quan hệ hai nước vẫn được duy trì nhưng rất mờ nhạt Về phía Việt Nam vẫn muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác nhưng phía Nhật Bản lại thực hiện biện pháp “đông cứng” tài trợ kinh tế, chỉ duy trì các cuộc tiếp xúc ngoại giao và viện trợ nhân đạo ở mức độ nhất định Trong thời gian này, chính phủ Nhật Bản cũng đã viện trợ y tế, văn hóa và giáo dục quy

mô nhỏ cho Việt Nam

Đến cuối những năm 1980, trước những thay đổi của tình hình thế giới,

ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhất là ở Đông Nam Á, xu thế tăng cường hợp tác, đối thoại ngày càng giữ vai trò chủ đạo Các nước đều mong muốn cùng nhau giải quyết những vấn đề tồn tại một cách hòa bình Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, rút quân đội khỏi Campuchia, chủ trương đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế đã có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện quan hệ với nhiều nước trong đó có Nhật Bản

Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và văn hóa Sau năm 1986, có nhiều phái đoàn các công ty Nhật Bản vào Việt Nam thăm dò tìm cơ hội làm ăn Năm

1989 có 890 đoàn với 2857 người tới Việt Nam (tăng 55% so với năm 1988

có gần 500 đoàn), năm 1990 có 1150 đoàn với 6144 người Nhật tới Việt Nam Đồng thời, Nhật Bản đã tiếp tục viện trợ cho Việt Nam trên các lĩnh vực khác như: viện trợ kỹ thuật cho khoa nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), viện trợ

Trang 22

trang thiết bị cho khoa tiếng Nhật (Đại học Ngoại thương), viện trợ nâng cấp sửa chữa bệnh viện Chợ Rẫy…[30, tr.80]

Sau 10 năm ngưng trệ quan hệ (1979-1989), những biến đổi thuận lợi trong cục diện quốc tế và khu vực cuối những năm 1980 đã hé mở khả năng bình thường hóa trở lại của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam đã quyết tâm giải quyết vấn đề Campuchia làm cơ sở triển khai chính sách đối ngoại của mình Việc giải quyết vấn đề Campuchia không chỉ bày tỏ thiện chí của Việt Nam mong muốn hòa bình, ổn định thực sự ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, mà còn là bước đi đầu tiên để khai thông quan hệ Việt Nam - ASEAN, Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Nhật Bản cùng các nước

tư bản phát triển khác

Quá trình triển khai rút quân khỏi Campuchia được tiến hành hết sức nhanh chóng Hết năm 1989, quân đội Việt Nam đã hoàn tất rút quân khỏi đất nước Campuchia Vấn đề Campuchia được giải quyết một cách hòa bình cùng với tuyên bố nới lỏng lệnh cấm vận của Mỹ chống Việt Nam đã tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản chuyển sang một giai đoạn mới cao hơn trên tất cả các lĩnh vực

Ngay khi bước sang đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có bước khởi sắc trở lại Tháng 8/1990, ông Michio Wantanabe - chủ tịch ủy ban nghiên cứu chính sách của Đảng tự do Nhật Bản đã sang thăm Việt Nam đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam Cũng trong năm này, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn

Cơ Thạch sang thăm chính thức Nhật Bản [8] Chuyến thăm này có ý nghĩa chính trị quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn đối thoa ̣i mới giữa hai nước

Tháng 6 /1992, ngoại trưởng Nhật Bản Nacayama Taro tới Việt Nam Ông Taro đã có cuộc hội đàm với bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch Tại cuộc hội đàm, ông Taro đã hoan nghênh sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác để thúc đẩy chính sách đổi mới

Trang 23

Trình bày chính sách của Việt Nam với Nhật Bản, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ hợp tác với Nhật Bản trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các nước trong khu vực Trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực, việc hai nước hướng về tương lai, cùng ra sức tăng cường phát triển quan hệ là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước” [74]

Sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đó

là tháng 11/1992, Quốc hội Nhật Bản chính thức thông qua nghị quyết nối lại ODA cho Việt Nam Việc nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam được thực hiện trên nhiều lĩnh vực đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của quan hệ bang giao hai nước

Tóm lại, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản có cội nguồn từ trong lịch sử

Mặc dù có một quá trình lịch sử hàng trăm năm, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản không phải lúc nào cũng thuận lợi, tốt đẹp mà đã trải qua những bước thăng trầm gắn liền với biến cố của mỗi quốc gia và chịu tác động của tình hình khu vực và thế giới Cuối năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, mở đầu một giai đoạn mới (từ năm 1993 đến nay) trong đó quan hệ hai nước được đẩy mạnh và phát triển nhanh nhất trong lịch sử bang giao hai nước

1.2 Yếu tố văn hoá trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

1.2.1 Văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Văn hóa là một khái niệm vô cùng rộng và phong phú Cùng với sự phát triển của lịch sử, khái niệm văn hóa không ngừng được mở rộng và biến đổi Có lẽ vì văn hóa là một hiện tượng vừa rộng lớn, vừa trừu tượng và phức tạp, vừa đa dạng và luôn luôn vận động và phát triển

