Kết quả thực hiện quan hệ văn hoá Việt Nam Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 (Trang 63)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Kết quả thực hiện quan hệ văn hoá Việt Nam Nhật Bản

2.3.1. Đẩy mạnh giao lưu văn hóa, nghệ thuật

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật là hoạt động nổi bật nhất trong quan hệ văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản trong những năm gần đây. Kể từ những năm đầu thập niên 1990, khi quan hệ hai nước được hâm nóng trở lại thì hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật phát triển hơn bao giờ hết. Sau nhiều năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bị gián đoạn, quan hệ trên lĩnh vực văn hóa cũng diễn ra ở mức độ nhỏ giọt. Tháng 11 năm 1992, Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được khởi sắc trở lại, đây cũng là dấu mốc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển hơn bao giờ hết. Và bắt đầu từ năm 1993, những hoạt động giao lưu trên lĩnh văn hóa bắt đầu nở rộ.

Khi quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản thực sự được chú trọng phát triển, Nhật Bản đã hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị văn hóa. Ngay năm 1993, Nhật Bản đã có dự án trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1995, dự án 54,1 triệu yên cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy tiếng Nhật ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Cũng trong năm 1995, Nhật đã viện trợ không hoàn lại

cho Việt Nam 10,5 tỷ yên, trong đó dành ra một khoản lớn cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Năm 1996, Nhật bản giúp Việt Nam hai dự án lớn về lĩnh vực âm nhạc, 500 triệu yên cho Nhạc viên Hà Nô ̣i và 450 triệu yên cho Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh…[61, tr. 60].

Bước sang thời kỳ mới của quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, ngay năm 1993 - năm kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản , Nhà nước Việt Nam đã chủ trương giới thiệu văn hóa Việt Nam đến Nhật Bản. Vì vậy, nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra sôi nổi, đã có những buổi biểu diễn lớn, những cuộc triển lãm, hội thảo…về văn hóa Việt Nam và đã được bạn bè Nhật Bản đón nhận . Đáp lại tình cảm của Việt Nam , năm 1993, nhiều đoàn nghệ thuật Nhật Bản đã sang Việt Nam biểu diễn các bộ môn văn hóa truyền thống như cắm hoa , thả diều... Năm 1994, một phái đoàn nghệ thuật gồm 35 người của trường phái Chado Urasenke Nhật Bản đã sang Việt Nam biểu diễn [60]. Cũng trong năm này, nhà xuất bản truyện tranh thiếu nhi hàng đầu Nhật Bản Doshinsha đã hợp tác với nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam bộ truyện tranh manga nổi tiếng “Doremon” . Nhà xuất bản này cũng đã kết hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội , nhà văn hóa Hải Phòng và một số trường mẫu giáo thuộc các tỉnh phía Bắc giới thiệu bộ môn nghệ thuật Kamishibai (kịch giấy) Nhật Bản trong giáo dục mầm non [55]. Bên cạnh đó, sau khi UNESCO tổ chức buổi tọa đàm quốc tế về phát huy di sản văn hóa phi vật thể vùng Huế, Nhật Bản đã đưa ra sáng kiến và tài trợ cho kế hoạch phục hồi âm nhạc cung đình Việt Nam, đặc biệt là Nhã nhạc.

Mục tiêu của Việt N am là quảng bá hình ảnh , văn hóa, con người Việt Nam và mong muốn giành được sự tín nhiê ̣m , ủng hộ của bạn bè quốc tế , trong đó có Nhâ ̣t Bản . Trên cơ sở những chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam , những hoạt động giao lưu văn hóa với đất nước Phù Tang ngày càng được nở rô ̣ . Năm 1995, Việt Nam đã giới thiê ̣u với bàn bè

Nhật Bản nghê ̣ thuâ ̣t “Chèo” truyền thống của đất nước . Giáo sư Hà Văn Cầu và một nhà nghiên cứu Nghệ thuật Chèo, cùng Đoàn chèo Thái Bình đã có 4 đêm biểu diễn ta ̣i sân khấu Tokyo . Cũng trong thời điểm này , Hô ̣i thảo khoa học về Chèo đã được tổ chức tại Nhật Bản , thu hút được sự tham gia của hơn 200 nhà nghiên cứu người Nhật . Đây là mô ̣t sự thành công lớn trong viê ̣c quảng bá một loại hình văn hóa truyền thống của Việt Nam . Tháng 10/ 1995, sự tham gia đông đảo của các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú và người mẫu Việt Nam đã góp phần thành công của cuộc trình diễn “Hello Việt Nam” do Kansai đạo diễn, giúp giới trẻ Việt Nam có dịp tiếp cận với trang phục truyền thống và hiện đại của Nhật Bản [30, tr.112]. Và chỉ 3 năm sau, vào năm 1998, Công ty may Ngân An lên đườ ng sang Nhật Bản tham dự Triển lãm hàng thủ công châu Á , giới thiê ̣u với nhân dân Nhật Bản bô ̣ trang phu ̣c truyền thống “áo dài” của nguời Viê ̣t Nam [55].

Một hiện tượng đáng chú ý trong quan hệ văn hóa Việt – Nhật là chương trình Âm nhạc cung đình Huế - Việt Nam tại Nhật Bản. Chương trình là thành quả của sự nỗ lực thúc đẩy quan hệ văn hóa hai nước. Chương trình này đã được giáo sư Tokumaru ở đại học Ochanomizu và giáo sư Yamaguchi ở đại học Osaka cùng với giáo sư Trần Văn Khê của Việt Nam khởi xướng từ năm 1995[78, tr.39]. Một số nhà nghiên cứu và quay phim của Nhật Bản đã đến Huế để thực hiện. Trước sự đề nghị của Việt Nam, Bộ ngoại giao Nhật Bản đã đồng ý với dự án, hỗ trợ, bảo tồn, trước mắt cho phép tài trợ 15 sinh viên Việt Nam học tập kế thừa ngành Nhã nhạc truyền thống này . Sau đó , Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu có những buổi tiếp xúc giữa truyền thống nhã nhạc Gagaku và nhã nhạc Việt Nam.

Từ năm 2000 trở đi đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ văn hóa giữa hai nước, khi các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật song phương nở rộ [46, tr.362]. Năm 2001, Festival Văn hóa - Du lịch Việt Nam được tổ chức tại nhiều thành phố của Nhật Bản, thu hút sự chú ý của người dân nước

này. Năm 2002, để đáp lễ, Nhật Bản gửi Đoàn nghệ thuật Kuna Uka tham dự biểu diễn tại Festival Huế, bên cạnh các đoàn nghệ thuật của Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia…

Năm 2003, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Nhật và năm giao lưu ASEAN - Nhật Bản, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức tại Hội An với sự tham gia của hàng ngàn người dân. Cuối năm 2003, buổi trình diễn thời trang lớn chưa từng có của Việt Nam tại Nhật Bản - “Cuộc hiến dâng ở đền thiêng” diễn ra tại ngôi đền cổ Kyomizu - Kyoto, đã giới thiệu với hàng trăm vị khách tiếng tăm Nhật Bản và hàng ngàn du khách quốc tế 60 bộ trang phục áo dài, kết hợp vẻ đẹp văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản [54].

Năm 2004, đoàn Nghệ thuật dân gian Nhật Bản tham dự Liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh . Cũng trong năm này, Nhật Bản đã thực hiê ̣n bô ̣ phim “ Việt Nam mến yêu”. Đây là bô ̣ phim truyền hình dài nhất của Nhâ ̣t quay ta ̣i Việt Nam nhằm giới thiê ̣u tới công chúng Nhật Bản về văn hóa, phong tu ̣c và con người đất Viê ̣t.

