- Tổng quan về nghiên cứu và cơ sở quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai; - Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất về số lượng, chất lượng, phân bố loại hình sử dụng đất, hiệu qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Chu Thanh Lương
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Chu Thanh Lương
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Địa chính
Mã số: 60.44.80
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Nguyễn Hiệu
Hà Nội - 2012
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất
- BĐKH Biến đổi khí hậu
- GIS Hệ thống thông tin địa lý - Geographical Infomation
- WTO Tổ chức thương mại thế giới
- WB Ngân hàng thế giới
DANH MỤC ẢNH
2 Ảnh 2 Đất nuôi trồng thủy sản tại Khu công nghiệp Đình Vũ 49
3 Ảnh 3 Đất hiện trạng tại phường Đông Hải 2 50
5 Ảnh 5 Đất hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đình Vũ 51
6 Ảnh 6 Đường Lê Hồng Phong - Dự án Khu đô thị mới Ngã năm - sân
bay Cát Bi
51
DANH MỤC HÌNH
2 Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Hải An năm 2005 44
3 Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận Hải An năm 2010 48
4 Hình 3.3 Bản đồ biến động sử dụng đất quận Hải An thời kỳ 2005-2010 56
Trang 4An
3 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất quận Hải An năm 2005 45
4 Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất quận Hải An năm 2010 47
5 Bảng 4.1 Định hướng quy hoạch các khu cụm công nghiệp trên địa
bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng
72
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm và vai trò của đất đai trong nền kinh tế xá hội của đất
nước
4
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội 4 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới việc sử dụng đất 6
1.2.4 Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai 10
1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất 13
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và khu vực nghiên cứu 16
1.3.2.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003 16
Trang 61.4 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ
HỘI
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ
DỤNG ĐẤT QUẬN HẢI AN GIAI ĐOẠN 2005-2010
Trang 73.1.1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
37
3.1.2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới
hành chính
38
3.1.3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính; bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
39
3.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
3.1.7 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp vầ đất
đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm quản lý và sử dụng đất đai
43
3.3 Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất và biến đổi sử dụng đất
quận Hải An thời kỳ 2005-2010
Trang 8định hướng đến năm 2020 quận Hải An
4.3.1 Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 75
4.3.4 Giải pháp về tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
ngành Tài nguyên đất
80
4.3.6 Giải pháp khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế 81
Trang 9MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất đai thuộc quyền sở hữư toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả nhất Nhà nước giao đất cho các tổ chức và
cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài”
Trong hệ thống 4 cấp lập quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thì cấp quận, huyện (gọi chung là cấp huyện) có vị trí quan trọng làm cơ sở cho QHSDĐ cấp xã QHSDĐ cấp quận, huyện tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các tỉnh…đảm bảo tính thống nhất về quản lý sử dụng đất đai cả nước Căn cứ vào QHSDĐ cấp huyện, QHSDĐ cấp xã sẽ được cụ thể hoá theo địa bàn cụ thể
Việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng đã được 5 năm Tuy nhiên, từ khi được Chính phủ phê duyệt đến nay thì việc tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn chưa được đánh giá đúng mức và chưa có những nghiên cứu, đánh giá để rút kinh nghiệm toàn diện và đầy đủ cho kỳ quy hoạch sắp tới Để có được những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác sử dụng đất, việc đánh giá các kết quả thực hiện phương án quy hoạch
và điều chỉnh QHSDĐ quận Hải An thời kỳ 2005-2010, bao gồm cả những kết quả
đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân là hết sức cấp thiết Đó cũng
là lý do học viên lựa chọn đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An, thành phố Hải Phòng” là luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
của mình
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
a Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân những biến động trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quận Hải An thời kỳ 2005-2010 làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của địa phương
b Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu của đề tài
Trang 10- Tổng quan về nghiên cứu và cơ sở quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng các loại đất về số lượng, chất lượng, phân
bố loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất quận Hải An;
- Phân tích xu thế biến động các loại đất, mức độ đáp ứng nhu cầu đất đai
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội quận Hải An;
- Đề xuất xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của quận Hải An
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi không gian: không gian nghiên cứu đề tài là quận Hải An,
thành phố Hải Phòng
Phạm vi nội dung khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng và
biến đổi sử dụng đất của quận Hải An
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Hải An
Chương 3 Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất quận Hải
An giai đoạn 2005 -2010
Chương 4 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất quận Hải An
Trang 11Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng cung cấp)
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm và vai trò của đất đai trong nền kinh tế xã hội của đất nước
1.1.1 Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Đất đai là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia nhưng bị giới hạn về số lượng nên nếu con người sử dụng đất một cách hợp lý thì đất đai lại là nguồn tài nguyên vô hạn về thời gian sử dụng
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
1.1.2.1 Vai trò của đất đai
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động Trong quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người
Đất đai giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng
Sự khẳng định vai trò của đất đai như trên là hoàn toàn có cơ sở Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế quốc doanh và hoạt động của con người Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất Đất đai là điều kiện rất cần thiết
để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người Bởi vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này
là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia
Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau Trong công nghiệp và các ngành khác ngoài nông nghiệp, trừ công nghiệp khai khoáng, đất đai nói chung làm nền móng, làm địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác Trái lại, trong nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt đất đai có vị trí đặc biệt Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động
Trang 131.1.2.2 Ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
Diện tích đất đai có hạn Sự giới hạn đó là do toàn bộ diện tích bề mặt của trái đất cũng như diện tích đất đai của mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ bị giới hạn Sự giới hạn đó còn thể hiện ở chổ nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành kinh tế quốc dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng Do diện tích đất đai
có hạn nên người ta không thể tùy ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau:"đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, boa gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt,thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy, ) Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.Đất đai là tài sản phẩm của
tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.Đất đai
là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác Đất đai cũng cung cấp các nguyên liệu cho các ngành sản xuất như gạch, ngói, xi măng…
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước
đo sự giầu có của một quốc gia Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng
Trang 141.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới việc sử dụng đất
Việc sử dụng bền vững tài nguyên đất hiện nay chỉ có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường vào trong quy hoạch sử dụng đất
Do đó, việc phát triển kinh tế, xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc sử dụng đất do vậy quy hoạch sử dụng đất đặt ra phải được mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, xã hội và kinh tế cũng như tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hưởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch Do vậy đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch
sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng như cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang
để quản lý quá trình phát triển đất nước một cách hợp lý, bền vững
Vai trò chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam là phân bổ diện tích đất cho các mục tiêu sử dụng phát triển khác nhau của các đối tượng sử dụng đất công cộng và tư nhân Quy hoạch sử dụng đất hiện tại ít có sự phối hợp giữa các ngành, các đối tượng sử dụng đất và do vậy ít có khả năng đáp ứng được các điều kiện của địa phương cũng như các yêu cầu phát triển Đặc biệt đối với các vùng dân
cư tập trung, các vùng đồng bằng châu thổ và vùng ven biển rất nhạy cảm với sự thay đổi trong sử dụng đất cũng như đối với sự biến đổi khí hậu Sự phát triển nhanh chóng tại các khu vực này kéo theo sự thoái hóa về tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học và làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các cơ sở hạ tầng cũng như ảnh hưởng đến việc sử dụng đất hiện tại và ảnh hưởng tới việc sử dụng đất và sinh thái cảnh quan trong tương lai
Tăng trưởng kinh tế diễn ra với tốc độ rất nhanh và từ đó làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và tài nguyên nước, dẫn tới nhu cầu phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tốc độ phát triển cùng với sự thay đổi nhanh chóng của các ngành kinh tế Biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng đang là một thách thức mới đối với quá trình phát triển bao gồm tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế
1.2 Khái quát chung về quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.1 Bản chất của quy hoạch sử dụng đất đai
Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt’’ gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội nên quy
Trang 15hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật
Như vậy: “ Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp
lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường’’
Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp (đặc biệt là diện tích đất lúa và đất
có rừng); ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường
1.2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của
hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau:
1.2.2.1 Tính lịch sử - xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ Mỗi hình
Trang 16thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa người với người về quyền
sở hữu và sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất,
vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội
1.2.2.2 Tính tổng hợp
Tính tổng hợp của QHSDĐ biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; QHSDĐ đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông - công nghiệp, môi trường sinh thái
1.2.2.3 Tính dài hạn
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn
1.2.2.4 Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không
dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi) Vì vậy, QHSDĐ mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất
1.2.2.5 Tính chính sách
Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách
xã hội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế
- xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi
trường sinh thái
Trang 171.2.2.6 Tính khả biến
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của QHSDĐ không còn phù hợp Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp cần thiết Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch, QHSDĐ luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện ’’ với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao
1.2.3 Các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.3.1 Quy hoạch sử dụng đất theo ngành
+ Quy hoạch sử dụng đất theo ngành;
+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;
+ Quy hoạch sử dụng đất giao thông, thuỷ lợi
Đối tượng của QHSDĐ theo ngành là diện tích đất đai thuộc quyền sử dụng và diện tích dự kiến cấp thêm cho ngành (trong phạm vi ranh giới đã được xác định rõ mục đích cho từng ngành ở các cấp lãnh thổ tương ứng) QHSDĐ giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất của vùng và cả nước
1.2.3.2 Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai cả nước;
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh;
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện;
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã
Đối tượng của QHSDĐ theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên của lãnh thổ Tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh thổ hành chính, QHSDĐ theo lãnh thổ sẽ có nội dung
cụ thể, chi tiết khác nhau và được thực hiện theo nguyên tắc: từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vi mô đến vĩ mô và bước sau chỉnh lý bước trước
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện có tính chất quan trọng trong việc xây dựng và làm cơ sở định hướng của QHSDĐ cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn
về quan hệ đất đai Căn cứ vào đặc điểm nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện, đề xuất các chỉ
Trang 18tiêu và phân bổ các loại đất; xác định các chỉ tiêu định hướng về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã, phường trên phạm vi của huyện
1.2.4 Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
trên địa bàn thực hiện quy hoạch;
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng;
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương
- Xây dựng phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất;
- Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường;
- Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch;
- Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch
1.2.5 Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.5.1 Quan hệ giữa các loại hình quy hoạch sử dụng đất đai
QHSDĐ cả nước và QHSDĐ các cấp lãnh thổ hành chính địa phương cùng hợp thành hệ thống QHSDĐ hoàn chỉnh Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo,
cụ thể hóa quy hoạch của cấp trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô
QHSDĐ toàn quốc và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hòa với quy hoạch cấp tỉnh Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi
Trang 19mô và làm cơ sở để thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết
1.2.5.2 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất
Nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn đất, thủy nông, thảm thực vật…các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự nhiên; các dự án quy hoạch phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ; dự
án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai
Để xây dựng phương án QHSDĐĐ cho một thời gian, trước hết phải xác
định được hướng đi và nhu cầu sử dụng đất dài hạn (dự án cho 15 – 20 năm) trên
phạm vi toàn khu vực Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính
xác không cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược (sơ đồ) Việc thống nhất
quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất từ đó xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài theo đối tượng và mục đích sử dụng đất
Dự báo, đánh giá cơ cấu đất đai liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các công trình thủy lợi, thủy nông, cơ sở hạ tầng,…Chính vì vậy việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích, định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội,…trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
1.2.5.3 Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chất chiến lược chỉ đạo vĩ mô sự phát triển kinh tế - xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển
và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian (lãnh thổ) có tính đến chuyên môn hóa
và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền
Trang 20kế hạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế
và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành,
cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hòa thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1.2.5.4 Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành
* Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài,vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm…trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yêu của quy hoạch sử dụng đất đai Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển nông nghiệp Hai loại quy
hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau
* Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đô thị được hài hòa và có trật tự, tạo ra những điều kiện
có lợi cho cuộc sống và sản xuất Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị cùng với việc
bố trí cụ thể khoảnh đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp nội dung xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố
cục không gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện
và điểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng…trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đất đai Quy
Trang 21hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị
* Quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp khác
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở
cùng một khu vực cụ thể (có cả quy hoạch ngắn hạn và dài hạn) Tuy nhiên chúng có
sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến
thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất đai)
1.3 Khái quát tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.3.1.1 Nhật Bản
Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản được phát triển từ rất lâu, đặc biệt được đẩy mạnh vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 QHSDĐ ở Nhật Bản không những chú ý đến hiệu quả kinh tế, xã hội, mà còn rất chú trọng đến bảo vệ môi trường, tránh các rủi ro của tự nhiên như động đất, núi lửa QHSDĐ ở Nhật Bản chia ra: QHSDĐ tổng thể và QHSDĐ chi tiết
- QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một vùng lãnh thổ rộng lớn tương đương với cấp tỉnh, cấp vùng trở lên Mục tiêu của QHSDĐ tổng thể được xây dựng cho một chiến lược sử dụng đất dài hạn khoảng từ 15 - 30 năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội Quy hoạch này là định hướng cho quy hoạch sử dụng đất chi tiết Nội dung của quy hoạch này không quá đi vào chi tiết từng loại đất mà chỉ khoanh định cho các loại đất lớn như: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư, đất cơ sở hạ tầng, đất khác
- QHSDĐ chi tiết được xây dựng cho vùng lãnh thổ nhỏ hơn tương đương với cấp xã Thời kỳ lập quy hoạch chi tiết là 5 - 10 năm về nội dung quy hoạch chi tiết rất cụ thể, không những rõ ràng cho từng loại đất, các thửa đất và các chủ sử dụng đất, mà còn có những quy định chi tiết cho các loại đất như: về hình dáng, chiều cao xây dựng, quy mô diện tích Đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở Nhật Bản hết sức coi trọng đến việc tham gia ý kiến của các chủ sử dụng đất, cũng như tổ chức thực hiện phương án khi đã được phê duyệt Do vậy tính khả thi của
Trang 22phương án cao và người dân cũng chấp hành quy hoạch sử dụng đất rất tốt
1.3.1.2 Cộng hoà Liên Bang Nga
Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Nga chú trọng việc tổ chức lãnh thổ, các biện pháp bảo vệ và sử dụng đất với các nông trang và các đơn
vị sử dụng đất nông nghiệp Quy hoạch sử dụng đất của Nga được chia thành 2 cấp:
quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết
Quy hoạch chi tiết với mục tiêu cơ bản là tổ chức sản xuất lãnh thổ trong các
xí nghiệp hàng đầu về sản xuất nông nghiệp như các nông trang, nông trường Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch chi tiết là tạo ra những hình thức tổ chức lãnh thổ sao cho đảm bảo một cách đầy đủ, hợp lý, hiệu quả việc sử dụng từng khoanh đất cũng như tạo ra những điều kiện cần thiết để làm tăng tính khoa học của việc tổ chức lao động, việc sử dụng những trang thiết bị sản xuất với mục đích là tiết kiệm thời gian và tài nguyên
Quy hoạch chi tiết sẽ đưa ra phương án sử dụng đất nhằm bảo vệ và khôi phục độ phì của đất, ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, ngăn chặn việc sử dụng đất không hiệu quả, làm tăng điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, điều kiện nghỉ ngơi của người dân
1.3.1.3 Cộng hoà Liên Bang Đức
Ở Cộng hoà Liên bang Đức, vị trí của quy hoạch sử dụng đất được xác định trong hệ thống quy hoạch phát triển không gian (theo 4 cấp): Liên bang, vùng, tiểu vùng và đô thị Trong đó, quy hoạch sử dụng đất được gắn liền với quy hoạch phát triển không gian ở cấp đô thị
Trong quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên bang Đức, cơ cấu sử dụng đất: Đất nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng diện tích; diện tích mặt nước, đất hoang là 3%; đất làm nhà ở, địa điểm làm việc, giao thông và cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ cho dân chúng và nền kinh tế - gọi chung
là đất ở và đất giao thông chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn liên bang Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ quốc gia công nghiệp có mật độ dân số cao, diện tích đất ở và giao thông ở Đức đang ngày càng gia tăng Diện tích đất giao thông tăng đặc biệt cao từ trước tới giữa thập kỷ 80, trong khi đó, diện tích nhà chủ yếu tăng trong hai thập kỷ vừa qua, đặc biệt là đất dành làm địa điểm làm việc như thương mại, dịch vụ, quản lý hành chính phát triển một cách không cân đối Qúa trình ngoại
ô hoá liên tục và tốn kém về đất đai cũng góp phần quan trọng vào thực tế này
1.3.1.4 Trung Quốc
Trang 23Trung Quốc là nước nằm trong vùng Đông Á có diện tích tự nhiên là 9,597km2, dân số gần 1,2 tỷ người Trung Quốc coi trọng việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm lồng ghép và thực hiện đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội Trong kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn của Nhà nước, của các địa phương đều được dành một phần hoặc một chương mục riêng về phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt
là tài nguyên đất Đến nay Trung Quốc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất từ tổng thể đến chi tiết cho các vùng và các địa phương theo hướng phân vùng chức năng (khoanh định sử dụng đất cho các mục đích) gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Để quy hoạch tổng thể phù hợp với phân vùng chức năng, các quy định liên quan của pháp luật Trung Quốc đã yêu cầu mọi hoạt động phát triển các nguồn tài nguyên phải nhất quán với phân vùng chức năng
Một trong những ảnh hưởng tích cực của quy hoạch tổng thể và sơ đồ phân vùng chức năng là việc giảm thiểu xung đột đa mục đích nhờ xác định được các sử dụng tương thích cho phép ưu tiên ở các khu vực cụ thể
1.3.1.5 QHSDĐ đô thị ở Anh
Để bắt tay vào công việc xây dựng lại sau chiến tranh, năm 1947 chính phủ Anh đã sửa đổi và công bố Luật kế hoạch đô thị và nông thôn, trong đó điều thay đổi quan trọng nhất là xác lập chế độ quốc hữu về quyền phát triển và xây dựng chế
độ cho phép khai thác Quy định mọi loại đất đều phải đưa vào chế độ quản lý mới, mọi người nếu muốn khai thác đất đai, trước hết phải được cơ quan quy hoạch địa phương cho phép khai thác, cơ quan quy hoạch địa phương căn cứ vào quy định của quy hoạch phát triển để xem liệu có cho phép hay không Chế độ cho phép khai thác trở thành biện pháp chủ yếu của chế độ quản lý quy hoạch đất đai
1.3.1.6 QHSDĐ đô thị ở Hàn Quốc
Năm 1972 “Luật Sử dụng và Quản lý đất đai quốc gia” chia toàn bộ đất đai
cả nước thành 10 loại phân khu sử dụng Đồng thời chỉ định các khu hạn chế phát triển, gọi là đai xanh, trong khu hạn chế này ngoài những vật kiến trúc cần phải duy trì ra, cấm tất cả mọi khai thác Ý đồ dùng sự ngăn cách của các đai xanh để khống chế sự phát triển nhảy cóc, bảo vệ đất nông nghiệp và các điều kiện nghỉ ngơi, giải trí; đảm bảo cung ứng đất làm nhà ở một cách hợp lý “Kế hoạch 10 năm về phát triển tổng hợp toàn quốc’’, mục đích là phân tán nhân khẩu của đô thị lớn, đồng thời phối hợp với “Phương án phát triển khu vực” để kích thích tăng trưởng của vùng
Trang 24sâu, vùng xa, thu hút nhân khẩu quay về Theo “kế hoạch quản lý khu vực thủ đô” của Nam Hàn đưa ra năm 1981, thì cấm tiến hành khai thác quy mô lớn ở thủ đô để tránh việc nhân khẩu ồ ạt đổ vào, sau đó là dùng phương thức chế độ quản lý tổng nghạch khống chế số lượng chiêu sinh đại học khu vực Hán Thành Trên thực tế, Hàn Quốc sau hai, ba mươi năm nỗ lực, cuối cùng vẫn đối mặt với thất bại Dùng “ chính sách đai xanh ” lại làm cho giá nhà tăng cao, tạo thành tiền bồi thường đất đai quá cao, việc thu hồi đất đai để xây dựng công trình công cộng của chính phủ gặp khó khăn và bế tắc
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và khu vực nghiên cứu:
Việt Nam là nước có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp, vì vậy công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho hiệu quả, hợp lý, ổn định, bền vững luôn là một trong những đòi hỏi khách quan
1.3.2.1 Thời kỳ trước khi Luật Đất đai năm 1993
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản lý đất đai mà chỉ được thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành nông - lâm nghiệp Các phương án phân vùng nông - lâm nghiệp đã đề cập tới phương hướng
sử dụng tài nguyên đất trong đó có tính toán đến quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp
và coi đây là phần quan trọng Tuy nhiên, do còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản và chưa tính toán được khả năng đầu tư nên tính khả thi của phương án còn thấp
Từ năm 1981 đến năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, trong chương trình lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Việt Nam thời
kỳ 1986 - 1990, có 5 vấn đề trong đó có vấn đề về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt chú trọng đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai Cũng trong thời kỳ này, Chính phủ
ra Nghị quyết số 50 về xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước
Từ năm 1987 đến năm 1993, công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất Đây
là mốc đầu tiên triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên phạm vi toàn quốc
1.3.2.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003
Luật Đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập
và tới tháng 4/1995, lần đầu tiên tổ chức được một Hội nghị tập huấn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính tất cả các tỉnh,
Trang 25thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước Sau hội nghị, công tác lập quy hoạch
sử dụng đất được triển khai ở 4 cấp là: cả nước, tỉnh, huyện, xã
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước thực hiện quyền định đoạt về đất đai, nắm được quỹ đất đai đến từng loại, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gắn chuyển mục đích sử dụng đất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có cơ sở
để điều chỉnh chính sách đất đai tại mỗi địa phương, chủ động giành quỹ đất hợp lý cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo ổn định các mục tiêu xã hội vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại đất nước Từng bước chủ động dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị Qua công tác quy hoạch sử dụng đất đai, UBND các cấp nắm chắc được quỹ đất đai của địa phương mình, có dự tính được nguồn thu từ đất cho ngân sách nhà nước
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; Luật Đất đai năm 1993 có một số bất cấp do vây trong giai đoạn này Quốc hội đã thực hiện chỉnh sửa bổ sung vào các năm 1998 và năm 2001 nhằm từng bước hoàn thiện bộ khung cho Luật Đất đai trong thời kỳ hội nhập của đất nước
mà trong đó đất đai đóng một vai trò hết sứ quan trong, là tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại mũi nhọn của đất nước
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât của các cấp địa phương Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 Tuy vậy, cũng phải đến năm 2004, tại
kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tiến hành công tác rà soát quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng và đã được Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệu lực và ngày càng có hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng đất, đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trong quá trình phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…đã góp phần thay đổi diện mạo vùng nông nghiệp theo hướng hàng hóa Đất có mục đích công cộng được quy hoạch đồng bộ với kết cấu hạ tầng phát triển đã góp phần