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam thường viện dẫn định nghĩa văn hóa của E B Tylor; sử dụng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh và của UNESCO Năm 1871, E.B

Trang 24

Taylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [16, tr.13]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp một định nghĩa có giá trị lớn : “Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [48, tr.431]

Năm 1994, tại hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô, UNESCO thống nhất đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp những đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia, xã hội…” [5, tr.87]

Trong thời đại ngày nay, các quốc gia, dân tộc đều nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa; xem văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội; xem phát triển văn hóa nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và xem mở rộng hợp tác văn hóa như là quy luật tất yếu để phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc Bởi vậy, giao lưu văn hóa chính là để làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc mình

Giao lưu văn hóa là khái niệm chỉ sự giao lưu, tiếp xúc giữa các cộng đồng thuộc các dân tộc, quốc gia có nền văn hóa khác nhau; là sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa, tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú,

đa dạng Thực chất đó là “ hoạt động nhằm trao đổi, giới thiệu những sản

Trang 25

phẩm, những giá tri ̣ văn hóa (vật chất và tinh thần ); đưa những sản phẩm , những giá trị đó vào đời sống văn hóa của nhau - giữa dân tộc này với dân tộc khác, tạo ra cơ hội thực tế cho sự cảm nhận, cảm thụ, lĩnh hội những nét đặc sắc văn hóa của nhau” [3, tr.64] Giao lưu văn hóa quốc tế là hoạt động

giao lưu văn hóa được thực hiện giữa các nền văn hóa của quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu Chủ thể chính của giao lưu văn hóa quốc tế là các chính phủ, các nhà nước thông qua đường lối, chính sách đối ngoại

Giao lưu văn hóa là quy luật của sự vận động và phát triển văn hóa Xét trên bình diện văn hóa là một hoạt động của con người mà lịch sử xã hội loài người luôn vận động và phát triển theo nguyên tắc trao đổi, theo đó văn hóa đòi hỏi có sự giao lưu, tiếp xúc thường xuyên và không chấp nhận sự khép kín

Mô ̣t nền văn hóa sẽ chết nếu không có sự giao lưu, tiếp xúc Đặc trưng nổi bật của văn hóa là tiếp xúc và giao lưu Vì vậy, nhu cầu trao đổi và giao lưu văn hóa; tiếp nhận những cái mới lạ, bổ ích và cần thiết là một xu hướng có tính khách quan lịch sử, phản ánh nhu cầu của sự tồn tại và phát triển Xét trên bình diện văn hóa là hệ giá trị, các sản phẩm văn hóa phải đi được vào đời sống, được dung hòa, được cảm thụ và lưu truyền rộng rãi trong công chúng Có như vậy các giá trị văn hóa đó mới có thể tồn tại một cách có ích Xét trên bình diện văn hóa là quá trình sáng tạo thì sáng tạo phải luôn gắn liền với cách tân đổi mới, phát triển nhằm tạo ra cái mới, khai phá ra những con đường mới, vượt ra khỏi sự trì trệ để vươn tới cái mới mẻ Muốn bồi đắp năng lực sáng tạo của văn hóa cần vừa phải phát huy truyền thống, bản sắc vừa phải tiếp cận với những giá trị mới, hiện đại của thế giới và khu vực Khép kín, biệt lập là tự đưa văn hóa vào trong tình trạng kém phát triển dẫn đến diệt vong

Giao lưu văn hóa chính là quá trình giới thiệu, quảng bá các giá trị, sản phẩm văn hóa của mình ra với các nền văn hóa khác và tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị văn hóa từ bên ngoài Quá trình này có thể diễn ra một

Trang 26

cách tự nguyện hoặc cũng có thể bị áp đặt Chính vì vậy giao lưu văn hóa phải

đi liền với việc lưu giữ và sáng tạo, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa

Nội dung và hình thức của giao lưu văn hóa cũng rất phong phú và đa dạng Giao lưu văn hóa thường diễn ra trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật, các hoạt động văn hóa, hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, thậm chí còn được mở rộng trên cả lĩnh vực chính trị, kinh tế và quản lý xã hội GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng: Giao lưu văn hóa có thể trong một hay nhiều lĩnh vực gắn với những hàm nghĩa rộng, hẹp khác nhau của văn hóa; văn hóa hợp tác kinh doanh với hợp tác kinh tế, trao đổi thiết bị kỹ thuật, công nghệ; văn hóa khoa học - giáo dục với trao đổi chuyên gia, khai triển các dự án nghiên cứu, đào tạo cán bộ; văn hóa nghệ thuật các các hoạt động sáng tác, biểu diễn, du lịch, dịch thuật, xuất bản, quảng bá các giá trị và sản phẩm văn hóa v.v…[3, tr.98]

Trong quá trình giao lưu văn hóa các chủ thể phải có sự cộng tác với nhau, phải ứng xử hài hòa cùng hướng đến một mục đích chung, cùng hấp thụ những nhân tố có ích từ đối tác để làm giàu và phát triển nền văn hóa của chính mình vì tiến bộ chung của các nền văn minh khác nhau

Cuối thế kỷ XX, thế giới bước vào thời kỳ toàn cầu hóa Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống của các quốc gia dân tộc Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ thông tin đã đưa loài người quá độ sang xã hội hiện đại với vai trò chủ đạo của thông tin và trí tuệ, trong đó

“thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất của xã hội” [59, tr.27]

Sự phát triển của thông tin đã phá bỏ bức tường không gian và thời gian, mở rộng sự giao lưu về nhiều mặt giữa các quốc gia, các cộng người và cá nhân khắp mọi nơi trên thế giới Những thành tựu này cũng tạo ra ưu thế chưa từng

có trong giao lưu văn hóa quốc tế

Trang 27

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa trở thành một đòi hỏi tất yếu và khách quan mà không một quốc gia, dân tộc nào

có thể “khước từ” Dưới tác động của toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa của nhân loại từ chỗ diễn ra trong khung cảnh nhỏ hẹp đã tiến tới những tầm với của giao lưu liên văn hóa với các hình thức hội nhập cao Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, làm cho mọi người dân

dù khác biệt quốc gia, dân tộc vẫn có thể hiểu được văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán của nhau; từ đó có thể mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế, tạo điều kiện, thời cơ để hiện đại hóa và phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc

Hiện nay, giao lưu văn hóa đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức Hầu hết các nước trên thế giới đều đẩy nhanh quá trình cải cách, đổi mới, có cơ hội mở cửa và hội nhập với thế giới Mỗi quốc gia đều ý thức về nền văn hóa và bản sắc văn hóa của dân tộc mình, cũng như vai trò của văn hóa trong quá trình hội nhập Tuy nhiên, con người đang lo lắng giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa sẽ dẫn đến những cuộc đối thoại văn hóa bất bình đẳng, nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, những biến đổi trong hệ tư tưởng và các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhất là đối với những nền văn hóa nhỏ và yếu Chủ nghĩa quan liêu, sự suy thoái đạo đức trong xã hội, thể chế nhà nước lạc hậu, chủ nghĩa bá quyền nước lớn với mưu toan áp đặt và khống chế các dân tộc vào sự lệ thuộc về tài chính, kỹ thuật - công nghệ và

vũ khí, chủ nghĩa khủng bố đang lan tràn, những xung đột về chủng tộc, tôn giáo đang làm mất đi những giá trị nhân văn, đó chính là nguy cơ về “sự đồng nhất hóa các hệ giá trị và tiêu chuẩn, đe dọa làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa, nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại” [59, tr.28-29] tất cả những điều đó đã và đang làm cản trở quá trình giao lưu văn hóa quốc tế Bởi vậy, cần phải có sự hợp sức, phối hợp chặt chẽ của nhiều quốc gia trong cùng khu vực và trên thế giới Muốn vậy, các

Trang 28

quốc gia cần có tiếng nói chung về văn hóa, điều làm cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, thông cảm với nhau hơn để cùng nhau gìn giữ và phát triển các giá trị của cuộc sống mang tính toàn nhân loại

Trước những thách thức của toàn cầu hóa, phương án tối ưu cho giao lưu văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là: kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị của nền văn hóa khác, hiện đại hóa bản sắc văn hóa, chuẩn bị sức mạnh cho văn hóa truyền thống bước vào hội nhập Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cho và nhận trong giao lưu Tích cực chống âm mưu đồng hóa, áp đặt văn hóa, xóa nhòa văn hóa truyền thống làm mất bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Đây là điều cốt lõi để bảo vệ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc trong cơn lốc toàn cầu hóa

Bởi vậy, nhiệm vụ của mỗi quốc gia là đề ra các đường lối chiến lược, trong đó cần biết tận dụng các điều kiện thuận lợi và các cơ hội do xu thế toàn cầu hóa mang lại, đồng thời biết hạn chế và loại trừ các yếu tố tác hại có thể sinh ra trong tiến trình toàn cầu hóa, để đưa quốc gia mình hội nhập vào xu thế chung của thời đại và đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại Trọng trách này trước hết được thực hiện và giải quyết trong chính sách văn hóa của từng quốc gia, trong đó có chính sách giao lưu văn hóa quốc tế

1.2.2 Văn hóa trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nền văn hóa truyền thống với nhiều nét tương đồng Sự tương đồng đó chính là sản phẩm của cả quá trình phát triển lâu dài hàng ngàn năm trên cơ sở cùng chia sẻ những giá trị chung bắt nguồn từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa có tính quốc tế Vì vậy, cách nghĩ, lối sống và cả tín ngưỡng từ xa xưa của cư dân ở hai nước bên cạnh những khác biệt, có nhiều nét khá giống nhau Dù mỗi nước có những sắc thái độc đáo riêng nhưng cách ứng xử với môi trường xung quanh, thái độ với thiên nhiên đều mang bản chất của cư dân

Trang 29

nông nghiệp Những nét tương đồng cơ bản đó chính là cơ sở thuận lợi của

quá trình mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác văn hóa

Thứ nhất, Việt Nam và Nhật Bản đều có những đặc điểm tương đồng

về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái như cùng nằm ở khu vực Đông Á; địa hình đa dạng với đủ các vùng rừng núi; đồng bằng đặc biệt là vùng duyên hải; đều phải thường xuyên đối phó với những thảm họa thiên tai Nhật Bản là một trong những quốc gia xảy ra nhiều thiên tai nhất thế giới với sự hoành hành thường xuyên của động đất, sóng thần, bão biển và núi lửa; chật hẹp về đất đai cư trú, nghèo về tài nguyên, địa hình và văn hóa chia cắt làm nhiều vùng; quần đảo Nhật Bản nằm giữa biển, tương đối độc lập, cách biệt nên ít chịu tác động và chi phối bởi các nước láng giềng Ngược lại, Việt Nam

có địa hình, khí hậu phong phú đa dạng với nhiều sông ngòi và đồng bằng màu mỡ; có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào và nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo; là nơi giao lưu của nhiều dòng văn hóa của khu vực và thế giới; lãnh thổ quốc gia trải dài Nếu môi trường “nước” hình thành nên tính cách can đảm, linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, giỏi xử lý tình huống của người Việt thì thiên nhiên khắc nghiệt với động đất và núi lửa cùng tính chất đảo với tâm lý “quốc đảo” khiến tính cách người Nhật cứng rắn, tiết kiệm, ý thức tự lập, kỷ luật, tính tập thể cao; tính hòa hợp và tính hiếu kỳ, nhạy cảm, mong muốn hội nhập, học tập văn minh, văn hóa nước ngoài đồng thời với tính cách cầu toàn, kín đáo và trung thành với các giá trị truyền thống

Thứ hai, dân tộc Việt Nam và Nhật Bản đều thuộc chủng Mongoloid và

có chung yếu tố Nam Á, cùng thuộc không gian văn hóa Đông Á với những giá trị văn hóa chung, tiêu biểu như: coi trọng vai trò của gia đình, ý thức cộng đồng cao, tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc cao, tinh thần lao động cần cù, chăm chỉ, thông minh, có truyền thống coi trọng học vấn và đạo lý, lối sống hài hòa với thiên nhiên, dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó Cả hai nền văn hóa đều cùng chịu ảnh hưởng của văn minh

Trang 30

Trung Hoa cả tư tưởng, ngôn ngữ và tôn giáo Tuy nhiên, xét về chiều sâu văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có một sự khác biệt rất lớn để hai quốc gia học hỏi lẫn nhau Nếu Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc tộc và văn hóa thì Việt Nam là quốc gia đa tộc người với ngôn ngữ và truyền thống văn hóa khác nhau, trong đó người Kinh chiếm đa số đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng Lịch sử mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước đã tạo nên tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường có ý thức độc lập tự chủ cao của người Việt Ngược lại, sự thống trị của chính quyền quân sự Mạc Phủ gần 700 năm do tầng lớp võ sĩ đạo lãnh đạo với cuộc nội chiến diễn ra liên miên đã tạo nên tính kỷ luật, đề cao vai trò của người chỉ huy, đề cao chữ tín của người Nhật Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, thường xuyên phải đắp đê điều tiết nước để sản xuất và hợp lực phòng chống lũ lụt của người Việt cần tới sức mạnh cố kết cộng đồng Lịch sử khai hoang, lấn biển; chinh phục, đối phó với rủi ro, thảm họa thiên nhiên; thống nhất các bộ tộc với các cuộc duy tân, cải cách phát triển đất nước của người Nhật cần tư duy làm việc tập thể với sự hài hòa cao

Thứ ba, về tôn giáo và tín ngưỡng, Nhật Bản và Việt Nam thuộc khu

vực văn hóa chữ Hán, đều có chung một mô hình tôn giáo, tư tưởng Nho, Phật, Đạo và tín ngưỡng thờ Thần bản địa [65, tr.12] Nho giáo và Phật giáo khi du nhập vào Nhật Bản thì dung hòa với Thần đạo (Shinto) và tìn ngưỡng bản địa là thờ Nữ Thần Mặt Trời để trở thành quốc giáo; khi du nhập vào Việt Nam thì dung hòa với những tìn ngưỡng thờ cúng tổ tiên trở thành những tôn giáo độc lập Cho dù cách tiếp thu và phát triển những giá trị đó ở mỗi nước

có những nét đặc thù, song không thể phủ nhận được rằng, chính những giá trị này đã hình thành nên những cơ sở tương đồng ban đầu vô cùng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho những tiếp xúc văn hóa trực tiếp giữa hai nước trong những thời kỳ lịch sử về sau

Trang 31

Thứ tư, về quan hệ cộng đồng, Việt Nam dựa trên kết cấu cơ bản của

mô hình Nhà - Làng - Nước, trong đó “làng” vẫn là một đơn vị xã hội có tầm quan trọng nhất Tính kết cấu cộng đồng từ đó tạo ra những nhược điểm như bảo thủ và lạc hậu, e ngại sự thay đổi và ít giao lưu, tiếp xúc với xã hội bên ngoài Người Nhật gọi đơn vị cơ bản của xã hội là “Ie” (Ie mang ý nghĩa là

“tập đoàn” trong xã hội, trường học, tôn giáo) và “tập đoàn” được coi trọng hơn cá nhân, các thành viên trong xã hội luôn tự coi mình là một phần gắn liền với tập đoàn và khéo léo giữ thăng bằng giữa “cá nhân” và “tập đoàn” Theo đó , trong các bậc thang quan hê ̣ xã hội được xếp theo thứ tự của tầm quan trọng , người Việt quan niệm : gia đình họ hàng - bạn bè - quan hệ nơi làm việc ; người Nhật quan niệm : bạn bè - gia đình họ hàng - quan hệ nơi làm việc

Thứ năm, trong tương quan ngôn ngữ, Việt Nam và Nhật Bản đều vay

mượn chữ Hán của Trung Quốc sau đó cải biến thành chữ Nôm và chữ Nhật Trên con đường dịch thuật, các sách phương Tây từ tiếng Nhật sang tiếng Hán, sau đó du nhập vào Việt Nam, nhiều từ Hán - Việt có nguồn gốc từ tiếng Nhật đã vào Việt Nam và tồn tại đến bây giờ

Thứ sáu, Việt Nam và Nhật Bản đều là những nền văn hóa “mở”, luôn

tiếp xúc với các nền văn hóa ngoại lai nhưng thái độ, cách thức, mức độ ảnh hưởng, tâm thế giao lưu văn hóa của hai nước có sự khác biệt lớn Việt Nam

có ưu thế về vị trí địa lý là trung tâm Đông Nam Á nên đã tiếp thu không ít những giá trị văn hóa từ những quốc gia, dân tộc khác (kể cả chủ động và bị áp đặt) Với tính linh hoạt và tư duy tổng hợp của văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh, ứng xử truyền thống của người Việt với văn hóa ngoại lai, thường bắt đầu từ sự hoài nghi, rồi sau đó buộc phải chấp nhận nhưng tìm mọi cách để cải biến theo chuẩn mực của mình ngay trong quá trình giao lưu văn hóa Điều này thể hiện tính sáng tạo và độc đáo của người Việt, chính vì vậy mà Việt Nam chống lại âm mưu đồng hóa của văn hóa Tuy nhiên, xét dưới góc

Trang 32

độ khác lại là nhược điểm vì những sản phẩm tạo ra mang tính nửa vời, không phát huy được lợi thế của sản phẩm gốc Trong khi đó, vị trí của Nhật Bản tương đối cách biệt với thế giới xung quanh, vì vậy người Nhật luôn cho rằng muốn phát triển thì cần chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa, văn minh bên ngoài Với tính nguyên tắc cao hơn và tư duy phân tích mạnh hơn Đông Nam Á, người Nhật xác định mục tiêu tiếp thu luôn là những đỉnh cao của văn hóa nhân loại, tiếp thu mọi thứ đến nơi đến chốn, để rồi sau đó biến đổi phát triển, nâng lên mức hoàn hảo tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với đời sống tinh thần của Nhật Có thể gọi đó là “văn hóa hòa trộn” được thẩm thấu đến không nhận ra yếu tố gốc, tiêu chí duy nhất là sự đa dạng

Dĩ nhiên khó mà có thể nhận diện tất cả những nét tương đồng và dị biệt của văn hóa Việt Nam và Nhật Bản vì tính lịch sử và tính bao quát của văn hóa Nhưng trên cơ đó, văn hóa có thể đặt nền tảng cho mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, đây cũng là một trong những yếu tố

cơ bản giúp hai dân tộc Việt - Nhật xích lại gần nhau hơn trong quá trình phát triển

Tiểu kết chương 1

Nhìn lại quan hệ Việt - Nhật trong lịch sử, ta có thể thấy do tương đối gần gũi về vị trí địa lý, lại có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa nên quan hệ Việt Nam và Nhật Bản đã được xác lập sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều thế kỷ

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử hai dân tộc, quan hệ hai nước đã có lúc bị gián đoạn, nhưng giao lưu văn hóa vẫn tiếp tục được duy trì Truyền thống hữu nghị giữa hai dân tộc tạo nên cơ sở thiết yếu cho sự phát triển quan hệ hợp tác và sự hiểu biết giữa hai dân tộc trong thời kỳ hội nhập

Trang 33

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA

QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN

GIAI ĐOẠN 1993 – 2011

2.1 Nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011

2.1.1 Bối cảnh quốc tế

Trong thời gian từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980,

quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bị gián đoạn Nhưng bước sang đầu thập kỷ 90

của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến quan trọng đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ hai nước Dưới tác động chung của tình hình thế giới, cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản đều đã điều chỉnh chính sách hợp tác của mình cho phù hợp với xu thế chung của lịch sử

Một trong những thay đổi có tác động to lớn tới cục diện thế giới là sự tan rã của Liên Xô với tư cách là một cực trong trật tự hai cực, kéo theo sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Đây là một sự tổn thất chưa từng có trong lịch sử của CNXH và phong trào cách mạng thế giới Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã chậm đổi mới tư duy, chậm ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vào việc phát triển nền kinh tế, thiếu sự quyết đoán và phương sách hiệu quả nhằm khắc phục các khuyết tật của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, khép kín, dẫn đến việc những nước này ngày càng tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ so với các nước tư bản chủ nghĩa Bên cạnh

đó, những rối ren về chính trị, mâu thuẫn và xung đột giữa các dân tộc dẫn đến hiện tượng ly khai của một số nước cộng hòa ra khỏi Liên bang Xô viết Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện điều chỉnh chiến lược, rút quân đội khỏi các căn cứ quân sự ở nước ngoài, giảm hoặc cắt viện trợ quân sự, tăng cường

Trang 34

chính sách hòa hoãn với Mỹ Bên cạnh đó,các nước đế quốc đã chớp lấy cơ hội này tăng cường hoạt động “diễn biến hòa bình”, khuyến khích các lực lượng chống đối gây bạo loạn và lật đổ chế độ Cuối cùng, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu đã đi vào tan rã So sánh tương quan lực lượng bất lợi cho các lực lượng XHCN , độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Các nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam, phải đương đầu với nhiều thách thức lớn

Cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trên 40 năm đã chấm dứt và trong quan hệ quốc tế, từ xu thế “đối đầu” đã dần chuyển sang xu thế “đối thoại” hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, tình hình thế giới đã trở lên hòa dịu hơn Vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình là một nhu cầu khách quan; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, chạy đua vũ trang được thay thế bằng chạy đua về kinh tế, khoa học kỹ thuật Các nước trên thế giới coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn bùng nổ những tranh chấp, xung đột, ly khai mang tính chất khu vực Những mâu thuẫn đó được che lấp dưới dưới thời Chiến tranh lạnh nay lại bộc lộ thành những xung đột gay gắt Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng Điều đó, đã cho thấy tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, diễn biến nhanh chóng phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố khó lường Trong tình hình đó, các quốc gia dân tộc, các tổ chức đều chủ trương

đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại, nhằm tạo ra vị trí tối ưu

để tồn tại và phát triển Đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau là nét đặc thù trong quan hệ quốc tế và phản ánh tiến trình lịch sử trong giai đoạn hiện nay

Sự tồn tại của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi từ những năm 1950 trở lại đây là các yếu tố quan trọng làm thay đổi cục diện và tương quan lực

Trang 35

lượng trên thế giới Với tư cách là thành viên độc lập và chính thức của cộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển ngày càng tham gia tích cực vào đời sống chính trị thế giới Tuy nhiên, nhìn chung các nước đang phát triển còn phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn chống nghèo nàn, lạc hậu và bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc

Bên cạnh những thay đổi về chính trị, kinh tế trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế vào đời sống xã hội Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi một cách căn bản và tạo ra bước phát triển mạnh mẽ của trình độ lực lượng sản xuất Nó là nhân tố cơ bản làm cho xã hội phát triển, đồng thời nó tạo ra những thay đổi căn bản cả về lượng và chất đối với mọi mặt của đời sống xã hội, nó cũng là tác nhân quan trọng thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa Đồng thời, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã đưa loài người từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức, chính nó đã thu hẹp khoảng cách thế giới và đặt ra cho các nước còn khép kín nền kinh tế phải có chính sách phù hợp với sự phát triển của thế giới

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa phát triển nhanh chóng Xu thế toàn cầu hóa đã đem lại cho thế giới một sắc thái mới, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi lưu thông tiền tệ và thương mại phải tự do hơn, nó làm cho các nền kinh tế ngày càng thâm nhập, đan xen lẫn nhau, tăng thêm sự phụ thuộc vào nhau Nó đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách hội nhập quốc tế một cách hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của thế giới và khu vực, đồng thời vẫn giữ được tính độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia Toàn cầu hóa, khu vực hóa đem lại cho mỗi quốc gia những cơ hội

để phát triển Tuy nhiên, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia cũng như tận dụng những cơ hội khác nhau mà dẫn đến sự phát triển khác nhau Bên

Trang 36

cạnh đó, các nước tư bản chủ nghĩa và các công ty đa quốc gia có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường cho nên có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với các nước chậm phát triển và đang phát triển, chênh lệch giàu nghèo giữa các nước này cũng sẽ ngày càng mở rộng

Cùng với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ là xu thế khu vực hóa Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức khu vực, liên kết khu vực đã thu hút các quốc gia tham gia, có thể kể đên một số tổ chức: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)…Các liên kết này lúc đầu xuất phát từ nhu cầu về phát triển kinh tế nhưng dần tiến tới nhu cầu về cả chính trị và văn hóa

