Được những kiến thức cơ bản về nghĩa vụ dân sự như khái niệm nghĩa vụ dân sự, chủ thể của nghĩa vụ dân sự, căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự và các chế tài, thay đổi chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự, chấm dứt quan hệ nghĩa vụ dân sự..
Trang 1ĐỀ CƯƠNG MÔN DÂN SỰ 2
Nùng Văn Đình
Câu 1 Nêu khái niệm nghĩa vụ dân sự sự,phân tích các đặc điểm của quan
hệ nghĩa vụ dân sự sự ?
* Khái niệm : điều 274 BLDS
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”.
* Đặc điểm :
NVDS là một loại quan hệ, trong đó phải có ít nhất là hai bên (bên có quyền, bên có nghĩa vụ) mỗi bên có thể có một hoặc nhiều chủ thể tham gia Bên có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền, nếu không thực hiện, thực hiện không đúng yêu cầu thì phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.Tiếp đó, NVDS là một loại quan hệ pháp luật dân sự, do vậy cũng mang những đặc điểm chung của loại quan hệ này Bên cạnh đó, NVDS vẫn có những nét đặc thù, riêng biệt cụ thể:
hứ nhất, NVDS là một loại quan hệ tài sản: Quan hệ tài sản được hiểu là mỗi
quan hệ giữa các bên thông qua một lợi ích vật chất cụ thể mà các bên cùng hướng tới Từ Điều 280 BLDS có thể thấy hành vi thực hiện nghĩa vụ có thể là
sự chuyển dịch tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) giữa các bên hoặc
là một loại quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi (vd: Bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc ủy quyền…) Tuy nhiên dù có là một quan
hệ chuyển dịch tài sản hay là quan hệ mà trong đó có ít nhất một bên được hưởng lợi thì về bản chất NVDS là một quan hệ tài sản
Thứ hai, NVDS là mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa các bên chủ thể: Đặc
điểm trên cho thấy tính cưỡng chế thi hành của loại quan hệ này NVDS khác với Nghĩa vụ tự nhiên ở chỗ nó được Nhà nước công nhận và được đảm bảo thi hành bởi pháp luật Mặc dù nghĩa vụ dân sự là quan hệ giữa các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định, tuy nhiên lợi ích mà các bên hướng tới không được trái với ý chí của nhà nước và nhà nước sẽ kiểm soát việc sự thỏa thuận cũng như việc thực hiện NVDS thông qua việc quy định những quyền và nghĩa
vụ cụ thể đối với từng loại NVDS
Trang 2Thứ ba, hành vi thực hiện NVDS của chủ thể có nghĩa vụ luôn mang lại lợi ích cho chủ thể có quyền: Xuất phát từ mục đích của các bên chủ thể khi tham
gia quan hệ NVDS là hướng tới một lợi ích nhất định (vật chất hoặc tinh thần)
do đó, thông qua hành vi thực hiện NVDS mà lợi ích của các chủ thể sẽ đạt được
Thứ tư, NVDS là một loại quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Quan hệ đối
nhân là quan hệ mà trong đó một bên chủ thể có quyền đối với một bên xác định , hoặc cả hai bên đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với nhau Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ NVDS vừa đối lập lại vừa
có mối quan biện chứng với nhau
Câu 2 Nêu và phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự ?
* khái niêm :
Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, trong đó các bên tham gia bình đẳng
với nhau về mặt pháp lý, các quyền và nghĩa vụ dân sự hợp pháp của các bên, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người thứ ba đều được pháp luật đảm bảo thực hiện
* các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Điều 275 BLDS gồm có :
– Hợp đồng dân sự
– Hành vi pháp lý đơn phương
– Thực hiện công việc không có ủy quyền
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
– Những căn cứ khác do pháp luật quy định
* Phân các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra
dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một
Trang 3mối quan hệ pháp luật, được sự thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp luật căn cứ quy định tại điều 275
Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự nhất định
1 Hợp đồng dân sự:
Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự Ví dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền thuê, Tuy nhiên, hợp đồng dân
sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý
2 Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Giao dịch dân sự thực hiện qua phương thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của một bên Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường hợp này khi ý chí của bên chủ thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số điều kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện thì mới làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa các bên
Ví dụ: Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền
cho nhà sản xuất thông qua việc bỏ tiền vào máy
3 Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ
sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được chủ sở hữu chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu
có )
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được lợi từ tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết
về khoản lợi và được hưởng khoản lợi đó
4 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ dân sự này còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi cho tài sản của mình
Trang 45 Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Một người khi thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh nghĩa vụ của người đã thực hiện công việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện công việc đến cùng và phải bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền xác định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ với các chủ thể được xác định
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công viêc Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho người được thực hiện nghĩa vụ, ngược lại người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí cho người thực hiện công việc không có
ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện công việc không yêu cầu thanh toán cũng như trả thù lao
6 Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định của tòa án,
Câu 3 phân tích các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự và lấy dv minh họa ?
