Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 75 - 76)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.1. Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên

HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

3.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUNPA, TỈNH GIA LAI HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUNPA, TỈNH GIA LAI

3.1.1. Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn nhân văn

a) Đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên

Thị xã Auyn Pa nằm trong vùng trũng Cheo Reo - Phú Túc, nằm theo đứt gãy tây bắc - đông nam, có cấu trúc sinh thái cảnh quan có sự phân hóa rõ rệt. Cảnh quan thị xã Ayun Pa đa dạng do bị phân hóa mạnh dƣới tác động của nền địa chất, độ cao địa hình, khí hậu và các hoạt động phát triển. Địa hình tại khu vực có sự phân hóa rõ rệt, gồm các dạng địa hình núi thấp, đồi cao và thung lũng giữa núi nên cần có những nghiên cứu để tìm ra nhƣng loại hình kinh tế tối ƣu cho từng khu vực.

Khí hậu tại đây có sự phân hóa khí hậu theo độ cao và theo dạng địa hình so với những khu vực xung quanh, đây là khu vực khô nóng điển hình và khô nóng nhất Tây Nguyên. Do dãy núi phía Đông Bắc và Tây Nam án ngữ, ngăn cản hai luồng gió mùa thổi vào nên khí hậu ở đây nóng hơn, lƣợng mƣa nhỏ hơn, không khí có độ ẩm không khí thấp hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh. Điều này tạo nên những khó khăn trong sản xuất nông - lâm nghiệp, tình trạng thiếu nƣớc vào mùa khô rất nghiêm trọng.

Với diện tích đất tự nhiên nhỏ, tài nguyên đất của Ayun Pa khá đa dạng, diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá là rất lớn, nhìn chung độ phì đất thấp, đất bạc màu, nghèo dinh dƣỡng, phần phía nam độ dốc lớn nên không thích hợp cho phát triển nông nghiệp thuần túy, nên tập trung nghiên cứu phát triển nông lâm kết hợp để tận dụng nguồn đất lâm nghiệp rộng lớn, để tăng lớp phủ thực vật, điều hòa khí hậu,

58

tăng chất lƣợng đất góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân, nhất là khu vực ngoại thị (có phần lớn dân tộc Jrai sinh sống).

b) Nguồn lực kinh tế - xã hội và tài nguyên nhân văn

Thị xã Ayun Pa có tổng số dân là 36.612 ngƣời (năm 2010), trong đó dân tộc Kinh chiếm 50,5 % và Jrai chiếm 48,2 %. Lao động chiếm 52,7 % tổng số dân. Lực lƣợng lao động dồi dào, nhân dân trong thị xã cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất tự nhiên là 0,79 ha/ngƣời, đất lâm nghiệp là 0,48 ha/ngƣời và đất nông nghiệp là 0,16 ha/ngƣời. Theo báo cáo hiện trạng sử dụng đất của thị xã Ayun Pa năm 2010, cơ cấu đất chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 61,12%) và đất nông nghiệp (chiếm 20,68%, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 89,1%).

Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có tiềm năng phát triển ngành du lịch với di tích lịch sử “Chiến thắng đƣờng 7 - sông Bờ” và một số điểm du lịch có thể phát triển du lịch nhƣ suối Tiên, suối Đá, thung lũng Hồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế còn có một số hạn chế nhƣ: Trong cơ cấu sử dụng đất còn nhiều tồn tại, tình trạng sử dụng đất còn manh mún, tình trạng thiếu nƣớc trong sản xuất do khô hạn làm cho sản xuất nông nghiệp bị giảm sút về chất lƣợng; Sự phân bố bất hợp lý về dân số làm cho việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, hệ thống thủy lợi chƣa thực sự đƣợc đầu tƣ cao, việc thâm canh tăng vụ còn hạn chế. Chất lƣợng đƣờng giao thông còn xấu. Trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ lao động, sử dụng lao động, thu nhập và điều phối thu nhập, vốn sản xuất trong từng hộ gia đình trên địa bàn xã còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)