Trang 26tăng khả năng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân
1.3.2.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội nói chung và đòi hỏi về công tác quản lý đất đai nói riêng Luật Đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 Khung pháp lý đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rõ: Luật Đất đai 2003 quy định tại mục
2 chương II (gồm 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30); Nghị định số 181/2004/NĐ -
CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định tại chương III (gồm 18 điều, từ Điều 12 đến Điều 29)
Luật Đất đai năm 2003 quy định rõ nội dung việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp Đối với kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và kỳ kế hoạch là 5 năm Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là 5 năm một lần gắn với việc kiểm kê đất đai để phục vụ cho công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tốt hơn Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập 10 năm một lần gắn với kỳ quy hoạch
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải được lập trên nền bản đồ địa chính Ngoài ra, để cho việc quản lý đất đai được thuận lợi hơn, đất đai được chi thành 3 nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư hướng dẫn
số 30/2004/TT - BTNMT và quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và quy trình lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp
Theo kết quả báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết năm 2007, cùng với quy hoạch sử dụng đất đai cả nước, đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006 - 2010); trong đó có 62 tỉnh đã được Chính phủ xét duyệt
Đối với cấp huyện, đã có 450/676 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành việc lập quy hoạch đến năm 2010 (đạt 66,56%);154 huyện đang triển khai (đạt 22,78%); còn lại 72 huyện chưa triển khai (chiếm 10,65%), phần lớn
là các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
Đối với cấp xã, đã có 6,179/10.784 xã, phường, thị trấn đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (đạt 57,30%); 2.466/10.784 xã đang triển khai (đạt 22,87%); còn lại 2.139/10.784 xã chưa triển khai (chiếm 19,38%) Trong số các xã đã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết thể hiện trên bản đồ địa chính theo quy định của Luật Đất đai
Trang 27Quy hoạch sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, đặc biệt do đất đai đã được tiền tệ hóa và tham gia vào nền sản xuất hàng hóa, khi nước ta đã là thành viên đầy đủ của WTO, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quan hệ đất đai ở nước ta Vì thế, quy hoạch sử dụng đất phải được xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch tổng thể, đồng thời phù hợp với từng đặc điểm riêng của từng địa phương, từng ngành trong từng giai đoạn nhất định, do đó phải xác định tính chính xác ở tầm vĩ mô Do là khoa học dự báo, quy hoạch sử dụng đất không phải là
dĩ thành bất biến mà có tính đúng sai nhất định, vì thế phải tính toán dự báo cho thời gian và phải được phân thành nhiều giai đoạn thực hiện, các phát sinh sai sót phải được điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất Kế hoạch sử dụng đất là việc phân đoạn thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo từng thời gian, từng thời điểm để định ra được tiến độ, khối lượng, địa điểm cần thực hiện phù hợp với yêu cầu và khả năng vật chất của xã hội Kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo tính ổn định và tính khả thi cao, vì thế cần phân đoạn thời gian ngắn từ 1 - 3 năm
Với những sự thay đổi lớn về định hướng phát triển kinh tế thì việc sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tính dài hạn, gần gũi với môi trường và phát triển bền vững luôn được đặt nên hàng đầu do vậy song song với việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan cùng các địa phương thực hiện việc báo cáo định kỳ trong đó xác định những vấn đề bất hợp lý trong việc triển khai (bất cập trong việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khó khăn trong việc triển khai Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn Luật, các Thông tư của các Bộ chuyên ngành ) báo cáo Chính phủ xem xét, điều chỉnh Cụ thể Chính phủ đã ban hành thêm các văn bản, chỉnh sửa bổ sung như sau:
- Năm 2009 Chính phủ đã thực hiện Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003
- Ban hành các Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003
- Ban hành các Nghị định quy định cụ thể thực hiện phát triển kinh tế nhằm đảm bảo yếu tố môi trường phát triển bền vững
- Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn nhằm cụ thể hóa việc thực hiện cho các địa phương
1.4 Quan điểm và các phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Quan điểm nghiên cứu
1.4.1.1 Quan điểm hệ thống
Trang 28Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố,
từ luận chứng của phương án đến các điều kiện về kinh tế, chính trị, chính sách pháp luật; về tổ chức triển khai thực hiện, quản lý và giám sát quy hoạch…Vì vậy cần phải tiếp cận với nhiều hệ thống từ kỹ thuật đến các hệ thống chính sách, luật pháp, hệ thống quản lý, hệ thống giám sát; tiếp cận từ trên xuống, từ dưới lên để phân tích đánh giá
1.4.1.2 Quan điểm phát triển vùng:
Quy hoạch phát triển vùng là khâu trung gian gữa quy hoạch quốc thổ và quy hoạch đô thị, nhằm khai thác tận dụng các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên xã hội của một vùng để bố cục hợp lý sức sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội
và môi trường một cách có hiệu quả nhất
Vùng có thể là khu vực liên tỉnh (hay nhiều bang như ở Hoa Kỳ), tỉnh, liên huyện, huyện, lưu vực sông hay chùm/chuỗi/hành lang/vành đai đô thị, khi chúng
có những mối liên hệ khăng khít về thiên nhiên, về tài nguyên, về con người, về kinh tế và có chung những lợi ích Trong số các vùng thì vùng liên tỉnh, liên huyện, liên đô thị, lưu vực sông là rất đáng quan tâm vì gặp phải vấn đề quản lý, kiểm soát vượt ra ngoài khuôn khổ tổ chức hành chính hiện hữu
Nội dung của quy hoạch phát triển vùng có thể tóm lược như sau:
- Đánh giá tổng hợp tài nguyên, các mặt thuận lợi và các nhân tố hạn chế
- Bố cục công nghiệp hợp lý, xác định các ngành trọng điểm, xác định địa điểm cho các nhà máy và các đô thị công nghiệp, bố trí phân công hợp tác để cấu thành tổ hợp tối ưu
- Bố cục hợp lý nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, chăn nuôi, ngư, nghề phụ), kết hợp với phát triển công nghiệp thực phẩm và công nghiệp nhẹ, phân bổ đất đai cho các ngành nghề nông nghiệp, cho nhu cầu phát triển công nghiệp, giao thông,
đô thị và các khu dân cư nông thôn, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ đất đai nông nghiệp màu mỡ không bị xâm phạm
- Phân tích toàn diện xu thế phát triển dân số; đề ra các biện pháp phát triển nguồn nhân lực, phát triển văn hóa và giáo dục, tạo điều kiện nâng cao trình độ văn hóa và khoa học cho nhân dân
- Quy hoạch thống nhất hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng, dự báo nhu cầu tương lai đối với số lượng, đẳng cấp, quy mô và địa điểm các
dự án kết cấu hạ tầng
Trang 29- Quy hoạch bảo vệ và nâng cấp môi trường, kết hợp chặt chẽ phát triển sản xuất với gìn giữ môi trường không khí, đất, nước mặt và nước ngầm; chú ý quản lý lưu vực sông
- Quy hoạch sử dụng đất với nội dung bao gồm: điều tra tài nguyên đất và phân tích hiện trạng sử dụng đất; đánh giá chất lượng đất; dự báo nhu cầu sử dụng đất; bố cục dùng đất trong tương lai và quy hoạch phân khu cho các loại hình nhu cầu đất nông nghiệp (nông, lâm, chăn nuôi và các nhu cầu đặc thù khác); quy hoạch bảo vệ và nâng cấp tài nguyên đất đai
- Quy hoạch hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn, bao gồm: phân tích quá trình diễn biến và đặc điểm hiện trạng hệ thống đô thị; dự báo mức độ phát triển đô thị; nghiên cứu đặc điểm đô thị hóa của vùng, đưa ra chính sách và mục tiêu cho đô thị hóa giai đoạn tới; đề xuất tính chất và phương hướng phát triển cho các đô thị chủ yếu, làm
rõ nguyên tắc phân công hợp lý và liên hệ kinh tế giữa các đô thị; xác định quy mô dân số và đất đai cho từng giai đoạn phát triển đô thị; xác định cấu trúc không gian của hệ thống đô thị, khả năng xuất hiện các đô thị mới và sự phân bố của chúng
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu
1.4.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp được dùng để điều tra
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quan sát để phân tích các yếu tố quy hoạch không gian
1.4.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, kế thừa các tài liệu được xây dựng phù hợp với nội dung nghiên cứu
1.4.2.2 Phương pháp phân tích thống kê
- Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel Các số liệu được tính toán, phân tích theo các bảng biểu, kết hợp với phần thuyết minh
- Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm, thống
kê diện tích các công trình, dự án đã thực hiện theo quy hoạch hoặc chưa thực hiện theo quy hoạch
- Tổng hợp, so sánh và phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện phương án quy hoạch và điều chỉnh QHSDĐ So sánh các chỉ tiêu thực hiện so với mục tiêu đề ra trong phương án QHSDĐ
1.4.2.3 Phương pháp GIS và bản đồ
Thực trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sẽ được trình bày
Trang 30dưới dạng những biểu đồ, bản đồ minh họa dạng số trong GIS Biến động sử dụng đất của quận Hải An thời kỳ 2005-2010 được tính toán và phân tích trong môi trường của GIS trên cơ sở tích hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005-2010
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HẢI AN
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Quận Hải An là quâ ̣n nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng ; Quận Hải
An được thành lập theo Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính phủ
trên cơ sở chia tách 5 xã thuộc huyện An Hải (cũ) và phường Cát Bi thuộc quận
Ngô Quyền có các đặc điểm vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây Bắc trực tiếp giáp quận Ngô Quyền ;
- Phía Bắc giáp huyện Thủy Nguyên theo dọc sông Cấm ;
- Phía Nam giáp huyện Kiến Thụy theo ranh giới Sông Lạch Tray ;
- Phía Đông giáp Sông huyện đảo Cát Hải theo ranh giớ i là cửa biển Nam Triê ̣u
Với đặc điểm vi ̣ trí địa lý đó quận Hải An có điều kiện rất thuâ ̣n lợi về giao
lưu kinh tế với nên ngoài bằng đường thủy và đường bô ̣ Đặc biệt quận Hải An là
đầu mối giao thông rất quan tro ̣ng của thàn h phố Hải Phòng với các tuyến đường
bô ̣, đường sông và đường biển , đường sắt và đường hàng không Có nhiều trục
đường giao thông quan tro ̣ng cha ̣y qua đi ̣a bàn quâ ̣n như Quốc lô ̣ 5 nối liền Hà Nô ̣i
- Hải Phòng với các tỉnh Duy ên Hải Bắc Bộ , đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, tuyến đường trục giao thông đô thị (WB) các tuyến đường Trần Hưng Đạo ,
đường Lê Hồng Phong , đường ra đảo Đình Vũ , đường ra đảo Cát Bà , cùng với hệ
thống các tuyến đường khu vực từ quâ ̣n đến phường, từng cu ̣m dân cư Trên đi ̣a bàn
quâ ̣n hiê ̣n có : cảng Chùa Vẽ , cảng Cấm , cảng Đình Vũ , cảng quân sự và một số
cảng chuyên dùng khác Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt từ ga Lạc Viên đến cảng
Chùa Vẽ , có s ân bay Cát Bi với năng lực vâ ̣n chuyển 200.000 lượt khách và gần
2000 tấn hàng mỗi năm Đây là những điểm lơ ̣i thế rất lớn của quâ ̣n
2.1.2 Địa hình, địa chất
Quận Hải An là vùng đất có đi ̣ a hình tương đối bằng phẳng , độ dóc nền
hướng từ Tây Bắc - Đông Nam Toàn bộ diện tích quận Hải An nằm chạy do ̣c theo
sông La ̣ch Tray và bờ biển nên rất thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c phát triển cảng , khu công
nghiê ̣p và đô thi ̣
Tuy nhiên đất ở đây hình thành chủ yếu do sa bồi với các lớ p đất sét, á sét, á
cát, cát và bùn, bị nhiễm mặn, chịu sự tác động của gió biển và thủy triều biến động
Trang 32từ 1 ÷ 5m Theo khảo sát đi ̣a chất , từ 1 đến 2 m đất mă ̣t là sét dẻo mềm , dưới đó là các lớp á sét bão hòa mềm dẻo , dẻo chảy và thậm chí là bùn , do đó nền đất yếu , cường đô ̣ chi ̣u nén R = 0.1 ÷ 0.25kg/cm2, gây nhiều khó khăn trong viê ̣c xây dựng
và phát triển cơ sở hạ tầng quận
Nền đất ổn định nằm trong phạm vi giới hạn của tuyến đê quốc gia với quy mô 2.565,0 ha Phần đất còn lại là các bãi bồi ven sông, hình thành các khu vực như
+ Khu vực đảo Đình Vũ + Khu vực đảo Vũ Yên + Khu vực Tân Vũ
- Cao độ nền hiện trạng thấp
- Cốt nền các khu vực trong đê:
+ Khu dân cư ổn định: +3,3 +3,9 m
+ Đất ruộng: +2,6 +2,9 m
+ Ao đầm nuôi trồng thủy sản: +2,1 +2,4 m
- Cốt nền các khu vực ngoài đê:
+ Khu công nghiệp ven sông Cấm: +4,5 +5,5 m
+ Khu vực đầm nuồi trồng thủy sản: +2,1 +2,4 m
+ Khu vực đảo Vũ Yên: +2,2 +2,7 m
C), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiê ̣t đô ̣ trung bình tháng la ̣nh nhất là 16.8oC) Độ ẩm bình quân trong năm khoảng 83%, từ tháng 3 đến tháng 9 đô ̣ ẩm lên tới 91% Hướng gió thay đổi trong năm: từ tháng 11 đến tháng 3 là gió Bắc và Đông Bắc; từ tháng 4 đến tháng 10 là gió Nam và Đông Nam Tốc đô ̣ gió lúc lớn nhất là 40m/s
Lươ ̣ng mưa bình quân hàng năm từ 1.494,7mm Số ngày mưa trong năm là
117 ngày; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 với lượng mưa vào khoảng 434 mm
2.1.3.2 Thủy văn
Trang 33Chế độ thuỷ văn của quận Hải An chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thuỷ văn nhật triều biến động trong ngày từ 2.5 - 3.5m Quâ ̣n Hải An có ma ̣ng lưới sông ngòi và kênh mương khá dầy đă ̣c: Sông La ̣ch Tray, Sông Cấm với cửa Nam Triê ̣u và hê ̣ thống kênh mương An Kim Hải Sông Cấm là mô ̣t nhánh của sông Thái Bình với độ sâu 6 đến 8m, bình quân hàng năm đổ ra biển từ 10 đến 15 km3 nướ c và trên dưới 2 triê ̣u tấn phù
sa, đặc biê ̣t là vùng cửa Nam Triê ̣u - Đình Vũ Sông La ̣ch tray he ̣p hơn nhưng cũng có lươ ̣ng phù sa tương đồng như sông Cấm Chế độ thủ văn của Hải An chi ̣u ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn nhật triều biến động trong ngày từ 2.5 ÷ 3.5m
2.1.4 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
2.1.4.1 Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra đất quâ ̣n Hải An là vùng đất phù sa ổn định cao chiếm 100%, được hình thành ở những nơi có địa hình thấp, ven biển những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều tập nhiều ở các phường Đông hải 2, Nam Hải, Tràng Cát bao gồm các nhóm: đất cát và cát biển, đất mặn, đất phèn, đất phèn mặn, đất phù sa
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 quận Hải An có tổng diện tích tự nhiên 10.484,29 ha, trong đó:
hơ ̣p nuôi trồng thủy sản với du li ̣ch sinh thá i Ngoài ra, với tiềm năng đất đai cho xây dựng đô thi ̣, quâ ̣n có nhiều điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi chủ đô ̣ng quy hoa ̣ch đồng bô ̣ quỹ đất cho công trình giao thông , cấp thoát nước, các trụ sở hành chính , các công trình phúc lợi, văn hóa xã hô ̣i, các khu vui chơi giải trí cho một khu đô thị mới
2.1.4.2 Tài nguyên nước
Trang 34mặt của quâ ̣n khá dồi dào , đủ cung cấp cho nhu cầu về nước trong sản xuất và nước sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên nguồn nước mặt không phân bố đồng đều trong năm: mùa hè tập trung tới 85% lượng mưa trong năm, nước sông nhiều nước khiến nhiều nơi bị ngập trong khi mùa đông lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa năm, các dòng sông cạn kiệt, nước mặn thâm nhập sâu làm nước sông nhiễm mặn
có giá trị lớn về kinh tế nhưng rừng Hải An lại có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, chống lụt bão
2.1.4.4 Tài nguyên biển
Quận Hải An nằm trong vùng biển Hải Phòng thuộc Vịnh Bắc Bộ, có đặc trưng là bãi triều rộng lớn và độ sau ổn định, có trữ lượng các loại hải sản có giá trị kinh tế tương đối cao Tuy nhiên với tốc độ khai thác như hiện nay thì nguồn tài nguyên này sẽ có dấu hiệu cạn kiệt trong thời gian tới nếu không được khai thác một cách hợp lý
2.1.4.5 Tài nguyên khoáng sản
Với đặc điểm có nhiều cửa song lớn do vậy ở Hải An hình thành nhiều roi cát tự nhiên có thể thực hiện khai thác dể phục vụ san lấp mặt bằng Tuy nhiên việc khai thác cần phải có quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm không ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh vật biển, đặc biệt là làm thay đổi dòng chảy ảnh hưởng tới hoạt động của tàu bè ra vào cảng Hải Phòng
2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số, lao động và việc làm
Trang 35Tính đến năm 2010 quận Hải An có 70.037 người trong độ tuổi lao động chiếm 82,39% dân số của quận So với năm 2005, số người trong độ tuổi lao động của quận tăng 8.758 người tương đương với 18,91% Trong đó 4.572 lao động không có việc làm chiếm 6,53%, lao động có khả năng tham gia các hoạt động kinh
10.580 (30.98%)
12.897 (31.98 %)
132.99 (32.99%)
19.986 (33.52%)
24.421 (38.09%)
3 Lao động
nông lâm,
thủy sản
15.551 (40.23%)
14.545 (42.59%)
8.685 (21.53%)
8.395 (20%)
7.769 (13.03%)
7.548 (11.77%)
4 Lao động
thương mại,
dịch vụ
13.843 (35.81%)
14.020 (41.06%)
18.746 (46.48%)
19.716 (46.99%)
31.852 (53.43%)
32.139 (50.13%)
(Nguồn: phòng thống kê quận Hải An, năm 2010)
Dân cư trên địa bàn quận Hải An được phân bố ở 8 đơn vị hành chính: Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Hải, Đằng Lâm, Nam Hải, Tràng Cát, Cát Bi, Thành Tô Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,30 triệu đồng/năm; vì vậy tình hình đời sống nhân dân trong những năm gần đây đã được cải thiện, không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm nhanh chóng và sự gia tăng dân số cũng giảm xuống
Do quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại ngày càng nhanh nên một bộ phận các gia đình lao động có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hiện nay đang thiếu việc làm, việc chuyển đổi nghề nghiệp gặp khó khăn do công tác đào tạo gặp nhiều hạn chế (trình
độ, độ tuổi)
2.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế
Kinh tế phát triển khá năng động, đạt tốc độ tăng trưởng cao, nâng lên qua các năm Đẩu nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
Trang 36đại hóa, phát huy tiềm năng, lợi thế của quận; thu hút đa dạng nguồn lực đầu tư phát triển, có chuyển biến tích cự trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề phát triển nhanh, có bước đột phá và bền vững trong thời gian tới
- Theo Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội Quận Hải An qua các năm, tình hình kinh tế - xã hội của Quận tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 23,50%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (giảm dần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và tăng tỷ trọng kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ) Thu nhập bình quân đạt 26,30triệu đồng/người;
Tổng giá trị sản xuất của 04 nhóm ngành kinh tế trên địa bàn tăng từ 1.033 tỷ đồng lên 7.378 tỷ đồng ước năm 2011, tăng bình quân 32,5 %, tăng 7,2 lần so với năm 2003
+ Sản xuất công nghiệp đã có bước phát triển mạnh, quy mô không ngừng được mở rộng, hình thành và đi vào hoạt động các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, nâng cao năng lực, trình độ sản xuất, công nghệ, giữ vai trò quan trong thúc đẩy tốc
độ tăng trưởng kinh tế của quận Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng từ
207 tỷ đồng năm 2003 lên 3.805 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng bình quân 43,8%/năm, tăng gần 18,4 lần; giá trị sản xuất công nghiệp do quận quản lý tăng từ 36,2 tỷ đồng lên 103 tỷ đồng năm 2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14% năm, tăng 2,84 lần
+ Trong những năm qua số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể, lực lượng lao động trong các đơn vị sản xuất công nghiệp tăng Doanh nghiệp tăng từ 30 cơ sở năm 2003 lên 98 doanh nghiệp năm 2011, tốc độ tăng bình quân 16%/năm, tăng gần 3,3 lần; số lao động tại các doanh nghiệp tăng từ 3.946 lao động lên 17.500 lao động năm 2011, tốc độ tăng bình quân 20,5 %/năm, tăng 4,43 lần Số lượng hộ cá thể tăng từ 380 cơ sở lên 530 cơ sở năm 2011, tốc độ tăng bình quân 3,6 5/năm, tăng 1,4 lần
+ Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ trên địa bàn đạt 2.510 tỷ đồng năm
2011, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30,2%/năm, tăng gần 8,26 lần Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ do quận quản lý năm 2003 đạt 80 tỷ đồng, năm
2011 đạt 442 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,8 5/năm, tăng 5,53 lần Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn năm 2003 là 64 doanh nghiệp, năm 2011
là 495 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân 295/năm, tăng 7,73 lần; số lao động
2003 là 1.976 lao động, năm 2011 là 8.556 lao động, tốc độ tăng bình quân 20%/năm, tăng gần 4,33 lần Số lượng hộ cá thể năm 2003 là 2.230 cơ sở, năm 2011
Trang 37là 4.620 cơ sở, tốc độ tăng bình quân 8,4%/năm, tăng 2 lần; số lao động năm 2003
là 3.120 lao động, năm 2011 là 7.232 lao động, tốc độ tăng bình quân 11,5 5/năm, tăng 2,3 lần
+ Hình thành khu dịch vụ vận tải tập trung, đầu tư thêm một số cảng mới, hàng hóa thông qua cảng tăng nhanh
+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, giảm cả về diện tích
và giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng Giá trị ngành nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn giảm bình quân 9,8 % (từ 102,7 tỷ đồng năm
2003 xuống 45 tỷ đồng năm 2011) Năm 2003 diện tích trồng lúa là 746 ha, năm
2011 không còn diện tích đất trồng lúa; diện tích đất trồng hoa giảm từ 435 ha năm
2003 đến năm 2011 còn 123 ha, giảm bình quân 12,77 %/năm
+ GDP bình quân đầu người/năm đạt 1.384,21 USD, tăng 11,44% so với năm
2008 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 0,77% Tỷ lệ lao động có việc làm 98%, tạo thêm việc làm mới cho 2.200 lao động Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 92% Tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh 99,9% (chỉ tiêu 100%)
2.2.3 Thực trạng phát triển khu công nghiệp, đô thị, dân cư nông thôn
