0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Khuyến nghị

Một phần của tài liệu CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 96 -96 )

7. Bố cục của luận văn

3.3. Khuyến nghị

- Xây dựng Đề án tổng thể về quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, có giải pháp và lộ trình thực hiện phù hợp.

Đề án tổng thể về quan hệ văn hóa Việt - Nhật có tầm nhìn hướng đến năm 2020, dựa trên quan hệ chính trị, ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản: “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của châu Á”. Quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản phát triển sâu rộng và toàn diện hơn, phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Cần phải xây dựng đường lối, cơ chế chính sách hợp tác văn hóa Việt - Nhật phù hợp. Đây là điều kiện cần thiết để các hoạt động giao lưu văn hóa mới chủ động và hiệu quả hơn. Do đó, cần phải có một chiến lược ngoại giao văn hóa phù hợp với ngoại giao chính trị và ngoại giao về kinh tế để cùng thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Củng cố, mở rộng làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược. Từng bước mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh/ thành phố, các tổ chức, các trường đại học. Tăng cường thực hiện giao lưu văn hóa Việt - Nhật, bao gồm năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch; chuẩn bị nguồn lực, khả năng hợp tác quốc tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác dài hạn với các đối tác trên các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác khoa học - giáo dục, trao đổi học thuật, du lịch, văn hóa nghệ thuật và giao lưu con người. Đảm bảo nguồn lực thực hiện hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Nhật bao gồm nguồn lực về tài chính và nguồn lực con người. Xây dựng cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực đã từng đi du học ở Nhật Bản. Chú trọng công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân về mối quan hệ hữu nghị Việt - Nhật nhằm đẩy mạnh quan hệ đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác đa phương với Nhật Bản như “Tuần lễ văn hóa ASEAN - Sankai”. Tăng cường hợp tác các sự kiện ngoại giao văn hóa như Lễ hội giao lưu văn hóa Việt - Nhật, chương trình du lịch văn hóa Việt - Nhật, chương trình Homestay dành cho sinh viên, thanh niên Nhật. Tổ chức các hoạt động trao đổi và sản xuất các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Chú trọng tới các hoạt động giao lưu con người như trao đổi các đoàn văn nghệ, học giả nhà báo, nhà văn hóa, giảng viên, sinh viên với các đối tác tương ứng của Nhật Bản; đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực du lịch để quảng bá thêm hình ảnh, đất nước, con người Việt.

Có những bước đi và giải pháp phù hợp. Thiết kế và thực hiện một lộ trình hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và đặc biệt phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Trong những năm trước mắt dành ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư, giáo dục, du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam và xây dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt với nhân dân Nhật Bản. Xã hội hóa các hoạt động, sự kiện giao lưu văn hóa thông qua các doanh nghiệp Nhật Bản, các tổ

chức, cá nhân Nhật Bản và Việt Nam nhằm thu hút được nguồn lực tài chính và nguồn lực văn hóa.

- Xây dựng nguồn lực đáp ứng yêu cầu của quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Xây dựng nguồn nhân lực là trọng tâm của sự phát triển bền vững. Nhân lực là một trong những vấn đề hàng đầu và quan trọng của giao lưu văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Để đạt được hiệu quả trong quá trình giao lưu văn hóa, đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về ngoại giao, am hiểu về kinh tế và còn am hiểu cả trên lĩnh vực văn hóa. Bởi vậy, nguồn nhân lực phải có sự hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam và văn hóa Nhật Bản. Từ sự hiểu biết đó, mỗi người tham gia hoạt động văn hóa sẽ biết Việt Nam có gì và bạn bè Nhật Bản cần gì để quá trình hợp tác đạt hiệu quả cao hơn.

Cần có định hướng xây dựng nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp. Nguồn nhân lực trực tiếp là những cá nhân trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực giao lưu, hợp tác với Nhật Bản như những nhà doanh nghiệp, khoa học, văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, nhà hoạt động xã hội, những người lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Nguồn nhân lực này phải thông thạo ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản, có năng lực và kinh nghiệm trong các hoạt động giao lưu hợp tác quốc tế, có kiến thức về văn hóa và ngoại giao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức và lòng tự tôn dân tộc, được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nguồn lực gián tiếp là tất cả công dân Việt Nam thực hiện vai trò là “đại sứ văn hóa” và “ngoại giao nhân dân”.

Bổ sung tăng cường đội ngũ cán bộ đảm nhiệm hoạt động giao lưu, hợp tác với Nhật Bản ở một số cơ sở, ban ngành, tổ chức. Đào tạo những cán bộ văn hóa có kỹ năng tổng hợp, phân tích, để có thể liên kết các sự kiện văn hóa với các vấn đề kinh tế chính trị. Xét cho cùng, ngoại giao văn hóa là thông qua văn hóa để đạt được mục đích về ngoại giao; văn hóa sẽ hỗ trợ đắc lực

cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Đồng thời, cán bộ ngoại giao phải có kỹ năng truyền thông, tổ chức sự kiện, vận động tài trợ. Tính đa dạng của các hoạt động ngoại giao văn hóa đòi hỏi cán bộ ngoại giao cũng phải có kiến thức toàn diện. Họ phải thuần thục các kỹ năng tổ chức sự kiện, trong đó nổi bật nhất là mối quan hệ với truyền thông và vận động tài trợ.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ biên dịch, phiên dịch tiếng Nhật phục vụ cho các hoạt động giao lưu, hợp tác với Nhật Bản.

Nâng cao ý thức công dân, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, có ý thức giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp nhận học hỏi những tinh hoa văn hóa của Nhật Bản.

Để có thể xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngoại giao văn hóa như vậy, cần có sự đầu tư lâu dài và có chiều sâu. Nhà nước cần phải tiếp tục mở các lớp đào tạo mới và đào tạo lại cho các nhà quản lý văn hóa, cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hợp tác văn hóa với Nhật Bản. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng nhân tài trong ngành văn hóa để họ có thể yên tâm công tác, giúp cho quá trình hợp tác với Nhật Bản đạt hiệu quả cao hơn.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại

Tăng cường công tác tổng hợp thông tin, dự báo tình hình quốc tế và tình hình quan hệ Việt Nam - Nhật Bản; đánh giá đúng những thuận lợi, khó khăn, thách thức, xu hướng hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản.

Hình thành cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa hai quốc gia, giữa các địa phương của Việt Nam và địa phương của Nhật Bản, giữa các tổ chức, cá nhân, bạn bè Nhật. Mở rộng thông tin và đa dạng hình thức trao đổi thông tin, truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh, internet), xây dựng website có phiên bản tiếng Nhật ở một số đơn vị trọng yếu, phối hợp với VTV4, xây dựng những phóng sự, bộ phim, phim tài liệu nói đến mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Cần đa dạng các kênh

thông tin và nội dung thông tin. Phát huy thế mạnh của khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh hiệu quả thông tin; coi trọng thông tin đại chúng, hoạt động hợp tác xuất bản, dịch thuật.

Chú trọng giới thiệu và quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Việt Nam đến bạn bè Nhật Bản và chọn lọc tiếp thu văn hóa Nhật Bản. Cần phải định vị Việt Nam là điểm đến của giao lưu, hợp tác Việt - Nhật của các tổ chức kinh tế, tài chính, các nhà đầu tư, các nhà khoa học, giáo dục, du khách, các nhà văn hóa, các tổ chức nhân dân, người dân Nhật Bản. Xây dựng thông điệp và biểu tượng về quan hệ hữu nghị, hợp tác với Nhật Bản. Đồng thời tích cực xây dựng hình ảnh ấn tượng văn hóa con người Việt Nam để người Nhật đón nhận, ghi nhận và lưu giữ. Đồng thời, quan tâm đến đặc điểm văn hóa của con người Nhật nhằm khai thác tối đa hiệu quả của quan hệ văn hóa Việt – Nhật.

Phối hợp với chính quyền, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan văn hóa, cơ quan thông tin đại chúng Nhật Bản nhằm giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến Việt Nam. Nghiên cứu, chọn lọc các giá trị văn hóa của Nhật Bản mang tính nhân văn nhằm định hướng bổ sung vào bảng giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Việc làm này đòi hỏi tính khoa học, cẩn trọng và lâu dài, phải căn cứ vào quy luật, tính đặc thù của giao lưu văn hóa để tránh sự “gượng ép”.

- Quan tâm, chú trọng đến công tác nghiên cứu, trao đổi học thuật

Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu chung, các hội nghị, hội thảo nhằm xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện giao lưu hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản. Tập hợp, huy động và tạo điều kiện cho những nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao lưu hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản. Chú trọng lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo và các vấn đề xã hội.

Tổ chức các hoạt động chia sẻ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Xây dựng các chương trình nghiên cứu chung về Việt Nam - Nhật Bản ở trên các lĩnh vực ưu tiên nhằm tìm ra những giải pháp khả thi thúc đẩy quan

hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản. Quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm tiếp thu những tinh hoa văn hóa của Nhật Bản.

- Xây dựng môi trường văn hóa thuận lợi, thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản.

Để môi trường văn hóa thuận lợi cần phải đảm bảo được tình hình chính trị ổn định; quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương Nhật Bản ngày càng mở rộng và sâu sắc; có những đường lối, chính sách, những thỏa thuận, cam kết linh hoạt và sáng tạo với đối tác Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực. Cần chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để mở rộng quan hệ văn hóa Việt - Nhật, có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư, thu hút nhà khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch, trao đổi các hoạt động văn hóa dành riêng cho Nhật Bản.

Cải cách hành chính và hoàn thiện thể chế phải được thúc đẩy nhanh và hiệu quả. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp Nhật Bản thường trọng chữ “tín” trong hợp tác, thường chọn nhà đầu tư, hợp tác vào những địa phương có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, có nền hành chính hiện đại, thông suốt, không tham ô, tham nhũng, quan liêu, bao cấp. Du khách Nhật cần có đầy đủ thông tin về sản phẩm du lịch, không thích mặc cả, xem trọng thái độ ứng xử tôn trọng, thân thiện của người dân. Bởi vậy, phía Việt Nam cần phải xây dựng môi trường sống lý tưởng, giàu tính nhân văn, lịch sự và thân thiện. Nhanh chóng thực hiện những chủ trương này là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động giao lưu hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nói riêng và hợp tác quốc tế về văn hóa nói chung.

Từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xã hội, nâng cao trình độ dân trí, ý thức pháp quyền, có phong tục, tập quán lối sống, đạo đức hướng đến các giá trị văn hóa, văn minh. Xây dựng con người Việt Nam có trình độ văn hóa cao, có tinh thần hội nhập quốc tế, năng động và sáng tạo. Xây dựng và đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của các tổ chức giao lưu văn hóa Việt Nhật

như Trung tâm giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Hội hữu nghị Việt -Nhật, Bảo tàng Việt - Nhật, khu phố Nhật…Xã hội hóa các chương trình, hoạt động giao lưu nghệ thuật Việt - Nhật, gắn giao lưu nghệ thuật phục vụ hoạt động ngoại giao chính trị và đa dạng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Có biện pháp giáo dục thẩm mỹ, nâng cao trình độ thẩm mỹ của công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ để trở thành những khán giả “đồng điệu” với nền nghệ thuật Nhật Bản. Từ đó mới tạo nên sự “thẩm thấu” văn hóa.

Về hợp tác du lịch Việt - Nhật, để tăng cường thu hút khách Nhật Bản, Việt Nam cần phát triển các sản phẩm du lịch đáp ứng được thị hiếu của du khách Nhật Bản như ẩm thực, mua sắm và thăm quan. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng theo hướng chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp tiếng Nhật, khuyến khích đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng du lịch mang phong cách Nhật Bản. Phát triển, giữ gìn môi trường du lịch vệ sinh, an toàn, thân thiện. Truyền thông, quảng bá du lịch được tập trung và chuyên nghiệp, trong đó bao gồm xây dựng và phát triển website xúc tiến du lịch bằng tiếng Nhật.

Tiểu kết chƣơng 3

Quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong chặng đường từ năm 1993 đến nay đã đạt được những thành tựu rực rỡ chưa từng có trong lịch sử bang giao hai nước. Tuy nhiên, cùng với đó thì những hạn chế, thiếu sót vẫn đang hiện hữu. Những hạn chế đó đã tác động nhỏ tới nỗ lực mở rộng quan hệ văn hóa với Nhật Bản của Việt Nam. Từ đó, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cần phải rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần phải được ra những giải pháp, khuyến nghị để quan hệ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh trong thời gian tới.

Vì tình hữu nghị và quan hệ hợp tác lâu dài của hai quốc gia, Việt Nam đang nỗ lực, cố gắng hơn nữa để làm sâu sắc hơn mối quan hệ Việt Nam - Nhật

Bản trên lĩnh vực văn hóa bằng việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động giao lưu văn hóa Việt - Nhật trên nhiều lĩnh vực và bằng cả tấm lòng dành cho bạn bè Nhật Bản. Với sự nỗ lực đó sẽ làm cho quan hệ bang giao của hai quốc gia ngày càng bền chặt hơn và hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực trong tương lai.

KẾT LUẬN

Có thể nói, quan hệ văn hóa Việt - Nhật đã có từ lâu đời trong lịch sử quan hệ bang giao hai nước. Và đến giai đoạn này, giao lưu văn hóa giữa hai nước diễn ra khá thuận lợi, bình đẳng, hòa bình và thân thiện, trên cơ sở cùng hợp tác và phát triển, đã trở thành nguồn lực ngoại sinh góp phần thúc đẩy Việt Nam bước vào hội nhập và phát triển. Chủ trương của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong mở rộng quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nhật Bản; tạo cơ hội tiếp nhận những thành tựu, tri thức tiên tiến và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước; góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc. Đồng thời, quan hệ văn hóa Việt - Nhật còn làm sâu sắc thêm quan hệ đối ngoại, làm nồng ấm thêm tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.

Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ văn hóa với Nhật Bản có vai

Một phần của tài liệu CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUAN HỆ VĂN HÓA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2011 (Trang 96 -96 )

×