0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI (Trang 69 -75 )

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là hệ thống phân loại cảnh quan của Việt Nam, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu gồm 4 cấp với chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp đƣợc xem xét dƣới góc độ phân hóa theo kiểu (các đơn vị cảnh quan đƣợc xem xét theo các dấu hiệu chung, mỗi đơn vị phân kiểu cảnh quan có tính lặp lại theo không gian): Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Loại cảnh quan.

54

Các cấp phân loại đƣợc phân chia dựa vào các dấu hiệu chủ yếu sau:

Bảng 2.14. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa

STT Cấp Dấu hiệu và tên gọi

1 Lớp

cảnh quan

Đặc điểm hình thái phát sinh của các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.

Tên gọi: lớp cảnh quan núi.

2 Phụ lớp cảnh quan

Đặc trƣng sự phân tầng, mức độ chia cắt của địa hình và các quá trình địa lý bên trong của lớp, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng các quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng.

Tên gọi:

- Phụ lớp cảnh quan núi thấp, có độ cao trên 500m, phân bố ở một số khu vực phía tây và phía nam Ayun Pa;

- Phụ lớp cảnh quan đồi cao, có độ cao từ 200 - 500m, chiếm diện tích lớn, nằm rải rác ở phía tây, phía nam và một phần của phia đông Ayun Pa;

- Phụ lớp cảnh quan thung lũng, có độ cao dƣới 200m, phân bố ở các khu vực phía bắc và đông bắc Ayun Pa.

3

Kiểu cảnh quan

Những đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật, tính chất thích ứng của đặc điểm phát sinh quần thể thực vật theo đặc trƣng biến động của cân bằng nhiệt ẩm.

Tên gọi:

- Kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng, hơi ẩm nhiệt đới trên núi thấp;

- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới trên đồi cao;

- Kiểu cảnh quan rừng thƣa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới thung lũng giữa núi.

4

Loại cảnh quan

Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại với loại đất.

55

Các phụ lớp cảnh quan khu vực Ayun Pa đƣợc đặc trƣng bởi sự phân tầng theo đai cao, độ chia cắt sâu tƣơng đối lớn và các quá trình địa lý tự nhiên ƣu thế, quyết định cƣờng độ và xu hƣớng của quá trình trao đổi vật chất và năng lƣợng đặc thù riêng cho từng phụ lớp. Dựa trên các chỉ tiêu phân kiểu đơn vị cảnh quan, lãnh thổ Ayun Pa bao gồm: 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh quan, 38 loại cảnh quan. Trong lãnh thổ nghiên cứu thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị cảnh quan cùng cấp và đơn vị cảnh quan ở các cấp bậc khác nhau. Đánh giá từng đơn vị cảnh quan để làm rõ mối quan hệ của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống.

Loại cảnh quan là những đơn vị đƣợc phân hoá trong hạng cảnh quan theo nền nhiệt ẩm - thổ nhƣỡng và các quần xã thực vật phát sinh và hiện tại.

Mỗi loại cảnh quan sẽ đặc trƣng cho mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các nhóm quần xã thực vật phát sinh và hiện đại với các loại đất. Khu vực nghiên cứu phân hóa thành 38 loại cảnh quan với 9 quần xã thực vật phát triển trên 8 loại đất.

Kết luận chƣơng 2:

Từ những nghiên cứu và phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thị xã Ayun Pa có thể rút ra một số các kết luận sau:

- Về điều kiện tự nhiên: Ayun Pa là khu vực có diện tích không lớn (28.752,4 ha - chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) nhƣng lại có sự phân hóa sâu sắc về các hợp phần thành tạo cảnh quan: i) Vị trí Ayun Pa nằm trong khu vực vừa mang tính nhiệt đới nóng, ẩm vừa mang khí hậu cao nguyên với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, không chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc, có mùa khô kéo dài, đây là khu vực khô nóng nhất tỉnh Gia Lai; ii) Lịch sử địa chất của khu vực Ayun Pa đã phân chia lãnh thổ thành 11 vùng địa mạo có cấu trúc và địa hình khác nhau; iii) Sự tƣơng tác giữa nền tảng rắn và nền tảng nhiệt ẩm cùng với các đặc điểm sinh khí hậu địa phƣơng và các hoạt động nhân sinh đã tạo nên sự đa dạng về lớp phủ thổ nhƣỡng - quần xã sinh vật của khu vực nghiên cứu.

56

- Về điều kiện kinh tế - xã hội: i) Là khu vực có mật độ dân cƣ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thị với mật độ trung bình là 1.229 ngƣời/km2 còn các khu vực ngoại thị diện tích lớn thì mật độ chỉ có 55 ngƣời/km2 (chủ yếu là dân tộc Jrai chiếm 89,3%), điều này dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng chƣa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng trong địa bàn nghiên cứu. ii) Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành có xu hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành khu vực I và khu vực III, tăng dần tỷ trọng ngành khu vực II. Tỷ trọng lao động làm việc trong khi vực I rất lớn (chiếm 74,5% tổng số lao động, trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 97,7 %), giá trị sản xuất ngành này trong những năm qua tăng nhanh chóng, ngành nông nghiệp đóng góp tỷ trọng lớn nhất (chiếm 97,8%).

- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và cảnh quan khu vực thị xã Ayun Pa bị chi phối bởi các quy luật địa đới và phi địa đới (đai cao), quy định những nét đặc thù riêng của cảnh quan Ayun Pa với hệ thống phân loại gồm 04 cấp: Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan → Loại cảnh quan. Kết quả nghiên cứu cấu trúc cảnh quan đƣợc thể hiện trên bản đồ cảnh quan khu vực Ayun Pa tỉ lệ 1:50.000 với 01 lớp cảnh quan, 03 phụ lớp cảnh quan, 03 kiểu cảnh quan, 38 loại cảnh quan.

57

CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC MÔ

HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI (Trang 69 -75 )

×