trong lòng dân.
Tương truyền, thuở nhỏ Khúc Thị Ngọc thông minh, ưa hoạt động, quảng giao và ý chí mạnh mẽ hơn người, sớm bộc lộ biệt tài về đầu óc tổ chức. Tuy con nhà gia thế nhưng nàng ham bơi lội, đua thuyền. Trong thời gian cùng sống với cha tại phủ Tống Bình, Khúc Thị Ngọc-công chúa Quỳnh Hoa được tham gia bàn kế an dân, giữ nước.
Từ khi tiên chúa Khúc Thừa Dụ qua đời, Khúc Hạo thay cha trị vì đất nước, nàng đã xin người anh cho mình được để tâm tìm mưu kế phát triển dân sinh.
Tuy là con gái nhà cành vàng lá ngọc, sống trong nhung lụa nhưng công chúa Khúc Thị Ngọc lại là người thuần hậu, thương dân. Bà tự nguyện dời cảnh lầu son về vùng nông thôn, giúp dân nghèo khai phá ruộng sình lầy phía nam thành Đail La trở thành ruộng vườn, làng mạc, chợ búa sầm uất đông vui. Bà thân đi bảo ban, hướng dẫn dân chúng xây chùa, tu nhân tích đức, sống lương thiện; dạy dân làm nghề canh cửu, tầm tang làm nên cuộc sống an lạc, điều mà người cha từng chủ trương xây dựng đất nước tự chủ bấy giờ.
Quỳnh Hoa công chúa đã hết lòng vì cuộc sống bình yên của nhân dân, cho đến khi sức kiệt, trút hơi thở trên cánh đồng làng Vĩnh Mộ, thuộc
huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Dân trong vùng thương tiếc bà, đã lập đền thờ tôn là Thánh Mẫu. Rằm tháng ba hàng năm dân chúng quanh vùng đều tổ chức lễ rước linh đình. Cũng vì ngưỡng mộ bà nên trong dân gian còn để lại câu chuyện truyền thuyết rằng: Khi ở phủ Tống Bình, một hôm bà đi thuyền dạo chơi Tây hồ, gặp mưa to bèn vào chùa Trấn Quốc thỉnh chuông niệm Phật. Tiếng chuông ngân len thì từ hồ Tây có con trâu vàng hiện lên xin theo hầu.
Bà Khúc Thị Ngọc rời chùa, xuống thuyền theo dòng Kim Ngưu, con trau vàng rẽ nước băng lên phía trươc dẫn lối. Kỳ lạ thay, thuyền bà lướt tới đâu, thì lạch nước thành sông, bãi lầy thành đồng ruộng. Các làng xóm, chợ búa mọc lên theo. Đến khi thuyền dừng lại thì vào một nơi có phong cảnh đẹp. Gặp một làn nước trong mát, bà xuống tắm. Xong rồi bà đi lên gò cao, trút bỏ xiêm y rồi biến. Dải yếm đào bà để lại, đã hóa thành một dải ruộng đồng dài hàng cây số từ thôn Vĩnh Mộ qua thôn Cổ Chất đến thôn Phượng Cù ngày nay.
Đền thờ bà chúa dựng trên gò đát cao tại đầu làng Vĩnh Mộ, gàn sông Nhuệ, thuộc xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ. Ban đầu, đền chỉ là túp lều tranh, dựng sơ sài, xung quanh là đồng chiên trũng. Đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, dời đô từ Hoa Lư về La Thành, đổi tên là Thăng Long, vua bèn ban sắc chỉ cho dân chúng trong vùng tôn tạo xây đình chùa, và nhân đó ba làng Vĩnh Mộ, Cổ Chất, Phượng Cù công đức xây thành ngôi miếu lộ thiên hình ngai để thờ Bà.
Sang triều Lê, miếu Thánh Mẫu lần đầu tiên được tân tạo. Nhưng phải đến nhà hậu Lê mới xét công lao và ban sắc phong thần cho Bà, nhưng sắc chỉ đã thất truyền. Trong đền hiện chỉ còn tấm biển sơn son thiếp vàng đề bốn chữ “Lịch triều phong tặng” là dấu tích của lần phong tặng ấy.
Nhưng đáng quý hơn, đền thờ Thánh Mẫu-công chúa Quỳnh Hoa Khúc Thị Ngọc còn lưu giữ được ba đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn.