Những tiềm năng phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế chuyên môn 2 di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ anh hùng dân tộc khúc thừa dụ (Trang 37)

3. Sắc phong của vua Khải Định phong: “Dực bảo trung hưng linh phù

2.5. Những tiềm năng phát triển du lịch.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ nằm trên một vùng quê yên ả, có thế đất “Rồng

cuộn hổ ngồi” , “Hậu sơn tiền thủy”, lại thuận phương Nam, Bắc, Đông ,Tây;

thật là ít có nơi nào sánh kịp. Hơn thế nữa, lại được bao bọc bởi mặt sông và gần hơn là hệ thống “đống” ôm trọn xóm làng như che chở cho mảnh đất được bình yên. Phong cảnh hữu tình, vạn vật hoa lá tốt tươi, con người cởi mở, khoan hòa nhân hậu. Thế Đền sừng sững, uy nghiêm, ẩn ý, gợi tình người. Xứng danh là vùng đất “Hồng Châu Địa linh nhân kiệt – nơi hội tụ của những nhân tài, hào kiệt tứ phương đông đủ”

Mảnh đất Cúc Bồ lại thuận tiện giao thông thủy bộ, trên bến dưới thuyền. Thuyền bè xuôi sông Luộc hướng về phía mặt trời mọc, có thể về tới cảng Hải Phòng, ra tới biển và đi khắp bốn bể. Nếu ngược về phía Tây, lại có thể nhập vào sông Hồng, ngược lên Lào Cai (Từ thế kỷ XIV-XV, người Trung Quốc, người Nhật, Hà Lan muốn về phố Hiến, Thăng Long giao thương buôn bán, đều phải qua bến Gọc, bởi vậy nơi đây một thời nổi tiếng là bến của “Phố Khách” và chợ Gọc nổi danh là một trung tâm buôn bán lớn của phủ Ninh Giang…)

Từ Đền thờ Khúc Thừa Dụ, những tuyến đường xe khách về thành phố Hải Dương, thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng, hoặc vào các tỉnh cực Nam…tất cả đều thuận lợi.

Đây còn là đất dụng võ. Từ các đời Lý, Trần, Lê… mỗi khi nhà vua đem quân đi dẹp giặc, đều qua nơi này hạ trại, bàn kế sách, cũng là nơi cầu thiên thần “hồng tế , cự lân” con cháu vua Hùng, âm phù dương trợ, theo giúp nhà vua bảo vệ giang sơn, bờ cõi…

=> Với điều kiện giao thông thuận lợi, cảnh vật đẹp, phong phú, đa dạng như vậy, là tiềm năng to lớn cho đầu tư phát triển du lịch.

Đền Khúc Thừa Dụ còn nằm gần kề các địa điểm du lịch nổi tiếng như đền Tranh, Chùa Chông, đảo cò Chi Lăng Nam, đền La Khê, múa rối nước ở Hồng Phong. Ngoài ra còn gần địa điểm du lịch ở các vùng lân cận như: Đình Đồng Bằng (An Lễ-Quỳnh Phụ), Đình Đông Linh (An Bài – Quỳnh Phụ), Phố Hiến (Hưng Yên), Đền Chử Đồng Tử-Tiên Dung (Hưng Yên)….Đây đều là những địa danh du lịch nổi tiếng với lịch sử lâu đời, thắng cảnh đẹp, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi cho phát triển du lịch,liên kết các điểm với nhau, hình thành nên các tour, tuyến du lịch trọng điểm của vùng, đặc biệt là du lịch tìm về cội nguồn tại Đền, và liên kết với điểm du lịch sinh thái đảo cò Chi Lăng Nam.

Hơn thế nữa, tại nơi đây còn có nhiều các làng nghề nổi tiếng đã đi vào lịch sử mà cho đến nay vẫn còn giữ nguyên được bản sắc như làng nghề Mộc truyền thống tại quê hương Cúc Bồ, nghề chế biến lương thực thực phẩm ở Cúc Thị, dệt vải ở Đà Phố, đan dậm ở Văn Diệm, chõng tre ở Bùi Xá; nơm, lưới, vó ở Phủ Tải; đó, lờ ở Thủ Sĩ, nong nia ở làng Đụn, Dần, sàng ở La Khê. Bên cạnh đó nơi đây cũng nổi tiếng bởi nhiều đặc sản có tên tuổi như: Bánh gai ở thị trấn Ninh Giang, bánh Khúc, bánh Khảo, bún cá, thịt trâu, bánh đậu xanh….

=> Đây cũng là những tiềm năng to lớn để có thể đẩy mạnh việc phát triển, thu hút khách du lịch đến với Đền.

Chương 3. Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tại Đền Thờ Khúc Thừa Dụ (thôn Cúc Bồ-xã Kiến Quốc–huyện Ninh Giang–tỉnh Hải Dương)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tế chuyên môn 2 di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ anh hùng dân tộc khúc thừa dụ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w