Trong khi đó, các viện nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam có một tiềm năng về đào tạo rất lớn.. đào tạo rất chính quy ở các t
Trang 1TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Hà Nội, 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHẠM THỊ BÍCH NGỌC
TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM
(Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Cao Đàm
Hà Nội, 2010
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 0
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU 4
PHẦN I: 5
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Mẫu khảo sát 9
6 Vấn đề nghiên cứu 9
7 Giả thuyết nghiên cứu 9
8 Phương pháp chứng minh luận cứ 9
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 9
8.2 Phương pháp phỏng vấn 9
9 Luận cứ chứng minh 9
9.1 Luận cứ lý thuyết 9
9.2 Luận cứ thực tiễn 10
10 Cấu trúc luận văn 11
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI 12
1.1 Một số khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu 12
1.1.1 Tổ chức nghiên cứu và triển khai 12
1.1.2 Khái niệm tái cấu trúc 14
1.1.3 Khái niệm hệ thống 15
1.1.4 Khái niệm chức năng nghiệp vụ 16
1.1.5 Khái niệm Khoa học và Công nghệ 17
1.1.6 Khái niệm hoạt động khoa học, nghiên cứu khoa học 18
1.1.7 Khái niệm đào tạo 19
1.1.8 Khái niệm khoa học tự trị 19
1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học 20
1.3 Hoạt động đào tạo 23
1.3.1 Bậc học 23
1.3.2 Hệ đào tạo 24
1.3.3 Hình thức đào tạo 24
Trang 41.3.4 Chương trình đào tạo 24
1.3.5 Giáo trình 26
1.4 Các nguồn lực cho đào tạo 26
1.4.1 Nguồn tài lực 26
1.4.2 Nguồn vật lực 26
1.4.3 Nguồn nhân lực 27
1.4.4 Nguồn tin lực 27
1.5 Chức năng của các viện nghiên cứu và triển khai 27
1.6 Mô hình khoa học tự trị của các viện nghiên cứu và triển khai trong khuôn khổ các trường đại học ở một số nước 28
1.6.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 28
1.6.2 Vương quốc Anh 34
1.6.3 Nhật Bản 37
1.7 Tính tất yếu khách quan của việc tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai của Việt Nam theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ các trường đai học 40
1.7.1 Do xu thế phát triển chung của thế giới 40
1.7.2 Do xu thế phát triển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập 42
* Kết luận Chương 1 43
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VÀ MỘT VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ĐIỂN HÌNH 44
2.1 Hoạt động đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 44
2.1.1 Cấu trúc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH & CN Việt Nam) 44
2.1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 45
2.1.3 Hoạt động đào tạo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 46
2.2 Hoạt động đào tạo của Viện Cơ học 53
2.2.1 Cấu trúc Viện Cơ học 53
2.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Cơ học 54
2.2.3 Hoạt động đào tạo của Viện Cơ học 63
2.2.4 Phân tích việc thực hiện chức năng đào tạo của Viện Cơ học 66
* Kết luận Chương 2 71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHO TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 73
3.1 Điểm lại những chính sách liên quan đến đào tạo tại các viện nghiên cứu và triển khai 73
3.1.1 Quyết định 224-TTg ngày 24 tháng 5 năm 1976 73
Trang 53.1.2 Luật Giáo dục năm 1998 73
3.1.3 Luật giáo dục năm 2005 73
3.2 Sự cần thiết của việc thực hiện chức năng đào tạo tại các viện nghiên cứu và triển khai 75
3.2.1 Khai thác tiềm năng của các viện nghiên cứu và triển khai phục vụ đào tạo 75
3.2.2 Nhu cầu của xã hội 76
3.2.3 Nhu cầu phát triển của các viện nghiên cứu và triển khai 77
3.2.4 Tái cấu trúc các viện nghiên cứu và triển khai 78
3.3 Các giải pháp mang tính vĩ mô của nhà nước để đẩy mạnh việc tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam 78
3.3.1 Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu và triển khai thực hiện đầy đủ chức năng đào tạo 78
3.3.2 Nhà nước cần hỗ trợ tài chính cho các viện để tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ các trường đại học 79
3.3.3 Nhà nước cần giao quyền tự trị khoa học trong khuôn khổ trường đại học 81
3.4 Giải pháp của các viện nghiên cứu và triển khai để tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ trường đại học 83
3.4.1 Cấu trúc lại tổ chức nghiên cứu và triển khai như một trường đại học hoặc một học viện với các khoa là các viện nghiên cứu và triển khai 83
3.4.2 Điều kiện đảm bảo để cấu trúc lại viện 86
3.5 Dự báo về phát triển của các viện nghiên cứu và triển khai sau khi tái cấu trúc… 88
3.5.1 Thúc đẩy nghiên cứu khoa học 88
3.5.2 Thúc đẩy đào tạo đạt chất lượng cao 88
3.5.3 Tăng khả năng thích ứng và hội nhập khi gia nhập WTO 89
3.5.4 Tăng khả năng tự chủ tài chính của viện 90
* Kết luận Chương 3 91
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
3.1 Kết luận 92
3.2 Khuyến nghị 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả đào tạo sau đại học ở Viện KH & CN Việt Nam 48
từ 1986 đến 2008 48
Bảng 2.2: Số lượng NCS và học viên cao học theo học hàng năm 48
(2000 – 2009) 48
Biểu 2.3: Kinh phí hàng năm dành cho đào tạo sau đại học 52
của Viện KH&CN Việt Nam (2001 – 2008) 52
Bảng 2.4: Số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm của Khoa Cơ học kỹ thuật và tự động hóa – đơn vị phối thuộc giữa Viện Cơ học và Trường ĐHCN 65
Trang 7tế kế hoạch hóa tập trung trước kia thì các tổ chức nghiên cứu và triển khai này rất phát huy được thế mạnh của mình Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai này đã bộc lộ những khiếm khuyết, nổi bật là đã tách rời nghiên cứu khoa học và đào tạo
Nhà nước đã rất nỗ lực để sửa chữa khiếm khuyết này như việc ban hành các Nghị định 35, 80, 68, 115 … nhưng vẫn không thể giải quyết được
về cơ bản Để sửa chữa được khiếm khuyết này của các tổ chức nghiên cứu và triển khai cần phải sửa lỗi hệ thống
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước nên nhu cầu về đào tạo rất lớn Ở nước ta đã thành lập rất nhiều trường đại học, ngoài những trường của nhà nước còn thành lập thêm các trường dân lập
… nhưng rất ít trường có đủ năng lực thực sự để phục vụ đào tạo Điều này thể hiện ở chỗ chưa có trường đại học nào ở Việt Nam được được xếp hạng trên thế giới và Việt Nam chưa phải là nơi thu hút được các sinh viên trên thế giới đến để đào tạo mà ngược lại hiện nay một lượng tương đối lớn các sinh viên Việt Nam đã du học nước ngoài theo nhiều hình thức có học bổng hoặc
tự túc
Trong khi đó, các viện nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam có một tiềm năng về đào tạo rất lớn Các viện có một đội ngũ giảng viên rất giỏi, có bằng cấp cao, được
Trang 8đào tạo rất chính quy ở các trường đại học trong nước và nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thực tế, các viện có đầy đủ các xưởng thực nghiệm, phòng thí nghiệm cho thực hành với những máy móc tiến tiến hàng đầu trên thế giới, có thư viện với rất nhiều tài liệu chuyên môn ở trong nước
và quốc tế để tra cứu, các viện còn có quan hệ quốc tế rất chặt chẽ với các trường đại học nước ngoài để trao đổi khoa học… Nhưng hiện nay các viện vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng của mình trong việc thực hiện chức năng đào tạo