2.1.3.1 Thực trạng phát triển Công nghiệp:
Công nghiệp của quận luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006 - 2010) tăng 15,4%/năm, mặc dù không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18 - 19%/năm)… nhưng vẫn giữ vai trò là ngành chủ lực góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của thành phố
Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng; Quyết định
số 145/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
Việc thành lập Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải mà trọng tâm là Khu công nghiệp Đình Vũ (cũ) đã góp phần mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu của quận ngày càng rõ nét theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đây là khu công nghiệp lớn của thành phố tập trung nhiều Nhà máy lớn, sản xuất các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển làm nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa như: kim khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt điện, phân bón DAP… Đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tàu, sản xuất kim loại lớn của vùng và của cả nước Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính…
Trang 38Hiện nay trong khu Công nghiệp tỷ lệ lấp đầy chiếm 50% với nhiều Dự án đầu
tư lớn trong nước cũng như nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thành phố Hải Phòng như: Nhà máy phân bón DAP, Nhà máy sản xuất sơ xợi tổng hợp, Nhà máy thép, Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất lốp ô tô của Nhật Bản…
Tuy nhiên việc hình thành phát triển của Khu công nghiệp Đình Vũ đang đặt
ra nhiều vấn đề về môi trường do trong khu công nghiệp chưa có khu xử lý nước thải tập trung; mặt khác nơi đây tập trung một diện tích là rừng phòng hộ, ngập mặn
có ý nghĩa quan trọng nhưng do việc phát triển công nghiệp nên diện tích đất này đang bị co hẹp dần dẫn đến nhiều hệ lụy
2.1.2.3 Thực trạng phát triển đô thị, dân cư nông thôn
Quận Hải An là quận mới được thành lập do vậy trong những năm gần đây một số khu vực của quận được xây mới, mở rộng, hình thành các khu đô thị mới và phố mới trong đó đã sử dụng một diện tích lớn đất nông nghiệp, đất khu dân cư nông thôn Quá trình phát triển đô thị và công nghiệp đang diễn ra rất nhanh dẫn đến một bộ phận dân cư nông thôn thiếu đất sản xuất nông nghiệp phải tìm cách chuyển sang các nghề phi nông nghiệp Các phường từng bước được phát triển hiện đại Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên tục được đầu tư cải tạo xây mới, từng bước khắc phục tình trạng chắp vá chưa đồng bộ
Các khu dân cư được hình thành một cách tự nhiên từ xa xưa và tồn tại đến ngày nay dưới dạng các làng xóm, khá tập trung mang dáng dấp các làng xóm truyền thống của Vùng Đồng bằng Bắc Bộ với hình thái nhà ở nông nghiệp có sân, vườn, quy mô diện tích 250 - 800 m2/hộ Đa số là nhà một tầng mái dốc đường làng, ngõ xóm đa số đã được trải nhựa hoặc bê tông hoá tuy nhiên còn nhỏ, hẹp Trong những năm gần đây cùng với quá trình đô thị hoá, các khu dân cư nông thôn có sự chuyển dịch ra gần các trục đường chính, xuất hiện nhà hình ống dọc theo các trục đường với quy mô diện tích 80 - 120 m2/hộ
Cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về nhà ở của một bộ phận không nhỏ của các lao động nơi khác chuyển đến làm ăn tại quận đặt
ra cần hình thành nhiều Khu đô thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu trên Từng bước trên địa bàn quận đã hình thành nhiều khu đô thị mới mang dáp dấp hiện đại như:
- Khu đô thị mới Ngã năm - sân bay Cát Bi với diện tích: 256,63 ha
- Khu đô thị dịch vụ - Công nghiệp Kinh Bắc với diện tích: 585 ha
- Khu đô thị mới Lạch Tray - Hồ Đông với diện tích: 200 ha
Đồng thời với đó một số phân khu chức năng theo quy hoạch cụ đã được điều
Trang 39chỉnh sang đất ở đô thị cho phù hợp với phát triển không gian, kinh tế của quận như:
- Khu nhà ở phía sau Trung tâm hành chính quận Hải An
Mặt khác, việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông, côcng nghiệp, dịch vụ đòi hỏi phải di chuyển một lượng lớn các hộ gia đình do vậy việc xây dựng nhiều khu tái định cư cũng đang từng bước đầu tư trên toàn bộ 8 phường của quận
Tuy nhiên việc triển khai các dự án đang gặp nhiều khó khăn do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên tiến độ triển khai các dự án chậm so với dự án đầu
tư được phê duyệt dẫn đến nhiều khiếu kiện tại khu vực Dự án
2.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.2.4.1 Hệ thống đường giao thông
a Đường hàng không
Trên địa bàn quận có sân bay quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 5 km
có đường băng dài 2.000 m, sân ga rộng 10.000 m2, nhà ga có thể tiếp nhận 1.000 lượt khách/ngày; sân bay có thể tiếp nhận các loại máy bay Boeing 737, ATR 72 Tuy nhiên chất lượng còn thua kém nhiều so với các sân bay hiện đại về trang thiết
bị, kỹ thuật hàng không cũng như trang thiết bị thông tin, chỉ huy, điều hành bay
b Đường bộ:
Trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ quan trong của thành phố như: + Quốc lộ 5 đoạn qua phạm vi nghiên cứu có chiều dài 2770 m, rộng 34m + Tuyến đường 356 đi ra bán đảo Đình Vũ, đây là tuyến đường huyết mạnh vận chuyển hàng hóa cho toàn bộ khu công nghiệp Đình Vũ với lưu lượng xe rất lớn, tuy nhiên hiện nay tuyến đường này đang xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu, đây cũng là điểm thường xuyên xảy ra ách tắc trên địa bàn thành phố
+ Đường Trần Hưng Đạo: L=1020m, B = 34m
L=2160 m, B= 5,5 8,5 m
Trang 40Ngoài ra còn lại là các tuyến khu vực thuộc các phường với tổng chiều dài 14,0km
Đường bộ trong nội quận hẹp, quy mô kỹ thuật chưa phù hợp với nhu cầu của thành phố Tỷ trọng đất giành cho xây dựng đường 3,09% diện tích Hệ thống giao thông tĩnh thiếu cả số lượng và chất lượng
c Giao thông đường thủy:
Cảng Hải Phòng và cảng Đình Vũ là hai cảng quan trọng nhất của cả nước và
là cảng có quan hệ với nhiều nước trên thế giới Hiện tại khu vực có 22 doanh nghiệp cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng trên 5.000 m, trong đó có 3 cảng có khả năng tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT, 8 cảng có khả năng tiếp nhận tàu từ 5.000 - 7.000 DWT, các cảng còn lại tiếp nhận dưới 5.000 DWT Trong hệ thống cảng có
10 cảng chuyên dụng hàng lỏng (xăng, dầu, khí hoá lỏng) và 5 cầu cảng container Sản lượng hàng hoá thông qua cảng ngày càng tăng
2.2.4.2 Hệ thống thoát nước:
Hệ thống cống mới tập trung ở các khu dân cư (phường Đằng Hải, phường Cát Bi) và một số các trục đường chính (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo, Ngô Gia Tự, đường 356)
- Tổng chiều dài các tuyến ống chính (D500 D1000) là: 12.095 m
* Hệ thống hồ điều hòa, kênh mương và cống ngăn triều :
- Hồ điều hòa: Hiện trong khu vực có hồ điều hòa Cát Bi với qui mô F=5,0
ha, hồ Phương Lưu làm nhiệm vụ điều hòa cục bộ cho khu dân cư phường Cát Bi, phường Đông Hải 1 Ngoài ra việc điều hòa cho khu vực khác được hỗ trợ bằng các đầm, hồ tự nhiên và kênh mương
- Hệ thống kênh mương:
+ Kênh An Kim Hải đoạn từ cống Kiều Sơn đến cống Nam Đông
Chiều dài L = 4.650 m
Mặt cắt lòng kênh B =15 20 m, + Kênh tưới,tiêu: đoạn từ ngã ba Hạ Đoạn đến cống Nam Hải
Chiều dài L = 3.300 m
Mặt cắt lòng kênh B = 1215m + Kênh vườn Dừa (Từ trạm bơm vườn Dừa đến đường Ngô Gia Tự)
Chiều dài L = 1900m
Mặt cắt lòng kênh B = 10m
+ Kênh tiếp nước: Đoạn từ Xi phông Lạch Tray đến đường Ngô Gia Tự