Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc” Bài tiểu luận phần nào đóng góp thêm những thông tin quý báu cho bạnđọc về lịch
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA VĂN XÃ HỘI
Trang 2MỞ ĐẦU.
Sự nghiệp của các Tiên chúa họ Khúc đã được lịch sử ghi nhận Từ
“Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô
Sỹ Liên thời Lê đến Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triềuNguyễn đều ghi lại rõ ràng, cho đến cuốn lịch sử Việt Nam tập I do GS Viện
sĩ Nguyễn Khánh Toàn chủ biên cũng đã ghi:
“Giành lấy chính quyền từ tay bọn phong kiến phương Bắc, Khúc Thừa
Dụ đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn 1000 năm của bọn chúng Lịch sử ghi nhớ công lao của Khúc Thừa Dụ như là một trong những người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc”
Bài tiểu luận phần nào đóng góp thêm những thông tin quý báu cho bạnđọc về lịch sử dân tộc ta, giới thiệu thêm về Đền thờ họ Khúc tới du kháchthập phương cùng biết
Bài tiểu luận có khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như:người dân địa phương, ban quản lý khu di tích và nhiều cuốn sách lịch sử cógiá trị (Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch sử Việt Nam…) với những phươngpháp: Điền dã, quan sát, liệt kê, tổng hợp,… Kính mong giới thiệu cùng mọi
người cũng như các thầy cô giáo đọc và đóng góp, bổ sung ý kiến cho bài
tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Trang 3Xây dựng đề cương chi tiết cho bài báo cáo.
Xác định thời gian, địa điểm thực tế
Tìm hiểu sơ bộ về địa điểm thực tế càn đến
Dự trù những phương án cụ thể trong trường hợp bất trắc
Từ 13/09/
2013 đến
16/09/2013
Đến địa điểm thực tế tìm hiểu thông tin
Giới thiệu về bản thân, tiến trình, mục đích nghiên cứu điểmthực tế với ban quản lý tại đó
Xin được tham quan sơ bộ tại điểm thực tế, nhờ người ở banquản lý chỉ dẫn
Tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử hình thành, những câu chuyệnngoài nề có liên quan đến anh hùng Khúc Thừa Dụ
Tập trung khai thác thông tin tối đa từ ban quản lý khu di tích
và người dân địa phương
Từ
17/09/2013
đến
28/09/2013
Lên trường, chọn lọc và thống kê lại những kết quả thu được
và tìm kiếm thêm một số tài liệu khác có liên quan
Từ
29/09/2013
đến
Quay lại địa điểm thực tế
Xin các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứuTrao đổi với ban quản lý về những vấn đề chưa hiểu
Trang 4Đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân
1.3 Kết quả đạt được.
- Hoàn thành tương đối kế hoạch và nhiệm vụ đã đề ra
- Thời gian và địa điểm chính xác như trong kế hoạch
- Xây dựng thành công đề tài hoàn chỉnh
- Tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích cho quá trình học tập, nghiêncứu sau này
- Tìm hiểu thêm về kiến thức lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh dựngnước và giữ nước của ông cha ta
1.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình đi thực tế.
- Có sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè, các phương tiện và thiết bị như
xe, máy tính, máy ảnh, điện thoại, máy ghi âm
- Được ban quản lý tin tưởng, giúp đỡ, bảo ban , hướng dẫn nhiệttình, chu đáo
- Được bố mẹ, bạn bè động viên
- Người dân địa phương tích cực hợp tác, giúp đỡ trong quá trình tác nghiệp
- Sự nghiệp của họ Khúc đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dâm, nhữngthế hệ nối tiếp ở Cúc Bồ đã có ý thức bảo vệ gìn giữ Trong tâm thức củanhân dân vẫn còn những truyền thuyết, vẫn còn đó những tập tục tế lễ hàngnăm, vẫn còn một số di sản văn hóa đáng quý
Trang 51.5 Kinh nghiệm thu được qua chuyến đi.
- Hiểu biết thêm về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc
- Đúc rút ra bài học về cách giao tiếp trong quá trình phỏng vấn
- Muốn thành công thì không thể thiếu kiến thức thực tế, kiến thứctrong sách vở, cũng như ngoài cuộc sống
II Nhật kí cá nhân.
2.1 Từ ngày 01/09/2013 đến 12/09/2013.
- Lập kế hoạch đi thực tế
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu thực tế
- Xây dựng đề cương chi tiết cho bài báo cáo
- Xác định thời gian, địa điểm thực tế
- Tìm hiểu sơ bộ về địa điểm thực tế cần đến
- Dự trù những phương án cụ thể trong trường hợp bất trắc
2.2 Từ 13/09/2013 đến 16/09/2013.
2.2.1 Ngày 13/09/2013.
Trang 6Buổi sáng: 5h30’ tôi bắt đầu dậy để kịp giờ ăn sáng và lên xe về địa điểm tôithực tế (Đền thờ Khúc Thừa Dụ - Hải Dương Đúng 6h tôi đã ngồi yên vị trên chiếc
xe khách màu đỏ thẫm còn mới nguyên chạy tuyến Ninh Giang – Thái Nguyên.Ngồi trên xe mà lòng tôi không khỏi bồ hồi, lo lắng Tôi tự hỏi không biết chuyến
đi này của mình sẽ như thế nào? Liệu các cô, các chú, các bác ở đấy có chào đónmình không, hay là Tôi bắt đầu cảm thấy sợ, một luồng gió lạnh làm tôi nổi da gà,rồi bao nhiêu ý nghĩ mông nung cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong đầu tôi
6h5’, xe bắt đầu chuyển bánh đi, tôi ngồi trên xe ngắm nhìn cảnh vậtbên ngoài Khoảng 30 phút sau thì tôi thiếp vào giấc ngủ
9h40’, xe đến Hưng Yên Bác tài xế cho các hành khách xuống nghỉngơi giải lao ít phút và đi vệ sinh Tôi tranh thủ mua mấy chiếc bánh mì vềcho mấy đứa trẻ con Mười phút sau thì xe lại tiếp tục khởi hành
Khoảng 11h10’, xe đã về đến bến thị trấn Ninh Giang, tôi đón xe bú vềthẳng nhà Về đến cổng nhà, mẹ đã đón tôi ở bên ngoài và bảo tôi thay quần áorồi ăn cơm Có lẽ vì đi xe hơi mệt nên ăn cơm xong toi đã thiếp vào giấc ngủ chođến tận 4h chiều hôm đó Tôi quyết định ở nhà giúp mẹ nấu cơm, nói chuyện với
mẹ về việc đi thực tế và chuẩn bị để sáng hôm sau mới đến địa điểm thực tế
2.2.2 Ngày 14/09/2013.
Không như những lần về nhà khác, sáng nay tôi thức dậy từ 5h30’ để vệ sinh
cá nhân và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà thật là ngon, tạo một bất ngờ cho bố mẹ
Đúng 6h, bữa sáng đã được chuẩn bị xong, bố mẹ tôi cũng đã dậy từlúc nào mà tôi không hay biết Tôi mời bố mẹ lên nhà dùng bữa sáng để còn
đi làm sớm cho khỏi nắng Trong bữa ăn, lòng tôi càng phấn khởi hơn khôngchỉ vì sắp được đi tìm hiểu địa điểm thực tế mà còn bởi những lời khen khôngngớt của bố mẹ về tài nghệ nấu ăn của tôi
Khoảng 6h30’, tôi và bố mẹ dùng xong bữa sáng Cả nhà quây quần nóichuyện, bố mẹ động viên tôi và căn dặn những điều cần thiết khi đến địa điểm thực
tế Tôi cũng xin bố mẹ cho mượn chiếc xe cũ để tiện việc đi lại cho nhanh
6h40’, bố mẹ tôi đi làm đồng, tôi cũng bắt đầu đi đến địa điểm thực tế
Vì đường xá nông thôn vừa nhỏ lại hẹp nên tôi đi với tốc độ chậm, vừa đi vừasuy nghĩ viển vông và ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường
Trang 7Đúng 7h vượt qua quãng đường khá dài tôi đã dừng xe trước cử đền thờKhúc Thừa Dụ Nhìn quanh quẩn một lúc , không tìm thấy chỗ để xe mà đểbên ngoài thì sợ bị trộm mất, tôi đành đánh liều vào một nhà dân gần đó xingửi nhờ xe Đó là nhà anh Thành làm thợ mộc cách cổng chính của đềnkhoảng 50m Rất may, sau khi hỏi han đôi chút thì tôi đã được anh đồng ý chogửi nhờ xe Tôi bắt đầu bước bộ sang cổng chính đền.
Lúc này đã đến giờ mở cửa, 2 cánh cổng đền đã mở rộng chào đónkhách tham quan Tôi nhẹ nhàng bước từng bước một vào đền với tâm trạngthảnh thơi Hiện ra trước mắt tôi là một khug cảnh uy nghiêm, tĩnh lặng, tôingắm nhìn cảnh vật xung quanh, từ những bức phù điêu được trạm trổ tinh tếcho đến những tượng linh thú, hồ nước xung quanh Đang mải mê chiêmngưỡng cảnh đền thì tôi giật mình bởi một tiếng chào nhẹ từ phía sau: “Chàocháu, mời cháu vào thăm đền” Tôi quay người lại, thì ra là bác bảo vệ đềnchừng khoảng 60 tuổi, tôi kính cẩn chào lại bác và trình bày mục đích mìnhđến đền Nghe tôi nói xong bác rất hào hứng và giới thiệu với tôi, bác tên làNga, làm bảo vệ đền đã được bốn năm rồi Trò chuyện một lúc, bác dẫn tôivào gặp ông Triệu (Bùi Quang Triệu) Ông Triệu làm quản lý ở đây từ khi đềncòn là một ngôi đình làng nhỏ, ông chuyên lo việc thờ cúng, đón khách vàođền Sau khi nghe tôi giới thiệu là sinh viên về đây tìm hiểu và nghiên cứu,ông Triệu lại càng hào hứng hơn Lúc này tôi biết mình đã được chào đón
Ông cho tôi đi tham quan các gian thờ trong đền , tôi tranh thủ chụp lạimấy bức ảnh hoành phi, câu đối, các bức tượng thờ Sau đó ông dẫn tôi đi ngắmcảnh đền, ông chỉ cho tôi nào là giếng mắt rồng, nào là nhà tả vu, hữu vu, bứcphù điêu tụ nghĩa, cho đến các tượng linh thú, hai tâm bia đá ghi công của anhhùng Khúc Thừa Dụ vv Tôi và ông trò chuyện vui vẻ, trao đổi cùng nhau nhưhai người tri kỉ đã quen nhau từ lâu, mải miết cho đến khi ánh nắng mặt trời đãgay gắt Tôi giật mình nhìn đồng hồ lúc này đã là 10h20’ nên tôi quyết định xinphép chào ông ra về và hẹn ông vào 1h30’ chiều sẽ quay lại
Khoảng 11h tôi về đến nhà, trong người đã thấm mệt Mẹ bảo tôi đi rửamặt rồi chuẩn bị vào ăn cơm cho khỏi đói Ăn cơm xong tôi rửa bát giúp mẹ
và vào giường ngủ trưa
Trang 812h45’, chuông báo thức điện thoại kêu Tôi tỉnh dậy rửa mặt mũi vàthay đồ, chuẩn bị hành trang lên đường.
Đúng 13h20’ tôi đã có mặt trước cửa đền, ông Triệu đã đón tôi ngay ởcửa chính với một khuôn mặt rạng rỡ tươi cười, tôi lễ phép chào ông và cùngông đi vào trong đền Sau khi ngồi xuống ghế uống nước, tôi bắt tay ngay vàocông việc theo lịch trình đã hoạch định sẵn ở nhà Tôi cẩn thận ghi chép lạinhững thông tin từ ông, chỗ nào chưa hiểu thì hỏi kĩ hơn, nhờ ông giải đápgiúp Tôi và ông trò chuyện rất nhiều, ông hăng say kể cho tôi nghe từ vị tríkhu đền, kết cấu, rồi lịch sử hình thành như thế nào, cả trong những nămtháng kháng chiến ra sao vv
16h30’, câu chuyện của tôi và ông còn chưa đến hồi kết nhưng tôi xin phépông được ra về vì phải giúp mẹ nấu cơm Tôi chào ông và hẹn ông hôm sau
Buổi tối sau khi ăn cơm xong, tôi vào bàn học bắt đầu tổng kết và chỉnhsửa, ghi lại mạch lạc những thông tin tìm hiểu được và chuẩn bị cho công việccủa ngày mai
độ sứ Khúc Thừa Dụ Tôi phải cong tay, ấn bút để có thể kịp ghi chép lạinhững lời của bác Trong đó tôi nhớ nhất là câu chuyện về sự tích bánh khúc,cũng xin được tóm tắt lại vài dòng lời của bác như sau:
Trang 9“ Một năm trời làm đại hạn, mấy tháng không mưa, sông ngòi cạn kiệt,cây cỏ héo khô, trâu bò không có gì ăn, gày trơ xương Con người vặt lá cây
ăn trừ bữa
Trong làng Cúc Thị có một người góa phụ, nuôi hai con nhỏ, đói quáphải đi mót khoai mậm về nấu cháo ăn vẫn chẳng đủ no Mậm khoai hết, đànhhái rau tập tàng luộc, đến bữa ba mẹ con ăn cầm hơi
Một lần người mẹ nhìn thấy trong bát rau có lẫn loài rau lạ, mới giậtmình kinh hãi, cũng vì quá vội vàng nên lúc rửa rau không nhận ra Thị sợlắm, chắc mẩm lần này ăn phải rau độc sẽ chết cả nhà
Nhưng chờ mãi chẳng thấy sao cả Thực ra thứ rau ấy ăn mát, có mùihăng hắc thơm thơm Lá ánh bạc, mọc nhiều ở chân ruộng mạ nhà hào trưởng
Chỉ ít sau trời làm mưa, sông ngòi đầy nước, cây cỏ hồi sinh, tôm cánhiều, rau đậu lại xanh tốt Gia đình người góa phụ thoát chết
Biết tin ấy, hào trưởng Khúc Thừa Dụ cho người gọi mẹ con bà góađến cho làm đầy tớ, giúp việc cấy cày
Một hôm Khúc bà ra cổng chơi chờ Khúc ông đi Nam Sơn hạ trở về,bỗng nhìn thấy người đàn bà nọ đội trên đầu một rổ sề toàn cỏ dại Bà hỏi:
- Nhà chị mang cái gì thế kia?
- Bẩm bà, đây là rau dại con nhặt ở ngoài đồng
- Nhặt làm gì cho chật nhà à?
- Dạ không, để ăn ạ Rau này ăn được Chúng con đã ăn, mát lành lắm.Thưa bà không có nó, ba mẹ con nhà con chết đói từ năm ngoái rồi
Nghe chuyện lạ, Khúc bà bảo:
- Thật vậy à, đưa ta xem!?
Khúc bà ngờ ngợ nhận ra loại cỏ này mọc ở bờ ruộng mạ Nó sinh sảntrong mùa đông, phát triển nhờ hút sương lạnh, mặt lá có màu ánh bạc Bànghĩ: Rau ăn được tất phải lành Giống rau này từa tựa như cây ngải, chắcthuộc họ nhà ngải cứu, công dụng cho con người
Vốn là người xuất thân dòng dõi danh gia, lại về làm dâu nhà hàotrưởng thế lực, nổi tiếng khoan dung giản dị, Khúc bà có tài nữ công giachánh Bà nảy ra ý nghĩ
Trang 10Sáng hôm ấy Khúc Thừa Dụ dậy muộn, sang bàn ăn, thấy đĩa bánh lạ,còn bốc hơi nóng hổi, ông hỏi người hầu:
- Đây là cái gì?
- Bẩm ông, bánh bà mới làm ạ Bà dặn khi nào ông dậy, mang lên để ôngthưởng thức
- Thế bà đi đâu?
- Thưa, bà đi lễ với các cụ trong làng
Khúc ông ngắm nghía tấm bánh rồi nếm thử Mùi thơm của bột nếp, mùingậy của mỡ lợn, vị béo ngọt của đậu xanh tạo nên một hương vị dân giã màđài các, quả là ông chưa từng một lần được ăn
Chiều, Khúc bà trở về, ông hỏi ngay:
- Bà cho ta ăn bánh gì mà ngon thế?
- Ông có biết không, bánh làm từ cây cỏ dại ngoài đồng Rồi bà kể lạiđầu đuôi câu chuyện Bà giã gạo tẻ làm bột, gạo nếp đồ xôi Hạt đậu xanh làmnhân, có mỡ hành phi lên thơm lựng Rau dại luộc, giã nhỏ rắc đều bột gạo,dùng nước rau luộc rưới vào luyện và nhuyễn rồi vo tròn, lại dàn mỏng như lásen nhỏ Bánh cho vào chõ, một lượt bánh, một lượt gạo nếp, rồi đồ chín
Tấm bánh ban đầu chỉ làm thức ăn trong nhà, sau truyền ra bên ngoài.Ngày đầu chẳng biết gọi là gì, người làm kẻ ăn người ở cứ quen gọibánh nhà họ Khúc, bánh Khúc bà làm Rồi chẳng biết từ bao giờ gọi gọn hơn
có thói quen ăn bánh khúc Sau này ở Hà thành, một vài phố Hàng Ngang,Hàng Cót, Hàng Chiếu vẫn thấy người bán hàng rong với món bánh khúc mỗiđêm đêm”
Trang 11Nghe bác kể xong cũng là lúc quá trưa, tôi xin phép bác ra về và hẹnbác buổi chiều.
Khoảng hơn 11h tôi mới về đến nhà vì ngang đường gặp trời mưa to,tôi phải đội mưa về
Buổi chiều trời mưa suốt nên tôi quyết định ở nhà nghỉ ngơi và cũng vìcảm thấy hơi đau đầu do phải trời mưa lúc ban sáng
Buổi tối tôi soạn lại bài, viết lại những thông tin được ghi âm trongđiện thoại, sắp xếp một cách trình tự, cẩn thận, rõ ràng rồi đi ngủ sớm để lấysức cho ngày mai
2.2.4 Ngày 16/09/2013.
Sáng nay tôi dậy muộn hơn mọi ngày bởi dư âm của trận đau đầu hômqua Khoảng hơn 6h sáng tôi mới dậy
Chuẩn bị xong mọi thứ, khoảng 7h30’ tôi đã đến đền Không hẹn trước,
từ đằng xa tôi đã thấy ông Triệu nở một nụ cười tươi với tôi Tôi lại gần vàđược ông chào bằng một giọng ân cần: “chào cháu, ông xin lỗi vì hôm qua đihọp đột xuất mà không báo cháu biết Hôm nay ông tự phạt với cháu đây”
Tôi kính cẩn chào lại ông và nói: “Ông không tự phạt thì cháu cũng cónhiều chuyện hỏi ông đây” Rồi tôi cùng ông vào trong uống trà, vừa uống tôivừa bắt tay ngay vào việc Tôi nói: “Hôm qua bác Nga kể cho cháu nghenhiều chuyện lắm Hôm nay ông nói cháu nghe thêm nữa được không ạ?”.Ông gật đầu đồng ý và bắt đầu say xưa với những câu chuyện, tôi đã kịp mởđiện thoại ghi âm lại Ông kể cho tôi nghe những chuyện ít ai biết được vềanh hùng Khúc Thừa Dụ, trong đó có một chuyện mà tôi thấy thú vị nhất, xin
kể lại để mọi người cùng nghe:
Dùng trâu đuổi giặc.
“Khi Khúc Thừa Dụ đã là một thanh niên cường tráng, nối nghiệp chalàm Hào Trưởng Ông thường tìm cách chiêu nạp hào kiệt Tất cả mọi ngườiđến với ông đều mượn danh là gia khách Họ về đây tụ nghĩa chuẩn bị chokhởi nghĩa giành chính quyền
Trang 12Bọn giặc đánh hơi thấy, bèn sai quân sĩ đến “thăm” nhà Hào trưởng để
dò la thực hư Biết chuyện ấy, có người khuyên ông: Nên tiêu diệt bọn này rồithừa cơ dốc binh quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi
Ông mỉm cười, rồi gọi những người thân tín đến, ông nói:
- Ta đã hiểu ý đồ của giặc Nay giặc tuy yếu nhưng sức ta chưa mạnh
Ta đánh thắng một trận nhỏ chẳng đủ bù cho tổn thất lớn sau này Vì thế ta có
ý định làm thế này, thế này
Về sau, dân làng ai cũng biết Ông đã sai người lấy những trái ớt thậtcay phơi khô, dã nhỏ bỏ chung với muối rồi cho vào túi nhỏ buộc vào hạ bộtrâu, cột chặt lại, rồi sai người dắt trâu ra đường nơi quân lính thường qualại, chờ sẵn Quả nhiên lũ giặc kéo đến Ông hạ lệnh lấy nước sôi đổ vào túimuối ớt Trâu bị cay, xót hoảng hốt lồng lên chạy thục mạng Muối ớt càngthấm, trâu càng hung dữ, gặp bất cứ ai cũng húc
Giặc khiếp vía, tránh được trâu này lại bị trâu khác húc Đường hẹp,không có lối thoát, chúng chỉ còn biết kêu trời mà thôi Có tên chết, có tên bịthương kêu la inh ỏi Khi trâu đã chạy xa, Khúc Thừa Dụ sai người ra khênhnhững tên bị thương về dinh chạy chữa và vỗ về tỏ lòng thương tiếc Từ đấy,bọn giặc không dam bén mảng đến nữa”
Nghe chuyện xong cũng là lúc đồng hồ điểm 10h30’ trưa Tôi xin phépông ra về sớm để chuẩn bị đồ chiều lên trường Tôi hẹn ông 2 tuần nữa sẽquay lại nơi này Tạm biệt ông ra về mà trong lòng tôi đầy lưu luyến khôngmuốn cách xa, với tôi ông đã như một người thầy tự lúc nào
2.3 Từ 17/9/2013 đến 28/9/2013.
- Tôi lên trường, lấy những thông tin đã ghi âm được từ file trong điệnthoại và ghi chép ra giấy
- Chọn lọc và thống kê lại những kết quả thu được
- Chọn lọc những bức ảnh có giá trị để làm tư liệu học tập
- Tìm kiếm them một số tài liệu khác có liên quan
- Rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu
- Lên kế hoạch và tiếp tục chuẩn bị cho chuyến đi sau
2.4 Từ 29/9/2013 đến 30/9/2013.
Trang 13Hơn 12h, đồng hồ báo thức kêu, tôi tỉnh dậy chuẩn bị hành trang đi đếnđịa điểm thực tế Trước khi đi tôi đã gọi điện cho ông Triệu hẹn sẵn nên lầnnày tôi không còn cảm thấy lo lắng nữa.
Đi lòng vòng qua mấy khúc đường, đúng 13h tôi đã đến được khu đền.Lần này bác Nga bảo vệ đền ra mở cửa cho tôi, gặp tôi bác đã hớn hở nói:
“Sao hôm nay cháu mới đến vậy? Ông Triệu đang đợi cháu ở bên trong đấy”.Tôi cũng kính cẩn chào lại bác và hỏi thăm chút sức khỏe Linh cảm đã máchbảo cho tôi biết có chuyện gì lạ lạ ở đây Tôi mạnh dạn bước vào bên trong,thấy ông Triệu đang ngồi nói chuyện với một chú nữa Ông kêu tôi ngồixuống uống nước và giới thiệu với tôi: “Hôm nay cháu thật may mắn đấy,đây là chú Sắn, chắc cháu cũng đã quen thuộc rồi Chú đang là phó chủ tịch
xã Kiến Quốc và là trưởng ban quản lý chung của đền, có chuyện gì chưa hiểuhay muốn biết thêm nữa thì cháu cứ hỏi chú ấy Bây giờ ông phải đi có côngchuyện, hai chú cháu ngồi nói chuyện với nhau nhé”
Tôi chào tạm biệt ông và ngồi xuống lễ phép chào chú Sắn Chú là phóchủ tịch xã nhưng lại vô cùng giản dị, chú mặc chiếc áo sơ mi màu nâu, cáiquần xám với đôi dép quai hậu màu đen đã mòn đế; không đóng thùng cũngchẳng giầy đen bóng Tôi bắt tay ngay vào phần việc chính của mình là tìmhiểu về thực trạng phát triển du lịch của đền, cố gắng khai thác thật nhiềuthông tin từ chú Thật không may cho tôi là hôm nay chú lại không đem theonhững tài liệu có liên quan đến mảng này Nhưng chú cũng nhiệt tình giải đápmột cách khái quát nhất những câu hỏi của tôi Chú còn kể cho tôi nghe nhiềucâu chuyện mơ mơ hồ hồ, chẳng hạn như Chuyện rùa thần xuất hiện tại buổi
lễ an vị tượng Khúc Thừa Dụ-Khúc Hạo-Khúc Thừa Mỹ tại Cúc Bồ:
Trang 14Theo lời chú kể lại mà tôi ghi được vài dòng thì… “Hôm đó là ngày21/7/2008 âm lịch, ông Bùi Văn Nam (là anh em họ với chú Sắn) nhân đi thămvùng đăng tại “Cống Nhạng” trước cửa đền thờ (đoạn sông Luộc nối sông Hồngvới sông Thái Bình Anh Nam thấy có vật bơi xung quanh túi đăng, giống con ba
ba Anh lội xuống chặn đăng lại rồi về mang vợt bắt Khi vớt lên nhìn kỹ thìkhông phải là ba ba mà là một con rùa, nên ông mang rùa về đền
Đêm ấy, khi hành lễ, rùa được thả trong chiếc thau to, dưới làn nướctrong veo Trong tiếng thanh la, chiêng trống ầm vang, rùa vẫn bơi lội bìnhthường Thấy lạ, nhiều máy quay phim, máy ảnh không rời ống kính Nhìntấm ảnh phóng to50 x 75 thấy rùa có điều rất lạ khác với rùa thường ngày:Toàn thân màu vàng, tai đỏ, sống lưng có màu xanh sẫm, xen lẫn sọc vàng
mờ Trên mai, ngăn cách bởi đường viền và sống lưng, nằm gọn trong khuônvây thứ nhất hiện lên chân dung một người: gồm khuôn mặt, cổ áo, ngực, đầuđội mũ vành rộng, trên đỉnh mũ ở giữa trán là phần lóa sáng Khuôn mặt đầyđặn, vừng trán cao, phía dưới là đôi mắt, mũi, miệng và gò má Dưới khuônmặt phần kề với đốt sống lưng là cổ áo đóng kín, có đường viền rồi xòe ra hai
bờ vai phủ xuống phần ngực, giống như chiếc áo có màu vàng mờ, xanh mờ
Vây thứ hai kề bên là hình ảnh người phụ nữ, dứng nghiêng, khuôn mặtbầu, mái tóc búi ngược phía sau, khoác trên người một chiếc áo dài, rộng.Trên áo có hai sọc vàng chạy song song từ cổ xuống phủ đến chân để lộ bànchân giống đôi hài mũi vuông
Chân dung trên mai Rùa giống pho tượng Khúc Tiên Chúa đang thờtrong cung điện Tiên Chúa đầu đội mũ “Xung thiên” Trên đỉnh mũ có đôirồng chầu (Lưỡng long chầu nguyệt), khuon mặt đầy đặn, phúc hậu, cổ áo,ngực, bờ vai rất cân đối
Đằng xa kia là chân dung người phụ nữ đang đứng Đấy có thể là chândung của công chúa Khúc Thị Ngọc-em Trung chúa Khúc Hạo Người cócông giúp cha anh xây dựng và mở mang đất nước Khi bà “hóa” được nhândân kính yêu, tôn là “Thánh mẫu Quỳnh Hoa” Theo nhà nghiên cứu HoàngTuấn Phổ: Bà là con của Khúc Tinh Quân và Quỳnh cung Công chúa ở
Trang 15Thượng Giới được đầu thai xuống trần gian làm con cụ Khúc Thừa Dụ để
khuyến thiện, trừ ác”
“Hô thần nhập tượng” lễ trọng thay
Tìm Cá được Rùa Bến Cúc đây
Có phải Thiên đình cùng thấu tỏ
Sai Rùa vàng xuống báo tiệp này”
2.4.2 Ngày 30/9.
Sáng hôm nay trời mưa nhỏ nhưng tôi vẫn quyết định đi xuống đền đểxác minh lại một lần nữa những tài liệu thu thập được từ những ngày vừa qua.Khoảng hơn 8h tôi mới xuống đến đền gặp ông Triệu Tôi và ông bàn luận,trao đổi những thông tin hiểu biết với nhau một cách cởi mở Thật tình cờ tôilại được ông đọc cho nghe bài văn tế anh hung đan tộc Khúc Thừa Dụ, tôinhanh tay ghi chép lại được vài dòng sau:
Đẹp thay!
Mây thắm Ninh Giang
Nắng hanh Kiến Quốc
Gió mùa thu man mác Cúc Bồ
Tiết tháng bảy heo may sông Luộc
Thắp hương trầm cung kính người xưa
Dâng lễ vật tri ân đời trước.
Nhớ linh xưa:
Khoan hòa nức tiếng Hồng Châu
Hào hiệp lừng danh đất Cúc
Trang 16Tuổi thiếu niên-trí tuệ thông minh
Thời trai tráng-quyền năng mưu lược
Gặp kẻ sa cơ, cấp giúp tận tình
Nhìn lũ bạo tàn, ghét căm tột bực
Hào trưởng nhiều đời, đáng vẻ danh gia
Thế lực khắp vùng, xứng trang cự tộc
Kính bậc hiền nhân, môn khách hội tụ đàm luận văn chương
Nghe ông đọc xong bài văn mà trong lòng tôi rạo rực, lòng tôn quý vớingười xưa, sự biết ơn chân thành với Khúc Tiên Chúa đã đặt nền móng chonền độc lập, tự chủ của nước nhà Sự cảm thông sâu sắc với Khúc Hậu chúa,
chịu nín nhịn khi sa vào tay giặc để mưu đồ phục quốc trấn giang sơn.
10h30p tôi xin phép cáo từ ông ra về để chiều còn kịp giờ xe chạy lêntrường học Tôi cũng xin phép ông tạm thời kết thúc chuyến đi về đây để lêntrường tập trung tìm hiểu thêm nữa, nếu có gì sẽ gọi điện về cho ông sau,phần vì đường xá xa xôi, phần vì sức khỏe và công việc học tập trên trườngnên tôi không thể về nhiều được Tôi lấy trong túi sách ra một gói trà mà tôi
đã chuẩn bị từ trên Thái Nguyên đem tặng ông rồi ra về Hai ông cháu chiatay nhau mà lòng đầy lưu luyến không muốn rời, ông hẹn tôi khi nào về thìxuống chơi thăm ông, thăm Đền Tôi chào tạm biệt ông lần nữa rồi lấy xe ra
về, đến từng nhà những người đã giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian qua
để guiwr lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất…
2.5 Từ 01/10/2013 đến 20/10/2013.
Tôi lên trường tiếp tục chọn lọc những kết quả thu được, kết hợp vớicác phương tiện tra cứu, trao đổi thông tin khác như google, facebook, kiểmtra lại những vấn đề đã hoàn thành, chuẩn bị dàn ý chi tiết cho đề cương thực
tế và làm thành sản phẩm
Đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân
Trang 17III Sản phẩm thực tế.
TÌM HIỂU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ KHÚC THỪA DỤ, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH (thôn Cúc Bồ-xã Kiến Quốc–huyện Ninh Giang–tỉnh Hải Dương) Chương 1: Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Di Tích Và Di Tích Thờ Nhân Vật Lịch Sử.
1.1 Khái niệm di tích.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học Việt Nam thi: “Ditích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ýnghĩa về mặt văn hóa và lịch sử”
1.2 Di tích lịch sử văn hóa.
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số
92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,khoa học Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trongquá trình dựng nước và giữ nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đềnHùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhùng dân tộc, danh nhân của đất nước Các di tích tiêu biểu thuộc loại nàynhưkhu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , LamKinh, đền Đồng Nhân, đền Khúc Thừa Dụ…
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu củacác thời kỳ cách mạng, kháng chiến Các di tích tiêu biểu thuộc loại nàynhư khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch
sử cách mạng Pắc Bó
1.3 Tiêu chuẩn xếp hạng di tích.
Trang 18Điều 1 Những bất động sản nói trong Nghị định số 519-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ra ngày 29/10/1957 có những tiêu chuẩn sau đây, trong khichưa đủ điều kiện phân loại A, B,C, đều được xếp vào một hạng:
1 Di tích lịch sử: Những di tích liên quan đến những sự kiện lớn về
lịch sử đấu tranh của dân tộc qua các thời kỳ, từ tiền sử đến ngày nay
2 Di tích danh nhân: Di tích của những người đã chết có sự nghiệp
lớn lao góp phần vào lịch sử đấu tranh hay lịch sử văn hóa của dân tộc và thếgiới: anh hùng dân tộc, nhà chính trị, nhà khoa học, văn hào, nghệ sĩ…
3 Di tích kiến trúc nghệ thuật: Những công trình kiến trúc điêu khắc
có giá trị tiêu biểu đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc và thế giới
4 Thắng cảnh: Những khu vực sông núi, hồ biển, những phong cảnh
tươi đẹp nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài
5 Di tích khác: Những di tích liên quan mật thiết đến sinh hoạt văn
hóa của địa phương có tác dụng giáo dục tư tưởng, phổ biến văn hóa, khoahọc cho nhân dân địa phương
Những dấu vết xưa có giá trị cần giữ gìn làm phong phú cho đời sốngvăn hóa ở nông thôn hay thành thị
Điều 2 Những động sản nói trong điều 5 của Nghị định số 519-TTg và
được Ty, Sở văn hóa đăng ký, nếu xét có giá trị lịch sử nghệ thuật tiêu biểucũng đều được xếp hạng
Chương 2: Khái Quát Lịch Sử, Hiện Trạng Đền Thờ Khúc Thừa Dụ (thôn Cúc Bồ-xã Kiến Quốc–huyện Ninh Giang–tỉnh Hải Dương)
2.1 Khái quát vị trí địa lí đền thờ Khúc Thừa Dụ.
Đền thờ Khúc Thừa Dụ thuộc trang Cúc Bồ - là làng cổ, thời xưa gọi
là làng Gọc, tổng Bồ Dương, phủ Ninh Giang, đất Hồng Châu tự xa xưa.Nay là thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Đền thờ Khúc Thừa Dụ (Đình Cúc Bồ) nằm ở phía Nam làng Cúc
Bồ, cách bờ đê khoảng 500m, qua dòng Luộc giang là sang đất Quỳnh Phụ
- Thái Bình Đền xây dựng trên một khu đất cao so với cư dân gần 2m,mảnh đất hình chữ nhật chiều dài khoảng 600m rộng 300m Hiện nay chưaxác định rõ ngôi đình có tự bao giờ Theo các cụ kể lại, từ thuở xa xưa có
Trang 19ngôi đình gọi là đình Đồng Cói (Hiện ở đất Quỳnh Hoa- Quỳnh Phụ - TháiBình) Bên Quỳnh Hoa có làng Bồ Trang, có tiếng "Bồ" giống Cúc "Bồ".Dòng sông chuyển mình đình Đồng Cói rời về nơi này.
Đền cách thành phố Hải Dương khoảng 37km, cách Hà Nội 90km và
có các tuyến đường chạy qua như 37A, 37B và 217 Từ thành phố Hải Dươngtheo đường số 17 về thị trấn Ninh Giang, đến Cầu Me, rẽ phải đi ước chừng 8cây số nữa thì đến ngã tư cầu xã Kiến Quốc, rẽ trái đi hơn 1km thì đến Đền
2.2 Lịch sử hình thành Đình thờ Khúc Thừa Dụ ngày xưa và đền thờ ngày nay.
Địa dư dĩ lập, cao sở phú, hậu sở tái, á- âu phong vũ dịch lan ma”
Ngôi đình tọa lạc trên thế đất cao so với đất cư dân khoảng trên 1 mét.Theo truyền ngôn: từ xưa làng có ngôi đình Đồng Cói( xây dựng trên đấtđồng cói), hiện nay thuộc xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh phụ, tỉnh Thái Bình.Dòng sông luộc chuyển mình, Nhân dân Cúc Bồ đã chuyển ngôi đình đồng
Trang 20Cói về dựng lại phía nam của làng từ năm nào chưa rõ Năm 1918, làng tântạo lại ngôi đình.
Đình xây dựng theo kiểu chữ Đinh, gồm 7 gian ngoài, 3 gian hậu cung,kiến trúc nghệ thuật thời Lê-Nguyễn, do 7 hiệp thợ của làng đứng ra đảmnhiệm hai bên tả hữu là 2 giải vũ Trước cửa Đình là một ao rộng Cổng đìnhđược kiến trúc là một cổng chính và 2 cổng phụ Bên cạnh là 2 giếng mắtrồng, xung quanh có nhiều cây cổ thụ, phong cảnh u hoàn, tuyệt mĩ
Ngôi đình bị thực dân Pháp tháo gỡ từ năm 1950, khi chúng kéo quân
về đóng bốt tại làng Ngày xưa, trong đình có rất nhiều đồ thờ rất quý như 3pho tượng thờ, ngựa ,hài, mũ, long đình, bát biểu hoành phi, câu đối, sạp thờ,tất cả được sơn son thiếp vàng Ngày nay chỉ còn: sập thờ, khám thờ, longđình,bát biểu, hài mũ Đáng chú ý là bức cuốn tạo thư dựng năm Canh Thìn,niên hiệu Bảo Đại 1940, nội dung ghi :
“Tổ linh thiêng biến hóa trên đời Muốn phúc lớn phải có lòng tôn quý Lòng nhân từ lớn lao, trí tuệ thần thông, quảng đại mênh mông Đạo sâu nặng, xưa nay vẫn tích tụ trong sáng , nghàn thu mãi lưu truyền”.
(Nguyễn Thị Ngọc Lan- Bảo tàng Hải Dương dịch) và một vài bài trâm:
Người được thờ dấu tích được ghi trong sách
Vốn từ xưa đã linh thiêng hiển ưungs
Cơ đồ họ Khúc được lưu tại đây
Trải qua bao đời đất Cúc này vẫn không thay đổi
Và một số câu đối:
1.Thánh đế đại vương lưu vạn phúc
Tam tiên linh chúa tối linh từ
2 Phong vũ bất khả xâm
Đông tây bất khả phạm
Trang 213 Vị Nam thiên tranh tự do quyền, tinh vẫn Khâm Châu anh khí tại Chỉ Bắc địa thệ tùng nhất trí, nguyệt trầm Cúc thủy nộ đào sinh.
2.2.2 Đền thờ Khúc Thừa Dụ ngày nay.
Đền Khúc Thừa Dụ ngày nay
Đền thờ xây dựng cạnh Đình làng tạo thành quần thể Đình-Làng-Đền-Nước.Ngôi đến có kiến trúc hình chữ công gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung từ,
5 gian hậu cung Hai bên có tả vu, hữu vu, giếng mắt rồng, tượng linh thú, hồsen, cầu đá, tứ trụ, cây xanh, bồn hoa, cây cảnh… xây dựng theo kiến trúctruyền thống với nguyên liệu bền vững: đồng, đá, gỗ lim
Du khách vào chiêm bái dừng xe trước cửa đền đã thấy 2 câu đối trạmtrên trụ đá uy nghiêm:
1 Hưng Nam tráng khí sơn hà tại
Cự Bắc dư linh miếu vũ trường
Nghĩa:
Hưng vượng cõi Nam tráng khí còn với núi sông
Chống cự phương Bắc dư linh bền vững tại miếu đường
2 Công đức bính nam thiên nguy nguy vĩnh tại
Uy phong oanh Bắc địa lẫm lẫm trường tồn
Nghĩa:
Công đức sáng trời Nam nguy nga vĩnh tại
Uy phong lừng đất Bắc lẫm liệt trường tồn.
Trang 22Qua cầu đá vào cổng chính ( y môn ngoại) có 3 cửa : một cửa chính, 2cửa phụ Kiến trúc “ bằng dầu” có 2 tầng Hai đầu nóc là 2 con rồng đắp nổi,phía dưới là 2 “nghê đá” ngồi 2 đầu cổng hướng mặt hướng ra ngoài canh giữ.Qua cổng chính vào sân của phần hội Ở đây gặp hồ sen ở giữa, xung quanh
hồ là hàng lan can đá trạm khắc tứ linh oai nghiêm, bề thế Kế tiếp là 10 photượng linh thú (nghê, trâu, ngựa, voi, hà mã) xếp hai hàng hướng mặt vào sânrồi đến hai bức phù điêu bằng đá giống như bức bình phong trước cửa đền.Bức bên trái dựng cảnh “ tụ nghĩa”, rèn quân sĩ, đánh Tống Bình và suy tônKhúc Thùa Dụ làm Tiết Độ Sứ Lá cờ đại có chữ Khúc tung bay trước gió.Bên phải là “Khúc hoan ca” mô tả cảnh thái bình, mở mang nghề nông chăntằm, dệt cửi , học hành, lễ hội vui chơi
Bước qua 5 bậc đá của y môn nội sâu vào phần sân của phần lễ, ngướcnhìn lên nóc nhà thượng điện, có tấm biển đề 3 chữ “Thiên cổ tại”ngự giữanóc Các mái đao là những con rồng uốn cong, tóc dài hình sóng vắt ngượclên cao rồi uốn chạy xuống phía dưới với vài đợt sóng
Qua 9 bậc thềm vào khu nhà Thượng điện, tai đây có ba ban thờ Ban
công đồng đặt chính giữa, trên là bức hoành phi có đề 4 chữ Thiên Nam
chính khí, dưới là đôi câu đối:
“Thời thế tạo danh hư, thất cước anh hùng ta xuyễn vận
Giang sơn hàm sấn tiếu, tham công bại phụ khấp tàn nhi”
Nghĩa:
“Thời thế dựng vơi đầy, sẩy bước anh hùng sa lỡ vận
Non sông cười mỉm nụ, tham công cha bại khóc con tàn”
Và hai bên là ban thờ “Lưỡng ban” có hai hoành phi
Bên phải: “Hồng Châu anh kiệt”
Bên trái là: “Hùng phong do tại”
Và đôi câu đối:
“Cường nhược Bắc Nam thời hữu biệt
Chính nhân hào kiệt thế kỳ ban”
Tại gian trung từ có ba bức hoành phi:
1 Khoan giản an lạc
Trang 232 Khí tráng sơn hà
3 Khúc chúa anh linh
Và 3 đôi câu đối:
1 Khoan giản thân dân nghĩa khí cao tiêu hồng vũ nội
An lạc thủ đạo, cơ quyền năng đãi khích vi gian
2 Hồng Châu mục hạ vô Nam Hán
Bắc địa tâm tồn hữu Việt thiên
3 Ta ngã hoài nhân phương hữu Cúc
Ngọc câu di ảnh lục lâm bồ
Khu cung điện có ba pho tượng đồng: tượng Tiên chúa Khúc Thừa Dụ đặtgiữa, phía trên là bức hoành phi: “Khai quốc thừa gia”, phía dưới là đôi câu đối:
“Tiềm phục cù long quy đại hải
Vân khai hồng nhật kiến thanh thiên”
Tượng Khúc trung chúa Khúc Hạo bên phải, trên là bức hoành phi
“sáng nghiệp thùy thống” dưới là đôi câu đối:
“Chí tại hiếu thân thừa kế phát dương vô cải đạo
Khúc toàn đại nghiệp khuất cường tỏa thiểm dĩ thành nhân”
Mọi người chiêm bái ngôi đền tĩnh mịch, uy nghiêm, hào hùng này tấtphải thêm phần ngưỡng mộ Phải sùng, phải kính, phải bồi đắp thêm lòng tựhào dân tộc, nhắc nhở con cháu nhớ lấy công lao to lớn của các bậc tiền nhân
Vả lại, đền thiêng ngự tại đây là thỏa ước mong của nhân dân xứ Đông Nhândân có chốn để xuân thu nhị kỳ, cúng dâng lễ vật hương hoa lên đấng anhlinh Điều quan trọng là còn nói đến mối quan hệ thế đạo, tới nhân tình, nên ýnghĩa ngôi đền không phải là nhỏ
2.3 Khái quát lịch sử và công lao đóng góp của họ Khúc Việt Nam.
2.3.1 Công lao của họ Khúc.
Trong những bộ sử chính thống của quốc gia, trong đình, miếu, đềnthờ, hay trong ghi nhớ bằng kí ức dân gian, bằng tâm linh luôn khắc sâu hìnhảnh, tên tuổi, hành trang, sự nghiệp của các vị anh hung tiên liệt, mà tiêu biểulà: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, DươngThanh trong đó còn có các vị anh hùng họ Khúc thế kỷ X