Hoàn thiện chức năng đào tạo của các viện nghiên cứu và triển khai, chúng ta có thể có được một trường đại học đẳng cấp quốc tế, có thể đứng vững trong xu thế cạnh tranh với các trường quốc tế sẽ mở tại Việt nam
Tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu triển khai theo mô hình trường đại học đầu tiên sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo đại học và sau đại học ở Việt Nam từ đó không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội đang cần người tài để xây dựng đất nước trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập này mà còn đáp ứng được nhu cầu của bản thân các viện vì các viện cũng rất cần đội ngũ các sinh viên mới tốt nghiệp giỏi cả về kiến thức và thực hành để khi nhận công tác sẽ đảm nhận được ngay công việc, viện không mất thêm thời gian và sức lực để đào tạo lại tại chỗ, từ đó sẽ đẩy mạnh và nâng cao được các hoạt động nghiên cứu
Mặt khác, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các viện nghiên cứu và triển khai của nước ta vốn là những tổ chức cơ học nên cứng nhắc không thể năng động, mềm dẻo để có thể nhanh chóng thích nghi được với cơ chế thị trương Vì thế, hiện nay các viện đang rất khó khăn trong việc tự chủ
về tài chính khi nhà nước đang cắt dần các khoản đầu tư tài chính Tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu triển khai theo mô hình trường đại học sẽ đóng góp một nguồn thu lớn tạo thêm nguồn tài chính để các viện sớm có thể
tự chủ trong cơ chế thị trường
Hơn nữa, khi tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu triển khai theo
mô hình trường đại học các trang thiết bị ở xưởng thực nghiệm và phòng thí
Trang 9nghiệm sẽ được sử dụng cho cả hai mục đích nghiên cứu khoa học và đào tạo Như vậy, việc đầu tư của nhà nước sẽ được sẽ được sử dụng triệt để và hiệu quả hơn Các trang thiết bị nhanh khấu hao thì sẽ sớm được đổi mới, viện sẽ được thường xuyên được sử dụng những trang thiết bị tiến tiến của Thế giới, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo
Với những lý do trên, ta thấy rằng nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải tìm được giải pháp để tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai ở Việt nam để có thể tận dụng triệt để và hiệu quả nhất tiềm năng của các tổ chức nghiên cứu và triển khai đồng thời từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai có khả năng tự chủ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu việc cải cách, đổi mới hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai Chủ yếu các nghiên cứu đều đưa ra phương án đưa các tổ chức nghiên cứu và triển khai về các tổng công ty, các doanh nghiệp để gắn liền khoa học với sản xuất như một số
Có báo cáo đã đưa ra kiến nghị: “ Nhà nước cần quan tâm đến lực lượng nghiên cứu trong các trường đại học…tạo cơ chế phối hợp Viện –
Trang 10Doanh nghiệp và Doanh nghiệp – Đại học … Giảm dần can thiệp của nhà nước đối với các hoạt động của tổ chức R&D nhà nước bằng bằng cách chuyển các cơ quan R&D công nghiệp sang hoạt đông theo cơ chế công ty…” như báo cáo tóm tắt: “Vai trò của nhà nước trong hoạch định chính sách đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển: của TS Ngô Tất Thắng [23]
Ngoài ra còn có nghiên cứu khác về các tổ chức nghiên cứu và triển khai như báo cáo tóm tắt: “ Nghiên cứu các luận cứ khoa học để xây dựng cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu – triển khai giai đoạn 1966-2000” Chủ nhiệm đề tài 7.2 Nghiêm Công [10]
Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về khoa học, công nghệ nói đến nhất thể hóa giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học nhưng chỉ bàn về kết hợp giữa trường và viện
Từ trước tới nay ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào về tái cấu trúc
hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai theo mô hình trường đại học Trong khi đó, ở các nước phát triển đã thực hiện và rất có hiệu quả như mô hình Học
Viện Công nghệ Massachuset (Massachusetts Institute of Technology, viết tắt
là MIT)của Mỹ
Là người đã làm việc nhiều năm tại viện nghiên cứu và triển khai, hiện nay đang làm công tác đào tạo tại viện, tác giả quyết định dành mối quan tâm cho công việc nghiên cứu này
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm giải pháp để tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai Việt Nam
Trang 11- Phạm vi thời gian: từ năm 1983 đến nay
7 Giả thuyết nghiên cứu
Có thể tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai của Việt nam theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ các trường đại học
8 Phương pháp chứng minh luận cứ
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thống kê, tổng hợp kế thừa và sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn
Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập được từ các nguồn: báo cáo về công tác đào tạo của các Viện nghiên cứu và triển khai và của Viện Khoa học
và Công nghệ Việt nam, hội thảo
8.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách đào tạo, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của các viện nghiên cứu và triển khai Cán
bộ Ban Tổ chức, Ban Kế hoạch Tài chính, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và
Chuyển giao công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
9 Luận cứ chứng minh
9.1 Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm viện nghiên cứu và triển khai, chức năng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, khoa học tự trị
Trang 12- Lý thuyết về hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động đào tạo, nguồn lực cho đào tạo và chức năng của viện nghiên cứu và triển khai
- Mô hình khoa học tự trị của các Viện nghiên cứu và triển khai trong khuôn khổ trường đại học ở các nước phát triển trên thế giới
- Tính tất yếu khách quan của việc chuyển viện thành học viện hoặc trường đại học
9.2 Luận cứ thực tiễn
Nghị định 115 của Chính phủ về giao quyền tự chủ cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai đến nay vẫn chưa thực hiện được, chủ yếu do các tổ chức chưa có khả năng tự chủ về tài chính Trong khi đó, các viện nghiên cứu
và triển khai có một tiềm năng về đào tạo rất to lớn Vậy mà nhà nước và các viện vẫn chưa khai thác được thế mạnh này có thể tự chủ trong khoa học
Qua thực tế nhiều năm (từ 1983 đến nay) đã cho thấy các viện nghiên cứu và triển khai ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam đã thành công trong đào tạo tiến sĩ Do có đội ngũ thầy hướng dẫn giàu kinh nghiệm nghiên cứu, có trang thiết bị nghiên cứu đầy đủ, hiện đại, có thông tin khoa học được cập nhanh, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học trên thế giới nên chất lượng đào tạo không thua kém mà có phần còn tốt hơn trường
Trước đây, thời gian từ năm 1994-1997 Bộ Giáo dục và đào tạo đã giao cho các viện được đào tạo thạc sĩ nhưng Luật Giáo dục năm 1998 (điều 38) quy định cơ sở đào tạo tại các viện phải liên kết với trường đại học mới được phép đào tạo thạc sĩ Việc liên kết này làm các viện phải làm nhiều thủ tục hành chính về liên kết đào tạo rất mất thời gian và rất hình thức vì viện đủ năng lực đào tạo và thực tế đã đào tạo thành công trong thời gian qua
Hiện nay, các viện nghiên cứu đóng góp rất nhiều về đội ngũ giáo viên, các xưởng thực hành, thông tin thư viện trong việc đào tạo cử nhân, kỹ sư
Như vậy, các viện có khả năng đào tạo cả 3 bậc kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ Đây chính là cơ sở vững chắc để tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ các trường đại học
Trang 1310 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương chính có kết cấu như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU – TRIỂN KHAI
1.1 Một số khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu
1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học
1.3 Hoạt động đào tạo
1.4 Các nguồn lực cho đào tạo
1.5 Chức năng của các Viện nghiên cứu và triển khai
1.6 Mô hình khoa học tự trị của các Viện nghiên cứu và triển khai trong khuôn khổ các trường đại học ở một số nước
1.7 Tính tất yếu khách quan của việc tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu
và triển khai của Việt Nam theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ các trường đại học
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠOTẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VÀ 01 VIỆN NGHIÊN CỨU - TRIỂN KHAI ĐIỂN HÌNH 2.1 Hoạt động đào tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2.2 Hoạt động đào tạo của Viện Cơ học
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
3.1 Điểm lại những chính sách liên quan đến đào tạo tại các viện nghiên cứu
3.4 Giái pháp tác động đến các viện nghiên cứu và triển khai để tái cấu trúc
hệ thổng tổ chức nghiên cứu và triển khai theo mô hình khoa học tự trị trong khuôn khổ trường đại học
3.5 Dự báo phát triển các viện nghiên cứu và triển khai sau khi tái cấu trúc
Trang 14PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ
THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI
1.1 Một số khái niệm cơ bản trong đề tài nghiên cứu
1.1.1 Tổ chức nghiên cứu và triển khai
- Tổ chức nghiên cứu và triển khai được tổ chức dưới các hình thức: Viện nghiên cứu và triển khai, trung tâm nghiên cứu và triển khai, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và các cơ sở nghiên cứu và triển khai khác
- Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và triển khai: Theo quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, tùy theo phân cấp quản lý hành chính các tổ chức nghiên cứu triển khai được chia thành:
Các tổ chức nghiên cứu triển khai cấp quốc gia được thành lập chủ yếu
thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật, tạo ra các kết quả khoa học và công nghệ mới
có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ
Các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được lập ra chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa phương, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ
Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ khoa
học công nghệ theo mục tiêu và nhiệm vụ do tổ chức cá nhân thành lập xác định
- Cơ sở hạ tầng cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai: các tổ chức nghiên cứu và triển khai hình thành và phát triển cần có các nguồn lực sau:
Trang 15 Nhân lực khoa học và công nghệ
Tài chính: nguồn tài chính cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai rất
đa dạng Đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như nước ta thì thường có các nguồn sau: ngân sách cấp; thực hiện các nhiệm vụ, các hợp đồng khoa học; tài trợ của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước; từ lợi nhuận kinh doanh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh Tỉ lệ các nguồn thu này khác nhau đối với các loại hình tổ chức nghiên cứu và triển khai và ở đây cũng là nơi thể hiện chính sách quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ
Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, đất đai
- Các loại hình tổ chức nghiên cứu – triển khai:
Viện Hàn lâm khoa học: là một tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó
bao gồm một tập hợp các viện nghiên cứu khoa học với nhiều hướng chuyên môn khác nhau Mỗi hướng chuyên môn được tổ chức thành Ban, mỗi Ban gồm một số viện nghiên cứu chuyên ngành
Khu công nghệ cao: là nơi tổ chức các hoạt động phục vụ cho phát triển
công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao gồm: Các tổ chức nghiên cứu và triển khai, các cơ sở đào tạo – huấn luyện, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ cao nhằm tiếp thu, đồng hóa cải tiến các công nghệ được chuyển giao, sáng tạo công nghệ cao mới và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao
Các tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp quốc gia: Mô hình tổ chức
nghiên cứu và triển khai cấp quốc gia phổ biến ở các nước có nền kinh
tế kế hoạch hóa, còn những nước theo nền kinh tế thị trường thì hầu như không có mô hình này Ở Việt Nam có hai cơ quan thuộc loại hình này là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp bộ và trực thuộc các viện quốc
gia gồm có: Viện nghiên cứu cơ bản; viện nghiên cứu chính sách; viện nghiên cứu công nghệ
Trang 16 Tổ chức nghiên cứu và triển khai cấp cơ sở: đây là những tổ chức
nghiên cứu và triển khai của các doanh nghiệp lập ra để nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật-công nghệ làm cơ sở cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển [3, 275]
1.1.2 Khái niệm tái cấu trúc
Có nhiều khái niệm về tái cấu trúc:
- Restructuring” (thường được dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tổ chức (re-organize), sắp xếp lại tổ chức nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho tổ chức
để thực hiện những mục tiêu đề ra
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho
tổ chức để tổ chức hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của tổ chức Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt được sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức
Một chương trình tái cấu trúc toàn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của tổ chức Tái cấu trúc cũng có thể được triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của tổ chức nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó
- Tái cấu trúc một sự thay đổi trong chiến lược, cơ cấu tổ chức hay qui trình công việc
- Tái cấu trúc là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho
tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi
- Tái cấu trúc một tổ chức thường được đặt ra bới các lý do sau:
Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên ngoài đế thích nghi theo môi
trường
Trang 17 Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp theo quy mô
tăng trưởng, phát triển của tổ chức
Tái cấu trúc xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên trong và bên ngoài
- Tái cấu trúc một tổ chức bao gồm các hoạt động chính sau:
Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy
Điều chỉnh cơ cấu thể chế: điều chỉnh các cơ chế, chính sách thông qua
sự rà soát, thay đồi hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định
Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điêu chỉnh cơ cấu đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực [http://en wikipedia.org]
Có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau với phạm trù hệ thống Chẳng hạn như “hệ thống là các tập hợp có trật tự bên trong (hay bên ngoài) của các yếu tố có liên hệ (hay tác động lẫn nhau)” hoặc như “hệ thống, tức là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận) quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một các phức tạp” Song đúng như V P Cuzơmin
trong cuốn Nguyên lý hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C
Mác đã nhận xét: “dù cho khái niệm hệ thống được xác định theo nhiều cách
khác nhau, thì người ta vẫn thường hiểu rằng, hệ thống là một tập hợp những yếu tố liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tích hợp”
Trang 18Theo cách hiểu chung, "hệ thống" là một thể thống nhất nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau Mỗi đối tượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một gia đình v.v Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó Cần phân biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào đối với nhau Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi Vài ba người ghép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ thuộc về gia đình [http://chungta.com]
1.1.4 Khái niệm chức năng nghiệp vụ
Chức năng nghiệp vụ được hiểu là công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó Ví dụ, chức năng lập thời khoá biểu dùng để mô tả cho công việc công tác nghiệp vụ của một nhóm cán bộ phòng đào tạo Học viên X, có nhiệm vụ thu thập các thông tin về số lớp học, sĩ số và ngành đào tạo, quỹ hội trường, phân công nhiệm vụ giảng dạy của từng giáo viên để từ
đó sắp xếp, tạo ra một thời khoá biểu dùng chung cho toàn trường trong một học kỳ
Như vậy, chức năng nghiệp vụ không chỉ nêu ra rằng nghiệp vụ đó được thực hiện ở đâu, như thế nào, bởi ai và thời điểm nào Điều này có nghĩa
là khi mô tả chức năng nghiệp vụ không cần quan tâm đến các yếu tố vật lý cần thiết để thực hiện công việc, các khía cạnh vật lý của vấn đề mà chỉ quan tâm đến khía cạnh hình thức, khía cạnh logic của vấn đề
Các chức năng diễn tả các công việc ở nhiều mức độ khác nhau Chức năng có thể diễn tả công việc ứng với một lĩnh vực hoạt động như “Quản lý tài chính”, “Quản lý đào tạo”, hoặc ứng với một hoạt động trong một tổ chức như “Lập kế hoạch mua hàng”, “Lập thời khoá biểu học kỳ” trong một trường học hoặc một nhiệm vụ như “Tính nhu cầu dự trữ hàng trong kho”, “Xếp thời khoá biểu cho lớp”, hoặc cũng có thể chỉ là một hành động như “Thu thập đơn hàng”, “In thời khoá biểu cho lớp” [http://my.opera.com]
Trang 191.1.5 Khái niệm Khoa học và Công nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ:
- Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy;
- Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm; [21, 1]
Theo Bách khoa toàn thư:
- Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc "hiểu
biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung quanh Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập
dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa
Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học, luân lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học, huyền bí học
Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ nghệ Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công nghệ
Khoa học tự nhiên, hay Tự nhiên học, (tiếng Anh:Natural science) là
ngành nghiên cứu lý luận về vũ trụ qua các quy luật hoặc định luật về trật tự
thiên nhiên Thuật ngữ các Khoa học tự nhiên còn được dùng để đối lập với
Triết học và các môn khoa học xã hội với các đối tượng nghiên cứu thuộc về các lĩnh vực xã hội, nhân văn
Trang 20Khoa học xã hội bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới
- Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ Khái niệm về kỹ thuật Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất
Công nghệ (có nguồn gốc từ technologia, hay τεχνολογια, trong tiếng
Hy Lạp; techne có nghĩa là thủ công và logia có nghĩa là "châm ngôn") là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và mưu mẹo của con người Tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thuật ngữ công nghệ có thể được hiểu:
Công cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;
Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến
1.1.6 Khái niệm hoạt động khoa học, nghiên cứu khoa học
Theo luật Khoa học và Công nghệ:
- Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ;
Trang 21- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,
sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng; [21,1]
Theo “Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ Cao Đàm:
- Nghiên cứu khoa học là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện
kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người
Về mặt thao tác, có thể định nghĩa, nghiên cứu khoa học là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá [12,35]
1.1.7 Khái niệm đào tạo
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, làm cho người học lĩnh hội và nắm vững được những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo [http://vi.wikipedia.org]
1.1.8 Khái niệm khoa học tự trị
1 Khoa học tự trị là những người hoạt động khoa học được tự quyết định
phương hướng phát triển khoa học, tự quyết định các chương trình hợp tác, tự quyết định về tổ chức, tự quyết dịnh về nhân sự, tự tìm kiếm nguồn tài trợ và tự quyết định về tài chính, xóa bỏ ràng buộc hành
Trang 22chính, tự trị trong xác định các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả
hoạt động khoa học… Nhà nước chỉ đóng vai trò người bảo trợ và hỗ
trợ khi cần thiết nhà nước tạo ra các thiết chế để điều chỉnh hoạt động
này (khoa học vẫn phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật) [Theo
Bài giảng môn quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ của PGS
TS Vũ Cao Đàm]
1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động động khoa học công nghệ gồm có 3 hoạt động chính:
Chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ và hoạt động nghiên cứu
và triển khai theo sơ đồ dưới đây:
[12.40]
Hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai gồm có: nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai
1 Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu
nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội
bộ sự vật và môi liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác Sản phẩm nghiên cứu
Hoạt động khoa học và công nghệ
Chuyển giao
công nghệ
Hoạt động Nghiên cứu và Triển khai
Triển khai công nghệ
Nghiên cứu cơ
Tạo mẫu (Prototype)
Làm pilot để tạo quy trình
Sản xuất thử
ở Serie 0
Trang 23cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học
Nghiên cứu cơ bản gồm: Nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu
cơ bản định hướng:
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất
sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng
- Nghiên cứu cơ bản định hướng: là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế,
xã hội … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyển đề (thematic research)
Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một
hệ thống sự vật Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng: điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng
Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự
vật, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết
mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn
2 Nghiên cứu ứng dụng (applied research): là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế Cần lưu ý rằng kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai công nghệ
Trang 243 Triển khai công nghệ, còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật Điều cần lưu ý là, kết quả triển khai thì chưa triển khai được Sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật, nghĩa là khồn còn rủi ro về mặt kỹ thuật Để
áp dụng được còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà
Triển khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả
sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng Trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp) Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot workshop) thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất
Triển khai bán đại trà còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh
vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà , trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ được gọi là quy mô bán công nghiệp
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội: trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm, chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn
Trang 251.3 Hoạt động đào tạo
Đào tạo đại học gồm có bậc sau:
Cử nhân: tốt nghiệp đại học hệ 4 năm
Kỹ sư: tốt nghiệp đại học hệ 4,5 hoặc 5 năm
- Đào tạo sau đai học: trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao
kỹ năng thực hành cho những người đã tốt nghiệp đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của đất nước
Đào tạo sau đại học gồm đào tạo các bậc:
Thạc sĩ: Người theo học bậc thạc sĩ được gọi là học viên cao học, là
những người đã tốt nghiệp đại học và theo học chương trình cao học trong thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm và thời hạn đào tạo tối đa 5 năm Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực thực hành tốt, khả năng thích ứng cao trươc sự phát triển của khoa học – công nghệ và kinh tế - xã hội; co khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn
đề học thuật và thực tiễn thuộc chuyên ngành được đào tạo
Tiến sĩ: Người theo học bậc tiến sĩ được gọi là nghiên cứu sinh Nghiên
cứu sinh chia làm 2 loại:
Những người đã có bằng thạc sĩ: thời gian đào tạo chuẩn là 3 năm và thời hạn đào tạo tối đa là 6 năm
Những người có bằng đại học chuyển tiếp luôn lên nghiên cứu sinh, chưa có bằng thạc sĩ, thời gian đào tạo chuẩn là 4 năm và thời hạn đào tạo tối đa là 7 năm
Trang 26- Hệ tại chức (vừa học vừa làm): đào tạo không tập trung theo chương
trình đào tạo chuẩn nhưng không có khối kiến thức về Giáo dục thể chất
- Hệ chuyên tu: đào tạo tập trung đối với người đã tốt nghiệp cao đẳng
theo chương trình đào tạo chuyên tu
- Văn bằng thứ hai: đào tạo tập trung hoặc không tập trung đối với
những người đã có một bằng đại học để lấy bằng đại học thứ hai
1.3.3 Hình thức đào tạo
Hiện nay ở nước ta có các hình thức thức đào tạo là:
- Đào tạo tại các trường đại học hoặc tại các cơ sở đào tạo thuộc các trường đại học
- Liên kết đào tạo trong nước là hình thức phối hợp đào tạo giữa đơn vị đào tạo của trường đại học và cơ sở đào tạo đối tác trong nước (trường đại học, viện nghiên cứu, …), trong đó chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện chủ yếu ở cơ sở đào tạo đối tác
- Liên kết đào tạo quốc tế là hình thức phối hợp đào tạo giữa đơn vị đào tạo của trường đại học và cơ sở đào tạo đối tác nước ngoài, trong đó chương trình đào tạo được tổ chức thực hiện theo thoả thuận giữa các đối tác
1.3.4 Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo gồm có chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo sau đại học:
1.3.4.1 Chương trình đào tạo đại học
Đối với bậc đại học, có các loại chương trình đào tạo như sau:
- Chương trình đào tạo chuẩn có khối lượng từ 120 đến 140 tín chỉ Loại chương trình này đặt mục tiêu đạt chuẩn chất lượng quốc gia
Trang 27- Chương trình đào tạo chất lượng cao về cơ bản dựa theo chương trình đào tạo chuẩn hiện hành, nhưng được cải tiến, nâng cao, có khối lượng từ 150 đến 155 tín chỉ để áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng cao hơn
- Chương trình đào tạo tài năng dành cho những sinh viên hệ chính quy đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để tạo nguồn nhân tài cho đất nước, với yêu cầu trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn, sâu hơn so với chương trình đào tạo chuẩn, có khối lượng từ 165 đến 175 tín chỉ Loại chương trình này đặt mục tiêu đạt trình độ quốc tế
- Chương trình đào tạo quốc tế là chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao được quốc tế hoá hoặc chương trình đào tạo hợp tác với nước ngoài đạt trình độ quốc tế
- Chương trình liên kết đào tạo quốc tế là chương trình đào tạo của
trường đại học nước ngoài có uy tín được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và được tổ chức thực hiện dưới hình thức liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài có uy tín
- Chương trình đào tạo chuyên tu nhằm nâng cấp chương trình đào tạo cao đẳng lên trình độ đại học được thiết kế riêng cho từng khóa học trên cơ
sở bổ sung những kiến thức cần thiết để đảm bảo tương đương với chương trình đào tạo chuẩn nhưng không có khối kiến thức về Giáo dục thể chất
1.3.4.2 Chương trình đào tạo sau đại học
- Cơ cấu chương trình đào tạo SĐH:
a Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm chương trình định hướng nghiên cứu và chương trình định hướng thực hành, có khối lượng kiến thức, kĩ năng
từ 50 đến 60 tín chỉ
b Chương trình đào tạo tiến sĩ
- Chương trình đào tạo quốc tế bậc thạc sĩ, tiến sĩ được thiết kế theo chuẩn mực khu vực, quốc tế
- Ngoài ra, các đơn vị đào tạo SĐH còn tổ chức các khóa bồi dưỡng SĐH nhằm hiện đại hóa các kiến thức đã học và cung cấp, bổ sung những kiến thức mới đối với những người đã có bằng đại học hoặc SĐH
Trang 28- Hàng năm, các đơn vị đào tạo SĐH thông báo rộng rãi về các chương trình bồi dưỡng SĐH của đơn vị mình
Hiện nay ở nước ta, kinh phí cho đào tạo đại học và sau đại học chủ yếu
là do nhà nước cấp Các trường có tổ chức thu học phí của sinh viên, học viên
và nghiên cứu sinh nhưng phần thu này rất ít không thể đủ dùng cho công tác đào tạo Phải có một nguồn tài chính đầy đủ đầu tư hàng năm cho công tác đào tạo mới đảm bảo duy trì và phát triển được công tác này Công tác đào tạo cần tiền để trả lương cho các giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất như trường, lớp, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng thể dục thể thao, thư viện , tạo nguồn học bổng để khuyến khích và giúp đỡ các sinh viên có thành tích tốt khi tiền lương của giáo viên cao họ sẽ bỏ toàn tâm toàn lực cho việc giảng dạy không phải lo cho cuộc sống hàng ngày, khi đầu tư tốt vào cơ sở vật chất thì sinh viên, học viên sẽ được thực hành với các máy móc hiện đại, có nhiều giờ thực hành và xemina hơn sau những giờ lý thuyết Như vậy, nguồn tài chính đầu tư cho đào tạo càng cao thì chất lượng giảng dạy, học tập càng tốt Tài lực là một nguồn lực quan trọng không thể thiếu cho công tác đào tạo
1.4.2 Nguồn vật lực
Cơ sở vật chất cho đào tạo hiện nay như trường, lớp, máy móc, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện đều do nhà nước trang bị ban đầu và trang bị hàng năm
Đào tạo phải gắn liền với trường, lớp, phòng thí nghiệm với các máy
Trang 29móc, thiết bị, thư viện Thiếu những thứ này thì không thể tạo ra được một môi trường đào tạo, học tập Do vậy, đây là nguồn lực cần thiết cho đào tạo
1.4.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực ở đây là nói đến đội ngũ giáo viên Đây là nguồn lực quyết định đến chất lượng đào tạo Với những trường có đội ngũ giáo viên giỏi, tận tâm và yêu nghề thì kết quả đào tạo sẽ tốt Nhưng để những người giáo viên mang hết được khả năng và nhiệt huyết của họ cho giảng dạy, truyền đạt tốt nhất những kiến thức cho học viên thì phải đảm bảo được cho
họ một chế độ lương cao để họ không còn phải phân tâm lo cuộc sống hàng ngày Nguồn nhân lực cũng là một nguồn lực quan trọng của đào tạo
1.4.4 Nguồn tin lực
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì nguồn tin lực giúp ích rất nhiều cho đào tạo Thông tin hiện nay không chỉ ở trong tài liệu, sách, báo trên thư viện mà chủ yếu và quan trọng hơn là những thông tin trên mạng internet Đây là yếu tố quan trọng giúp đỡ giáo viên cập nhật thông tin mới cho bài giảng của minh, sinh viên, học viên có thể tham khảo, lấy dữ liệu cho công việc học tập của mình Ở thư viện trong các trường hiện nay ngoài những sách, tài liệu truyền thống đều có mạng internet, mạng nối với các thư viện khác để phục vụ giáo viên và sinh viên, học viên tra cứu Nguồn tin lực giúp ích rất nhiều và rất cần thiết cho công tác đào tạo
Bốn nguồn tài lực, vật lực, nhân lực, tin lực là những nguồn lực quan trọng không thể thiếu của đào tạo Quan trọng hơn cả là nguồn tài lực bởi vì
có nguồn tài lực thì mới có nguồn vật lực, nhân lực và tin lực nhưng nếu thiếu một trong ba nguồn lực còn lại thì cũng không thể thực hiện công tác đào tạo Đây chính là bốn nguồn lực chính để có thể thực hiện công tác đào tạo và giúp cho công tác đào tạo phát triển mạnh và tốt nhất
1.5 Chức năng của các viện nghiên cứu và triển khai
- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề cơ bản và hiện đai trong phạm vi chuyên môn của viện
Trang 30- Tạo ra một số công nghệ mới trong lĩnh vực chuyên môn của viện để tạo ra phục vụ sự phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn đất nước
- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chuyên môn của viện vào thực tế Việt Nam
- Thực hiện việc trao đổi, hợp tác quốc tế
- Tham gia đào tạo các chuyên gia, đào tạo cán bộ trình độ cao (cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ) trong lĩnh vực chuyên môn
- Tư vấn và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn của viện
1.6 Mô hình khoa học tự trị của các viện nghiên cứu và triển khai trong khuôn khổ các trường đại học ở một số nước
1.6.1 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Học viện Công nghệ Massachusetts (tiếng Anh là Massachusetts
Institute of Technology, viết tắt là MIT) là học viện nghiên cứu và giáo dục ở
thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ
MIT trở thành nổi tiếng trong khoa học công nghệ, cũng như là các lĩnh vực khác, trong đó có quản lý, kinh tế, ngôn ngữ, khoa học chính trị và triết học Trong các lĩnh vực tiềm năng nhất và trường đào tạo là Lincoln Laboratory, phòng thực hành trí tuệ nhân tạo và khoa học vi tính, phòng thực hành truyền thông MIT, học viện Whitehead và trường quản lý Sloan của MIT
Các cựu sinh viên và giáo sư gồm cả các nhà chính trị nổi tiếng, quản
lý doanh nghiệp, nhà văn, nhà nghiên cứu không gian, khoa học và nhà phát minh Có 61 thành viên hiện tại hay trước đây của trường MIT đã đạt giải Nobel
Trang 31Lịch sử
Năm 1861, Cộng đồng bang Massachussets tán thành ý kiến thành lập
"Học viện kĩ thuật Massachussets và Khoa học xã hội và tự nhiên Lịch sử Boston" được đệ trình bởi nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng William Barton Rogers Đây là bước quan trọng đầu tiên mà Rogers hi vọng thành lập một học viện độc lập để thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp Hoa Kì Được sự đồng ý, Rogers đã lập nên quỹ hỗ trợ, phát triển chương trình giảng dạy đánh giá các công trình kiến trúc thích hợp Các nỗ lực của ông bị đình trệ bởi cuộc nội chiến Mỹ, và kết quả là những lớp học đầu tiên mở trên không gian mướn của khu Mercantile trong khu vực trung tâm Boston năm 1865
Toà nhà đầu tiên của MIT được hoàn thành đầu tiên ở Boston's Back Bay năm 1866 Các năm kế tiếp, đã thiết lập một tên tuổi giá trị trong khoa học và trong ngành kĩ thuật, tuy nhiên vẫn còn trong thời kì kinh tế khó khăn Hai yếu tố trên thích hợp với một số người có quan điểm là kết hợp với Đại học Harvard, vốn rất nhiều tiền nhưng yếu về khoa học hơn là trong lĩnh vực nghệ thuật phổ thông Vào những năm 1900, một đề nghị kết hợp với Harvard được đề nghị, nhưng sau đó bị hoãn lại do sự phản đối của các cựu sinh viên MIT Năm 1916, MIT chuyển sang khu vực Cambridge hiện tại
Sự lỗi lạc của MIT sau thế chiến thứ 2 khi chính phủ Hoa Kì bắt đầu tài trợ cho các dự án của các trường nghiên cứu trong các lĩnh vực phòng vệ hay
an ninh quốc gia
Trong suốt lịch sử, MIT tập trung vào phát minh Minh họa năm 1997 cho thấy tổng hợp thu nhập do các công ty lập nên bởi MIT đứng hàng 24 lớn
Trang 32nhất trong nền kinh tế thế giới Năm 2001, MIT thông báo rằng sẽ dự tính đưa tài liệu lớp học lên mạng như là một phần của dự án OpenCourseWare Cùng năm đó thì chủ tịch trường Charles Vest đã tạo nên lịch sử khi lần đầu tiên một viên chức đại học đã công nhận rằng học viện của ông đang có hạn chế lớn đối với nữ giới, và ông hứa rằng sẽ tạo bước tiến với vấn đề trên Tháng 8 năm 2001, Susan Hockfield, nhà thần kinh học, được bổ nhiệm là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch Bà chính thức đảm nhiệm chức vụ ngày 6 tháng 12 năm 2004 như là chủ tịch thứ 16 của học viện
Nguyệt san Atlantic năm 2004 xếp hạng MIT như là một trong những đại học khó vào nhất Hoa Kì Theo US News và World Report's annual ranking của đại học Hoa Kì thì, MIT là 1 trong 5 trường xếp hạng cao nhất, cùng với Harvard, Stanford, Yale, Princeton MIT xếp hạng thứ 7 chung cuộc năm 2004 Trong năm 2005, quỹ đóng góp của MIT là $6.7 tỷ, hạng thứ 6 Hoa Kì
Tổ chức
Các trường của MIT: MIT được tổ chức thành 6 trường thành viên:
Trường Đại học Kiến trúc và Quy hoạch, gồm có các ngành: Kiến trúc;
Nghệ thuật và Khoa học Truyền thông; Quy hoạch và Nghiên cứu Đô thị
Trường Đại học Kỹ thuật, gồm có các ngành: Hàng không và Vũ trụ;
Kỹ thuật Sinh học; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Môi trường và Dân dụng; Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính; Những hệ thống kỹ thuật; Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; Kỹ thuật Cơ khí; Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân
Trường Đại học Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, và Nhân văn, gồm có
các ngành: Nhân loại học; Truyền thông học So sánh; Kinh tế; Ngôn ngữ và Văn học Nước ngoài; Lịch sử; Ngôn ngữ học; Triết học; Văn học; Âm nhạc và Nghệ thuật sân khấu; Khoa học Chính trị; Khoa học,
Kỹ thuật và Xã hội; Nghiên cứu Nhân văn; Báo chí
Trường Đại học Quản lý Sloan
Trang 33 Trường Đại học Khoa học, gồm có các ngành: Sinh học; Não bộ và các
ngành khoa học nhận thức; Hóa học; Các ngành khoa học về khí quyển trái đất và hành tinh; Toán; Vật lý
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế Whitaker
Giáo dục sau đại học
Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại MIT, số lượng sinh viên sau đại học nhiều hơn sinh viên đại học (chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên) Nhiều chương trình sau đại học được xếp trong số 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ Các sinh viên sau đại học của MIT có thể làm tiến sĩ (Doctor of Philosophy hay Ph.D và Doctor of Science hay Sc.D.), thạc
sĩ khoa học (Master of Science hay M.Sc.), thạc sĩ kỹ thuật (Master of Engineering hay M.Eng.), thạc sĩ kiến trúc (Master of Architecture hay M.Arch.), thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration hay MBA) tùy thuộc vào ngành học
[http://vi.wikipedia.org]
Thời gian phân bố trong một năm học ở MIT cũng không khác nhiều ở Việt Nam Hai mùa học chính là Fall semester (học kì mùa thu) bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và Spring term (học kì mùa xuân) diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5 Tháng một ở MIT là một tháng đặc biệt Tháng này không có lớp học (khoảng trống giữa 2 học kì), vì thế, nó có thể xem như là một tháng cho các hoạt động kĩ năng, ngoại khóa của sinh viên Sinh viên có thể tham gia tìm hiểu một số trò chơi nhóm, dã ngoại, hẹn hò Thông qua trò chơi, các sinh viên được bổ sung kiến thức từ phim ảnh, thể thao, toán học… và đoàn kết với nhau hơn Vì là học viện chuyên chú vào các ngành khoa học, ở MIT, hầu như sinh viên nào cũng sẽ tham gia vào một số dự án khoa học cùng bạn bè mình Ngoài ra, để đầu tư cho chuyên ngành đang học, các học viên được tham gia vào các chương trình tập huấn nghiên cứu của các phòng thí nghiệm
và các viện nghiên cứu trong trường MIT Sau một thời gian tham gia chương trình học viên có thể tham dự kỳ thi của tổ chức này và trở thành nhân viên nghiên cứu chính thức tại đó
Trang 34Như vậy, Học viện đã được nhà nước trao cho quyền tự trị trong hoạt động khoa học rất cao, Học viện được tự trị trong tổ chức, sắp xếp nhân lực…
vì vậy mà Học viên có một cơ cấu tổ chức rất mềm dẻo, các học viên có thể vừa học vừa làm để vừa nâng cao kiến thức vừa có thu nhập, các viện nghiên cứu của học viện nhờ cơ chế mềm dẻo mà có được nguồn nhân lực rất tốt mà chi phí lại không cao
Được bình chọn là trường đại học tốt thứ 8 tại Mỹ trong năm 2006, đồng thời là "cái nôi" của ngành khoa học công nghệ Mỹ, Học viện công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology- MIT ) tập hợp một đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới Là "lò luyện" chính cho nền khoa học công nghệ phát triển đứng đầu thế giới của
Mỹ, sẽ không quá lời khi nói rằng MIT là "nóc nhà" công nghệ của thế giới
MIT hiện có 8 nhà khoa học đang làm việc đã giành được giải Nobel Trong những năm gần đây, các nhóm nghiên cứu tại MIT đã xác định được dị tật gien gây dạng loạn dưỡng cơ phổ biến nhất, cũng như bản chất của đột biến này; tạo ra bóng bán dẫn một electron đơn nhất, phát triển kỹ thuật quang học mới để đo khoảng cách giữa các thiên hà với độ chính xác và tin cậy chưa từng có; phát triển một vi mạch giải phóng các chất khác nhau
Là một tổ chức giáo dục độc lập thuộc sở hữu tư nhân, hiện Học viện MIT gồm có 6 trường Đại học, 34 khoa, nhiều trung tâm đa ngành, phòng thí nghiệm cũng như chương trình đào tạo Nói đến MIT, mọi người thường liên tưởng tới những công nghệ mang tính viễn tưởng, những ý tưởng táo bạo nhất của con người Đi đầu thế giới về mọi lĩnh vực công nghệ, từ vũ trụ , thiên văn học, các vật liệu mới như polymer, chất dẻo, công nghệ nano, y học , sinh học cho tới nghiên cứu robot, mã vạch , mã hoá , lượng tử cho tới công nghệ thông tin, Internet, những thành tựu khoa học và công nghệ do MIT nghiên cứu đều là những tinh hoa về trí tuệ nhân loại
Để có được những công nghệ mang tính viễn tưởng, những ý tưởng táo bạo nhất của con người như đặc trưng ở MIT không thể thiếu được tính tự trị rất cao trong nghiên cứu khoa học mà MIT đã được nhà nước trao
Trang 35MIT cũng được tự trị về các chương trình hợp tác thể hiện ở Học liệu
mở của MIT, đây là một sáng kiến chia sẻ những thành quả nghiên cứu của Học viện công nghệ MIT cho cộng đồng thế giới thông qua các tài liệu sử dụng trên môi trường web Sáng kiến này được tài trợ bởi các tổ chức William and Flora Hewlett, Andrew W Mellon và học viện MIT
Khi đưa ra khái niệm học liệu mở, MIT cho rằng đến một ngày nào đó,
sẽ tồn tại một mạng liên kết các trường đại học trên toàn thế giới giao tiếp với nhau, cung cấp khả năng truy cập, tham khảo vào các tài liệu giáo dục chất lượng cao theo nhiều phương thức đào tạo khác nhau, dưới các ngôn ngữ đa dạng Mạng liên kết này tạo thành một kho tàng kiến thức toàn cầu trên Web, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho cả thế giới
Do đó, MIT sẵn lòng hợp tác với tất cả các trường Đại học khắp thế giới để chia sẻ các tài liệu, giáo trình đào tạo của mình, tiến tới mở rộng khái
niệm Học liệu mở ra các trường đại học hàng đầu thế giới khác Những nội
dung đào tạo có chất lượng cao được lựa chọn trong các trường Đại học này
sẽ cung cấp những nguồn tài nguyên tri thức mở rất quan trọng trên một hệ thống mạng mở, hoàn toàn miễn phí dành cho các giáo viên giảng dạy, sinh viên nghiên cứu và những người tự học tập ở khắp mọi nơi trên thế giới
Học viện Công nghệ Massachusetts là Học viện nghiên cứu và giáo dục, Học viện đã rất thành công trong việc thực hiện kết hợp cả hai chức năng nghiên cứu và đào tạo Điều này thể hiện là 61 thành viên hiện tại hay trước đây của trường MIT đã đạt giải Nobel và Theo US News và World Report's annual ranking của đại học Hoa Kì thì, MIT là 1 trong 5 trường xếp hạng cao nhất Thành công của trường không chỉ ở danh tiếng và các kết quả nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện ở doanh thu của nhà trường thể hiện là trong năm 2005, quỹ đóng góp của MIT là $6.7 tỷ, hạng thứ 6 Hoa Kì
Để đạt được thành tựu trên có thể nói phần lớn là do trường được Chính phủ trao cho quyền tự trị rất cao trong hoạt động khoa học như tự trị về nhân
sự, về tổ chức, về quyết định các chương trình hợp tác, tự quyết định về tài chính như đã nêu trên [http://my.opera.com, cập nhật 9/7/2009]
Trang 361.6.2 Vương quốc Anh
- Viện Đại học Cambridge là một viện đại học tại thành phố
Cambridge, Anh Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Viện Đại học Oxford Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên
và dân thành thị, nhiều học giả của Viện Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Viện Đại học Cambridge Ngày nay, Viện Đại học Cambridge là một trong những viện đại học danh tiếng nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cũng như của thế giới Viện Đại học Cambridge hiện
có 31 trường đại học thành viên
Hình thành từ thế kỷ thứ 13, năm 1209, Cambridge đã trở nên nổi tiếng trước hết bởi chính diện mạo của mình với những công trình kiến trúc đẹp trong một khung cảnh thơ mộng Nhưng lý do quan trọng hơn và đáng tự hào hơn là bởi chất lượng giáo dục và những thành tựu khoa học của trường
Từ trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học này của thế giới, hàng trăm năm qua đã cho ra đời rất nhiều những phát minh quan trọng, mà nhiều trong số đó mang tính lịch sử của toàn nhân loại
Sự nổi danh của Cambridge trong lĩnh vực khoa học được bắt đầu từ nhà bác học Isaac Newton ở thế kỷ thứ 17 với cuốn “Những nguyên lý toán học cơ bản" Phải 300 năm sau khi cuốn sách phát hành thì các phát minh khoa học dựa trên cơ sở các nguyên lý đó mới thực sự được khám phá Tiếp theo Newton, rất nhiều những nhà khoa học khác đã góp phần làm nên sự vĩ đại của Cambridge như: Darwins - cuối thế kỷ 19 - với thuyết tiến hóa, JJ
Trang 37Thomson khám phá ra điện tử năm 1897, Cockcroft và Walson phân chia được nguyên tử năm 1923, 1949 Maurice Wikle phát triển những thành tựu đầu tiên của kỹ thuật số, 1953 Crick và Watson giải mã được cấu trúc ADN
Và hiện nay, truyền thống đó vẫn tiếp diễn với giáo sư vũ trụ học Stephen Hawking, giáo sư tin học Roger Needham hay bác sỹ Roy Calne - một chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép gan
Không dừng lại ở lĩnh vực học thuật, Cambridge đã rất nhanh chóng bắt kịp với đà phát triển của thế giới trong lĩnh vực công nghệ để làm nên
“Hiện tượng Cambridge” khi biến thành phố này trở thành một trung tâm công nghệ quan trọng của Châu Âu, một “thung lũng Silicon” của nước Anh
Còn chất lượng giáo dục của Cambridge thì được đánh giá bởi những lớp sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành những người thành đạt Ngôi trường này đã đào tạo ra rất nhiều nhà thơ, doanh nhân, nghị sĩ, Phó thủ tướng hay những chức vụ tương tự cho nước Anh và cho cả thế giới
Chất lượng giáo dục của Cambridge còn được khẳng định bởi nguyên tắc học tập phải luôn đi đôi với nghiên cứu“ "Ở Cambridge chất lượng giảng dậy tuyệt vời và các nghiên cứu tuyệt vời luôn gắn liền với nhau”, bà phó hiệu trường phát biểu Nguyên tắc này cộng với đầu vào sinh viên tốt, điều kiện học tập đầy đủ với thư viện, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất thế giới, nên chất lượng giáo dục ở Cambridge luôn được khẳng định
Từ năm 1993 trường còn áp dụng một phương thức đánh giá chất lượng giảng dạy (TQA) bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn với các thang điểm khác nhau
Những sinh viên đại học năm cuối của Cambridge vừa được học rất chuyên sâu, vừa được hỗ trợ bởi sự chăm sóc đặc biệt của hệ thống giám sát của trường Các nhà quản lý Cambridge tin rằng đó là cách dạy hiệu quả nhất đối với những sinh viên triển vọng và có chí tiến thủ nhất
Một nhân tố khác làm nên sự nổi tiếng của Cambridge là cách ngôi trường này đưa tri thức của mình vào cuộc sống khi áp dụng rất hiệu quả công thức: Công nghệ hiện đại + các nhà đầu tư + các nghiên cứu hàn lâm
Trang 38Với truyền thống về nghiên cứu học thuật, Cambridge đã thu hút được những nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới hội tụ về đây, cho họ một môi trường làm việc hoàn hảo, điều kiện làm việc hết sức linh hoạt, cho phép - thậm chí khuyến khích - họ làm việc cho các ngành công nghiệp Điều này đã kết hợp được những nghiên cứu thuần tuý với ứng dụng, sự tinh túy của học thuật với thế giới thực và những kinh nghiệm thực tế
Vì thế, Cambridge là một trường đại học có thu nhập cao khác thường
từ lĩnh vực công nghiệp, điều hành một số lượng dự án nghiên cứu quan trọng liên kết với các nhà công nghiệp
Từ những bằng chứng về thành công trên đây của nhà trường đã cho thấy trường được trao quyền tự trị cao trong hoạt động khoa học như tự trị trong tổ chức, và tự trị về nhân lực nên “đã thu hút được những nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới hội tụ về đây, cho họ một môi trường làm việc hoàn hảo, điều kiện làm việc hết sức linh hoạt, cho phép - thậm chí khuyến khích - họ làm việc cho các ngành công nghiệp Điều này đã kết hợp được những nghiên cứu thuần tuý với ứng dụng, sự tinh túy của học thuật với thế giới thực và những kinh nghiệm thực tế”; tự trị trong tìm nguồn vốn đầu tư
“ngôi trường này đưa tri thức của mình vào cuộc sống khi áp dụng rất hiệu quả công thức: Công nghệ hiện đại + các nhà đầu tư + các nghiên cứu hàn lâm”, trường được tự trị trong đánh giá hoạt động khoa học và tìm hướng nghiên cứu và giảng dạy cho mình như “Từ năm 1993 trường còn áp dụng một phương thức đánh giá chất lượng giảng dạy (TQA) bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn với các thang điểm khác nhau Những sinh viên đại học năm cuối của Cambridge vừa được học rất chuyên sâu, vừa được hỗ trợ bởi sự chăm sóc đặc biệt của hệ thống giám sát của trường”, “Mỗi college ở Cambridge là một ngôi trường khá độc lập, có lịch sử, truyền thống riêng, phù hiệu riêng, có hiệu trưởng, hiệu phó, dàn giáo viên, đội ngũ làm công tác nghiên cứu và chính sách điều hành riêng.”
dh-cambridge.html]
Trang 39[http://www.cphud.danang.gov.vn/index.php/truong-dai-hoc/anh-quoc/1302-Viện đại học Cambridge là một minh chứng rất thành công của mô hình khoa học tự trị của viện nghiên cứu và triển khai trong khuôn khổ trường đại học
1.6.3 Nhật Bản
Đại học Tokyo là một trong những trường đại học nghiên cứu ở Nhật Bản Trường có 10 khoa với tổng cộng 30.000 sinh viên, trong đó có 2100 sinh viên nước ngoài 5 cơ sở của trường (campus) là ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản
Học thuật: Thông tin tổng quát
Trang 40Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ Ngoài ra, trường còn
là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản tuy nhiên quyền lực của trường đang giảm dần Ví dụ: tỷ lệ cựu sinh viên của trường ở chức thủ tướng là 2/3, 1/2, 1/4, 1/5 và 1/6 lần lượt trong thập niên 1950, thập niên
1960, thập niên 1980, thập niên 1990 Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất
Các khoa và các trường đào tạo sau đại học
Các trường đào tạo sau đại học
Nhân văn và xã hội học
Interdisciplinary Information Studies/Nghiên cứu thông tin liên ngành
(?)
Các viện nghiên cứu
Viện nghiên cứu động đất
Viện khoa học xã hội