1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HOÁ SINH HỌC

11 561 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 168,83 KB

Nội dung

Về mặt lý thuyết, môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống bao gồm: axit nucleic (ADN, ARN), amino acid, protein, enzyme, carbohydrate, lipid, vitamin, hormone..., quá trình sinh tổng hợp và phân giải của các chất này trong các mối liên quan đến việc sử dụng hay giải phóng năng lượng và các hoạt động chức năng của tế bào và cơ thể.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-  -

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HOÁ SINH HỌC

1 Thông tin về giảng viên:

- Họ và tên: Phan Tuấn Nghĩa

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS

- Thời gian, địa điểm làm việc: Các ngày trong tuần, P 339 , Nhà T8

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Sinh học, Trường ĐKHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại, email: Phantn@fpt.vn

- Các hướng nghiên cứu chính: Hoá sinh học protein, enzyme, Sinh học phân tử của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây nên

- Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email): ThS Nguyễn Quang Huy, Bộ môn Sinh lý Thực vật và Hoá sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐKHTN ĐT: 8582179, E-mail: huybu_jp@yahoo.com

2 Thông tin về môn học:

Tên môn học: Hoá sinh học

- Mã môn học:

- Số tín chỉ: 3

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:

+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 19

+ Làm bài tập trên lớp: 4

+ Thảo luận trên lớp: 2

+ Thực hành trong phòng thí nghiệm: 15

+ Thực tập thực tế ngoài trường

+ Tự học: 5

- Đơn vị phụ trách môn học:

+ Bộ môn Sinh lý thực vật và Hoá sinh

Trang 2

+ Khoa: Sinh học

Môn học tiên quyết: Hoá vô cơ, Hoá hữu cơ, Hóa phân tích, Tế bào học, Sinh học

cơ sở

Môn học kế tiếp: Di truyền học, Vi sinh vật học, Sinh lý học thực vật, Kỹ thuật di truyền, Các môn chuyên sâu của Công nghệ Sinh học, Khoá luận tốt nghiệp

3 Mục tiêu của môn học:

- Mục tiêu về kiến thức: Sinh viên hiểu được các kiến thức cơ bản về thành phần hoá học của hệ thống sống, cấu trúc, tính chất, hoạt tính của chúng và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào và cơ thể sống

- Mục tiêu về kĩ năng: sinh viên nắm được và biết thực hiện được một số thí nghiệm cơ bản trong nghiên cứu hoá sinh học, các phản ứng thường dùng để phát hiện, nhận biết một số thành phần hoá học cơ bản của hệ thống sống và làm quen với một số phương pháp định lượng thông thường các chất này, qua đó làm sáng tỏ, cũng cố kiến thức lý thuyết đã học

- Các mục tiêu khác (thái độ học tập…):

4 Tóm tắt nội dung môn học:

Về mặt lý thuyết, môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo, cấu trúc, tính chất, phân bố của các hợp chất sống bao gồm: axit nucleic (ADN, ARN), amino acid, protein, enzyme, carbohydrate, lipid, vitamin, hormone , quá trình sinh tổng hợp và phân giải của các chất này trong các mối liên quan đến việc sử dụng hay giải phóng năng lượng và các hoạt động chức năng của tế bào và cơ thể

Về mặt thực hành, môn học bao gồm một số bài thực hành về các nguyên tắc và những kỹ năng cơ bản về cách phân tích định tính, định lượng một số hợp chất sống nêu trên

5 Nội dung chi tiết môn học:

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Định nghĩa, đối tượng nghiên cứu của hoá sinh học

1.2 Tóm tắt lịch sử và tình hình phát triển của hoá sinh học trên thế giới và trong nước, triển vọng và phương hướng

1.3 Sự liên hệ chặt chẽ giữa hoá sinh học với các ngành khoa học khác và vai trò, ý nghĩa của hoá sinh học đối với đời sống và thực tế sản xuất

Trang 3

1.4 Giới thiệu chung về các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu hoá sinh học

Chương 2 PROTEIN

2.1.Định nghĩa, hàm lượng protein trong một số nguyên liệu sinh vật

2.2 Cấu tạo, thành phần nguyên tố của protein

2.3 Các amino acid cấu tạo nên protein

2.4 Sự liên kết giữa các amino acid bằng liên kết peptie, phản ứng đặc trưng của liên kết peptide

2.5 Cấu tạo, đặc tính, phân loại và vai trò sinh học của protein

Chương 3 ENZYME

3.1 Cấu trúc phân tử enzyme

3.2 Hoạt tính xúc tác enzyme, tính đặc hiệu kiểu phản ứng và đặc hiệu cơ chất của enzyme

3.3 Động học phản ứng enzyme

3.4 Phân loại enzyme (giới thiệu chung về cách gọi tên, phân loại enzyme)

3.5 Vài nét ứng dụng enzyme trong thực tế

Chương 4 CARBOHYDRATE

4.1 Sự phân bố carbohydrate trong tự nhiên và vai trò của chúng

4.2 Phân loại carbohydrate

4.3 Cấu trúc, tính chất quan trọng của các monosaccharide quan trọng và phổ biến, các dẫn xuất monosaccharide quan trọng

4.4 Các phản ứng thường dùng để định tính, định lượng monosaccharide và một số phản ứng quan trọng khác của monosaccharide

4.5 Đặc điểm cấu trúc và một số đặc tính của các disaccharide, oligo- và polysaccharide phổ biến trong tự nhiên

Chương 5 LIPID

5.1 Định nghĩa và các kiểu phân loại lipid

5.2 Vai trò của lipid

5.3 Các acid béo phổ biến ở động vật và thực vật

Trang 4

5.4 Các chỉ số xác định tính chất hoá lý của các acid béo

5.5 Lipid màng: cấu tạo và tính chất

Chương 6 ACID NUCLEIC

6.1 Thành phần cấu tạo của acid nucleic (ADN và ARN)

6.2 Các base nitơ, nucleosid và nucleotide

6.3 Cấu trúc của acid nucleic

Chương 7 VITAMIN

7.1 Giới thiệu chung về vitamin

7.2 Các vitamin hoà tan trong nước

7.2.1 Vitamin B1: cấu trúc và chức năng sinh học 7.2.2 Vitamin B2 : cấu trúc và chức năng sinh học 7.2.3 Vitamin B5: cấu trúc và chức năng sinh học 7.2.4 Vitamin B6: cấu trúc và chức năng sinh học 7.2.5 Vitamin C: cấu trúc và chức năng sinh học 7.2.6 Các vitamin khác

7.3 Các vitamin hoà tan trong chất béo

7.3.1 Vitamin A: cấu trúc và chức năng sinh học 7.3.2 Vitamin D: cấu trúc và chức năng sinh học 7.3.3 Vitamin E: cấu trúc và chức năng sinh học 7.3.4 Vitamin K: cấu trúc và chức năng sinh học 7.3.5 Các vitamin khác

Chương 8 HORMON VÀ CƠ CHẾ PHÂN TỬ ĐIỀU HOÀ CÁC QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT

8.1 Giới thiệu chung về hormon

8.2 Hormon ở người và động vật bậc cao

8.2.1 Phân loại hormon (hormon steroit, hormon dẫn xuất của acid amin, hormon peptide và protein)

8.2.2 Vai trò sinh học và cơ chế tác dụng, ảnh hưởng của hormon

Trang 5

8.2.3 Vài nét về pheromon và tác dụng sinh học của một số pheromon 8.3 Hormon thực vật

8.3.1 Các dẫn xuất indol: cấu trúc, tính chất, cơ chế tác dụng 8.3.2 Gibberellin: cấu trúc, tính chất, cơ chế tác dụng

8.3.3 Cytokinin: cấu trúc, tính chất, cơ chế tác dụng 8.3.4 Acid absicic: cấu trúc, tính chất, cơ chế tác dụng 8.3.5 Ethylene: cấu trúc, tính chất, cơ chế tác dụng

Chương 9 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ TRAO ĐỔI

NĂNG LƯỢNG

9.1 Trao đổi chất

9.1.1 Quá trình đồng hoá và dị hoá, các con đường trao đổi chất và các chất trao đổi

9.1.2 Sự liên quan giữa đồng hoá và dị hoá 9.2 Trao đổi năng lượng

9.2.1 Sự biến đổi năng lượng tự do của các phản ứng và con đường trao đổi chất

9.2.2 Liên kết cao năng, sự hình thành và vai trò của ATP

9.2.3 Oxi hoá-khử sinh học và sự biến đổi năng lượng của phản ứng oxi hoá khử sinh học

9.2.4 Chuỗi hô hấp và thuyết hoá thẩm

Chương 10 TRAO ĐỔI CARBOHYDRATE

10.1 Quá trình phân giải carbohydrate

10.1.1 Quá trình phân giải các carbohydrat thành các monosaccharide 10.1.2 Các con đường phân giải monosaccharide

10.1.2.1 Đường phân kị khí (glycolysis) và lên men

10.1.2.2 Chu trình Krebs và chu trình glyoxylate

10.1.2.3 Con đường pentosephosphat

10.2 Sinh tổng hợp carbohydrat

10.2.1 Sự tân tạo glucose (gluconeogenesis)

Trang 6

10.2.2 Sự tổng hợp monosaccharide từ CO2 và H2O nhờ quá trình quang hợp

10.2.3 Sinh tổng hợp các di-, oligo- và polysaccharide

Ch ương 11 TRAO ĐỔI LIPID

11.1 Sự phân giải lipid

11.1.1.Sự phân giải triacylglycerol 11.1.2 Sự phân giải các lipid khác 11.1.3 Phân giải acid béo theo con đường β-oxi hoá 11.1.4 Sự phân giải acid béo bằng các con đường oxi hoá khác (alpha và omega-oxi hoá)

11.2 Sinh tổng hợp lipid

11.2.1 Sinh tổng hợp acid béo 11.2.2 Sinh tổng hợp triacylglycerol và các lipid khác

Chương 12 TRAO ĐỔI ACID NUCLEIC

12.1 Sự phân giải acid nucleic

12.1.1 Các nuclease (DNase và RNase) và tính đặc hiệu tác dụng của

chúng

12.1.2 Sự phân giải base purin 12.1.3 Sự phân giải các base pyrimidin 12.2 Sinh tổng hợp nucleotide và acid nucleic

12.2.1 Quá trình tổng hợp các nucleotide purin 12.2.2 Tổng hợp nucleotide pyrimidin

12.2.3 Tổng hợp acid nucleic từ các nucleotide

Chương 13 TRAO ĐỔI PROTEIN

13.1 Sự phân giải protein

13.1.1 Sự thuỷ phân protein

13.1.2 Sự phân giải các amino acid

13.2 Sinh tổng hợp amino acid và protein

Trang 7

13.2.1 Sinh tổng hợp các amino acid

13.2.2 Sinh tổng hợp protein

13.2.3 Điều hoà quá trình sinh tổng hợp protein hay điều hoà biểu hiện gen

Chương 14 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ ADN TÁI TỔ HỢP

14.1 Nhân dòng gen và các bước cơ bản của nhân dòng gen

14.2 Đưa gen ngoại lai vào vật chủ và biểu hiện gen ngoại lai

14.3 Ứng dụng của công nghệ ADN tái tổ hợp

6 Học liệu:

Học liệu bắt buộc:

1 Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng 2006 Hoá sinh học NXB Giáo dục

2 Nguyễn Quang Vinh, Bùi Phương Thuận, Phan Tuấn Nghĩa, 2004 Thực tâp hoá sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

3 Nelson D.L., Cox M.M 2004 Lehninger principles of biochemistry Worth Publishers, New York

H ọc liệu tham khảo:

4 Buchanan, B B Gruissem, W and Jones, R.L 2001 Biochemisty and molecular biology of plants

5 Elliot, C H and Elliot, D.C 2001 Biochemisty and molecular biology Oxford University Press

7 Hình thức tổ chức dạy học:

7.1 Lịch trình chung:

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng

số

thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết Bài tập Thảo luận

Trang 8

Chương 4 1,5 3 0,5 5

Tổng 19 4 2 15 5 45

7.2 Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:

Tuần Nội dung chính viên chuẩn bị Yêu cầu sinh chức dạy học Hình thức tổ Ghi chú

1

Chương I: Giới thiệu về môn

h ọc, tóm tắt lịch sử và tình

hình phát triển của hoá sinh

học, Chương II:Cấu tạo,

thành phần nguyên tố, phân

bố của amino acid và protein

Đọc tài liệu 6.1.1, 6.1.2

6.1.3 và các tài liệu giới thiệu về hoá sinh học

Lên lớp

hướng dẫn tự tìm hiểu

2

Chương II: Cấu trúc, tính

chất phân loại, vai trò sinh

học của amino acid và

protein (tiếp theo)

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 1) và 6.1.2 (chương 1)

Lên lớp, học, Thực hành, tự nghiên cứu

3

Chương III: Enzyme: cấu tạo

tính chất xúc tác, cấu trúc,

động học, phân loại, ứng

dụng

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 6) và 6.1.2 (chương 2)

Lên lớp, Thực hành, tự nghiên cứu

4

Chương IV: Carbohydrate:

cấu tạo, tính chất, phân bố và

các chức năng sinh h ọc của

các mono-, oligo- và

polysaccharide

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 3) và 6.1.2 (chương 3)

Lên lớp, thực hành, tự nghiên cứu

5 Chương V: Lipid: cấu tạo, Đọc tài liệu Lên lớp, thực

Trang 9

tính chất, phân bố và các

chức năng sinh học 6.1.1 (chương 4) và 6.1.2

(chương 5)

hành, tự nghiên cứu

6

Chương VI: Axit nucleic:

cấu trúc, tính chất, phân bố

và các chức năng sinh học

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 2) và 6.1.2 (chương 4)

Lên lớp, thực hành

7 Chương VII và VIII:

Vitamin và hormone

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương

5 và 7) và 6.1.2 (chương 6)

Lên lớp, thực hành, tự nghiên cứu

8 Chương IX: Trao đổi chất và

năng lượng

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 8) và 6.1.3 (chương 13)

Lên lớp, tự nghiên cứu, thảo luận

9 Chương X: Sự phân giải các

carbohydrate

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 9) và 6.1.3 (chương 14,

15, 16, 20)

Lên lớp, bài tập , tự nghiên cứu

10

Chương X : Sinh tổng hợp

carbohydrate: quá trình tân

tạo glucose, quá trình quang

hợp, sinh tổng hợp các oligo-

và polysaccharide

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 9) và 6.1.3 (chương

14, 15, 16, 20)

Lên lớp, bài tập, tự nghiên cứu

11 Chương XI: Quá trình phân

giải và sinh tổng hợp lipid

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 10) và 6.1.3 (chương 17,

18, 21)

Lên lớp, bài tập, tự nghiên cứu

12

Chương XII: Quá trình

phân giải và sinh tổng hợp

axit nucleic

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 12) và 6.1.3 (chương 25,

26, 27)

Lên lớp, bài tập, tự nghiên cứu

13 Chương XIII: Quá trình phân Đọc tài liệu Lên lớp, bài

Trang 10

giải protein và axit amin 6.1.1 (chương

11) và 6.1.3 (chương 22, 28)

tập, tự nghiên cứu

14

Chương XIII: Sinh tổng hợp

protein và điều hoà biểu hiện

gen

Đọc tài liệu 6.1.1 (chương 11) và 6.1.3 (chương 28)

Lên lớp, tự nghiên cứu, thảo luận

15 Chương XIV: Giới thiệu về

công ADN tái tổ hợp

Đọc tài liệu 6.1.3 (chương 9) 6.2.2 (chương 29)

Lên lớp, tự nghiên cứu

8 Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:

- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện để tổ chức giảng dạy môn học như: giảng đường, phòng máy…

Phòng học được trang bị bảng viết, máy projector, màn hình, máy tính nối internet

- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên như: sự tham gia học tập trên lớp, quy định về thời hạn, chất lượng làm các bài tập về nhà, …

o Không được vắng mặt quá 20% tổng số giời lên lớp lý thuyết hoặc thực hành

o Hoàn thành các bài tập về nhà

o Tích cực tham gia các buổi thảo luận, trình bày seminar ở lớp

o Tích cực tham gia và hoàn thành các bài thực hành

o Hoàn thành các bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi cuối môn học

9 Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:

Kiểm tra đánh giá bằng h ình thức trắc nghiệm phối hợp dạng tự luận

Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, thực hành, bài tập và tham gia thảo luận: 10%

- Thực hành: 10%

- Kiểm tra-đánh giá giữa môn học: 20%

- Kiểm tra-đánh giá cuối môn học: 60%

Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)

- Kiểm tra giữa môn học: cuối tuần 8

Trang 11

- Thi kết thúc môn học: 1-2 tuần sau tuần 15

- Thi lại: Sau kỳ thi kết thúc môn từ 2-3 tuần

Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên

- Nộp báo cáo (bài tập, tường trình thực hành, tự học) đầy đủ và đúng thời hạn

- Tham gia thảo luận tích cực

- Trong mỗi nhiệm vụ đạt được mục tiêu của phần đó, thể hiện qua việc đánh giá, cho điểm

- Phần tự học được đánh giá qua bài tổng kết qua sinh viên, qua các buổi thảo luận và qua kết quả thi cuối kỳ

Ngày đăng: 21/03/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w