Thực tế là khoảng thời gian sinh viên trực tiếp làm quen, tiếp xúc với thực tiễn,việc đi thực tế ở các cơ quan hành chính nhà nước là việc sinh viên trực tiếp làm quen tham gia vào các công việc hành chính của cơ quan hành chính nhà nước ở một đơn vị bất kỳ với những công việc nhất định theo yêu cầu của kế hoạch thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vận dụng vốn kiến thức đã trau rồi trên sách vở gắng với thực tế, qua đó sinh viên được làm quen và hình dung được môi trường thực tiễn trước khi ra trường.Hi vọng sẽ giúp ít được cho các bạn trong viết báo cáo.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Căn cứ quy định Của Luật Giáo dục đại học, Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy; Quy chế sinh viên, Kế hoạch đào tạo 2017- 2018 của Trường Đại học Khoa học Để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ngành Cử nhân Luật, Khoa Luật và QLXH lập kế hoạch thực tế chuyên môn lần 2 với sinh viên K14 Cử nhânLuật Mục đích giúp sinh viên áp dụng kiến thức của môn học vào thực tiễn hoạt động pháp luật định Tiếp cận, học tập và làm quen với các quy chế, quy trình và
kỹ năng, biện pháp làm cho cán bộ, công chức của ngành Tư pháp ( Tòa án và Viện Kiểm sát) Vận dụng những kiến thức đã học thuộc chuyên ngành (Luật Dân
sự, Hình sự, Kinh tế, Hành chính, Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự) vào công việc thực tế Từ đó có phương pháp tiếp thu, học tập tại trường sau kỳ thực
tế hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu xã hội
Trong đợt thực tế chuyên môn lần thứ 2 tại Tòa án nhân dân huyện Mèo tỉnh Hà Giang Tôi có một trải nghiệm đầy lý thú và bổ ích , có cơ hội được tham gia vào một số công việc của chuyên ngành mà tôi đang theo học Qua đợt thực tếnày giúp tôi hiểu biết thêm về ngành luật, một nghề nghiệp đòi hỏi tính nghiệp vụ cao, theo một hệ thống trình tự nhất định, cũng như được tìm hiểu rõ hơn về các
Vạc-cơ quan pháp lý, đặc biệt là Tòa án đã giúp tôi phần nào nâng cao được khả năng vận dụng các kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tiễn hoạt động pháp luật thực định Tiếp cận công tác thi hành pháp luật thực tế tại cơ quan thi hành pháp luật TAND huyện Mèo Vạc ; đồng thời cũng học tập được nhiều và làm quen với các quy chế, quy trình và kỹ năng, biện pháp của cán bộ, công chức ngành tư pháp từ đó có phương pháp tiếp thu, học tập tại trường sau kỳ thực tế này hiệu quả hơn cũng như áp dụng vào thực tiễn trong quá trình công tác sau này
Trong thời gian thực tế tại Tòa án nhân dân huyện Mèo Vạc- tỉnh Hà Giang, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cán bộ của cơ quan đã tạo điều kiệncho tôi có thể thực sự tham gia vào hoạt động nghiên cứu các hồ sơ vụ án và xét
xử các vụ án dân sự, hình sự và kinh tế Đây có thể xem như một tiền đề về kiến thức thực tế quan trọng để tôi bắt đầu sự nghiệp của mình Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ sở thực tế đã tạo điều kiện để tôi thực hiện các hoạt động thực tếcủa mình tại đơn vị, đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp các thông tin, chia sẻ kinh nghiệm cũng như giúp đỡ khi chúng tôi gặp khó khăn
Trang 2Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường và khoa Luật- Quản lý xã hội đã tổ chức đợt thực tế cho tôi cùng các bạn tham gia trải nghiệm vừa qua Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong đợt thực tế vừa qua gặp khá nhiều khó khăn nhưng tôi cũng đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tuy còn nhiều sai sót, chưa thật sự tốt nhưng tôi sẽ làm tốt hơn trong thời gian tới Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và các bạn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
Thái nguyên, ngày tháng năm 2019
BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN CÁ NHÂN LẦN II
Đơn vị thực tế: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MÈO VẠC - TỈNH HÀ
GIANG
Ngày thực tế: 01/4/2019 – 26/04/2019
Họ và tên sinh viên: Nùng Văn Đình
Sinh ngày: 04/2/1998
Mã số sinh viên: DTZ1752380101307 Lớp: Luật D K15
PHẦN 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN THỰC TẾ
I Đặc điểm cơ quan thực tế:
1 Tên cơ quan, lịch sử thành lập và phát triển:
Tên cơ quan: Tòa án nhân dân huyện Mèo Vạc
Địa chỉ trụ sở: Tổ 1 thị Trấn Mèo Vạc, Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Trang 4Ngay từ những ngày đầu sau khi cách mạng tháng Tám thành công , Đảng
và nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ tuyệt đối của cách mạng vô sản là hủy bỏ toàn
bộ bộ máy nhà nước và nền tư pháp cũ Toà án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là hiện quyền xét xử, vì vậy việc sớm thành lập Toà
án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này, đặc biệt là trong những ngày đầu của nhà nước cách mạng non trẻ là rất cần thiết Do nhận định và đánh giá đúng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh thiết lập các Toà án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Toà án nhân dân ở nước ta
Từ đó đến nay, ngành Toà án nhân dân nước ta đã trải qua những bướcphát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử
Và để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đó của xã hội Đảng và nhà nước
ta đã đưa ra các quyết định về việc thành lập các tòa án tại các Tỉnh, thành
phố ,huyện Trong đó có tỉnh Hà Giang.đặc biệt là tòa án huyện Mèo Vạc cũng được thành lập Nhằm đảm bảo an ninh Địa phương, tòa án đã nhanh chóng đưa
ra xét xử kịp thời các vụ án tham nhũng, xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của công dân, các vụ án về ma tuý Phối hợp với Viện kiểm sát và cơ quan công an đưa một số lớn các vụ án hình sự đi xét xử lưu động ở các địa bàn trong huyện, góp phần trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm ở địa phương
Điều kiện vật chất
Mặc dù được Nhà nước quan tâm và đổi mới, nhưng đến nay kinh phí hoạtđộng của TAND nói chung và của TAND huyện Mèo Vạc nói riêng vẫn còn hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác của Thẩm phán và thư ký trong giải quyết các vụ việc còn hạn chế Hoạt động xét xử của cácTAND do vậy cũng bị ảnh hưởng nhất định, như những phiên tòa đáng ra phải được xét xử trong nhiều ngày nhưng do thiếu kinh phí nên thường phải rút ngắn thời gian xét xử, việc xem xét và đánh giá chứng cứ, hoặc khi tiến hành định giá
và các phiên tòa xét xử lưu động, kinh phí còn hạn hẹp, không có ôtô vận chuyển các phương tiện phục vụ cho công tác nghiệp vụ của Thẩm phán và cán bộ còn thiếu, các Thẩm phán thường gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, văn bản pháp luật Văn bản Pháp luật mới được ban hành chưa đầy đủ và thường xuyên Công tác theo dõi hồ sơ, số liệu, thụ lý vụ án và lưu trữ được thực hiện theo
phương pháp thủ công, do đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc ngày
Trang 5càng đa dạng và phức tạp Do vậy, cần tăng cường điều kiện về phương tiện cơ sởvật chất cho TAND.
Trong những năm gần đây Nhà Nước đã đầu tư nhiều hơn vào công cuộc xây dựng tòa án Các trang thiết bị làm việc khác như xe máy, bàn ghế hội trường xét xử, bàn ghế làm việc, tăng âm loa đài, máy vi tính, máy photocopy cũng được tăng cường một bước, giúp cho các Tòa án có những điều kiện tốt hơn
để phục vụ công tác
Chức năng nhiệm vụ của cơ quan:
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
- Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác
- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ
án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy
đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình
tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân
2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Điều 45 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh và tương đương
1 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dântối cao
Trang 6Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách
2 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư
ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động
cơ cấu tổ chức tại Tòa án ND huyện Mèo Vạc:
Tòa án nhân dân huyện Mèo Vạc hiện biên chế có 17 cán bộ, công chức trong đó:
02 thẩm phám, 01 chánh án, 01 phó chánh án, 01 chánh văn phòng, 01 phó chánh văn phòng, 05 nhân viên văn phòng, 01 thẩm tra viên, 02 thư ký tòa, 03 cán bộ hợp đồng theo nghị định 68 của Chính phủ
Thẩm phán gồm:
- Lý Văn Nhì (kiêm Chánh án)
- Nguyễn Thị Thúy Yên (kiêm Phó Chánh án)
Chánh văn phòng: Đặng Văn Tình (kiêm Thẩm tra viên)
Phó Chánh văn phòng: Củng Trẩn Lương (kiêm Thư ký Tòa án)
Nhân viên văn phòng gồm:
Cán bộ hợp đông theo nghị định 68 của Chính phủ gồm:
- Nông Văn Dương
- Nguyễn Trọng Hiếu
- Đào Thị Hoa
II Đặc điểm phòng ban được phân công thực tế.
Trang 7Qua sự thống nhất của quý cơ quan em được phân công vào văn phòngcủa Tòa án nhân dân huyện Mèo Vạc để thực tế chuyên môn 2
- Người trực tiếp hướng dẫn: Đặng Văn Tình, chức danh Chánh văn phòng
- Nhiệm vụ của văn phòng là:
+ Nhận công văn đến, bản hành các văn bản hành chính Tư pháp và các vănbản tố tụng, đến và đi
+ Tiếp công dân
+ Tiếp nhận đơn yêu cầu của công dân đến phản ánh và đè bạc của côngdân, hướng dẫn phân loại đơn, thụ lý giải quyết các công văn đi, đến hồ sơ vụviệc, vụ án do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển đến, trình lênchánh án để phân công cho các thẩm phán khác giải quyết theo luật định
+ Thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và gửi thông báo thụ lý vụ việc, vụ áncho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp
+ Quản lý kho lưu trữ hồ sơ, thực hiện quản lý phần mền quản lý án, lưu trữđiện tử trong đơn vị Toà án huyện Mèo Vạc và thủ quỹ của cơ quan
+ Tiếp nhận các bản án, quyết định của các Thẩm phán để lưu và cấp lạibản án, quyết định khi có yêu cầu của công dân, tổ chức, cá nhân
+ Vào sổ kết quả giải quyết các loại án
+ Thực hiện các công việc khác khi có sự phân công của lãnh đạo đơn vị
PHẦN II : NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẾ
I Hồ sơ vụ án dân sự
1 Tóm tắt nội dung vụ án dân sự: Yêu cầu giải quyết ly hôn, yêu cầu giải quyết nuôi con chung
Trang 8Nguyên đơn: Chu Thị Nguyệt, Tổ 4, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc,tỉnh Hà Giang.
Bị đơn : Phạm Thế Anh, huyện ủy Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh HàGiang
Chị Chu Thị Nguyệt, với Anh Phạm Thế Anh kết hôn trên tình thần tựnguyện không ai ép buộc, họ kết hôn vào ngày 20/05/2013 Tại Uỷ ban nhân dân
xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, sau khi kết hôn họ chung sốngvới nhau tại tổ 2, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Sau khi kết hôn họ chung sống với nhau hạnh phúc đến ngày 17/04/2017thì phát sinh mâu thuẫn Nguyên nhân chủ yếu là do vợ chồng tính tình không hợpnhau, thường xuyên xảy ra cãi cọ xích mích, vợ chồng không tôn trọng nhau Đếnngày 20/10/2017 anh Anh và chị Nguyệt, đã ly thân
Yêu cầu của chị Nguyệt: Đề nghị tòa giải quyết cho chị Nguyệt được ly hônvới anh Phạm Thế Anh
- Về con chung: Trong quá trình chung sống với nhau vợ chồng chịNguyệt và anh Anh đã có với nhau một đứa con chung là cháu Phạm Thị Liênsinh ngày 15 tháng 11 năm 2015
Về con chung tôi đề nghị tòa xem xét và giải quyết cho tôi được nuôi cháucòn anh Phạm Thế Anh phải chu cấp tiền nuôi con hàng tháng là 500.000đồng/ tháng tùy vào mức thu nhập có thể chu cấp thêm cho con
- Tài sản chung: Tự thỏa thuận
- Công nợ chung: Không có
Hồ sơ vụ án ( các giấy tờ có trong vụ án)
- Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án
- Biên bản giao nhận biên lai, thu tiền tạm ứng án phí lệ phí
Trang 9- Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
- Thông báo về việc thụ lý vụ án
- Đơn xin ly hôn
- Giấy báo nhận đơn xin ly hôn
- Biên bản lấy lời khai
- Thông báo về phiên hòa giải
- Biên bản hòa giải
- BB ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành
- QĐ công nhận thuận tình ly hôn
2 Cơ sở pháp lý và quy trình giải quyết
Căn cứ bộ luật TTDS 2015:
- Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện;
- Điều 70 Quyền, nghĩa vụ của đương sự;
- Điều 71 Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn;
1 Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này
2 Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện
3 Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
- Điều 72 Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1 Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này
2 Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện
3 Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Trang 104 Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
5 Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này
6 Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác
- Điều 191 thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
1 Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận
đã nhận đơn cho người khởi kiện Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều
317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Trang 114 Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Điều 197 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, phân công thẩm phán giải quyết, thụ lý vụ án
1 Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
3 Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
- Áp dụng điều 147 Luật tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm
1 Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2 Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
3 Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4 Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Trường hợp
cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
5 Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Trang 126 Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
Áp dụng Luật hôn nhân gia đình
- Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2015, công nhận thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc
ly hôn.
- Điều 81: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1 Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2 Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ
đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3 Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
- Điều 82: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi
2 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3 Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con
mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
- Điều 83 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Trang 131 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3 Quan điểm của bản thân sau khi nghiên cứu vụ án:
- Thủ tục: được tiến hành theo quy định của pháp luật
Cơ quan áp dụng quản lý luôn chặt chẽ Áp dụng đúng các điều khoản và
bộ luật để giải quyết vụ án
Sau khi nhận được tin báo trên Công an xã Sủng Máng đã tiến hành xác minh sự việc trên Qua quá trình xác minh vụ việc, bị hại là anh Phàn Lão San có nghi ngờLầu Mí Lúa (sinh ngày 17/04/1997; trú tại: Xóm Quán Xí – xã Lũng Pù – huyện
Trang 14Mèo Vạc – tỉnh Hà Giang) chính là người đã trộm chiếc xe máy của mình Đến ngày 24/10/2017 Phàn Lão San có đưa Lầu Mí Lúa đến Công an xã Sủng Máng
để làm việc Tại Công an xã Sủng Máng Lầu Mí Lúa đã khai nhận toàn bộ hành vitrộm cắp tài sản của mình
Xét thấy vụ việc trên vượt quá thẩm quyền giải quyết của Công an xã Vì vậy Công an xã Sủng Máng đề xuất với Lãnh đạo Công an huyện được chuyển toàn
bộ hồ sơ vụ việc ban đầu với tang vật đến đội nghiệp vụ để tiếp tục điều tra giải quyết theo thẩm quyền
1 Hồ sơ vụ án
Hồ sơ vụ án “ trộm cắp tài sản” bao gồm:
- Biên bản tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm + đơn trình báo của anh Phàn Lão San
- Biên bản vụ việc mất xe máy
- Báo cáo vụ việc
- Biên bản bàn giao
-Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởitố
- Quyết định trưng cầu định giá tài sản
- Kết luận của Chủ tịch hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự + Bản kê chi tiết tài sản và danh mục hồ sơ tài sản
- Biên bản định giá tài sản tố tụng hình sự + Bản kê chi tiết tài sản và danh mục
hồ sơ tài sản
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Quyết định khởi tố bị can Lầu Mí Lúa
- Đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
- Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can
Trang 15- Bản sao giấy khai sinh + bản sao sổ hộ khẩu + bản sao học bạ trung học cơ sở của bị can Lầu Mí Lúa
- Quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra trong việc điều tra vụ án hình sự
- Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ án hình sự
- Quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự
- Bản cam đoan của Lầu Mí Lúa
- Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
- Biên bản giao nhận: Quyết định khởi tố bị can và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
- Biên bản giao nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can
- Biên bản giao nhận bị can
- Quyết định ủy nhiệm
- Biên bản truy tìm và tạm giữ vật chứng
- Biên bản tạm giữ đồ vật và tài liệu
- Bản sao Giấy đăng ký xe máy BKS: 23P1 – 016.69
- Đơn đề nghị + Biên bản về việc trả lại tài sản
- Biên bản xác định
- Quyết định trưng cầu người phiên dịch
- Yêu cầu tra cứu
- Thông báo của Phòng PV27
- Yêu cầu trích lục tiền án, tiền sự + trích lục tiền án tiền sự
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý + Quyết định về việc cử trợ giúp pháp lý tham gia
tố tụng
Trang 16- Giấy chứng nhận người bào chữa
- Biên bản xác định hiện trường + sơ đồ xác định hiện trường + Bản ảnh hiện trường
- Đơn đề nghị của anh Phàn Lão San
- Biên bản thỏa thuận
- Biên bản ghi lời khai của Lầu Mí Lúa
- Biên bản hỏi cung bị can Lầu Mí Lúa
- Biên bản ghi lời khai bị hại Phàn Lão San
- Biên bản ghi lời khai của những người làm chứng và có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án
- Lý lịch bị can Lầu Mí Lúa
- Kết luận điều tra
- Biên bản giao nhận Bản kết luận điều tra vụ án hình sự
- Biên bản giao nhận vụ án hình sự
- Cáo trạng: Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện Mèo Vạc
- Quyết định phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa hình sự
- Danh sách người cần triệu tập ra tòa
- Biên bản giao nhận Cáo trạng
- Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án
- Biên bản giao giấy triệu tập
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Biên bản Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm
Trang 17- Quyết định hoãn phiên tòa
- Biên bản nghị án
- Bản án số 02 ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Tòa án nhân dân huyện Mèo Vạc
- Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm
3 Cơ sở pháp lý 3.1 cơ sở pháp lý giai đoạn khởi tố- điều tra
- Thời hạn điều tra vụ án hình sự quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
như sau:
1 Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2 Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là
10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3 Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng
do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
4 Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5 Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:
Trang 18a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh,
Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất
và lần thứ hai;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai Trường hợp vụ án
do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
6 Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
- quyết định bổ nhiệm: căn cứ điều 36 bộ luật TTHS 2015: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1 Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi
tố, điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn
cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn
cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Trang 19Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
2 Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;
c) Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.
đ) Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;
e) Kết luận điều tra vụ án;
g) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can; h) Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
3 Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về hành vi, quyết định của mình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Căn cứ khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự
2015: Tội trộm cắp tài sản
Trang 20Căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015
Áp dụng khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015: Tội trộm cắp tài sản
1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là
kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Áp dụng điểm b, i, s khoản 1 điều 51 Bộ luật hình sự 2015
1 Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
Áp dụng khoản 2 điều 65 Bộ luật hình sự 2015: Án treo
2 Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
- cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng: căn cứ điều 34 bộ luật
TTHS 2015 : Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1 Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án
2 Người tiến hành tố tụng gồm: