Trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 25 - 28)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.1.1. Trên thế giới

Trên thế giới đã có khá nhiều các loại mô hình phát triển đƣợc xem nhƣ các hình mẫu khá tốt về phát triển sản xuất, kinh tế, về sử dụng tổng hợp lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ lớn, các nhà địa lý Xô viết trƣớc đây đã có những công trình rất nổi tiếng nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển kinh tế của đất nƣớc, mà đã đƣợc ghi nhận và đƣa vào sách giáo khoa, các sách chuyên khảo có giá trị sử dụng rất cao, rất hiệu quả cho nhiều nƣớc, nhiều quốc gia khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Điển hình trong đó là Geraximov I.P (1979), trong công trình “Thiết kế Địa lý học” đã phân chia lãnh thổ Liên bang Nga thành 17 vùng địa lý và ở mỗi vùng đã xác định các định hƣớng riêng, các mô hình cụ thể cho phát triển.

Ví dụ ở Vùng địa lý Uran, ông đã đề xuất một mô hình ƣu tiên, chủ đạo là “Mô hình khai khoáng kết hợp phát triển ngành công nghiệp nặng” và cho rằng tính về hiệu

17

quả kinh tế lâu dài đây sẽ là một hƣớng đi mang tính chiến lƣợc, hợp lý cho dù trƣớc mắt (ở thời điểm những thập niên 70, 80 thế kỷ XX) có thể phải hy sinh, khá lãng phí một số nguồn tài nguyên cũng rất phong phú, rất có giá trị đó. Hay ở Vùng địa lý Viễn Đông (toàn bộ vùng ven biển Thái Bình Dƣơng thuộc Liển Xô trƣớc đây, nơi có nhiều điểm khá tƣơng đồng với điều kiện của Việt Nam) với đặc thù của khu vực địa lý ven biển thƣờng có khá nhiều thiên tai, các quá trình tai biến tự nhiên, tác giả đã đề xuất những mô hình có thể đánh giá là “mềm mại” hơn, phù hợp hơn với điều kiện của vùng nhƣ “Mô hình phát triển nông - lâm nghiệp bền vững”, “Mô hình phát triển hệ thống dịch vụ - thương mại, bảo tồn các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên”, ... Về cơ bản, các kết quả nghiên cứu, các mô hình phát triển đƣợc đề xuất của tác giả trong công trình nghiên cứu đó theo thời gian đã đƣợc minh chứng là hoàn toàn đúng, rất phù hợp và đến thời điểm hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị về hiệu quả của chúng.

Một ví dụ khác, tác giả Sishenko P.G (1991), trong công trình nghiên cứu: “Quy hoạch thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina” - công trình đạt giải thƣởng Nhà nƣớc về khoa học - công nghệ (1996) của nƣớc Cộng hoà Ucraina đã đề xuất “Mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên đất Đen nước Cộng hoà Ucraina”, “Mô hình phát triển bền vững ngành nông nghiệp” khu vực lãnh thổ Thảo nguyên Nam Ucraina, có kết hợp với nhiệm vụ bảo tồn các nguồn tài nguyên nƣớc ngầm, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học vốn không phong phú nhƣng lại có các đặc điểm mang tính rất đặc trƣng, rất đặc thù ở vùng nghiên cứu này. Đây có thể đƣợc coi là một mô hình khá chuẩn mực, đúng đắn về định hƣớng “sử dụng đất bền vững” và “phát triển nông nghiệp - sinh thái bền vững” đƣợc đề xuất dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và hiện vẫn đang đƣợc áp dụng với hiệu quả rất cao ở nƣớc này.

Sự phát triển mạnh của các ngành khoa học tự nhiên nói chung trong thế kỷ XX trong đó có ngành địa lý học và một số ngành liên quan nhƣ sinh thái học, khoa học về môi trƣờng, kinh tế học, đặc biệt ở các khía cạnh khai thác và sử dụng tiềm năng tự nhiên cũng nhƣ phần xây dựng cơ sở khoa học cho phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều nƣớc phát triển nhƣ các nƣớc thuộc Liên Xô trƣớc đây, các nƣớc Đông,

18

Tây Âu và Mỹ và sau thế chiến thứ 2 ở nhiều quốc gia khác trên khắp Thế giới đã tạo ra bƣớc ngoặt quan trọng trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên mỗi nƣớc cho mục đích phát triển của mình.

Tổng quan chung có thể thấy rằng, đối với đặc điểm đặc thù của mỗi nƣớc, các công trình nghiên cứu đƣợc thực hiện sẽ có những kết quả có thể không giống nhau, tuy nhiên về tính logic học, các ví dụ về hình mẫu, đặc biệt các bƣớc đi trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cho phát triển kinh tế - xã hội chung hay phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh tế khá hiệu quả mà họ đã đạt đƣợc có thể vận dụng áp dụng thực hiện ở nƣớc ta nói chung cũng nhƣ đối với các khu vực lãnh thổ với sự xem xét đánh giá các điều kiện đặc thù cụ thể.

Một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững là dựa trên các hệ kinh tế sinh thái hay nói cách khác cần có mô hình kinh tế sinh thái bền vững. Hiện nay, đối với các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Anh, hà Lan, Đức, Nhật Bản, do nhận thức đƣợc đúng đặc điểm tự nhiên và lợi thế sinh thái, cảnh quan và vị trí một khu vực phát triển nên sự các hoạt động kinh tế ở đã đạt đƣợc hiệu quả đáng kể. Các khu vực cao nguyên ở châu Âu, Mỹ, Canada, v.v. là những điểm sáng về phát triển kinh tế - sinh thái, du lịch và dịch vụ, hàng năm thu hút hàng triệu khách đến du lịch, các nhà đầu tƣ đến phát triển kinh tế. Doanh thu của các khu vực này chiếm tới hàng chục tỷ đô la.

Đã có nhiều học giả nƣớc ngoài quan tâm nghiên cứu phát triển kinh tế sinh thái nhƣ George A. Maul (Mỹ), Lino Briguglion (Malta), Lewls E. Glberd (Mỹ), Jerome I.Mc Eroy (Mỹ), Roboin Grove - While (Anh), Juji C.S Wang (Đài Loan), Guy Engelen (Hà Lan). Những vấn đề đƣợc các học giả đặc biệt quan tâm là phát triển kinh tế sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững. Những thành tựu đạt đƣợc trong nghiên cứu cho thấy rõ: Phát triển bền vững là phát triển theo hướng kinh tế - sinh thái, du lịch và dịch vụ, do đó cách tiếp cận nghiên cứu phải là hệ sinh thái theo các nội dung cơ bản sau: a) cơ sở về tiềm năng tự nhiên; b) cơ sở về tiềm năng kinh

19

tế, xã hội và nhân văn; c) cơ sở về tài nguyên; d) cơ sở đảm bảo về môi trƣờng; e) dự đoán các tai biến thiên nhiên và kế hoạch phòng tránh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)