Với đặc thù của bộ môn để gây hứng thú say mê học tập bộ môn ở học sinh tôiquyết định đổi mới PPDH là : Sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong dạy học
Trang 2* Trường Trung học cơ sở Lê Lợi – Huyện Gò Dầu.
1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào qúa trình dạy- học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, "
Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cựccủa học sinh có ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phảiđược tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động Giáo dục phải được thực hiệnthông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và thực tiễn) Vì vậy việckhơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học
là con đường phát triển tối ưu của giáo dục
Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơnthuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy Học sinhchỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sựliên hệ kiến thức với nhau dẫn đến chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệthống Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó trong dạy học người giáo viên cần giúpngười học phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo Phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học, chuyểncách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc-chép”, giáo viên làm trung tâm sangcách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực Dạy vàhọc tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo, độc lập củahọc sinh vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng trong giáo dục
Hiện nay tại trường THCS môn Công nghệ vẫn được coi là môn phụ nên học sinh không chú ý trong học tập Nhưng thực tế môn Công nghệ lại là một trong nhữngmôn có nội dung định hướng nghề sau này cho học sinh
Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập
của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học tôi áp dụng kĩ thuật dạy học mới: “Sử
Trang 3dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong dạy học chương II phân môn trồng trọt - Công nghệ 7 ở THCS ”
Nghiên cứu này được tiến hành trên 2 nhóm tương đương của hai lớp 7A3 (nhóm thực nghiệm), lớp 7A4 (nhóm đối chứng) của Trường THCS Lê Lợi, áp dụng dạy chương II phần trồng trọt - công nghệ 7 năm học 2013 - 2014
Qua nghiên cứu giảng dạy lớp thực nghiệm có sử dụng kĩ thuật dạy học khăntrải bàn và bản đồ tư duy và thu thập số liệu Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng
rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớpđối chứng Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 6.3.Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 5.0 Kết quả kiểmchứng T-test cho thấy p = 0.003 < 0.05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểmtrung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng: Áp dụng
kĩ thuật dạy học mới này trong dạy học môn công nghệ 7 đã phát huy tính tích cực,chủ động, tư duy, sáng tạo và nâng cao chất lượng học tập của học sinh
2 GIỚI THIỆU
2.1 Hiện trạng:
Đặc thù bộ môn công nghệ 7 THCS được biên soạn với 4 phần: Trồng trọt, chănnuôi, lâm nghiệp, thủy sản
Mục đích của môn học là trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản
về nông nghiệp, giúp các em có một số hiểu biết về một lĩnh vực quan trọng của nước
ta, cũng như bước đầu chuẩn bị hành trang cho các em tiếp tục học lên trong lĩnh vựcnông nghiệp
Phân môn phần trồng trọt có mục tiêu là hình thành và phát triển ở học sinhnhững kiến thức và kĩ năng cơ bản về đất trồng, phân bón, giống cây trồng và quytrình sản xuất cây trồng Đây là những vấn đề có liên quan trực tiếp, gần gũi đến cuộcsống địa phương của học sinh THCS Lê Lợi, cụ thể sau khi học xong chương II: Quytrình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt, các em có thể vận dụng vào thựctiễn cuộc sống, giúp đỡ gia đình, địa phương như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thuhoạch, bảo quản, chế biến nông sản và hình thành được tác phong công nghiệp, kĩnăng sống và lao động theo một quy trình công nghệ hợp lí
Trang 4Tài liệu tham khảo của bộ môn công nghệ rất phong phú và đa dạng Ngoài sáchbáo, internet, … học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong giađình thông qua kinh nghiệm trồng trọt của gia đình.Tuy nhiên, do độ tuổi học sinhTHCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của giáoviên rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin Từ