1 khái niệm :
* Nghĩa vụ dân sự phát sinh khi có sự kiện pháp lý mà pháp luật dự liệu xảy ra
dẫn tới một hậu quả pháp lý nhất định Sự kiện pháp lý đó làm hình thành một mối quan hệ pháp luật, được sự thừa nhận và bảo đảm thực hiện bởi pháp luật căn cứ phát sinh nghĩa vụ quy định tại điều 275
2 Phân tích :
Mỗi căn cứ pháp sinh này đều mang tính pháp lý nhất định làm phát sinh nghĩa
vụ dân sự nhất định
1 Hợp đồng dân sự:
Trang 5Nghĩa vụ dân sự được phát sinh khi các chủ thể thiết lập với nhau một hợp đồng dân sự Ví dụ: Hai bên giao kết với nhau một hợp đồng thuê nhà thì kể từ khi hợp đồng phát sinh hiệu lực thì hai bên sẽ hình thành quan hệ nghĩa vụ với nhau như: nghĩa vụ giao nhà, nghĩa vụ trả tiền thuê, Tuy nhiên, hợp đồng dân
sự chỉ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự khi hợp đồng đó có hiệu lực pháp lý
Ví dụ: A (bên mua) ký kết hợp đồng mua bán tài sản với B (bên bán), đối tượng tài sản của hợp đồng này là laptop Theo đó khi hợp đồng có hiệu lực thì bên bán (B) có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu cho bên mua (A), bên mua (A) có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán (B) theo như thỏa thuận trong hợp đồng
2 Hành vi pháp lý đơn phương:
Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể, qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Giao dịch dân sự thực hiện qua phương thức này chỉ thể hiện ý chí đơn phương của một bên Nghĩa vụ dân sự phát sinh trong trường hợp này khi ý chí của bên chủ thể thể hiện trong hành vi pháp lý đơn phương không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội Ngoài ra, trong trường hợp ý chí đó kèm theo một số điều kiện nhất định thì chỉ khi những người khác thực hiện đúng các điều kiện thì mới làm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa các bên
Ví dụ: 1 Mua hàng ở máy bán hàng tự động, người mua có trách nhiệm trả tiền
cho nhà sản xuất thông qua việc bỏ tiền vào máy
vd: A từ chối nhận di sản thừa kế (hành vi thể hiện ý chỉ của cá nhân khi được nhận tài sản hợp pháp từ người khác để lại) Như vậy khi A từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật (chấm dứt quyền thừa kế) thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa
kế còn lại Điều này đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không còn được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật
3 Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận khi người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó Vì vậy, trong trường hợp người không phải chủ
sở hữu hoặc không phải người được chủ sở hữu chuyển giao quyền mà chiếm hữu, sử dụng tài sản thì bị coi là chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật dẫn đến phát sinh quan hệ nghĩa vụ trong đó người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu ( người được
Trang 6chủ sở hữu chuyển giao quyền ) đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản ( nếu
có )
Trong trường hợp người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật được lợi từ tài sản thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm hoàn trả khoản lợi kể từ khi biết
về khoản lợi và được hưởng khoản lợi đó
Ví dụ: B ăn cắp của C chiếc máy bơm nước và đến gửi A Vậy việc A chiếm hữu chiếc máy bơm nước là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, vì khi nhận giữ hộ B chiếc máy bơm nước đó A không biết và không thể biết chiếc máy bơm nước đó không thuộc quyền sở hữu của B tức là không biết
và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật
4 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
Nghĩa vụ dân sự pháp sinh khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác, Nghĩa vụ dân sự này còn được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung Khi thực hiện việc bồi thường thiệt hại thì người gây thiệt hại sẽ gánh chịu hâu quả bất lợi cho tài sản của mình
vd : A tham gia giao thông và đã vượt đèn đở thì gây tai nạn
5 Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Một người khi thực hiện công việc vì lợi ích của người khác, làm phát sinh nghĩa vụ của người đã thực hiện công việc đó thì phải có trách nhiệm thực hiện công việc đến cùng và phải bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra Khác với hành vi pháp lý đơn phương, thực hiện công việc không có ủy quyền xác định được chủ thể ở cả 2 bên và phát sinh quan hệ nghĩa vụ với các chủ thể được xác định
Căn cứ này làm phát sinh nghĩa vụ giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công viêc Người thực hiện công việc phải mang lại kết quả cho người được thực hiện nghĩa vụ, ngược lại người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí cho người thực hiện công việc không có
ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc trừ trường hợp người thực hiện công việc không yêu cầu thanh toán cũng như trả thù lao
VD : A và B là hàng xóm do mẹ A bị ốm nặng nên cả nhà A lên hà nội thăm mẹ A chỉ kịp giao nhà cho B trông hộ , trong thời gian đi vắng vườn chị A đã chín
và dụng nên B đã thu hoạch và mang đi bán cho chị A
6 Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Trang 7Đôi khi, nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh từ quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định của tòa án,
Câu 4 Nêu và phân tích các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự ?
1 các căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự:
quy định tại điều 372 BLDS 372
2 Phân Tích :
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung
là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy
tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) Khi nghĩa vụ dân sự chấm dứt là khi người có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền Những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ được pháp luật quy định tại Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
Quy định các điều từ :373 đến 384 BLDS
Câu 5 Nêu khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ ,phân tích những đặc điểm riêng của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân
sự ?
1 khái niệm :
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật
2 Các đặc điểm của trách nhiệm dân sự:
* Như đã khẳng định ở trên, trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý nói chung, nên giống như các loại trách nhiệm pháp lý khác, nó cũng có những đặc điểm chung sau đây:
Trang 8- Là hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm, chỉ được áp dụng khi có hành vi
vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó.
- Là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước áp dụng.
- Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
* Ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm dân
sự còn mang những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất: Căn cứ phát sinh TNDS phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự:
Đó là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự;
Thứ hai: TNDS là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản Trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự mục đích mà các bên hướng đến là lợi ích Chính vì vậy, lợi ích mà các bên hướng tới sẽ mang tính tìa sản và đó là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm một lợi ích nhất định từ bên vi phạm
Thứ ba: TNDS là trách nhiệm của bên vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị
xâm phạm
Thứ tư: Chủ thể chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là những
chủ thể khác như: Pháp nhân, cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên…
Thứ năm: Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là
việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ sáu: TNDS nhằm đền bù hoặc khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Câu 6 Nêu khái niệm và phân tích các đặc điểm của Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ?
1 khái niệm :
Trang 9Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là các biện pháp dự phòng do các bên chủ thể thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của bên có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ
đó bị vi phạm.
2 Phân tích đặc điểm :
Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lưu quyền sở hữu; bảo lãnh; tín chấp; cầm giữ tài sản Những biện pháp bảo đảm này có các đặc điểm chung sau:
1 Mang tính chất là nghĩa vụ phụ bổ sung cho nghĩa vụ chính.
Khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập Nội dung và hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp và phụ thuộc vào nghĩa
vụ chính
2 Đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự.
Các bên đặt ra biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ cũng như nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên Mỗi biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm và chức năng riêng nhưng nhìn chung đều có ba chức năng: tác động, dự phòng, dự phạt
3 Đối tượng là những lợi ích vật chất.
Chỉ có lợi ích vật chất mới có thể bù đắp được các lợi ích vật chất, không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng biện pháp bảo đảm Lợi ích vật chất ở đây thường là một tài sản có đủ các yếu tố mà pháp luật quy định đối với một đối tượng của giao dịch dân sự
Trang 104 Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính.
Phạm vi bảo đảm có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ Trong thực tế, có nhiều trường người có nghĩa vụ đưa một tài sản có giá trị lướn hơn nhiều lần giá trị của nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thực chất cũng là để người mang nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi đã xác định
5 Chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ.
Đặc điểm này thể hiện chức năng dự phòng, các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm đảm bảo quyền lượi cho bên có quyền Nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa
vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ thì biện pháp bảo đảm đó cũng đk coi là chấm dứt
6 Phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên (trừ biện pháp cầm giữ tài sản).
Có thể nói các biện pháp bảo đảm là một hợp đồng phụ đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính Cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên Trong một số giao dịch pháp luật quy định phải có biện pháp bảo đảm những cũng không làm mất đi sự thỏa thuận giữa các bên
Nhìn chung các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ đúng và đấy đủ của bên có nghĩa vụ Mặt khác, các biện pháp này cũng giúp cho bên có quyền luôn ở thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch đã ký kết Trong trường hợp có sự tranh chấp, đối kháng về lợi ích giữa bên nhận bảo đảm với các chủ thể khác thì các biện pháp bảo đảm sẽ là cơ sở vững chắc để bảo vệ lợi ích của bên nhận bảo đảm
Câu 7 Nêu và Phân tích các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ?
1 khái niệm :