Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
391,91 KB
Nội dung
ChủtrươngcủaĐảngtrongquanhệViệtNam -
Liên Xôtừnăm1954đếnnăm1964
Tạ Quang Giảng
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: PGS. NGND Lê Mậu Hãn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Khái quát quanhệViệtNam - LiênXô trước năm1954 và củng cố mối
quan hệ này ở những năm 1954-1959. Phân tích những nội dung cơ bản trong
đường lối đối ngoại củaĐảng những năm 1954-1964, trong đó đặt trọng tâm làm
sáng tỏ chủtrươngcủaĐảngtrongquanhệ với Liên Xô. Trình bày những chủ
trương củaĐảngtrongquanhệViệtNam - LiênXô những năm 1954-1964 thông
qua quá trình Đảng chỉ đạo củng cố, thúc đẩy quanhệ với LiênXôtrong khoảng
thời gian trên. Phân tích thành tựu, hạn chế trongchủtrương và sự chỉ đạo thực
hiện quanhệ với LiênXôcủaĐảng những năm 1954-1964; nêu lên ý nghĩa của
mối quanhệ đối với cách mạng Việt Nam.
Keywords: Lịch sử Đảng; Đảng Cộng sản Việt Nam; Thời kỳ 1954 -1964; Liên
Xô; Việt Nam; Quanhệ ngoại giao
Content
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhân tố quốc tế luôn giữ vai trò quantrọngtrong tiến trình phát triển của mỗi
quốc gia. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển bình thường nếu không có
quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong lịch sử quanhệ ngoại giao củaViệt Nam, quanhệViệtNam - LiênXô có
một vị trí quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi nước. Đặc biệt, mối
quan hệ đó có ảnh hưởng to lớn tới tiến trình cách mạng Việt Nam.
Năm 1950, ViệtNam và LiênXô chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao. Sự kiện
này đã đánh dấu một bước phát triển mới trongquanhệ hai nước. Từ đó, quanhệ giữa hai
nước đã trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau, nhưng giai đoạn 1954 - 1964 vẫn là
giai đoạn mà quanhệ hai nước để lại những dấu ấn nhất định trong sự phát triển của mỗi
quốc gia. Quanhệ hai nước thời kỳ này đã có ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng Việt
Nam; đồng thời tác động tới vị thế, uy tín quốc tế củaLiên Xô.
Thời kỳ 1954 - 1964 cũng là thời kỳ quanhệViệtNam - LiênXô có những nét
thăng, trầm trong bối cảnh quốc tế phức tạp với sự đan xen lợi ích của các cường quốc.
Hiện nay, khi quanhệ giữa ViệtNam - Liên bang Nga vẫn đang phát triển tốt đẹp
- Liên bang Nga trở thành đối tác chiến lược củaViệt Nam, thì việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa ViệtNam và LiênXôtrong những năm1954 -1964, từ đó rút ra những đánh giá,
nhận xét, kinh nghiệm phục vụ hiện tại, có một ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc; góp
phần tiếp tục phát triển quanhệ hai nước, nâng mối quanhệ đó lên tầm cao mới, phục vụ
thiết thực lợi ích của hai dân tộc. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề
tài “Chủ trươngcủaĐảngtrongquanhệViệtNam - LiênXôtừnăm1954đếnnăm
1964” làm đề tài luận văn cao học lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảngcủa mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khuôn khổ của đề tài, đến nay chưa có công trình chuyên luận nào được
công bố, nhưng đã có nhiều công trình có liênquan được xuất bản. Có thể chia thành
những nhóm tài liệu sau:
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
- Nhóm công trình viết về ngoại giao và quanhệ quốc tế
“Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ cứu nước” (Nguyễn Duy Trinh, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1979); “Tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của chúng ta” (Lê Duẩn,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981); “Thắng lợi có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận
đối ngoại của nhân dân ta” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985); “Mặt trận ngoại giao trong
chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1965-1973” (Nam Hưng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
5/1991); “Đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước” (Nguyễn Minh Vĩ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2/1995); “Ảnh hưởng của văn
hoá LiênXô ở ViệtNamtrong giai đoạn 1945-1954” (Lê Văn Thịnh, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, số 3/1996); “50 năm ngoại giao ViệtNam 1945-1995” (Lưu Văn Lợi, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 1996); “Quan hệ quốc tế từ 1945-1995” (Hoàng Văn Hiển, Nguyễn
Viết Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Ngoại giao ViệtNamtrong thời đại
Hồ Chí Minh” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Đấu tranh ngoại giao góp phần
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” (Ngô Hữu Mạnh, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 2 /2000); “Ngoại giao ViệtNam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập, tự
do 1945-1975” (Nguyễn Phúc Luân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Ngoại giao
Việt Nam 1945-2000” (Nguyễn Đình Bin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);
Trong nhóm công trình sách tham khảo, chuyên khảo, các tác giả đã tập trung
trình bày những nét tổng quan về đường lối đối ngoại củaĐảngtrong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; trình bày chính sách đối ngoại và
các quanhệ ngoại giao củaViệtNam (từ năm 1945 trở đi) Trong mạch chảy chung ấy,
các tác giả điểm qua một cách khái quát, phác họa những diễn biến chính tiến trình lịch
sử trongquanhệViệtNam với Liên Xô. Tuy nhiên, chủtrương củng cố, thúc đẩy quan
hệ ViệtNam - LiênXôtrong những năm1954 -1964 mới chỉ được đề cập ở chừng mực
nhất định, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và chưa làm rõ những thành công,
hạn chế của quá trình ấy. Trong nhóm bài báo, tạp chí, các nhà nghiên cứu tập trung
nghiên cứu về mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hoặc về
đường lối đối ngoại của Đảng, hay trực tiếp về quanhệViệtNam - Liên Xô. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của bài tạp chí, bài báo, các nội dung về quanhệViệtNam - LiênXô
được đề cập hoặc ở những khía cạnh đơn lẻ, hoặc hết sức tổng quát. Tổng hợp nội dung
các bài viết, bước đầu có thể thấy một bức tranh quanhệViệtNam - LiênXô với những
nét phác thảo. Bức tranh toàn diện, đầy đủ về quanhệViệt - Xô vẫn chưa được các nhà
nghiên cứu khắc họa.
- Nhóm công trình viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
“Mười tám năm chống Mỹ cứu nước thắng lợi” (Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1974); “Sức mạnh Việt Nam” (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976); “Đại thắng
mùa xuân 1975 - Nguyên nhân và bài học” (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995);
“Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; thắng lợi và bài học” (Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996); “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1997); “Chiến tranh cách mạng ViệtNam 1945-1975 - Thắng lợi và
bài học” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000); “Việt Nam những chặng đường lịch sử
(1954-1975), (1975-2005), (Nxb Giáo dục, thành phố Chí Minh, 2005)…
Những công trình này đi sâu nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
một cách tổng thể, tập trung vào những nội dung căn bản nhất của cuộc kháng chiến (xây
dựng hậu phương miền Bắc; diễn biến đấu tranh quân sự trên chiến trường miền Nam;
đấu tranh ngoại giao; nguyên nhân thắng lợi…). Trong nhóm công trình này, việc khái
quát các quan điểm củaĐảng về các vấn đề quốc tế, sự phát triển nhận thức củaĐảng về
quan hệ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước phải kể đến những đóng góp của
các tác giả Nguyễn Phúc Luân, Nguyễn Đình Bin, Lưu Văn Lợi với: “Ngoại giao Việt
Nam 1945-2000”; “Ngoại giao ViệtNam (1945-1995)”; “Ngoại giao ViệtNam hiện đại
vì sự nghiệp giành độc lập, tự do 1945-1975” Trong các công trình của mình, các tác
giả đã làm rõ nhiều vấn đề liênquan tới quá trình hoạch định đường lối đối ngoại của
Đảng, đếntư duy đối ngoại, đến nhận thức về các vấn đề quốc tế Những nội dung liên
quan đếnchủ trương, quan điểm củaĐảngtrongquanhệViệtNam - LiênXôtừnăm
1954đếnnăm1964 cũng đã được đề cập đến, nhưng ở chừng mực nhất định, chủ yếu
tiếp cận dưới góc độ tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Diễn tiến của mối quanhệ trên mọi
phương diện vẫn là khoảng trốngtrong mảng công trình này. Phần tổng kết kinh nghiệm
về việc đề ra chủtrương đối ngoại và chỉ đạo thực hiện nhằm củng cố, thúc đẩy quanhệ
với LiênXôcủaĐảng mới chỉ được nghiên cứu ở tầm mức vừa phải, chưa đầu tư dung lượng
và chiều sâu.
- Nhóm công trình viết về tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh
“Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh” (PGS. Phùng Hữu Phú chủ biên, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và
Mặt trận dân tộc thống nhất” (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996); “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đại đoàn kết với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời
kỳ mới” (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004)…
Các công trình này tập trung làm rõ tư tưởng đại đoàn kết, đoàn kết quốc tế và xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng.
Nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đề cập tới một số vấn đề
của quanhệViệtNam - LiênXô với tư cách một trong những nội dung thuộc về đoàn kết
quốc tế trongtư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
- Nhóm công trình viết về quanhệViệtNam - LiênXô qua các thời kỳ
“Cách mạng Tháng Mười với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
(Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1978); “Về Lê-nin và Cách mạng tháng Mười” (Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1980); “Thắng lợi của tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện Việt Nam- Liên Xô”
(Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1981); “Đoàn kết và hợp tác toàn diện với LiênXô là nguyên tắc,
là chiến lược và tình cảm của chúng ta (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982); “Tượng đài hùng vĩ
của tình hữu nghị Việt- Xô” (Trường Chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1983); “Ngọn cờ của
Lê-nin và Bác Hồ sẽ được mang đến đích thắng lợi cuối cùng” (Nxb. Sự thật, Hà Nội,
1983); “Việt NamLiênXô 30 nămquan hệ: Văn kiện và tài liệu” (Bộ Ngoại giao, Nxb.
Ngoại giao, Hà Nội, 1983); “Việt Nam-Liên Xô xa mà gần” (Nxb. Ngoại văn, Hà Nội,
1983); “Về tình hữu nghị vĩ đại Việt- Xô” (Hồ Chí Minh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1985);
“Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản ViệtNam và Đảng Cộng sản LiênXô - lịch sử
và hiện tại” (Nxb. Sự thật Hà Nội và Nxb. Chính trị Matxcơva, 1987); “Cách mạng tháng
Mười và tình hữu nghị Việt- Xô” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987); “Quan hệ giữa cách mạng
Việt Nam với cách mạng LiênXôtừnăm 1930-1954” (Lê Văn Thịnh, Luận án tiến sĩ lịch
sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 1999); “Quan hệLiênXô -
Việt Namtừnăm 1950 đếnnăm 1975” (Vũ Thị Hồng Chuyên, Luận văn thạc sĩ lịch sử,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2000); “Quan hệViệtNam - Liên bang Nga từnăm
1991-2000” (Vũ Thị Thu Phương, Luận văn thạc sĩ lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2002); “Đảng lãnh đạo thiết lập và phát triển quanhệViệt Nam- LiênXô (1950-1975)
(Nguyễn Thị Mai Hoa, Đề tài nghiên cứu khoa học ĐHQGHN, 2004)
Đây là nhóm công trình phải nói là rất phong phú, đề cập trực tiếp tới quanhệViệt
Nam - LiênXô trên nhiều khía cạnh. Trong nhóm công trình này, có rất nhiều công trình
là của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta- những người vừa tham gia hoạch định, chỉ
đạo thực hiện đường lối đối ngoại nói chung, với LiênXô nói riêng; đồng thời cũng là
những người đã từng tham dự trực tiếp, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quantrọngtrong
quan hệViệtNam - Liên Xô. Chính vì vậy, đây là nguồn tài liệu quý giá, cung cấp những
cứ liệu quantrọng cho tác giả luận văn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên,
cũng chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, đầy đủ, dưới góc độ lịch sử Đảngđến vấn
đề nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác đã trình bày, phân tích,
luận giải những nội dung về quanhệLiênXô - Việt Nam, về quanhệ giữa cách mạng ViệtNam
với cách mạng LiênXôchủ yếu tiếp cận từ góc độ lịch sử thế giới, hoặc lịch sử Việt Nam, còn
tiếp cận dưới góc độ lịch sử Đảng, thì chưa có công trình nào lựa chọn nghiên cứu quanhệ hai
nước trong những năm1954 - 1964; vì thế, quanhệViệtNam - LiênXô giai đoạn này trong
những công trình được liệt kê còn sơ sài, chưa cụ thể.
Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài
- Nhóm công trình viết về chiến tranh ViệtNam
“The real war” (Cuộc chiến tranh thực sự, Richard Nixon, Nxb Warner Books,
New York, 1981); “Việt Nam, The Ten Thousand Day War” (Việt Nam, cuộc chiến tranh
mười ngàn ngày, Micheal Maclear, Nxb, Sự thật Hà Nội, 1990); “Cuộc chiến tranh xâm
lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự, Hà Nội,
1991); "Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam" (Đavitson. Ph, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995); “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ” (G.C Herring, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998); “Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam” (V.I.
Gaiđuk, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1998)
Cũng tương tự như nhóm công trình của các nhà nghiên cứu ViệtNamviết về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các nhà nghiên cứu nước ngoài chủ yếu khảo về
chiến tranh ViệtNam nói chung; sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài đến
quan hệViệt - Xôchủ yếu đặt trong sự xoay chuyển của tam giác chiến lược Mỹ - Xô -
Trung và các khía cạnh thuộc về viện trợ củaLiênXô cho Việt Nam.
- Nhóm công trình viết về quanhệLiênXô - ViệtNam qua các thời kỳ
“Lịch sử quanhệ quốc tế và chính sách đối ngoại củaLiên Bang Xô-viết từnăm
1917- 1985” (Nxb. Quanhệ Quốc tế, M, 1980);“Lịch sử chính sách đối ngoại củaLiên
bang Xô-viết từ 1945-1980” (Nxb. Quanhệ quốc tế, M, 1980); “Lịch sử quanhệLiên Xô-
Việt Nam 1917-1985” (M.P.Ixaep, A.X.Trecnưsep, Nxb. Quanhệ quốc tế, M.1986);
“Cách mạng ViệtNam những vấn đề lý luận và thực tiễn” (X.A. Mkhatarian, M, 1996);
“Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc -Liên Xôtrong vấn đề viện trợ cho ViệtNam chống
Mỹ” (Lý Đan Tuệ, Tạp chí Nghiên cứu LiênXô - Trung Quốc đương đại, số 3, Tài liệu
dịch từ tiếng Trung Quốc, lưu tại viện Sử học); “Kremlin và Hồ Chí Minh 1945-1969”
(I.V.Bukharin, Nxb. Quanhệ quốc tế, 1998); “Quan hệ Việt- Nga 50 năm một chặng
đường lớn” (Bùi Khắc Bút, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3 (33)/2000); “Mỹ - Xô -
Trung trong cuộc đối đầu lịch sử” (Lý Kiện, Nxb Thanh niên, 2008)
Đây là nhóm công trình chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Liên Xô, Trung Quốc,
trong đó các nhà nghiên cứu LiênXô có số lượng công trình nghiên cứu phong phú, đa
dạng. Khai thác những công trình này giúp chúng ta hiểu được mối quanhệViệtNam -
Liên Xôtừ góc nhìn những nhà nghiên cứu nước ngoài, cung cấp cho chúng ta nhiều
thông tin quý báu. Song, các tác giả chủ yếu tiếp cận vấn đề từ khía cạnh sự giúp đỡ của
Liên Xô đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhưng chưa đề cập đến sự ảnh hưởng
hai chiều của mối quanhệ này tới cách mạng hai nước.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu người
Nga về quanhệLiênXô - ViệtNam bằng tiếng Nga đã được công bố, song do những khó
khăn khách quan, chủ quan, tác giả luận văn vẫn chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp.
Tựu chung lại, tổng quan các công trình nghiên cứu có liênquanđến đề tài luận
văn, có thể nhận thấy: các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào một số khía cạnh của
quan hệ hai nước, chưa đề cập đến mối quanhệ này một cách toàn diện; vẫn còn rất nhiều
vấn đề liênquan trực tiếp, hoặc gián tiếp đến quá trình Đảng lãnh đạo củng cố quanhệ
với LiênXôtrong những năm 1954-1964 chưa được làm sáng tỏ - những yếu tố quốc tế
tác động đếnquanhệViệtNam - Liên Xô; những dấu mốc quantrọngtrongquanhệViệt
- Xô; những chủtrương cơ bản, chính yếu nhất củaĐảng nhằm củng cố quanhệViệt
Nam - LiênXô vừa thiết lập; những hạn chế, tồn tại trongquanhệViệt - Xô; so sánh
quan hệViệtNam - LiênXô đặt trong so sánh với quanhệViệtNam - Trung Quốc
Như vậy, ngoài những nội dung chính được xác định trong mục đích nghiên cứu,
những khoảng trốngtrong nghiên cứu mà chúng tôi vừa liệt kê cũng là những nội dung
mà đề tài chúng tôi sẽ nghiên cứu bổ sung, làm rõ thêm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủtrương do Đảng Cộng sản ViệtNam
đề ra nhằm củng cố, thúc đẩy quanhệViệtNam - Liên Xô.
Tuy nhiên, để có cơ sở kiểm chứng những chủtrương đó, chỉ ra thành công và hạn
chế, luận văn còn nghiên cứu quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện những chủtrươngtrong
quan hệViệtNam - Liên xô, song ở chừng mực nhất định.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những chủtrương cơ bản, quantrọng nhất mà Đảng đề ra
trong quanhệViệtNam - LiênXô với giới hạn thời gian từnăm1954 -1964.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những chủtrươngcủaĐảngtrongquanhệViệtNam - LiênXô
những năm 1954-1964; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những nội dung cơ bản trong đường lối đối ngoại củaĐảng những năm
1954-1964, trong đó đặt trọng tâm làm sáng tỏ chủtrươngcủaĐảngtrongquanhệ với Liên Xô.
Dựng lại một cách khách quan bức tranh quanhệViệtNam - LiênXô những năm
1954-1964 thông qua việc làm sáng tỏ quá trình Đảng chỉ đạo củng cố, thúc đẩy quanhệ
với LiênXôtrong khoảng thời gian trên.
Phân tích thành tựu, hạn chế trongchủtrương và sự chỉ đạo thực hiện quanhệ với Liên
Xô củaĐảng những năm 1954-1964; nêu lên ý nghĩa của mối quanhệ đối với cách mạng Việt
Nam.
Rút ra những kinh nghiệm lịch sử phục vụ hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu và hướng sử dụng
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận chung của
chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề quốc tế, về quanhệ quốc tế,
ngoài việc sử dụng rộng rãi các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như phương
pháp lịch sử, phương pháp logic, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như
phương pháp phân tích; tổng hợp; đối chiếu, thống kê; so sánh, hệ thống hóa.
Nguồn tài liệu và hướng sử dụng
- Các tác phẩm kinh điển củachủ nghĩa Mác- Lênin và Hồ Chí Minh về chủ nghĩa
quốc tế XHCN; về mối quanhệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế, dân tộc và thời đại,
về quanhệ quốc tế là cơ sở lý luận cho luận văn.
- Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, thông tưcủa hai Đảng và hai Nhà
nước về ngoại giao nói chung, quanhệViệtNam - LiênXô nói riêng, cũng như các hiệp
định, thư, điện, bài phát biểu của các nguyên thủ quốc gia hai nước; các báo cáo, văn bản
tiếp xúc của các cơ quan, phái đoàn hai nước; các báo cáo của các bộ ngành hai nước
hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Văn phòng lưu trữ Trung ương
Đảng, Phòng lưu trữ của Bộ Ngoại giao, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng là những tài
liệu gốc của luận văn.
- Các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, sách có liênquan do các cơ
quan nghiên cứu uy tín đã công bố như Viện Lịch sử Đảng, Viện Lịch sử quân sự, Viện Sử
học, Học viện quanhệ quốc tế là nguồn tư liệu quan trọng.
- Các tư liệu, sách báo về lịch sử Việt Nam, Liên Xô, lịch sử quanhệ quốc tế, lịch
sử phong trào cộng sản, phong trào công nhân thế giới là nguồn tài liệu bổ trợ dùng để làm sáng
tỏ các khía cạnh khác nhau củaquanhệViệtNam - Liên Xô.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê được sử dụng để làm rõ một số nội dung
có liên quan.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ chủtrương và sự chỉ đạo củaĐảngtrongquanhệViệtNam
- LiênXô những năm 1954-1964; tái hiện lại bức tranh lịch sử về quanhệ giữa ViệtNam
với LiênXô những năm 1954-1964.
Làm rõ những thành công, hạn chế của quá trình Đảng hoạch định chủtrương và
chỉ đạo thực hiện quanhệ với LiênXô qua hai giai đoạn: 1954-1959; 1960-1964.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu hay phục vụ công
tác giảng dạy lịch sử, hoặc những môn học có liênquan
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Chủtrương củng cố quanhệViệtNam - LiênXôcủaĐảng những năm
1954-1959
Chương 2. Chủtrương thúc đẩy quanhệViệtNam - LiênXôcủaĐảng những
năm 1960-1964
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT
[1.] Nguyễn Am - Đặng Quang Minh (1987), Bác Hồ với Cách mạng tháng Mười Lê-
nin và tình hữu nghị Việt - Xô, Hội hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
[...]... (1988), “Hợp tác Xô- ViệttrongLiênXô giáo dục Đại học, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, Quanhệ hữu nghị và hợp tác toàn diện, Nxb Sự thật, Hà Nội [105.] Văn Quân (1958), Quan hệ giữa Liên Xô và các nước XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội [106.] Quanhệ hữu nghị và hợp tác toàn diện LiênXô -Việt Nam (1988), Nxb Sự thật, Hà Nội [107.] Quan hệViệt Nam- LiênXôtừ khi hai nước thiết lập quanhệ ngoại giao... tại Hội Hữu nghị Việt – Nga [128.] Việt Nam- LiênXô 30 nămquanhệ (1950-1980) (1980), Nxb Ngoại giao, Hà Nội, Nxb Tiến bộ, Matxcơva [129.] ViệtNam – LiênXô những chặng đường quanhệ hữu nghị (1990), Bản dịch lưu tại thư viện Quân đội [130.] Việt Nam- LiênXô xa mà gần (1983), Nxb Ngoại văn, Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG ANH [131.] Douglas Pike (1987), Vietnam and the Soviet Union: Anatomy... Thông tấn xã Nôvôtxti [65.] Hoàng Hải (2000), Quanhệ kinh tế Việt- Nga những năm cuối thế kỷ XX”, Báo cáo tại Hội thảo 50 năm quanhệ Việt- Nga [66.] Hồng Hạnh- Hải Hà (2000), “Tìm hiểu sự giúp đỡ củaLiênXôtrong cuộc kháng chiến của nhân dân ViệtNam (1945-1975)”, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4 [67.] Hồ Chí Minh (1985), Về tình hữu nghị vĩ đại Việt- Xô, Nxb Sự thật, Hà Nội [68.] Hồ Chí Minh (1957),... ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [37.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [38.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [39.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [40.] Đảng Cộng sản Việt. .. Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [41.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [42.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [43.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [44.] Đảng Cộng sản Việt Nam. .. Học viện quan hệ quốc tế (2002), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1945-1995, Tài liệu lưu trữ nội bộ [85.] Đỗ Quang Hưng (2000), “Bác Hồ và mùa xuân 1950”, Tạp chí Xưa và nay, số 5 [86.] Ixaep M.P.-Trécnưsep A.X (1975), QuanhệXô -Việt, Nxb Tư tưởng Matxcơva (bản dịch của viện Sử học) [87.] Lê Khắc (1983), Quanhệ kinh tế-thương mại và hàng hải Việt Nam- LiênXô ngày càng... Cộng sản ViệtNam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [33.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [34.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [35.] Đảng Cộng sản ViệtNam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [36.] Đảng Cộng... hoa rực rỡ của tình hữu nghị Việt- Xô trên địa bàn thủ đô Hà Nội”, Sách "Cách mạng tháng Mười và tình hữu nghị ViệtXô", Hội hữu nghị Việt- Xô, Hà Nội [118.] Lý Đan Tuệ (2000), “Xung đột và mâu thuẫn Trung Quốc - LiênXôtrong vấn đề viện trợ cho ViệtNam chống Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu LiênXô - Trung Quốc đương đại, số 3, Tài liệu dịch từ tiếng Trung Quốc, lưu tại viện Sử học [119.] "Tuyên bố của Thông... Ngoại giao ViệtNam 1945-2000 Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội [11.] Bộ Quốc phòng-Viện lịch sử quân sự ViệtNam (1994), Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội [12.] Bộ Ngoại giao (1983), ViệtNamLiênXô 30 nămquan hệ: Văn kiện và tài liệu, Nxb Ngoại giao, Hà Nội [13.] Bộ Quốc phòng -Viện lịch sử quân sự ViệtNam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975),... bố của Thông tấn xã Liên Xô" (TACC, 1964) , Bản dịch lưu tại Viện Sử học, Báo Sự thật (Liên Xô) , ngày 6-8 [120.] "Tuyên bố của Thông tấn xã Liên Xô" (TACC, 1964) , Bản dịch lưu tại Viện Sử học, Báo Sự thật (Liên Xô) , ngày 22-9 [121.] Văn kiện Đảng về cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1950) (1988), tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội [122.] Văn kiện ngoại giao VNDCCH (1964) , 6 tháng đầu năm 1964, Nxb Bộ Ngoại giao,