Vấn đề quan trọng và bức thiết được đặt ra đối với Ayun Pa hiện nay đó là cần có sự rà soát, đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đưa ra được cá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Nguyễn Thị Thanh Hoa
NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH
TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Giáo viên hướng dẫ
n: PG
Hà Nội - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Nguyễn Thị Thanh Hoa
NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH
TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành : Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số : 60.85.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH PHẠM HOÀNG HẢI
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phuấn
Văn Tr
Hà Nội - 2012
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng nghiệp trong Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các thầy cô trong khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã cung cấp cho em những kiến thức chuyên ngành quý báu, tạo mọi điều kiện và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất tới PGS.TSKH Phạm Hoàng Hải - người thầy đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn nhiệt tình, động
viên và khuyến khích em trong suốt thời công tác tại Viện Địa lý và thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của UBND tỉnh Gia Lai, UBND thị xã Ayun Pa và các phòng ban trong quá trình thực thực địa tại Tây Nguyên để thực hiện luận văn này
Cảm ơn sự động viên, nhiệt tình, ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Học viên
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Trang 4ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.TÍNHCẤPTHIẾT 1
2.MỤCTIÊU,NHIỆMVỤNGHIÊNCỨU 2
3.PHẠMVIVÀĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU 2
4.CƠSỞDỮLIỆU 3
5.KẾTQUẢVÀÝNGHĨACỦAĐỀTÀI 3
6.CẤUTRÚCLUẬNVĂN 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÔNGTRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1.CƠSỞLÝLUẬNVỀHỆMÔHÌNHKINHTẾSINHTHÁI 5
1.1.1 Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái 5
1.1.2 Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái 6
1.2.CƠSỞLÝLUẬNVỀĐÁNHGIÁCẢNHQUAN 10
1.2.1 Khái niệm cảnh quan 10
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan 12
1.2.3 Đánh giá cảnh quan 14
1.3.TỔNGQUANCÁCNGHIÊNCỨULIÊNQUANĐẾNĐỀTÀI 16
1.3.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái 16
1.3.1.1 Trên thế giới 16
1.3.1.2 Ở Việt Nam 19
1.3.2 Các công trình nghiên cứu về thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai 21
1.4.QUANĐIỂM,PHƯƠNGPHÁPVÀQUYTRÌNHNGHIÊNCỨU 22
1.4.1 Quan điểm nghiên cứu 22
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu 24
Trang 5iii
1.4.3 Quy trình nghiên cứu 27
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 1
2.1.VỊTRÍĐỊALÝ 28
2.2.ĐẶCĐIỂMĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN 28
2.1.1 Địa chất, địa hình 28
2.1.2 Khí hậu, thủy văn 31
2.1.3 Thổ nhưỡng, thảm thực vật 32
2.1.4 Một số hiện tượng tự nhiên cực đoan 34
2.2.ĐẶCĐIỂMĐIỀUKIỆNKINHTẾ-XÃHỘI 37
2.2.1 Dân cư, lao động 37
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 40
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế 41
2.2.4 Cơ sở hạ tầng 49
2.2.5 Những vấn đề môi trường khu vực nghiên cứu 50
2.3.ĐẶCĐIỂMCẢNHQUANKHUVỰCNGHIÊNCỨU 53
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 57
3.1.ĐÁNHGIÁTỔNGHỢPĐIỀUKIỆNĐỊALÝCHOVIỆCĐỀXUẤTMÔ HÌNHHỆKINHTẾSINHTHÁITHỊXÃAYUNPA,TỈNHGIALAI 57
3.1.1 Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn 57
3.1.2 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp 58
3.1.2.1 Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá cảnh quan thị xã Ayun Pa 58
3.1.2.2 Hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá 59
Trang 6iv
3.1.2.3 Kết quả đánh giá 62 3.2.PHÂNTÍCHHIỆNTRẠNGVÀHIỆUQUẢKINHTẾCÁCMÔHÌNHHỆKINHTẾSINHTHÁITRÊNĐỊABÀNTHỊXÃAYUNPA,TỈNHGIALAI 69
3.2.1 Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng 69 3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình hệ kinh tế sinh thái trên địa bàn thị xã Ayun Pa phục vụ xây dựng hệ mô hình kinh tế sinh thái phù hợp cho lãnh thổ nghiên cứu 73
3.3.XÁCLẬPMÔHÌNHHỆKINHTẾSINHTHÁIBỀNVỮNGTHỊXÃ
AYUNPA,TỈNHGIALAI 80
3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình KTST 80 3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khu vực thị xã Ayun Pa 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC I
Trang 7v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh tế sinh
thái [9] 6
Hình 1.2 Sơ đồ các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái [11] 7
Hình 1.3 Quy trình nghiên cứu của luận văn 27
Hình 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa 43
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng thị xã Ayun Pa 70
Hình 3.2 Mô hình vườn - chuồng của gia đình ông Nay Chuang (buôn Ama Kinh, tổ 9, phường Sông Bờ) 74
Hình 3.3 Mô hình ruộng - vườn - chuồng - thủ công nghiệp của gia đình ông Ksor Tit (thôn Chư Băh B, xã Chư Băh) 75
Hình 3.4 Sơ đồ mô hình ruộng - vườn - chuồng - thủ công nghiệp 75
Hình 3.5 Mô hình kinh tế sinh thái vườn - ao - chuồng - thủ công nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Hân 76
Hình 3.6 Sơ đồ mô hình: rừng - vườn - chuồng 78
Hình 3.7 Mô hình: rừng - vườn - chuồng 78
Trang 8
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [7] 13
Bảng 2.1 Một số đặc trưng nhiệt ẩm, lượng mưa trong năm của thị xã Ayun Pa qua các năm 2006 -2010 [9] 31
Bảng 2.2 Hệ số thuỷ nhiệt (k) trung bình nhiều năm trong thời kỳ đông xuân (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) của Ayun Pa 35
Bảng 2.3 Số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất ≥ 350c, độ ẩm thấp nhất dưới 50%) và gió tây khô nóng trong các tháng chú ý của thị xã Ayun Pa so với thị xã An Khê và thành phố Pleiku 36
Bảng 2.4 Số ngày có dông trong các tháng tại thị xã Ayun Pa so với thị xã An Khê và thành phố Pleiku 37
Bảng 2.5 Dân số và mật độ dân số năm 2010 của thị xã Ayun Pa 38
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu về lao động năm 2010 của thị xã Ayun Pa 39
Bảng 2.7 Hiện trạng sử dụng đất qua các năm của thị xã Ayun Pa 40
Bảng 2.8 Diện tích đất, phân loại đất theo xã, phường của thị xã Ayun Pa năm 2010 41
Bảng 2.9 Tổng giá trị sản xuất giai đoạn năm 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa 42
Bảng 2.10 Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa 42
Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa [33] 44