Xu thế “liên kết khu vực” đi đôi với xu thế toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng Liên kết khu vực không những không đối lập mà còn thúc đẩy nhanh hơn xu thế toàn cầu hóa Đây cũng là một trong những nội dung nổi trội chủ yếu trong giai đoạn này “Quốc tế hóa, toàn cầu hóa là xu thế đang chi phối sự vận động của thế giới, đòi hỏi mỗi nước phải có đối sách hợp lý Một số nước phương Tây lợi dụng xu thế này để toàn cầu hóa chủ nghĩa tư bản, “đồng hóa” thế giới Nhận rõ điều đó, các nước đang phát triển đã có định hướng để bảo vệ độc lập chủ quyền, để hòa nhập nhưng không bị hòa tan Các nước vừa đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vừa đẩy mạnh liên kết quốc tế và khu vực Xu hướng trên đây đã trở thành đòi hỏi khách quan và bức bách đối với các nước trong cộng đồng quốc tế, do sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong nền sản xuất được quốc tế hóa và

sự tan rã của thế giới hai cực” [27, tr.168-169]

Trong bối cảnh đó, các nước vừa và nhỏ cũng điều chỉnh chính sách đối ngoại để tạo vị thế có lợi hoặc ít bất lợi nhất trong môi trường quốc tế đã thay đổi Chiều hướng chung là thi hành chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, tập hợp trên cơ sở lợi ích song trùng, coi trọng việc cải

Trang 37

thiện và phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước lớn và các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới

Trong đời sống của nhân dân các nước đã và đang xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu cấp bách, liên quan đến vận mệnh của cả loài người, mang tính chất toàn cầu như nguy cơ chiến tranh, sắc tộc và tôn giáo, nạn khủng bố, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, bệnh hiểm nghèo…Việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia dân tộc Từ nhu cầu khách quan đó, xuất hiện ngày càng nhiều các diễn đàn song phương và đa phương cùng bàn bạc, hợp tác giải quyết các vấn đề mà các bên cần quan tâm Chính từ những diễn đàn này mà vai trò các nước vừa và nhỏ được nâng lên, bởi những nước đó có tiếng nói nhất định đóng góp các diễn đàn nhằm giải quyết những vấn đề toàn cầu

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi có các quốc gia đông dân nhất thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng, trong quá trình chuyển biến của tình hình thế giới, khu vực này được đánh giá là khu vực có tiềm năng, năng động nhất thế giới Ở khu vực này có những nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga Các cường quốc này đang có vai trò quan trọng trong việc chi phối các vấn đề quốc tế Bên cạnh đó còn có các nền kinh tế mới công nghiệp hóa như Đài Loan, Hồng Kông, Xinggapo, Ấn Độ…Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang mở ra cho các nước những cơ hội mới

để phát triển Việt Nam trở thành viên chính thức của APEC, điều đó giúp Việt Nam có cơ hội hội nhập vào thế giới

Bên cạnh những mặt tích cực, những mặt tiêu cực vẫn còn tồn tại và có ảnh hưởng không nhỏ tới các quốc gia trong khu vực Cũng như các quốc gia khác trên thế giới Tại khu vực Đông Nam Á, sự phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, nhu cầu về vốn, khoa học công nghệ, thị trường, lao động… cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia

Trang 38

Điều đó đòi hỏi phải có sự liên kết, hợp tác nhiều mặt giữa các nước với nhau Ngoài ra, môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực chưa thật bền vững, tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định Trong nội bộ một số nước và giữa các nước với nhau vẫn còn tồn tại mâu thuẫn: xung đột về sắc tộc, tôn giáo, biên giới, lãnh thổ…

Như vậy, tình hình thế giới những năm đầu sau chiến tranh lạnh có nhiều biến động sâu sắc, phức tạp, khó lường những nhân tố đó có tác động trực tiếp đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng mạnh tới việc hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời có tác động không nhỏ tới việc xác định tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam những năm tiếp theo

2.1.2 Bối cảnh trong nước

Sự biến chuyển sâu sắc của tình hình thế giới đã đặt ra nhu cầu cấp bách đối với Việt Nam Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã chính thức đưa ra đường lối đổi mới đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của dân tộc

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI xác định nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tế nhằm ổn định chính trị, giữ vững hòa bình để tập trung cho phát triển kinh tế, thực hiện những mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước [10, tr.196]

Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội; bị Mỹ và phương Tây bao vây, cấm vận; các thế lực thù địch lợi dụng các khó khăn của Việt Nam ở trong nước và ở Campuchia, hòng gây sức ép cô lập Việt Nam trên thế giới và tiến hành “diến biến hoàn bình” nhằm làm suy yếu và xóa bỏ chế độ CNXH ở Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới hiê ̣n nay , chúng ta phải phát h uy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đa ̣i đoàn kết dân tô ̣c , ý thức độc lập tự chủ tự cường để

Trang 39

xây dựng và bảo vê ̣ Tổ quốc xã hô ̣i chủ nghĩa Mă ̣c dù đây là thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước , nhưng là thời kỳ mở ra mô ̣t cuô ̣c chiến đấu mới chống lại nghèo nàn, lạc hậu, đưa đất nước phát triển giàu ma ̣nh Vì vậy, trong cuô ̣c chiến đấu quyết liê ̣t này , văn hóa là cơ sở ta ̣o nên sự thống nhất về ý chí , bản lĩnh của dân tộc trong quá trình đấu tranh gian khổ, vất vả và đầy thách thức

Công cuô ̣c đổi mới ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam phải đối phó với sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ chệch hướng XHCN, nạn tham nhũng, quan liêu, biểu hiện “diễn biến hòa bình” do các thế lực thù địch gây ra

Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, Việt Nam đã chủ động, nỗ lực mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ đối ngoại của mình theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa Trong 20 năm đổi mới, “Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao thêm với 57 nước, nâng tổng số quốc gia có quan hệ chính thức lên 169 nước; và có quan hệ buôn bán với 224/225 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ” [45,tr119]

Việt Nam đã tạo dựng được khuôn khổ quan hệ hữu nghị hợp tác, ổn định lâu dài và ngày càng đi vào chiều sâu với các nước láng giềng, khu vực; góp phần đáng kể vào việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định xung quanh Việt Nam và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế

Các hiệp ước, hiệp định ký với Trung Quốc, Campuchia trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp lý cho việc biến đường biên giới chung Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, thịnh vượng chung

Một thành tựu được coi là bước phát triển lớn, mang tính đột phá trong triển khai hoạt động đối ngoại thời kỳ này là Việt Nam đã đi từ bình thường hóa quan hệ đến từng bước nâng cấp và xác lập khuôn khổ quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính

Trang 40

trị lớn và các nước công nghiệp phát triển Đồng thời, Việt Nam đã triển khai chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tích cực chủ động, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với bạn bè truyền thống và các nước đang phát triển khác ở Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La Tinh

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta đã nhận định tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn tồn tại những nhân tố gây mất ổn định mặc dù xu thế, hòa bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng Giữa các nước vẫn xảy ra tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên giữa các nước, những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số nước…Đồng thời Đảng ta cũng nhận định tình hình trong nước vừa có những thuận lợi nhưng cung có nhiều những khó khan thách thức Từ nhận định trên, Đại hội X đã chủ trương “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển: chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [14, tr.112]

Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh nhiệm vụ của công tác đối ngoại là “giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”[14, tr.112] Đặc biệt trong vấn đề hội nhập quốc tế việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước được coi là mục tiêu cao nhất Trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang tiếp tục phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam coi việc tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế, chúng ta cần thúc đẩy quan hệ

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
2. Nguyễn Sĩ Ánh (2008), Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay, Luận văn thạc sĩ ngành Quốc tế học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Tác giả: Nguyễn Sĩ Ánh
Năm: 2008
3. Hoàng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và "hội nhập quốc tế
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
4. Ngô Xuân Bình – Trần Quang Minh (2005), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản quá khứ, hiện tại, tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản quá khứ, hiện tại, tương lai
Tác giả: Ngô Xuân Bình – Trần Quang Minh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2005
5. Thành Duy (2007), Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa – thời cơ và thách thức, NXB Văn hóa thông tin, Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa – thời cơ và thách thức
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2007
6. Ngô Hồng Điệp, Học thuyết Fukuda: Một góc nhìn từ các nước ASEAN, tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 9/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết Fukuda: Một góc nhìn từ các nước ASEAN
7. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Duy Đức
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
8. Đại ký sự quan hệ Việt Nam – Nhật Bản năm 1991, Lưu trữ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại ký sự quan hệ Việt Nam – Nhật Bản năm 1991
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập, tập 53
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
16. E.B.Taylor, Văn hóa nguyên thủy, Huyền Trang dịch từ tiếng Nga, tạp chí văn học nghệ thuật, Hà Nội, trang 13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa nguyên thủy
17. Furuta Motoo (2003), Trường đại học Nhật Bản và lưu học sinh Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại, tương lai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường đại học Nhật Bản và lưu học sinh Việt Nam
Tác giả: Furuta Motoo
Năm: 2003
18. Vũ Minh Giang, So sánh văn hoá Đông Á và Đông Nam Á trường hợp Việt Nam và Nhật Bản, Kỷ yêú Hội thảo khoa học “Đông Á– Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện taị”, Hà Nội 2003, tr 21– 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh văn hoá Đông Á và Đông Nam Á trường hợp Việt Nam và Nhật Bản," Kỷ yêú Hội thảo khoa học “Đông Á– Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện taị
19. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 tháng 6 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển quan hệ với các nước lớn trong chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng và Nhà nước t
Tác giả: Nguyễn Hoàng Giáp
Năm: 2005
20. Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên), Quan hệ quốc tế đương đại: những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ quốc tế đương đại: những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB Chính trị - hành chính
21. Nguyễn Thị Bích Hà “Giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo: Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam – Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w