Năm 2005, chính phủ Nhật Bản cử Phái đoàn giao lưu văn hóa đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Chuyến viếng thăm của Phái đoàn lần này được thực hiện dựa trên đề xuất của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải vào cuối năm 2004 tại Hà Nội, trên quan điểm phát triển sâu rộng mối quan hệ giữa hai nước vốn trước đây chỉ tập trung vào quan hệ kinh tế, trong khi tại Việt Nam sự quan tâm đến Nhật Bản ngày càng cao. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam, Phái đoàn đã soạn thảo và trình Chính phủ hai nước Bản kiến nghị mang tính trung và dài hạn về các vấn đề và phương sách trong giao lưu Nhật - Việt.

Năm 2006 được coi là Năm xúc tiến giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản với sự kiện Festival Nhật Bản 2006 được tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với quy mô lớn nhất từ trước tới nay . Nhật Bản đã cử các đoàn

tham gia các chương trình Giao lưu thể thao, Giao lưu văn hóa -nghệ thuật, Giao lưu nhạc nhẹ và Giao lưu kinh tế [46, tr.363]. Năm 2007, Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức tại Hội An với các màn trình diễn nghệ thuật cổ truyền, thời trang, nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật ẩm thực…[55].

Năm 2008 - kỷ niệm 35 năm Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, diễn ra nhiều hoạt động giao lưu văn hóa quan trọng để chào mừng sự kiện này. Trước hết phải kể đến Diễn đàn giao lưu văn hóa Nhật - Việt vừa được tổ chức vào ngày 11 và 12-3-2008. Diễn đàn gồm 2 buổi “Tọa đàm nhân dân” tổ chức tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của đông đảo giới tri thức hai nước, thuộc các lĩnh vực: đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn di sản văn hóa, giao lưu tri thức, giao lưu văn hóa, văn nghệ. Vấn đề xúc tiến hơn nữa giao lưu văn hóa Nhật - Việt là chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn.

Một sự kiện được coi là “điểm đột phá” trong quan hệ văn hóa hai nước là Đại nhạc hội Việt - Nhật vừa được tổ chức hồi tháng 5 năm 2008 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh . Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương kéo dài hơn ba thập kỷ, hai nước cùng tổ chức một chương trình âm nhạc tại Việt Nam với sự tham dự của nhiều ca sĩ Nhật, và cũng là lần đầu tiên ca sĩ Việt Nam được giới thiệu tới công chúng Nhật Bản [46, tr.364]. Sự kiện không bó hẹp trong ý nghĩa một chương trình nghệ thuật, mà nhiều hơn, là sự kiện chính trị, ngoại giao, điểm dấu mốc đặc biệt của chặng đường quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Dự kiến Festival Việt Nam 2008 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản với quy mô lớn chưa từng có vào trung tuần tháng 8-2008, với tư cách là một Chương trình hành động quốc gia của Nhật Bản . Về phía Việt Nam , Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản vẫn tiếp tục được tổ chức tại thành phố Hội An đã thu hút khoảng 15.000 lượt người tham dự [29, tr.80]. Tính từ khi Lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức lần đầu tiên vào năm

2003 đến năm 2008 đã có gần 100 hoạt động tổ chức ở hai nước, trong đó có khoảng 90 hoạt động song phương [55].

Nhật Bản và Việt Nam thường được nói đến là hai nước có cùng nền văn hóa Á đông. Nara và Hà Nội cũng đều là những mảnh đất đẹp , thơ mộng và duyên dáng nhưng cũng rất cổ kính với nhiều di tích và cảnh sắc mang đậm bản sắc riêng. Năm 2010, Việt Nam đã kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Nhật Bản cũng kỷ niệm 1300 năm Nara. Nhân dịp này, nữ hoạ sỹ nổi tiếng Toba Mika đã tổ chức triển lãm tranh nhuộm Katazome tại Nara, Nhật bản vào tháng 11/2010 và tại Hà Nội vào tháng 12/2010.

Năm 2011, trước thảm họa kép đô ̣ng đất và sóng thần kinh hoàng xảy ra đối với người dân Nhật Bản. Khi có một thảm họa to lớn xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, thì các nước đều đồng lòng chia sẻ, nhưng có lẽ chỉ có dân Nhật mới khiến mọi người khâm phục như vậy, do đó, cũng không ngạc nhiên khi thế giới nhiệt tình hỗ trợ người Nhật bằng mọi cách có thể, trong điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Người Việt vốn có thiện cảm với người Nhật. Từ nhiều năm qua, Nhật Bản là nước giúp đỡ Việt Nam rất nhiều và thật lòng mong muốn Việt Nam phát triển, giàu mạnh. Sự đồng cảm với nhân dân Nhật Bản được cụ thể bằng những hành động từ cấp độ nhà nước tới mỗi cá nhân. Ngay sau khi nghe tin thảm họa, các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, từ Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao đã gửi điện thăm hỏi nước bạn. Chính phủ cũng nhất trí để Hội Chữ thập đỏ kêu gọi người dân cả nước quyên góp, hỗ trợ, chia sẻ với người những người bạn chung “dòng máu đỏ da vàng” đang gồng mình khôi phục cuộc sống, tái thiết đất nước sau thảm họa. Mỗi khoản đóng góp nhỏ bé đều là tình cảm rất chân thành, là hành động nhường cơm xẻ áo đong đầy nghĩa tình của người dân một nước còn nghèo, còn nhiều khó khăn.

Có thể nói, các sự kiện giao lưu văn hóa giữa hai nước trong những năm gần đây là phương tiện tốt nhất để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ “từ trái tim đến trái tim”.

2.3.2. Hợp tác trao đổi trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định một trong những yếu tố quan trọng để phát triển đất nước đó là nguồn nhân lực. Thực tế, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam so với các nước trong khu vực cho thấy sự “chênh về nội dung, phương pháp và chất lương của các trường học, nhất là trường đại học”[52, tr.63]. Việc dạy và học ở Việt Nam còn mang nặng tính truyền thống, “thầy đọc, trò viết”, thụ động, ít thực tế. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới của Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Từ đó, Đảng đã chủ trương: “Đổi mới toàn diện giáo dục và đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [14, tr.34].

Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong quá trình hợp tác với Nhật Bản từ năm 1993 trở lại đây, quan hệ văn hóa hai nước đã phát triển trên nhiều lĩnh vực. Và một trong số đó, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là lĩnh vực không thể không kể đến khi nói tới những thành quả trong quan hệ văn hóa hai nước. Bởi vì, Nhật Bản là quốc gia mà cả thế giới biết đến sự thành công trong lĩnh vực giáo dục, lấy con người làm nguồn lực chủ yếu để canh tân và phát triển đất nước trong hơn 100 năm qua, kể từ cuộc cải cách Minh Trị (1868). Xuất phát từ nhận thức “Hiền tài là nguyên khí của đất nước”, đào tạo nhân tài là trọng tâm phát triển của quốc gia, sau khi quan hệ văn hóa hai nước được đẩy mạnh, chính phủ Nhật Bản đã quan tâm giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh gửi thực tập sinh, tu nghiệp sinh, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản như một kênh hợp tác.

Từ năm 1995 đến nay, thông qua sự tài trợ chính thức và sự vận động quyên góp của các tổ chức phi chính phủ, các hội hữu nghị, Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng 256 trường tiểu học tại 17 tỉnh, vùng bị thiệt hại do thiên tai và 8 tỉnh miền núi phía Bắc bằng viện trợ không hoàn lại [39]. Các dự án được thực hiện gần đây là: Dự án nâng cao cơ sở vật chất cho các trường tiểu học vùng núi phía Bắc lần thứ hai (kỳ 3) năm 2005 với tổng kinh phí là 511 triệu yên (tương đương với khoảng 5 triệu USD), xây mới 140 phòng học tại 17 trường thuộc tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ… Trong những năm qua Việt Nam đã nhận được nhiều dự án tài trợ cho việc nâng cấp và xây mới các trường học, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật và đồ dùng giảng dạy, học tập nhất là cho các trường tiểu học. Mỗi dự án trung bình trị giá khoảng 80.000 đến gần 90.000 USD để nâng cấp hoặc xây lại những ngôi trường mới

Một phần của tài liệu Chủ trương của Đảng trong quan hệ văn hóa Việt Nam – Nhật Bản từ năm 1993 đến năm 2011 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)