Bảng 2.12 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt khu vực cầu bến mộng, thị xã Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010) 51
Bảng 2.13 Diễn biến chất lượng môi trường không khí tại điểm k1 và k2, thị xã Ayun Pa qua các năm (2006 - 2010) 52
Bảng 2.14 Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa 54
Bảng 3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng hợp cho các ngành sản xuất [7] 60
Bảng 3.2 Kết quả tổng hợp sau quá trình đánh giá 63
Trang 9vii
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển rừng 64
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển trồng trọt 66
Bảng 3.5 Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển chăn nuôi 68
Bảng 3.6 Mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng thị xã Ayun Pa 70
Bảng 3.7 Một số định hướng khai thác và sử dụng các dạng cảnh quan thị xã Ayun Pa cho phát triển nông - lâm nghiệp 81
Trang 10ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, thoát khỏi sự lạc hậu so với các nền kinh tế khác trên thế giới Và hiện nay chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng, xã hội càng phát triển thì vấn đề sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên càng vô cùng quan trọng và cần thiết
Ayun Pa là một thị xã của tỉnh Gia Lai, được thành lập theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP ngày 30-3-2007 của Chính phủ, trên cơ sở tách huyện Ayun Pa thành lập thị xã Ayun Pa (phía Đông Nam) và huyện Phú Thiện (phía Tây) Đây sẽ
là cực phát triển mới, đóng vai trò là trung tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với các huyện đông nam của tỉnh Gia Lai Tuy nhiên, trong quá trình phát triển Ayun Pa cũng đã và đang gặp phải những khó khăn, hạn chế, đặc biệt trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, trong giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách nảy sinh, trong giải quyết các những mâu thuẫn, xung đột mạnh mẽ giữa phát triển kinh
tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như khắc phục các hậu quả của tai biến thiên nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững
Vấn đề quan trọng và bức thiết được đặt ra đối với Ayun Pa hiện nay đó là cần có sự rà soát, đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đưa ra được các mô hình hệ kinh tế sinh thái phát triển hợp lý, đề xuất được những bước đi thích hợp, các giải pháp tổng thể và cụ thể phù hợp cho phát triển bền vững, lâu dài của vùng Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu với tên gọi: “Nghiên cứu xác lập một số mô hình kinh tế sinh thái phục
vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai” Thông qua việc
nghiên cứu thực hiện đề tài này, học viên tin rằng với phương pháp tiếp cận tổng hợp, với các nội dung nghiên cứu chi tiết, cụ thể và các kết quả nghiên cứu mang
Trang 112
tính đầy đủ, đồng bộ, luận văn sẽ có thể góp phần giải quyết một cách đầy đủ, đồng
bộ những yêu cầu cấp bách, giải quyết được các vấn đề quan trọng nảy sinh trong phát triển theo hướng bền vững của vùng trong tương lai Các kết quả của đề tài sẽ
là cơ sở khoa học cho việc hoạch định không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái;
- Phân tích và đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng và hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện có tại khu vực nghiên cứu;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu
3 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trang 123
Các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhân văn và các mô hình hệ kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
4 CƠ SỞ DỮ LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng những tài liệu như sau:
- Các tài liệu về mô hình hệ kinh tế sinh thái, đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái);
- Các công trình khoa học liên quan đến các mô hình hệ kinh tế - sinh thái;
- Các bản đồ địa hình tỉnh Gia Lai 1:25.000;
- Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa và tỉnh Gia Lai qua các năm do UBND thị xã Ayun Pa và tỉnh Gia Lai cung cấp;
- Các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Ayun Pa đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010) tỉnh Gia Lai; Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Gia Lai năm 2010
5 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả
- Thành lập các bản đồ chuyên đề thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai tỉ lệ 1:50.000;
- Đánh giá hiệu quả của các mô hình hệ kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai;
- Xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của thị
xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Ý nghĩa
- Vận dụng lý thuyết đánh giá tổng hợp xác định tiềm năng của thị xã Ayun
Pa kết hợp với đánh giá thích nghi sinh thái làm cơ sở cho việc xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái
Trang 134
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên
và môi trường thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế -
xã hội thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Chương 3: Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân
văn làm cơ sở đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Trang 145
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI
1.1.1 Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái
Khái niệm hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System) đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước đưa ra dưới nhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau, trong đó hệ kinh tế sinh thái
được coi là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và
môi trường dưới sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ [15]
Trong quá trình phát triển, hệ thống kinh tế - xã hội luôn đòi hỏi nguồn vật chất và năng lượng lấy từ môi trường Mặt khác, môi trường cũng nhận lại các chất thải mà hệ thống kinh tế - xã hội thải ra, do đó các chất thải này lại ảnh hưởng tới nguồn năng lượng và vật chất của chính hệ kinh tế Vì vậy giữa hệ thống kinh tế -
xã hội và môi trường luôn tồn tại mối quan hệ hai chiều, liên tục ảnh hưởng lẫn nhau, mỗi một thay đổi của hệ thống này lại ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của hệ thống kia
Theo Phạm Quang Anh (1983): “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu
trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất
- năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (giàu có, trung bình, nghèo đói) và môi trường (ô nhiễm, bình thường, trong sạch và dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về mặt vật chất và nơi sống” [9]
Trang 156
Mô hình hệ kinh tế sinh thái (Ecological Economic System Model) là một hệ
kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định
- nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất, khai thác, sử dụng tài nguyên của con người [15]
Hình 1.1 Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh tế
sinh thái [9]
1.1.2 Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất
xã hội; (2) Phân tích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ; (3) Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lượng) và
cơ chế sinh học (theo chu trình sinh - địa - hoá) [7]
- Thỏa mãn nhu cầu vật chất
- Thỏa mãn nhu cầu giải trí
Sản phẩm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường
- Cải thiện môi trường
Trang 167
Theo Nguyễn Cao Huần (2005), đánh giá thích nghi sinh thái là xác định
mức độ phù hợp của các địa tổng thể (cảnh quan trong địa lý học, đơn vị đất đai trong đánh gía đất, lập địa trong khoa học lâm nghiệp) đối với đối tượng quy hoạch phát triển
Hình 1.2 Sơ đồ các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái [11]
Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo 2 nguyên tắc chính là: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái
Nguyên tắc cấu trúc - chức năng: phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác
động qua lại của các yếu tố trong hệ thống Nguyên tắc này hướng tới sự tập trung chức năng chủ yếu của hệ được nghiên cứu
Nguyên tắc kinh tế - sinh thái: phản ánh hoạt động của hệ thống phải đảm
bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường:
- Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế và môi trường
Bền vững môi trường
Mức độ thích nghi sinh thái
Đánh giá thích nghi sinh thái
Xem xét tính bền vững môi trường
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Xem xét tính bền vững về mặt xã hội
Đánh giá tổng hợp
Các phương
án lựa chọn
Cộng đồng,
chính sách
Trang 178
- Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh
tế thị trường Ở giai đoạn đầu, chưa thể đưa ra được quy mô rộng lớn cho cả một vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ gia đình và cộng đồng cấp thôn bản
- Mục tiêu của mô hình cần đạt được là ổn định và nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn
bộ hệ thống
Vì vậy để đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định và tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường và xã hội, góp phần giải quyết những yêu cầu đặt ra của cộng đồng, con người cần tìm ra những hướng phát triển tối ưu nhất Do đó, việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý cho từng địa bàn là cần thiết Một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế,
có nghĩa là nó được người dân chấp nhận và mô hình đi vào cuộc sống Đó là cơ sở của việc xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững
b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái
Xuất phát từ bản chất của hệ kinh tế sinh thái, phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái phải dựa trên cơ sở khái quát hoá các phương pháp từ các khoa học bộ phận có liên quan
- Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, nhóm này thuộc giai đoạn điều tra cơ bản
- Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên, nhóm này thuộc giai đoạn đánh giá hệ thống
- Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá Nhóm này là giai đoạn tối ưu hoá hệ thống
Đồng thời đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phương pháp như sau:
- Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất
Trang 189
- Tiếp cận theo phương diện kinh tế - xã hội và lịch sử
- Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường
c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau theo mục đích sử dụng
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: tính phức tạp hay đơn giản của mô hình tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm tự nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn … và các điều kiện kinh tế - xã hội: vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác của mỗi dân tộc
- Phân loại theo quy mô sản xuất: tùy thuộc vào diện tích canh tác, hướng sản xuất chuyên môn hóa, trình độ sản xuất, trình độ quản lý … mà ta có thể có mô hình kinh tế hộ gia đình hay mô hình kinh tế trang trại …
- Phân loại theo mức thu nhập: mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác … Theo quy định chung của nhà nước
có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh thái với quy mô hộ gia đình: kiểu mô hình có mức thu nhập cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vững của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: tính thích nghi sinh thái thường được đánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên của khu vực
- Chỉ tiêu về kinh tế: chỉ tiêu về kinh tế thường được đánh giá ở mức sống của người lao động thông qua thu nhập theo phương pháp phân tích chi phí lợi ích Chỉ tiêu này ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của người dân còn gián tiếp tác động tới nâng cao học vân, ý thức, sở thích… của người dân
Trang 19+ Trong khía cạnh tích cực hơn còn thể hiện ở việc cải tạo môi trường, sức khỏe con người được đảm bảo …
- Chỉ tiêu bền vững xã hội: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tập quán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học ký thuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tư sản xuất…
Ngoài ra nó còn được đánh giá thông quá mức độ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu
về mặt vật chất và tinh thần của con người ở mức độ nào; mức tăng trưởng kinh tế
có đáp ứng được mức tăng dân số hay không; …
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền vững 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN
1.2.1 Khái niệm cảnh quan
Từ cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ thứ XX trong các công trình nghiên cứu
về sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái đất của một số nhà Địa lý học, cảnh quan học bắt đầu được nghiên cứu Trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về cảnh quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh quan là một khái niệm chung
Trang 20Quan điểm cảnh quan được hiểu như là một khái niệm loại hình phản ánh các khu vực tách biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung Tính đồng nhất tương đối và tính lặp lại được thể hiện rõ trong hệ thống phân loại khi thành lập bản đồ cảnh quan Khái niệm này được sử dụng cả cho các cảnh quan tự nhiên và các cảnh quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con người Cảnh quan là đối tượng cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Khái niệm cảnh quan theo hướng loại hình được sử dụng trong nghiên cứu cảnh quan khi nhiều yếu tố chưa định lượng một cách chắc chắn và cần phải xác định tính đồng nhất tương đối để có thể gộp chúng vào một nhóm Điều này thuận lợi trong đo vẽ bản đồ cảnh quan khi ta không có điều kiện khảo sát kỹ
Quan điểm cảnh quan là một đơn vị cá thể: một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trưng bởi nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng nhất, một phức hệ thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định
Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan vẫn được xem xét ở cả 3 khía cạnh, như đơn vị địa tổng thể, đơn vị kiểu loại, đơn vị cá thể Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn được xem là một địa tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các khái niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải
Vũ Tự Lập (1976) định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm
vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại
Trang 2112
tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [1] Sau đó, A.G.Ixatrenco (1991) lại đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn:
”Cảnh quan là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu
địa đới và phi địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp” [7]
Chính vì có nhiều quan điểm khác nhau về cảnh quan, nên không phải bất cứ tên một cảnh quan nào cũng có nghĩa đồng nhất như nhau Về bản chất, cảnh quan
là một địa tổng thể tự nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất Tính đồng nhất của cảnh quan được hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi, nghĩa là đồng nhất Tính bất đồng nhất được biểu thị ở hai mặt: thứ nhất, cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực vật) tạo nên Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương (quả đồi - được coi như đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn [11]
Do vậy, cần hiểu đúng bản chất cảu nó, không thể hiểu theo nghĩa tên gọi vì chưa
có một định nghĩa thống nhất nào cho cảnh quan
1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu các cấp dựa trực tiếp vào bản thân đối tượng nghiên cứu Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan Đối với cảnh quan học cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào được mọi người chấp nhận
là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp Hiện nay đã có rất nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trước đây như: hệ thống phân loại của A.G Ixatrenco (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A Gvozdexki (1961), hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev…
Trang 2213
Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997) Giữa các nghiên cứu này có chung là tương đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ cảnh quan) - Lớp (phụ lớp cảnh quan) - Kiểu (phụ kiểu cảnh quan) - Hạng cảnh quan - Loại cảnh quan
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [7]
Hệ cảnh quan
Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới Chế độ nhiệt
ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng
Phụ hệ cảnh quan Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt
ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất
Lớp cảnh quan
Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ
Phụ lớp cảnh quan Sự phân tầng bên trong của lớp, đặc trưng trắc lượng
hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp
Kiểu cảnh quan
Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trưng biến động của cân bằng nhiệt ẩm
Phụ kiểu cảnh quan Các đặc trưng cực đoan của sinh khí hậu ảnh hưởng
lớn tới các điều kiện sinh thái
Hạng cảnh quan Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham
Loại (nhóm loại)
cảnh quan
Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất trong chu trình sinh học nhỏ
Dưới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện cảnh quan
Dạng cảnh quan là một hệ thống liên kết các cảnh diện, có chung một hướng
quá trình địa lý tự nhiên, phân bố trong một dạng trung địa hình trên một nền nham đồng nhất
Trang 2314
Diện cảnh quan là đơn vị hình thái cảnh quan cơ sở, có điều kiện địa thế và
sinh cảnh đồng nhất, được đặc trưng bởi một sinh vật quần Một diện cảnh quan được đặc trưng bởi một nền nham, một kiểu vi khí hậu, một sinh vật quần đồng nhất
và một biến chủng thổ nhưỡng Địa thế là nhân tố chủ yếu của sự phân hoá diện cảnh quan
Tuỳ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh quan mà lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp
1.2.3 Đánh giá cảnh quan
a) Khái niệm
Bản chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó Đánh giá cảnh quan có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể Vì vậy, đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường [9,11]
Kết quả của nghiên cứu cơ bản là các bản đồ chuyên đề và dữ liệu thuộc tính các địa tổng thể Từ các kết quả nghiên cứu cơ bản thực hiện đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan để cho ra mức độ phù hợp của cảnh quan đối với loại hình sử dụng Sử dụng kết quả đánh giá cảnh quan để đưa ra các phương án lựa chọn tổ chức, hoạch định chiến lược lâu dài, tương đối phù hợp và với hiệu quả cao nhất của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng, đồng thời bố trí hợp
lý nhất các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất theo lãnh thổ
b) Các bước đánh giá cảnh quan
Các bước đánh giá cảnh quan bao gồm: đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá ảnh hưởng môi trường, đánh giá kinh tế cảnh quan, đánh giá tính bền vững xã hội và đánh giá tích hợp (đánh giá tổng hợp)
Trang 2415
Đánh giá thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích
hợp (hay thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh quan và các hợp phần của chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan được hiểu là phân loại địa tổng thể theo mức độ thích hợp của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ
Các dữ liệu đầu vào gồm: đặc điểm tự nhiên của các địa tổng thể và các nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng cảnh quan Các thông tin đầu ra: mức độ thích nghi của các địa tổng thể đối với dạng sử dụng đó Kết quả đánh giá: thể hiện ở dạng bảng hoặc bản đồ đánh giá thích nghi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường là xác định, phân tích và dự báo những tác
động tích cực và tiêu cực, trước mắt và lâu dài mà việc sử dụng cảnh quan có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng sống của con người tại khu vực khai thác, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng tránh, khắc phục những tác động tiêu cực
Các dữ liệu đầu vào: các hoạt động khai thác sử dụng cảnh quan Các thông tin đầu ra: xác định được tính bền vững môi trường của cảnh quan đối với các hoạt động khai thác, sử dụng cảnh quan
Đánh giá kinh tế cảnh quan là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng cảnh quan
Các dữ liệu đầu vào: các số liệu liên quan đến chi phí, lợi ích thu được bằng tiền trên đơn vị diện tích và đơn vị thời gian do sử dụng cảnh quan đem lại Các thông tin đầu ra: là các bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sử dụng cảnh quan theo các phương án
Phân tích ảnh hưởng xã hội: phân tích dựa vào truyền thống, tập quán sử
dụng cảnh quan và khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng và không thể tách xa những định hướng phát triển kinh tế của nhà nước
Các dữ liệu đầu vào: đặc tính cộng đồng và các chính sách Các thông tin đầu ra: tính bền vững xã hội, những chỉ tiêu bền vững xã hội Kết quả: Đánh giá tính
Trang 2516
bền vững xã hội sẽ cho phép lựa chọn các phương án sử dụng cảnh quan và đầu tư thích hợp
Đánh giá tích hợp là phân tích, so sánh, lựa chọn các địa tổng thể thuận lợi
cho một hoặc nhiều mục tiêu sử dụng
Các sản phẩm ở đầu vào và đầu ra trong từng bước đánh giá tạo thành một quy trình đánh giá kinh tế sinh thái hoàn chỉnh, một bộ phận không thể thiếu và được thực hiện trong giai đoạn tiền quy hoạch cảnh quan
Mối quan hệ giữa mô hình kinh tế sinh thái và đánh giá cảnh quan: đánh
giá cảnh quan một khu vực cụ thể chính là dựa trên các nhân tố thành tạo cảnh quan
để đánh giá tiềm năng phát triển của khu vực đó, kết hợp với các mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái bền vững
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái
1.3.1.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có khá nhiều các loại mô hình phát triển được xem như các hình mẫu khá tốt về phát triển sản xuất, kinh tế, về sử dụng tổng hợp lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ lớn, các nhà địa lý Xô viết trước đây đã có những công trình rất nổi tiếng nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển kinh tế của đất nước, mà đã được ghi nhận và đưa vào sách giáo khoa, các sách chuyên khảo có giá trị sử dụng rất cao, rất hiệu quả cho nhiều nước, nhiều quốc gia khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa Điển hình trong đó là Geraximov I.P (1979), trong công trình “Thiết kế Địa lý học” đã phân chia lãnh thổ Liên bang Nga thành 17 vùng địa lý và ở mỗi vùng đã xác định các định hướng riêng, các mô hình cụ thể cho phát triển
Ví dụ ở Vùng địa lý Uran, ông đã đề xuất một mô hình ưu tiên, chủ đạo là “Mô
hình khai khoáng kết hợp phát triển ngành công nghiệp nặng” và cho rằng tính về hiệu
Trang 2617
quả kinh tế lâu dài đây sẽ là một hướng đi mang tính chiến lược, hợp lý cho dù trước mắt (ở thời điểm những thập niên 70, 80 thế kỷ XX) có thể phải hy sinh, khá lãng phí một số nguồn tài nguyên cũng rất phong phú, rất có giá trị đó Hay ở Vùng địa lý Viễn Đông (toàn bộ vùng ven biển Thái Bình Dương thuộc Liển Xô trước đây, nơi có nhiều điểm khá tương đồng với điều kiện của Việt Nam) với đặc thù của khu vực địa lý ven biển thường có khá nhiều thiên tai, các quá trình tai biến tự nhiên, tác giả đã đề xuất những mô hình có thể đánh giá là “mềm mại” hơn, phù hợp hơn với điều kiện của vùng
như “Mô hình phát triển nông - lâm nghiệp bền vững”, “Mô hình phát triển hệ thống
dịch vụ - thương mại, bảo tồn các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên”, Về cơ
bản, các kết quả nghiên cứu, các mô hình phát triển được đề xuất của tác giả trong công trình nghiên cứu đó theo thời gian đã được minh chứng là hoàn toàn đúng, rất phù hợp
và đến thời điểm hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị về hiệu quả của chúng
Một ví dụ khác, tác giả Sishenko P.G (1991), trong công trình nghiên cứu:
“Quy hoạch thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina” - công trình đạt giải thưởng Nhà
nước về khoa học - công nghệ (1996) của nước Cộng hoà Ucraina đã đề xuất “Mô
hình sử dụng hợp lý tài nguyên đất Đen nước Cộng hoà Ucraina”, “Mô hình phát triển bền vững ngành nông nghiệp” khu vực lãnh thổ Thảo nguyên Nam Ucraina,
có kết hợp với nhiệm vụ bảo tồn các nguồn tài nguyên nước ngầm, tài nguyên rừng
và đa dạng sinh học vốn không phong phú nhưng lại có các đặc điểm mang tính rất đặc trưng, rất đặc thù ở vùng nghiên cứu này Đây có thể được coi là một mô hình khá chuẩn mực, đúng đắn về định hướng “sử dụng đất bền vững” và “phát triển nông nghiệp - sinh thái bền vững” được đề xuất dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và hiện vẫn đang được áp dụng với hiệu quả rất cao ở nước này
Sự phát triển mạnh của các ngành khoa học tự nhiên nói chung trong thế kỷ
XX trong đó có ngành địa lý học và một số ngành liên quan như sinh thái học, khoa học về môi trường, kinh tế học, đặc biệt ở các khía cạnh khai thác và sử dụng tiềm năng tự nhiên cũng như phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nước phát triển như các nước thuộc Liên Xô trước đây, các nước Đông,
Trang 2718
Tây Âu và Mỹ và sau thế chiến thứ 2 ở nhiều quốc gia khác trên khắp Thế giới đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên mỗi nước cho mục đích phát triển của mình
Tổng quan chung có thể thấy rằng, đối với đặc điểm đặc thù của mỗi nước, các công trình nghiên cứu được thực hiện sẽ có những kết quả có thể không giống nhau, tuy nhiên về tính logic học, các ví dụ về hình mẫu, đặc biệt các bước đi trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cho phát triển kinh tế - xã hội chung hay phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh tế khá hiệu quả mà họ đã đạt được có thể vận dụng áp dụng thực hiện ở nước ta nói chung cũng như đối với các khu vực lãnh thổ với sự xem xét đánh giá các điều kiện đặc thù cụ thể
Một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững là dựa trên các
hệ kinh tế sinh thái hay nói cách khác cần có mô hình kinh tế sinh thái bền vững Hiện nay, đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, hà Lan, Đức, Nhật Bản, do nhận thức được đúng đặc điểm tự nhiên và lợi thế sinh thái, cảnh quan và vị trí một khu vực phát triển nên sự các hoạt động kinh tế ở đã đạt được hiệu quả đáng kể Các khu vực cao nguyên ở châu Âu, Mỹ, Canada, v.v là những điểm sáng về phát triển kinh tế - sinh thái, du lịch và dịch vụ, hàng năm thu hút hàng triệu khách đến du lịch, các nhà đầu tư đến phát triển kinh tế Doanh thu của các khu vực này chiếm tới hàng chục tỷ đô la
Đã có nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu phát triển kinh tế sinh thái như George A Maul (Mỹ), Lino Briguglion (Malta), Lewls E Glberd (Mỹ), Jerome I.Mc Eroy (Mỹ), Roboin Grove - While (Anh), Juji C.S Wang (Đài Loan), Guy Engelen (Hà Lan) Những vấn đề được các học giả đặc biệt quan tâm là phát triển kinh tế sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững Những thành tựu đạt được
trong nghiên cứu cho thấy rõ: Phát triển bền vững là phát triển theo hướng kinh tế -
sinh thái, du lịch và dịch vụ, do đó cách tiếp cận nghiên cứu phải là hệ sinh thái theo
các nội dung cơ bản sau: a) cơ sở về tiềm năng tự nhiên; b) cơ sở về tiềm năng kinh
Trang 2819
tế, xã hội và nhân văn; c) cơ sở về tài nguyên; d) cơ sở đảm bảo về môi trường; e)
dự đoán các tai biến thiên nhiên và kế hoạch phòng tránh
1.3.1.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hướng đánh giá tổng hợp này bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 90 và đã được nhiều người quan tâm Về mặt lý luận, trong những năm qua, thông qua việc tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu điều tra tổng hợp cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành và địa phương chúng ta đã có những cơ sở khoa học cần thiết để xây dựng các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch phát triển ở các quy mô khác nhau và các lĩnh vực khác nhau Đây là những thành công và đã được nhiều nhà khoa học, kinh tế đánh giá là hết sức cần thiết đối với đất nước ta, đặc biệt khi
mà chúng ta đang xây dựng đất nước ta ở giai đoạn qúa độ đi lên Chủ nghĩa xã hội
Theo Nguyễn Đức Chínhthì loại điều tra cơ bản tổng hợp phải được coi như hết sức cần thiết bởi vì nó hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu nhận thức về tự nhiên trong thực tế cụ thể và vô cùng phức tạp, đồng thời nó đáp ứng với yêu cầu khai thác tự nhiên theo phương thức của Chủ nghĩa xã hội, nghĩa là sử dụng hợp lý, cải tạo và làm giàu thêm tự nhiên chứ không khai thác bừa bãi, tàn phá tự nhiên [5]
Năm 1976, trong cuốn “Cảnh quan Địa lý Miền Bắc Việt Nam”, Vũ Tự Lập
đã trình bày về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tổng hợp cảnh quan Năm 1997, trong cuốn “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ” các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dưới các tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tiếp cận tổng hợp đã được áp dụng vào Việt Nam cả về lý thuyết lẫn trong thực tiễn nghiên cứu địa lý, cuối những năm 80, Lê Bá Thảo đã đề cập: “Việc nghiên cứu một lãnh thổ, rõ ràng là không chỉ giới hạn ở chỗ điều tra các điều kiện và tài nguyên tự nhiên mà còn ở các điều kiện kinh tế - xã hội, bao gồm cả đời sống văn hoá và môi trường” Theo Ông việc nghiên cứu tổng hợp vừa giải quyết
Trang 2920
được mặt chiến lược nhưng đồng thời về mặt chiến thuật là có thể đưa ra ngay sơ đồ
tổ chức lãnh thổ hoặc quy hoạch lãnh thổ có tính khả thi
Người có công đầu tiên đề cập đến cơ sở lý luận đầu tiên về mô hình hệ kinh
tế sinh thái là Phạm Quang Anh (1983) Ngoài ra, Nguyễn Văn Trương và một số tác giả khác… cũng đề cập đến cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái trong những tác phẩm: Tiếp cận vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam, Vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam,…
Có những công trình đã vận dụng những cơ sở lý luận này trên những đơn vị lãnh thổ cụ thể như:
1 Viện Địa lý, 1995 - 1996, Mô hình tự nhiên kinh tế - xã hội vùng gò đồi
Sáu Lán thuộc khu kinh tế mới Sen Bàng huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Nguyễn
Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng);
2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1998 - 2000, Mô hình ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi xã Gio Linh, Quảng Trị; Phòng Nông nghiệp huyện Triệu Phong
3 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1995 - 2000, Mô hình vườn đồi tại
vùng kinh tế mới tây Đồng Hới;
4 Trương Quang Hải và nnk, 2004, Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh
tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tà Phìn, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai
5 Lê Đức Tố và nnk, 2005, Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh
tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam
(Chương trình KC.09, mã số KC.09.12 2002-2003)
6 Đào Đình Bắc và nnk, 2005, Cơ sở khoa học về mô hình hệ kinh tế sinh
thái đối với các cư dân miền núi tái định cư sau công trình thuỷ điện nhỏ Chu Linh, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Trang 30Nhìn chung đã có nhiều người nghiên cứu và nhiều quan điểm về mô hình hệ kinh tế sinh thái song vấn đề này còn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện do chưa có sự thống nhất về quan điểm nghiên cứu Mô hình hệ kinh tế sinh thái vẫn đang là hướng cần được quan tâm nghiên cứu để hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn
1.3.2 Các công trình nghiên cứu về thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Đối với khu vực Tây Nguyên nói chung, cụ thể ở tỉnh Gia Lai, vấn đề nghiên cứu điều tra tổng hợp, điều tra cơ bản cũng đã được thực hiện khá đồng bộ thông qua hai chương trình rất lớn là các Chương trình Tây Nguyên I và Tây Nguyên II cũng như khá nhiều các đề tài, dự án độc lập cấp Nhà nước Hiện nay, Chương trình
Tây Nguyên III (Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên môi trường và kinh tế -
xã hội nhằm đề xuất chiến lược Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn 2030) đang được triển khai thực
hiện từ năm 2011 đến năm 2015 Đây là những cơ sở cơ bản rất cần thiết cho việc thực hiện các quy hoạch, chiến lược cũng như các mô hình phát triển phù hợp
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lãnh thổ và hướng nghiên cứu thiết lập các mô hình phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn Tây
Nguyên đã được triển khai thực hiện trong giai đoạn vừa qua Những luận cứ chủ
yếu về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2005, Nguyễn Văn Hiệu,
1988 Xây dựng cơ sở khoa học của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên (Đề cương chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật trọng điểm của Nhà
Trang 3122
nước trong những năm 1984 - 1988); Chương trình điều tra cơ bản Tây Nguyên
48C, 1988 Một số mô hình kinh tế vườn thích hợp trên cao nguyên Bazan Pleiku;
Chương trình 48-C, 1989 Các báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng
hợp vùng Tây Nguyên 1976 - 1985; Viện điều tra quy hoạch rừng, 1996 Đặc trưng
cơ bản và sự biến động của tài nguyên rừng Tây Nguyên; Trung tâm Địa lý - Tài
Nguyên, 1988 Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên Tây Nguyên, làm cơ sở
khoa học cho quy hoạch chăn nuôi đại gia súc; Nguyễn Đức Ngữ, 1981 Khí hậu Tây Nguyên; Chương trình 48C, 1988…
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có một số nghiên cứu vê các mô hình phát triển
kinh tế: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Điều tra tình hình
kinh tế trang trại tỉnh Gia Lai, 1999; Kinh tế trang trại Gia Lai: thực trạng và giải pháp, 1999 UBND tỉnh Gia Lai, Mô hình phát triển kinh tế - xã hội làng đồng bào dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai, 2004 Sở Văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh Gia Lai, Nghiên cứu phát triển tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Gia Lai đến năm 2020, 2009
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Ayun Pa chưa có một công trình, dự án nào nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái
1.4 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.4.1 Quan điểm nghiên cứu
a) Quan điểm hệ thống
Cảnh quan là những đơn vị lãnh thổ Địa lý tự nhiên có một hệ thống phức tạp của các hợp phần cấu tạo thành (cấu trúc đứng) và một hệ thống quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan cấp nhỏ hơn với các đơn vị cấp lớn hơn (cấu trúc ngang) Giữa các thành phần và bộ phận tạo nên hệ thống đều có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua các dòng vật chất - năng lượng và thông tin Nên khi tác động vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnh quan thị xã Ayun Pa như một thể thống nhất hoàn chỉnh bao gồm các hợp phần cấu trúc lên cảnh quan Do đó nghiên cứu cảnh quan cần nhìn nhận và xem xét phản ánh tự
Trang 32b) Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này coi tổng hợp thể tự nhiên không phải là một hợp phần ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tượng mà là một tổ hợp có tổ chức Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đánh giá cảnh quan đều phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội Từ
đó đưa ra được các loại hình sử dụng cảnh quan hợp lý Vậy nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ được sử dụng như một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường
Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá mô hình kinh tế sinh thái
và đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích nông - lâm nghiệp đòi hỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành mô hình cũng như các loại cảnh quan
c) Quan điểm lịch sử
Các đơn vị cảnh quan là các địa tổng thể lãnh thổ tự nhiên, được cấu thành từ các hợp phần tự nhiên Các hợp phần này đều tồn tại và phát triển theo một quy luật riêng của nó, song sự tồn tại và phát triển của các hợp phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau
Hiện nay con người tác động lên hầu hết các đơn vị cảnh quan làm chúng biến đổi đôi khi là những biến đổi khá lớn làm thay đổi hẳn cấu trúc của cảnh quan Do vậy nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm lịch sử chúng ta sẽ biết được lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tương quan giữa các yếu tố với nhau Trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
d) Quan điểm kinh tế sinh thái
Trang 3324
Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinh thái hướng tới bảo vệ môi trường, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sự biến động, thay đổi các đối tượng mà đề xuất các phương pháp bảo vệ môi trường Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch trong phạm vi địa phương và quốc gia
Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần của tự nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên Lớp phủ thực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp mức nước ngầm và biến đổi khí hậu Ngược lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái cũng dẫn đến sự suy thoái tài nguyên sinh vật Chính vì vậy, việc bảo đảm bảo cân bằng sinh thái là rất cần thiết Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn và bất cứ một tác động nào của con người như chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy,…cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lường
Mục tiêu của kinh tế sinh thái rừng là bảo vệ và phát triển vốn rừng, duy trì tính đa dạng sinh học, tăng cường khả năng điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ sự cân bằng của môi trường sinh thái
e) Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững được nhấn mạnh như là sự phát triển lâu dài dưới góc độ môi trường Ngày nay phát triển bền vững được hiểu rộng hơn, cả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường Vậy phát triển bền vững phải đảm bảo được những yêu cầu sau: Thích nghi sinh thái, vấn đề môi trường, hiệu quả kinh tế cao và vấn đề
xã hội Bất kỳ một mô hình kinh tế nào cũng chỉ được coi là bền vững khi sử dụng một cách hợp lý nguồn vào (nhân tố tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội), và phân phối hợp lý sản phẩm nguồn ra (sản phẩm kinh tế - xã hội, môi trường)
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Trang 3425
Các tài liệu được thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chuyên ngành: Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai; Cục thống kê tỉnh Gia Lai; UBND tỉnh Gia Lai; UBND thị xã Ayun Pa; Cục thống kê thị xã Ayun Pa
Tài liệu thu thập được bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan: tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thuỷ văn, thuỷ lợi, dân số, lao động, mức sống, tình hình phát triển của các ngành kinh tế , bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình
b Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp rất quan trọng đối với để tài Kết quả của đề tài phụ thuộc rất nhiều vào kết quả khảo sát thực địa tại thị xã Ayun Pa trong chuyến khảo sát tổng hợp 5 tỉnh Tây Nguyên đợt 1 (từ ngày 16/2/2012 - 13/3/2012), đợt 2 (từ 3/10/2012 - 12/10/2012)
Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và kinh tế - xã hội (sự phân bố dân cư, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất, ) Kết thúc giai đoạn thực địa
đã thu thập được các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Cục thống kê tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai, UBND thị xã Ayun Pa và Cục thống kê thị xã Ayun Pa
c Phương pháp điều tra xã hội học
Với việc sử dụng các bảng hỏi được thiết kế nhằm vào các vấn đề đáng quan tâm trên nhiều khía cạnh khác nhau, phương pháp điều tra xã hội học với các đối tượng là cán bộ quản lý và cư dân địa phương (phiếu điều tra hộ gia đình) đã thể hiện được các vấn đề cốt lõi trong khu vực nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đánh giá mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng, kết hợp với đánh giá cảnh quan, làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình kinh tế sinh thái bền vững
Trang 3526
Các phiếu điều tra hộ gia đình hướng đến những vấn đề về sản xuất canh tác
hộ gia đình (mục tiêu chính là điều tra mô hình kinh tế hiện trạng của gia đình), về đời sống của chính gia đình họ và đánh giá khách quan của họ về vấn đề môi trường xung quanh Phiếu điều tra các cán bộ quản lý tập trung đi sâu vào tình hình kinh tế cũng như đời sống của nhân dân địa phương, các loại hình kinh tế chính tại khu vực, các mô hình kinh tế hiện trạng và các kế hoạch phát triển trong tương lai của thị xã Cuộc điều tra bao gồm: 40 phiếu điều tra hộ gia đình, 03 phiếu điều tra cán
bộ quản lý
Sau khi tiến hành điều tra, tác giả tập hợp thống kê các phiếu điều tra trên những khía cạnh cần quan tâm để phục vụ cho nghiên cứu của để tài, từ đó phân tích các vấn đề hiện trạng tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc đạt đến mục tiêu mà đề tài đặt ra ban đầu
d Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý
Đây là phương pháp rất quan trọng với đề tài toàn bộ kết quả nghiên cứu của
đề tài được thể hiện trên bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm MAPINFOR để biên tập các bản đồ chuyên đề
Đây là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố không gian các phương
án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lí đưa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài
Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Bước đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu vực Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan Phương pháp hệ thông tin địa lí được
sử dụng nhằm thể hiện các đối tượng trên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin đó Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung và đưa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công
Trang 3627
tác đánh giá và thành lập bản đồ Trong phương pháp này, tác giả đã sử dụng bản
đồ địa hình khu vực nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa, đồng thời làm nền cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề
1.4.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 1.3 Quy trình nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu Nhiệm vụ
1 Xác định nhu cầu thông tin
và thu thập thông tin
2 Khảo sát thực địa
Điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội
3 Xây dựng bản đồ chuyên đề
4 Đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan
Thích nghi
sinh thái
Môi trường Hiệu quả
kinh tế
Xã hội
Kết quả đánh giá thich nghi
Chính sách quy hoạch
5 Định hướng sử dụng CQ và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái
Kiến nghị và giải pháp
Trang 3813043’29’’ đến 130
31’46’’ vĩ độ Bắc; từ 1080
12’7’’ đến 1080
43’55’’ kinh độ Đông
Về ranh giới hành chính, Ayun Pa giáp các huyện sau:
- Phía Đông giáp huyện Ia Pa và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai);
- Phía Nam giáp huyện Ea H'leo (tỉnh Đắk Lăk);
- Phía Tây giáp huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai);
- Phía Bắc giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai)
Diện tích tự nhiên của thị xã là 28.752,4 ha (chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) và dân số năm 2010 là 36.276 người (chiếm 2,9 % dân số toàn tỉnh), gồm 4 phường (Cheo Reo, Hòa Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ ) và 4 xã (Chư Băh, Ia Rbol, Ia RTô, Ia Sao) [29]
Thị xã Ayun Pa là cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, có các đường giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên,
tạo nên điều kiện thuận lợi về thông thương và phát triển các loại hình dịch vụ
2.2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Địa chất, địa hình
a) Địa chất
Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh
và phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hưởng rất lớn
Trang 4029
đến các yếu tố khác như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ Nền địa chất của thị xã Ayun Pa có một
số đặc điểm sau:
- Hệ tầng Nha Trang (Knt), nằm phía đông bắc thị xã, thuộc một phần của xã
Ia Rtô Các thành phần chính trong hệ tầng gồm có ryolit dacit, andesit và tuf của chúng
- Phức hệ La Ban (PR1lb), chỉ chiếm một diện tích rất bé, phía Tây của xã
Chư Băh Thành phần gồm có amphibolit, lớp mỏng plagiognes amphibol
- Hệ tầng Đăk Bùng/Pha 2 (]-]lT2vc2), có diện tích lớn nhất, nằm phía tây và
tây nam Ayun Pa thuộc hai xã Chư Băh và Ia Rbol Thành phần chủ yếu là granit, granosyenit biotit hạt vừa – lớn
- Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2 (][PZ3bg-qs2), chiếm diện tích lớn
thứ hai, thuộc địa bàn xã IA Sao và một phần xã Ia Rtô Thành phần chủ yếu gồm grabrodiorit horblend
- Hệ tầng Mang Yang (T2my), phân bố một dẻo phía đông năm xã IA Sao
Thành phần chủ yếu gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét silic, riolit, felsit
- Các trầm tích Đệ Tứ gồm aQI.7-8, aQI9, aQIII9, aQII_III, thành phần chủ
yếu là cát, cuội sỏi, bột, sét, cuội - sỏi đá khoáng, sét bột Phân bố chủ yếu tại thung lũng (phía bắc và đông bắc Ayun Pa)
Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản như: Thạch anh tinh thể, Laterit, Cuôi, cát, Sét, bentonit, phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc, đông bắc và phía tây bắc thị xã
b) Địa hình
Ayun Pa là một vùng trũng trong thung lũng lòng chảo Cheo Reo - Phú Túc của sông Ba, có độ cao trung bình từ 200 - 250 m so với mực nước biển Từ trên