đó các em chủ động tích cực khai thác nội dung bài học
Theo tôi, đổi mới phương pháp dạy học trong môn công nghệ cũng là cách đểnâng cao chất lượng dạy và học bằng cách sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy họctích cực lấy học sinh làm chủ thể trung tâm
Với đặc thù của bộ môn để gây hứng thú say mê học tập bộ môn ở học sinh tôiquyết định đổi mới PPDH là : Sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học khăn trải bàn và bản
đồ tư duy trong dạy học chương II phần trồng trọt môn Công nghệ 7
2.2 Giải pháp thay thế
Sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới PPDH “Dạy và học tích cực” dongành giáo dục tổ chức, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và kỹ thuật dạyhọc mới cho nhiều bộ môn khác nhau, trong đó có kỹ thuật dạy học khăn trải bàn vàbản đồ tư duy, đây là hai PPDH tích cực mới được ngành giáo dục quan tâm, dễ vậndụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để tiến hành
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp táckết hợp giữa hoạt động của cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham giatích cực học sinh; Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh; Pháttriển mô hình có sự hợp tác giữa học sinh với học sinh
BĐTD là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép Bằng cách dùng BĐTD, tổngthể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng được liên hệvới nhau bằng các đường nối Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được học sinhtiếp thu và ghi nhớ dễ dàng, nhanh chóng hơn
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy nếu sử dụng linh hoạt hai PPDH mới :
Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong dạy học môn công nghệ 7 sẽgiúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, hoạt động cá nhân cũng như hợp tác tốtvới tập thể trong quá trình tìm kiếm thu thập thông tin và giải quyết vấn đề đưa ra Vì
Trang 5vậy tôi đã chọn giải pháp thay thế là: “Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và bản đồ tư
duy trong dạy học chương II phân môn trồng trọt - công nghệ 7 để nâng cao kết quả học tập của học sinh”.
2.3 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
và in đậm cái mà do chính mình suy nghĩ, tự viết (hoặc tự vẽ) ra theo ngôn ngữ củachính mình Vì vậy, việc sử dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy sẽphát huy tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực và đạt kết quả rấtcao
Năm 2011-2012 Ngành giáo dục đã tổ chức các lớp tập huấn “Phương pháp dạy họctích cực mới như: Ứng dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn, bản đồ tư duy, kỹ thuậtmảnh ghép vào dạy học ”, học sinh bước đầu còn bỡ ngỡ và chưa quen với cách họcnhư cách ghi bài theo BĐTD, Năm 2012-2013 triển khai rộng rãi chuyên đề ở các bộmôn các em đã tiếp thu cách học dễ dàng hơn
Năm học 2013-2014 tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóahoạt động học tập của học sinh Vì thế có rất nhiều giáo viên nghiên cứu ứng dụng kỹthuật dạy học mới này vào giảng dạy đạt hiệu quả, chúng ta dễ dàng thao khảo trênmạng internet tại địa chỉ: http://violet.com.vn hoặc tại trang Google chúng ta gõ: Sửdụng bản đồ tư duy vào trong dạy học, sẽ có nhiều đề tài nhiều môn học được ứngdụng đạt hiệu quả
Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực TS Trần Đình Châu- Bộ
Giáo dục & Đào tạo TS Đặng Thu Thủy - Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Tuy nhiên tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng kỹ thuậtdạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong giảng dạy môn công nghệ 7 Đây làphương pháp quan trọng hữu ích trong việc giảng dạy bộ môn Thông qua việc sửdụng linh hoạt hai PPDH này trong từng đơn vị kiến thức, từng bài, từng chương, giáoviên giúp các em chủ động tiếp thu bài học ngay tại lớp bằng sức sáng tạo của họcsinh, do đó học sinh sẽ nhớ được lâu và nhớ một cách có hệ thống, bồi dưỡng cho các
em niềm tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học và các ứng dụng của môn họctrong đời sống và sản xuất
Trang 62.4 Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong giảng dạymôn công nghệ 7 có nâng cao chất lượng học tập của học sinh không?
2.5 Giả thuyết nghiên cứu:
Sử dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong giảng dạy môncông nghệ 7 có nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 7A3 Trường THCS LêLợi
3 PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
*Giáo viên: Lâm Thị Trang – Giáo viên Hóa học - Công nghệ Trường THCS Lê Lợi
trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu
*Học sinh: 15 Học sinh yếu lớp 7A3 làm nhóm thực ngiệm
15 Học sinh yếu lớp 7A4 làm nhóm đối chứng
Ưu điểm: Hai nhóm này có điểm tương đồng như sau:
- Sức học của các em ngang nhau
- Điều kiện sống của các em đa số gia đình là nông dân
- Nhà các em đều gần trường học
- Bảng điểm 2 nhóm tương đương nhau
Hạn chế: Một số HS có các kĩ năng đọc, nói, viết, trình bày một vấn đề chưa tốt, hoặc
chưa mạnh dạn trước thầy cô và bạn bè, còn có một số học sinh còn lười học
sau tác động
N1 O1 Có sử dụng kỹ thuật dạy học khăn
trải bàn và BĐTD trong dạy học
O3
N2 O2 Thiết kế bài học thông thường
không sử dụng kỹ thuật dạy học
tích cực
O4
Trang 7Tôi căn cứ vào kết quả khảo sát môn công nghệ của 2 lớp 7A3, 7A4 sau khi học xongchương I (phần trồng trọt) do GVBM và tổ chuyên môn công nghệ ra đề và chọn racác nhóm ngẫu nhiên là các học sinh yếu của lớp 7A3 (nhóm thực nghiệm) và các họcsinh yếu của lớp 7A4 (nhóm đối chứng) là ngang nhau Tôi thực hiện tác động bằngcách tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới bằng cách
sử dụng linh hoạt hai kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy, kết hợp với việctheo dõi kết quả học tập của học sinh nhóm thực nghiệm Qua tác động giải pháp thaythế 5 tuần, tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học sinh yếu của nhóm thựcnghiệm bằng kết quả điểm kiểm tra sau khi học xong chương II (phần trồng trọt) Sau
đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu
Bảng 1 Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương ( phụ lục III)
Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác động:
học sinh
Giá trịtrung bình
Độ lệchchuẩn
3.3 Quy trình nghiên cứu:
3.3.1 Sự chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không có sử dụng kỹ thuật dạy học
khăn trải bàn và BĐTD trong phương pháp dạy học, quy trình chuẩn bị bài và giảngdạy tuân thủ cấu trúc bài dạy SGK để học sinh ghi bài, học bài và chuẩn bị bài cho tiếthọc sau
Lớp thực nghiệm: Thiết kế kế hoạch bài học chuẩn bị kỹ các khâu hướng dẫn
học sinh tự học ở nhà cá nhân hoặc theo nhóm: ôn tập kiến thức cũ, nghiên cứu bàimới và tóm tắt nội dung bài học bằng BĐTD, giáo viên kết hợp kiểm tra, giám sát đểnắm tình hình học tập ở nhà của các em, sau đó rút kinh nghiệm và động viên khích lệhọc sinh
3.3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm:
Trang 8Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm trong 5 tuần theo kế hoạch dạy học vàthời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan cụ thể như sau:
* Áp dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và BĐTD giảng dạy lớp 7A 3 , và áp dụng PPDH thông thường giảng dạy lớp 7A 4 trong thời gian 5 tuần:
Bảng 2: Thời gian thực nghiệm:
Tuần Tiết theo
17 17 Gieo trồng cây nông nghiệp
19 19 Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm
20 Các biện pháp chăm sóc cây trồng
20 21 Thu hoach, bảo quản và chế biến nông sản
22 Luân canh, xen canh, tăng vụ
* Đối với kĩ thuật khăn trải bàn:
- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
- Trên giấy A0 chia thành các phần: Gồm phần chính giữa và các phần xung quanh,phần xung quanh được chia theo số thành viên trong nhóm
quanh
theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trêngiấy A0
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ýkiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) GVđóng vai trò là một trọng tài kết luận chốt lại kiến thức, từ đó giúp các em nhận thấyđược những cái làm được và chưa làm được trong hoạt động và sẽ khắc sâu kiến thứchơn
Ý kiến chung của
cả nhóm về chủ đề Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Trang 9Khi sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cần chú ý:
- Câu hỏi câu thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số HS trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên khăn trải bàn cóthể phát cho HS những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phầnxung quanh khăn trải bàn
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến vào giữa khăn trải bàn, những ý kiếntrùng nhau có thể đính chồng lên nhau
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và giữ lại ở phần xungquanh của khăn trải bàn
* Đối với kĩ thuật bản đồ tư duy:
- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
- Giáo viên cần đưa ra nội dung câu hỏi hay chủ đề rõ ràng, khái quát
- Nên khuyến khích HS thể hiện sơ đồ tư duy theo nhiều hình thức, theo cách riêngcủa mình không nên áp đặt các em vẽ theo tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ
Khi sử dụng bản đồ tư duy cần chú ý:
- Nội dung (tiêu đề) cần hoàn thành (yêu cầu triển khai) phải rõ ràng, chính xác, tránhgây rối loạn kiến thức cho HS
- Chuẩn bị giấy A0 và bút viết
Trang 10* Tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp và kế hoạch bài học với kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy: ( sử dụng phần mềm BĐTD: Mindjet MindManager Pro.7, Buzan’S iMindMap 4.0): (phụ lục I - Trang 17)
3.4 Đo lường:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát sau khi học xong chương I:Đại cương về kỹ thuật trồng trọt Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi họcxong chương II: Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt do GVBM
và tổ chuyên môn môn công nghệ phối hợp ra đề Bài kiểm tra một tiết gồm 6 câu hỏi
tự luận
Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bàikiểm tra 1 tiết, thời gian 45 phút ( nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục II -Trang 31)
Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã được xây dựng
4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
4.1 Phân tích dữ liệu:
Bảng 3 Bảng thống kê điểm kiểm tra sau khi tác động: ( phụ lục III)
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Giá trị SMD = 1.86 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng củadạy học có sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn và BĐTD đến kết quả là rất lớn
Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng
Trang 11Hình 1 Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
0 1 2 3 4 5 6 7
NHÓM ĐỐI CHỨNG NHÓM THỰC NGHIỆM
4.2 Bàn luận kết quả:
Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là là 6.3 củanhóm đối chứng là 5.0 Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rệt.Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 1,86 Chứng
tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp7A3 và 7A4 là p= 0,003 < 0,05 Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bìnhcủa hai nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả tác động
Hạn chế:
Nghiên cứu này có sử dụng các phần mềm mind mapping vẽ BĐTD là một giảipháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, cần có một hệ thống máy tính, máy chiếuđây là những thiết bị đắt tiền và điều kiện nữa là phải có điện, giữa giờ học mà mấtđiện hoặc các thiết bị bỗng nhiên trục trặc thì giờ dạy có thể không thành công
Người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo
án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết
kế kế hoạch bài học hợp lí
Học sinh vẫn còn quen với cách dạy truyền thống của giáo viên do đó không thể theo
kịp do việc khái quát nhanh, lượng thông tin truyền tải lớn, khó khăn trong khi ghichép bài theo bản đồ tư duy
5.0 6.3
Trang 12Đối với kỹ thuật dạy học khăn trải bàn nội dung ghi trên tờ giấy A0 ở một số chỗkhi treo lên bảng bị ngược khó quan sát Một số học sinh còn thụ động chưa phát huyđược tính tự giác, tích cực của từng cá nhân, có em chưa dám ghi ý kiến của riêngmình khi tham gia thảo luận.
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1 Kết luận :
Kĩ thuật khăn trải bàn và bản đồ tư duy là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện,
có thể tổ chức cho tất cả các bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm,khắc phục được những hạn chế của học sinh theo nhóm như trước đây Trong họcnhóm nếu tổ chức chưa tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc còn cácthành viên thụ động thường hay ỷ lại không chịu hoạt động Do đó dẫn đến mất nhiềuthời gian và hiệu quả học tập không cao, còn PPDH này đòi hỏi các thành viên trongnhóm phải làm việc cá nhân, suy nghĩ viết ra ý kiến của mình (khăn trải bàn) trước khithảo luận nhóm và tìm tòi sáng tạo hệ thống kiến thức theo bản đồ tư duy Như vậy có
sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, các thành viên có cơ hội chia
sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình mộtcách tích cực Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũngnhư giữ được trật tự trong lớp học
Sử dụng linh hoạt hai kĩ thuật dạy học: Khăn trải bàn và bản đồ tư duy trong dạyhọc sẽ giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiến thức của từng bài, từngchương Là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và HS trong việctrình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học, một chủ
đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là
dễ phát triển ý tưởng
Với kết quả đạt được như trên, tôi sẽ áp dụng đề tài cho lớp 7A4 và những năm
học sau Giải pháp được áp dụng rộng rãi không những trong tổ công nghệ của Trường
THCS Lê Lợi mà còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên đang giảng dạytại các Trường trung học cơ sở
5.2 Khuyến nghị:
Trang 13Qua thực tế giảng dạy bước đầu vận dụng kỹ thuật dạy học khăn trải bàn
và bản đồ tư duy với những khó khăn đã nêu trên để áp dụng PPDH này có hiệuquả và thuận lợi tôi xin đề xuất như sau:
Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần phải trang cấp máy chiếu cho nhà trường
tiện cho việc giảng dạy, tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu dạy
và học
Đối với nhà trường: Cần hỗ trợ thêm cho GV giấy A0, bút dạ để phục vụtrong quá trình dạy học đạt hiệu quả cao
Đối với giáo viên: Cần phải áp dụng PPDH tích cực nhiều hơn trong các tiết
học, đặc biệt là những tiết ôn tập, luyện tập, phải thông tin cho học sinh sử dụng bản
đồ tư duy ở tiết học trước để các em chuẩn bị tốt hơn
Ngoài kỹ thuật dạy học khăn trải bàn và bản đồ tư duy còn có rất nhiềuPPDH tích cực khác như : Kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật giao nhiệm vụ, tôi sẽ tiếptục nghiên cứu “Kỹ thuật mảnh ghép" để phục vụ bài giảng được phong phú hơn.Với kết quả của đề tài nghiên cứu này, tôi rất mong ý kiến đóng góp của Thầy, côtrong ngành giáo dục Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý thầy, côgiúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Gò Dầu, ngày 04 tháng 3 năm 2014
Người viết Lâm Thị Trang
Trang 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sử dụng bản đồ tư duy góp phần dạy học tích cực TS Trần Đình Châu - BộGiáo dục & Đào tạo TS Đặng Thu Thủy - Viện khoa học giáo dục Việt Nam
Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - BộGD&ĐT
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở, Bộ giáo dục và đàotạo, Nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức – Kĩnăng trong chương trình giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo
Sách giáo khoa công nghệ 7– Nhà xuất bản Giáo dục
Sách giáo viên công nghệ 7– Nhà xuất bản Giáo dục
Mạng Internet, Phần mềm mind mapping
Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ và quản lí GV-THCS
Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực trong nhà trường
Trang 157 MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
PHỤ LỤC I: Tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với kỹ thuật khăn trải
bàn và bản đồ tư duy:
I.1 Sử dụng bản đồ tư duy:
I.1.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy kiến thức mới:
* Ví dụ 1: Khi dạy bài “Làm đất và bón phân lót”
Đây là bài học đầu chương II, để học sinh hệ thống nhanh các vấn đề trọng tâm trong
chương này giáo viên cần vào bài bằng cách giới thiệu tóm tắt nội dung chương II
theo BĐTD như sau:
QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Làm đất và
bón phân lót
Gieo trồng cây nông nghiệp.
quản chế biến
Trang 16Qua đó học sinh giúp HS hệ thống nhanh toàn bộ kiến thức về quy trình sản xuất vàbảo vệ môi trường trong trồng trọt Công việc đầu tiên của quy trình sản xuất ta cầnnghiên cứu là: Làm đất và bón phân lót.
I.1.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc tổng kết bài học:
* Ví dụ 1: Bài “Làm đất và bón phân lót”
Sau khi dạy xong kiến thức của bài “Làm đất và bón phân lót”, giáo viên tổchức cho học sinh chơi trò “Tiếp sức” gồm hai đội A và B, lên bảng tóm tắt kiến thứcvừa học bằng bản đồ tư duy (5 phút)
Học sinh hai đội lên bảng trình bày Hết thời gian qui định, giáo viên gọi học sinhnhận xét, bổ sung (nếu có)
Giáo viên nhận xét và có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung kiến thức của tiếthọc bằng BĐTD như sau:
Phần mềm Buzan’S iMindMap 4.0
I.1.3 Sử dụng bản đồ tư duy khi dạy tiết ôn tập:
Trước đây, các tiết ôn tập chương, đa số giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tậptheo sơ đồ cấu trúc sách giáo khoa, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cáchhiểu của mình Hơn nữa, các sơ đồ đó cứng nhắc chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc vàđường nét
Bản đồ tư duy giúp học sinh hệ thống, khắc sâu kiến thức của chương, học kì,…
dễ dàng theo cách riêng của bản thân; không rập khuôn, bó buộc
* Ví dụ 1: Khi dạy ôn tập kiến thức chương II phần trồng trọt
Trang 17- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo nhóm tự lập bản đồ tư duy hệ thống kiến thức vớicác gợi ý sau:
+ Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt gồm những công việc gì
và thực hiện theo trình tự nào?
Học sinh tiến hành hoạt động nhóm để lập bản đồ tư duy
- Giáo viên gọi đại diện của một nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tưduy đã lập
- Giáo viên là người cố vấn tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoànthiện bản đồ tư duy Từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ
Phần mềm Mindjet MindManager Pro.7
I.2 Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn:
* Ví dụ 1: Khi dạy bài: "Làm đất và bón phân lót" - phần II
Bước 1: (3phút) GV phát giấy Ao và bút dạ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn:
Em hãy cho biết các công việc làm đất ở địa phương em?
Từ gợi ý của GV và hiểu biết từ thực tế cuộc sống, HS hoạt động độc lập và nêu được
Trang 18d/ Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng
e/ Chống úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc
f/ Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm
g/ Thu gom cỏ dại
h/ Làm đất tơi, xốp, thoáng, vùi lấp cỏ dại
HS thảo luận nhóm (5phút) để hoàn thành phiếu học tập
GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết
Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác thảo luận bổ sung
GV và HS cùng thảo luận để đi đến kết luận đúng
- GV thông báo thông tin về quy trình lên luống SGK cho HS
- HS ghi nhận thông tin vào vở
* Ví dụ 2:
Khi dạy bài " Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản" phần I.2
Tìm hiểu các phương pháp thu hoạch:
Bước 1:(5 phút)
4
Lên luố
ng
4
Lên luố
ng
4
Lên luố
ng
Trang 19GV: Treo tranh hình 31 SGK/ 47 yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật khăn trảibàn:
- Kể các phương pháp thu hoạch nông sản? cho ví dụ cụ thể?
- Cho biết dụng cụ thu hoạch nông sản vừa kể?
HS ngồi vào vị trí và độc lập suy nghĩ ghi tất cả ý kiến cá nhân vào phần giấy củamình
Nhóm trưởng tổng kết- trình bày có nhận xét bổ sung
HS biết : Ý nghĩa, quy trình và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây trồng như
làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc
HS hiểu : Tại sao phải chăm sóc cây trồng ?
1 2) Kĩ năng:
HS thực hiện được: Các công việc chăm sóc cây trồng
Các phương pháp thu hoạch nông sản
Cắt: hoa, lúa, bắp cải ( dao, liềm)
Hái:
nhãn, ớt, đậu xanh, (tay)
Đào: củ lang, củ từ, khoai tây ( cuốc, xẻng)
Nhổ:
củ mì,
củ cải
(tay)
Trang 20HS thực hiện thành thạo: Đề xuất được các biện pháp chăm sóc cây trồng tùy vào
thực tế
1 3) Thái độ:
Thói quen: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
Tính cách: Giáo dục HS có ý thức lao động có kĩ thuật, tinh thần chịu khó, cẩn thận.
2 NỘI DUNG HỌC TẬP: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
3 CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo viên: Tranh H29/45, H30 /46 SGK
3.2 Học sinh: Đọc trước thông tin bài, nghiên cứu theo câu hỏi SGK
Cho biết các công việc chăm sóc cây trồng ?
4 TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2 Kiểm tra miệng: (3 phút)
? Em hãy cho biết các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương em.(9đ)
(Học sinh trả lời theo hiểu biết của mình - GV nhận xét cho điểm.)
Đáp án: Tỉa, dặm cây; Làm cỏ, vun xới; Tưới tiêu nước; Bón phân thúc
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Giới thiệu
Nhân dân ta có câu: “Công cấy là
công bỏ, công làm cỏ là công ăn”
nói lên tầm quan trọng của việc
chăm sóc cây trồng Tại sao cần
phải chăm sóc cây trồng? gồm các
biện pháp gì, ta đi tìm hiểu bài học
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng (10phút)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết được các biện pháp chăm sóc cây trồng
- Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng tư duy, hoạt động nhóm
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: