Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 65)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Kể từ khi tách huyện Ayun Pa thành thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã đã có những bƣớc chuyển rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 gấp 1,6 lần so với năm 2007, trong đó khu vực III có quy mô giá trị sản xuất năm 2010 gấp 1,9 lần so với năm 2007, khu vực II tăng gấp 1,4 lần và khu vực I tăng gấp 1,3 lần so với năm 2007.

42

Bảng 2.9. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn năm 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Theo giá so sánh 1994 331.100 359.609 454.650 520.327

+ Khu vực I 56.599 65.773 68.550 75.985

+ Khu vực II 150.556 162.350 178.585 205.700 + Khu vực III 123.645 131.486 207.515 238.642

Theo giá hiện hành 491.109 609.728 867.122 1.012.711

+ Khu vực I 92.243 153.461 167.953 184.436

+ Khu vực II 241.350 273.957 487.233 559.726 + Khu vực III 157.516 182.310 211.936 268.549

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa năm 2010.

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành thời kỳ 2007 - 2010 theo xu hƣớng giảm dần tỷ trọng các ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ trọng các ngành khu vực II. Cụ thể, tỷ trọng ngành khu vực I giảm đi 0,6%, khu vực II tăng 6,1% và khu vực III giảm 5,6%.

Bảng 2.10. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa

Đơn vị: %

Khu vực Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Khu vực I 18.8 25.2 19.4 18.2

Khu vực II 49.1 44.9 56.2 55.3

Khu vực III 32.1 29.9 24.4 26.5

43 18.8 25.2 19.4 18.2 49.1 44.9 56.2 32.1 29.9 24.4 26.5 55.3 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Khu vực III Khu vực II Khu vực I

Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa

Thực trạng phát triển ngành nông - lâm - nghiệp

Giá trị sản xuất ngành khu vực I trong những năm qua tăng nhanh chóng, tăng từ 56.899 triệu đồng năm 2007 lên 75.985 triệu đồng năm 2010, với tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2008 - 2010 là 10,1 %/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ có sự chuyển dịch phù hợp với xu hƣớng chung của sự phát triển. Ngành nông nghiệp có đóng góp tỷ trọng lớn nhất với 97,8%, ngành thuỷ sản 1,2% và ngành lâm nghiệp là 1,0%. Lao động tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp với 13.925 lao động (chiếm 97,7% tổng số lao động các ngành khu vực I).

- Ngành nông nghiệp:

Trong ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn, năm 2007 đạt 60.559 triệu đồng (chiếm 67,0% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp), đến năm 2010 đạt 121.888 triệu đồng (chiếm 67,1%). Ngành chăn nuôi năm 2007 đạt 23.694 triệu đồng (chiếm 26,2%), năm 2010 đạt 51.380 triệu đồng (chiếm 28,3%) và còn lại là ngành dịch vụ nông nghiệp với quy mô nhỏ nhất.

44

Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp thời kỳ 2007 - 2010 của thị xã Ayun Pa [33] Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ tăng bình quân 2008-2010 (%) A. Ngành trồng trọt 1. Lúa cả năm - Diện tích Ha 2.130 2.306 2.239 2.235 1,6 - Sản lƣợng Tạ/ha 57,0 56 55,9 58,8 - Năng suất Tấn 12.148 12.911 12.506 13.134 2,6 2. Cây ngô - Diện tích Ha 577 700,5 753,2 858 14,1 - Sản lƣợng Tạ/ha 37,9 40,5 38,2 40,9 - Năng suất Tấn 2.185 2.838 2.875 3.508 17,1 3. Cây sắn - Diện tích Ha 614 814 820 850 11,5 - Sản lƣợng Tạ/ha 112,5 84,3 119,6 124,2 - Năng suất Tấn 6.899 6.863 9.802 10.559 15,2 4. Đậu các loại - Diện tích Ha 139 177,5 418,8 410 43,4 - Sản lƣợng Tạ/ha 4,4 3,8 4,7 6,1 - Năng suất Tấn 61,2 66,9 198,8 251,2 60,1 5. Rau các loại - Diện tích Ha 188,9 365 477,6 608 47,6 - Sản lƣợng Tạ/ha 78 78 78,8 78,8 - Năng suất Tấn 1.473,5 2.846,9 3.763,5 4.791 48,1 6. Mía - Diện tích Ha 446,2 439 425 434 -0,9 - Sản lƣợng Tạ/ha 425,5 508,2 513,4 520 - Năng suất Tấn 18.985 22.310 21.820 22.568 5,9 7. Thuốc lá - Diện tích Ha 225 224 273,4 505,7 31,0 - Sản lƣợng Tạ/ha 18 19,5 20,1 22

45 - Năng suất Tấn 405 436 549 1.112,5 40,0 8. Điều - Diện tích Ha 615 618 651 518 -7,3 - Sản lƣợng Tạ/ha 2,6 3,4 3,3 7,4 - Năng suất Tấn 170 211,3 213,4 381 30,9

9. Cây ăn quả Ha

- Tổng diện tích Ha 122 124,8 125 130 2,1 + Cây chuối Ha 9,2 9,7 9,7 10,5 4,5 + Cây xoài Ha 74,6 13,6 13,8 75,8 0,5 + Na, mít, ổi, vú sữa, doi Ha 20,5 20,5 19,5

+ Cây ăn quả khác Ha 38,2 21 21 24,2 -14,1 B. Ngành chăn nuôi 1. Đàn trâu Con 35 40 45 45 8,7 2. Đàn bò Con 9.596 9.729 10.015 9.614 0,1 3. Đàn heo Con 9.298 8.369 8.671 7.796 -5,7 4. Đàn dê Con 916 930 987 998 2,9 5. Đàn gia cầm Con 57.783 60.500 60.520 59.560 1,0

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ayun Pa năm 2010. Ngành trồng trọt ở thị xã Ayun Pa phát triển một số cây trồng chủ yếu sau: + Cây lúa: trong những năm qua, diện tích trồng lúa cả năm không ngừng đƣợc mở rộng từ 2.130 ha năm 2007 lên 2.235 ha năm 2010, sản lƣợng lúa tăng từ 12.148 tấn năm 2007 lên 13.134 tấn năm 2010.

+ Cây ngô: diện tích trồng ngô đƣợc mở rộng đáng kể và năng suất cũng không ngừng tăng qua từng năm. Năm 2007, diện tích trồng ngô chỉ đạt 577 ha, sản lƣợng đạt 2.185 tấn thì đến năm 2010 diện tích trồng ngô tăng lên 858 ha và sản lƣợng đạt 3.508 tấn.

+ Cây sắn: diện tích trồng sắn cũng đƣợc mở rộng đáng kể và năng suất cũng không ngừng tăng trong những năm qua. Năm 2007, diện tích trồng sắn là 614 ha,

46

sản lƣợng đạt 6.899 tấn, đến năm 2010 diện tích trồng tăng lên đến 850 ha và sản lƣợng đạt 10.559 tấn.

+ Cây mía: là cây nguyên liệu cho nhà máy đƣờng Ayun Pa, diện tích trồng mía năm 2007 là 446 ha và năm 2010 ổn định ở mức 434 ha. Mặc dù diện tích trồng mía giảm nhƣng năng suất mía tăng từ 425,5 tạ/ha năm 2007 lên 520 tạ/ha năm 2010.

+ Rau đậu các loại: diện tích gieo trồng và sản lƣợng không ngừng mở rộng. Năm 2007 diện tích chỉ có 328 ha, sản lƣợng đạt 1.535 tấn thì đến năm 2010 diện tích tăng lên 1.018 ha và sản lƣợng đạt 5.042 tấn. Trong đó, rau các loại chiếm trên 57,0% về diện tích và 95,0% về sản lƣợng.

+ Cây thuốc lá: là cây mang lại giá trị kinh tế cao (1 ha cây thuốc lá cho thu nhập khoảng trên 100 triệu đồng). Diện tích trồng cây thuốc là trong những năm qua tăng đáng kể, năm 2010 diện tích trồng thuốc lá là 505,7 ha gấp 2,2 lần diện tích năm 2007, sản lƣợng thuốc lá năm 2010 gấp 2,7 lần so với năm 2007 (1.112,5 tấn).

+ Cây điều: diện tích trồng cây điều trong những năm qua giảm, năm 2010 diện tích trồng điều đạt 518 ha, giảm 133 ha so với năm 2007. Tuy nhiên, sản lƣợng điều tăng từ 170 tấn năm 2007 lên 381 tấn năm 2010 do năng suất trồng điều tăng từ 2,6 tạ/ha năm 2007 lên 7,4 tạ/ha năm 2010.

+ Cây ăn quả: gồm các loại cây nhƣ chuối, xoài, na, mít, ổi, vú sữa và các loại cây ăn qủa khác. Diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 122 ha năm 2007 lên 130 ha năm 2010, trong đó diện tích trồng xoài chiếm lớn nhất (chiếm 58,2 % diện tích cây ăn quả).

Ngành chăn nuôi trong địa bàn thị xã chủ yếu vẫn là những vật nuôi truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế chƣa cao, với một số loại vật nuôi chính sau:

+ Đàn trâu, bò: quy mô đàn trâu bò phát triển từ 9631con năm 2007 lên 9659 con năm 2010, trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò (chiếm 99,5% quy mô đàn trâu bò).

47

Chất lƣợng đàn bò cũng đƣợc quan tâm, tỷ lệ bò lai tăng từ 7,1% năm 2007 lên 11,0% năm 2010.

+ Đàn heo: quy mô đàn heo có xu hƣớng giảm, giảm từ 9.298 con năm 2007 xuống còn 7.796 con năm 2010. Chất lƣợng đàn heo cũng đƣợc quan tâm, tỷ lệ heo lai chiếm khoảng 90,0% tổng quy mô đàn.

+ Đàn dê: quy mô đàn dê có xu hƣớng ổn định, từ 916 con năm 2007 tăng lên 998 con năm 2010, tốc độ tăng trƣởng bình quân thời kỳ 2008 - 2010 đạt 2,9 %/năm.

+ Đàn gia cầm: quy mô đàn gia cầm có xu hƣớng tăng chậm, từ 57.783 con năm 2007 lên 59.560 con năm 2010.

- Ngành lâm nghiệp:

Sản xuất lâm nghiệp của thị xã chủ yếu tập trung vào trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế trang trại, lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp không phải ngành kinh tế chủ đạo của thị xã vì giá trị sản xuất rất nhỏ bé, chỉ khoảng 637,36 triệu đồng (năm 2007) và 831,56 triệu đồng (năm 2010). Trong ngành lâm nghiệp, nuôi trồng rừng là ngành mang lại giá trị sản xuất chủ yếu với 508,35 triệu đồng (chiếm 61,1 %), khai thác gỗ 283,65 triệu đồng (chiếm 34,1 %), dịch vụ lâm nghiệp 39,56 triệu đồng (chiếm 4,8 %) [33].

Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã là 18.326,1 ha, chiếm 63,7 % diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng sản xuất.

- Ngành thuỷ sản:

Quy mô sản xuất ngành thuỷ sản của thị xã nhỏ, chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I, chỉ khoảng 0,8% năm 2010. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê thị xã Ayun Pa, giá trị sản xuất ngành thuỷ sản trong những năm qua có tăng nhƣng không đáng kể, từ 320 triệu đồng năm 2007 tăng lên 557 triệu đồng năm 2010 [29].

48

Trong ngành thuỷ sản, ngành nuôi trồng thuỷ sản là ngành chủ lực, thể hiện ở quy mô giá trị sản xuất đạt 1.176 triệu đồng năm 2010 (chiếm 80% quy mô sản xuất ngành thuỷ sản) với sản lƣợng đạt 58,5 tấn.

Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất khu vực II trong những năm qua tăng nhanh, tăng từ 241.350 triệu đồng năm 2007 lên 559.726 triệu đồng năm 2010 (theo giá hiện hành), chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất thị xã, tăng từ 49,1 % năm 2007 lên 55,3 % năm 2010 [29,33].

- Ngành công nghiệp:

Phân theo khu vực kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 95,0%), tỷ trọng giá trị sản xuất trong khu vực kinh tế cá thể chiếm dƣới 5% gía trị sản xuất công nghiệp.

Phân theo các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng tăng từ 95,1% năm 2007 (đạt 228,733 triệu đồng) lên 95,5% năm 2010 (đạt 534,611 triệu đồng). Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt có xu hƣớng giảm từ 5,2% năm 2007 xuống còn 3,3% năm 2010. Ngành công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất, khoảng 1,1 % năm 2010 [33].

Số lƣợng cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã tăng từ 256 cơ sở năm 2007 lên 296 cơ sở năm 2010, với một số cơ sở công nghiệp chính nhƣ nhà máy đƣờng Ayun Pa (công suất 2.500 tấn mía cây/ngày), nhà máy gạch Tuynel (công suất 7 - 10 triệu viên/năm) và hang loạt cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, cơ khí, ... Trong đó số cơ sở công nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 98% số cơ sở). Lao động làm trong ngành công nghiệp chế biến cũng chiếm tỷ lệ lớn 92,1% tổng số lao động trong ngành công nghiệp (1.131 lao động năm 2010).

49

Thị xã Ayun Pa vừa mới thành lập và đang trên đà phát triển nên ngành xây dựng cũng đạt đƣợc những kết quả quan trọng tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ bé, giá trị xây lắp tính theo giá hiện hành năm 2010 đạt 69.356 triệu đồng, tăng 15,3 % so với năm 2009 và chiếm 12,4 % tổng giá trị sản xuất toàn thị xã năm 2010. Các công trình, dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng đang đƣợc triển khai xây dựng, góp phần tạo cho thị xã một diện mạo đô thị mới phù hợp với vai trò, vị trí chức năng của đô thị động lực vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai

Thực trạng phát triển ngành thƣơng mại - dịch vụ

Các ngành khu vực III có tiềm năng phát triển rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Trong thời kỳ 2008 - 2010, các ngành khu vực III có tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất rất cao so với các ngành khu vực I và khu vực II, đóng góp lớn nhất vào tăng trƣởng giá trị sản xuất chung của thị xã, tỷ trọng đóng góp thời kỳ này là 60,8%. Về quy mô gía trị sản xuất, năm 2010 của các ngành khu vực III đạt 268.549 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2007 [29].

Hoạt động sản xuất kinh doanh thƣơng mại, du lịch và dịch vụ trên địa bàn thị xã diễn ra khá sôi nổi. Trong đó, hoạt động chủ yếu là thƣơng mại, đƣợc thể hiện ở số cơ sở thƣơng mại không ngừng tăng lên. Nếu nhƣ năm 2007 toàn thị xã mới chỉ cớ 908 cơ sở thƣơng mại thì đến năm 2010 đã tăng lên đến 1.118 cơ sở. Bên cạnh sự phát triển về số lƣợng, các cơ sở thƣơng mại đã phát huy hiệu quả hoạt động, tổng mức bán lẻ hang hoá và doanh thu trên địa bàn năm 2010 là 215.530 triệu đồng, gấp 1,3 lần so với năm 2007.

Thị xã Ayun Pa có tiềm năng phát triển du lịch. Trên địa bàn thị xã có di tích lịch sử “Chiến thắng đƣờng 7 - sông Bờ” và một số điểm có thể phát triển du lịch nhƣ Suối Tiên, Suối Đá, thung lũng Hồng. Số cơ sở lƣu trú, kinh doanh khách sạn và nhà hang không ngừng đƣợc nâng cao, từ 17 cơ sở năm 2007 tăng lên 20 cơ sở năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)