Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 (Trang 85)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Một số kinh nghiệm chủ yếu

Có được những thành tựu quan trọng trong quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn này là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Từ đó có thể rút ra một số kinh nghiệm nhằm giúp cho quan hệ văn hóa hai nước trong tương lai sẽ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn nữa.

Một là, Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam. Đó là đường lối lãnh đạo mang tính khoa học và sáng tạo, thể hiện sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh luôn biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến sâu sắc. Để đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, bao vây, cô lập thì việc cải thiện và mở rộng quan hệ với các nước là hết sức cần thiết. Chính sách đổi mới của Việt Nam thể hiện ở những thay đổi căn bản trong đối nội cũng như đối ngoại đã chứng tỏ Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước. Nhật Bản với tư cách là một nước có tiềm năng về kinh tế, có vai trò ổn định và hỗ trợ trong khu vực đã trở thành một đối tác và hướng ưu tiên để mở rộng quan hệ của Việt Nam. Điều này không chỉ nhằm mục đích duy trì môi trường hòa bình ổn định xung quanh và Việt Nam còn mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản cũng đã bắt đầu thể hiện vai trò của mình bằng những sáng kiến và hành động cụ thể, đặc biệt trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, nhất là đối với quốc gia Việt Nam trên cơ sở có nhiều nét văn hóa tương đồng. Vì thế, những vướng mắc trở ngại trong quan hệ hai nước cũng dễ dàng được tháo gỡ và nhanh chóng tìm kiếm những biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ có nhiều triển vọng này.

Rõ ràng, chính từ sự gặp gỡ lợi ích từ hai phía ở giai đoạn này là cơ sở vững chắc để nhanh chóng mở rộng và thúc đẩy quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 2011, quan hệ văn hóa hai nước đã phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Việc mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè Nhật Bản đã được phía Chính phủ Nhật Bản đánh giá cao. Điều này đã góp phần nầng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, làm cho nhân dân Nhật Bản hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục và con người Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam và mở rộng thì trường, đẩy mạnh quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. Mở rộng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên lĩnh vực văn hóa là chủ trương đúng đắn và sáng suốt, phù hợp với xu thế chung của thời đại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phát huy tối đa nội lực kết hợp với ngoại lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản là sự tiếp tục truyền thống tốt đẹp vốn có từ lâu đời giữa hai nước.

Trên thực tế, không phải từ năm 1993 quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản mới bắt đầu, mà nó có từ lâu đời trong lịch sử bang giao hai nước. Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận sự tiếp xúc giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực đã có từ thế kỷ XVI – thế kỷ XVII . Và thực tế, đô thị cổ Hội An đã và đang tồn tại là một minh chứng. Tuy nhiên cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ này mới được đẩy mạnh: từ chỗ hiểu biết gián tiếp sang trực tiếp, từ chỗ mờ nhạt sang nhận thức ngày một sâu sắc hơn. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, với bao biến cố và sự kiện trong nước, quan hệ văn hóa giữa hai quốc gia đã vượt lên tất cả, đơm hoa kết trái góp vào hòa bình, ổn định và phát triển vì lợi ích của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Những thành tựu đạt được trên lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua đã khẳng định cho mối quan hệ bền chặt của hai nước . Chặng đường từ năm 1993 đến nay

được khẳng định rằng những thành tựu đạt được trong quan hệ văn hóa là to lớn và ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Những năm đầu thế thế kỷ XXI này thực sự là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự vươn tới một tầm cao mới của quan hệ hai nước. Hy vọng, chủ trương đẩy mạnh quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp nối truyền thống ngoại giao của hai dân tộc đã có từ xa xưa trong lịch sử. Điều đó sẽ đưa hai quốc gia cùng đi tới gần hơn đỉnh cao của sự hợp tác hữu hiệu và tin cậy sâu sắc, nhằm góp phần củng cố hòa bình, anh ninh, sự thịnh vượng của châu Á và thế giới.

Thứ ba, giao lưu văn hóa Việt - Nhật được nhận thức đầy đủ và toàn diện trong chiến lược giao lưu văn hóa quốc tế của Việt Nam; gắn kết văn

hóa với các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội; có sự lãnh đạo chặt chẽ, sự

định hướng sâu sắc của các cấp, các ngành, mọi tổ chức và người dân.

Ngày nay, người dân đã tham gia giao lưu văn hóa với vai trò đáng kể thông qua các con đường “phi kinh tế, phi chính trị, phi ngoại giao” như du học, kết hôn, du lịch, trao đổi ngôn ngữ…thì sự phối hợp này phải được chú trọng. Đồng thời, xác định rõ mục tiêu giao lưu văn hóa Việt - Nhật không phải chỉ để làm vừa lòng, để thu hút đầu tư và du khách từ Nhật mà trước hết là vì mình, là để nâng cao tầm văn hóa, chất lượng con người và là một trong ba trụ cột phát triển đất nước văn minh, hiện đại. Trong quá trình giao lưu văn hóa với Nhật Bản cần phải học tập nhiều kinh nghiệm của nước bạn để phát triển nền văn hóa của Việt Nam. Để làm được điều đó thì cần phải hiểu rằng sức mạnh nào khiến cho người Nhật làm lên sự thần kỳ của Nhật Bản. Cần có nhiều nghiên cứu thỏa đáng để nhận thức này được chuyển thành bài học trong xây dựng con người, xây dựng nền văn hóa để làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Mở rộng, giao lưu hội nhập nhưng phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, không tiếp thu một cách thụ động giản đơn nhiều giá trị văn hóa của Nhật Bản mà phải tiếp thu chọn lọc, biến đổi cho phù hợp với truyền thống dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, con người là chủ thể, có ý nghĩa quyết định sự thành công của

các hoạt động giao lưu văn hóa.

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển mối quan hệ giao lưu, hợp tác với nước bạn. Để có thể chuyển những giá trị tinh thần Nhật Bản thành những bài học xây dựng con người Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần những nhà nghiên cứu văn hóa; để hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo cần những nhà khoa học, nhà giáo dục; để hợp tác nghệ thuật cần những nghệ sỹ…nhưng tất cả phải am hiểu văn hóa Nhật Bản, và có năng lực làm việc trong môi trường hợp tác quốc tế.

Đồng thời, con người sẽ là chủ thể quan trọng quyết định việc đón nhận hay khước từ, sao chép hay làm tiếp biến các giá trị văn hóa Nhật Bản để nâng tầm văn hóa dân tộc. Vì vậy cần phải xây dựng một nếp sống văn hóa văn minh với thái độ cởi mở, tin cậy, một tình cảm thân thiện, một ý thức biết tôn trọng các giá trị văn hóa dân tộc, của nhân loại để Việt Nam thực sự tự tin bước vào cùng một “sân chơi” bình đẳng với với bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản.

Mục đích của giao lưu văn hóa là tiếp thu và biến đổi các giá trị văn hóa nhân loại để làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển đất nước. Ở góc độ này, con người Việt Nam phải luôn học tập tinh thần của Nhật Bản để phát triển. Người Việt Nam phải hiểu được vì sao người Nhật lại có một ý chí kiên cường, đứng lên quên mình lao động sáng tạo vì tổ quốc? Họ đã được giáo dục như thế nào để trở thành những con người như thế? Từ việc tìm hiểu, giao lưu với nhân dân và văn hóa Nhật Bản, có thể rút ra một số giá trị văn hóa đặc sắc nhất của Nhật Bản mà Việt Nam nên tiếp thu và vận dụng trong quá trình xây dựng văn hóa và con người Việt Nam. Đó là tư tưởng canh tân đất nước, xem văn minh là cách tốt nhất để bảo vệ độc lập quốc gia. Đó là tinh thần hy sinh, cống hiến, là ý thức cộng đồng, tinh thần hợp tác đã làm nên sức mạnh thần kỳ của Nhật Bản khiến thế giới phải khâm phục. Đó là

bài học về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của Nhật Bản với phương châm “học hỏi phương Tây, bắt kịp phương Tây, đi vượt phương Tây” nhưng khi trở lại với phong cách truyền thống thì họ càng chau chuốt, đưa nền văn hóa với bản sắc của mình nổi bật với tất cả lòng tự hào và hãnh diện.

Bởi vậy, Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm của Nhật Bản, phát huy nhân tố con người trong thời đại mới. Nhờ đó, trong quá trình hợp tác con người sẽ là nhân tố chủ động để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức để giao lưu văn hóa đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa.

Thứ năm, kết hợp ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Kết hợp ngoại giao của Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân.

Hiện nay, xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hóa tác động tới đường lối đối ngoại của tất cả các quốc gia, việc mở rộng và tăng cường công tác đối ngoại là một việc làm hết sức quan trọng. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế không chỉ là nhiệm vụ của riêng một ngành, một cấp nào mà cần sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, công tác ngoại giao nhân dân cũng phải được coi trọng và đẩy mạnh. Các tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể và mỗi người dân phải nâng cao nhận thức trong vấn đề mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa với Nhật Bản, làm sao để cho Nhật Bản ngày càng biết và hiểu về đất nước con người Việt Nam, qua đó thu hút được người nước ngoài đến tìm hiểu, làm ăn và du lịch tại Việt Nam.

Thông qua các hoạt động đối ngoại với nhiều hình thức, kết hợp một cách linh hoạt giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Thông qua các hoạt động văn hóa để quảng bá hình ảnh về con người và đất nước Việt Nam, hỗ trợ cho quá trình giao lưu hợp tác đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 (Trang 85)