Địa chất, địa hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 38 - 45)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.1. Địa chất, địa hình

a) Địa chất

Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hƣởng rất lớn

29

đến các yếu tố khác nhƣ: địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ. Nền địa chất của thị xã Ayun Pa có một số đặc điểm sau:

- Hệ tầng Nha Trang (Knt), nằm phía đông bắc thị xã, thuộc một phần của xã Ia Rtô. Các thành phần chính trong hệ tầng gồm có ryolit dacit, andesit và tuf của chúng.

- Phức hệ La Ban (PR1lb), chỉ chiếm một diện tích rất bé, phía Tây của xã Chƣ Băh. Thành phần gồm có amphibolit, lớp mỏng plagiognes amphibol.

- Hệ tầng Đăk Bùng/Pha 2 (]-]lT2vc2), có diện tích lớn nhất, nằm phía tây và tây nam Ayun Pa thuộc hai xã Chƣ Băh và Ia Rbol. Thành phần chủ yếu là granit, granosyenit biotit hạt vừa – lớn.

- Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2 (][PZ3bg-qs2), chiếm diện tích lớn thứ hai, thuộc địa bàn xã IA Sao và một phần xã Ia Rtô. Thành phần chủ yếu gồm grabrodiorit horblend.

- Hệ tầng Mang Yang (T2my), phân bố một dẻo phía đông năm xã IA Sao. Thành phần chủ yếu gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét silic, riolit, felsit.

- Các trầm tích Đệ Tứ gồm aQI.7-8, aQI9, aQIII9, aQII_III, thành phần chủ yếu là cát, cuội sỏi, bột, sét, cuội - sỏi đá khoáng, sét bột. Phân bố chủ yếu tại thung lũng (phía bắc và đông bắc Ayun Pa)

Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản nhƣ: Thạch anh tinh thể, Laterit, Cuôi, cát, Sét, bentonit,... phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc, đông bắc và phía tây bắc thị xã.

b) Địa hình

Ayun Pa là một vùng trũng trong thung lũng lòng chảo Cheo Reo - Phú Túc của sông Ba, có độ cao trung bình từ 200 - 250 m so với mực nƣớc biển. Từ trên

30

cao có thể thấy sự phân hóa địa hình rõ ràng thành thung lũng, đồi, và núi trung bình, xen giữa chúng là các sƣờn có nguồn gốc và độ dốc khác nhau,.

i) Địa hình thung lũng giữa núi (<200m), có độ dốc từ 3 - 80

, phân bố khu vực trung tâm thị xã (gồm 4 phƣờng) và một phần xã Ia Rtô;

ii) Địa hình đồi cao (200 - 500m), có độ dốc từ 8 - 150

, phân bố phía tây và một phần phía nam Ayun Pa ;

iii) Địa hình núi thấp (500 - 1500m), có độ dốc trên 150

, phân bổ chủ yếu ở phía nam thị xã và một phần phía tây, giáp Đăk Lăk.

Nếu chia theo nguồn gốc phát sinh, địa mạo khu vực chia thành 11 dạng địa hình, đây là kết quả của lịch sử phát triển lâu dài với các pha hoạt động tích cực xen với các pha yên tĩnh của hoạt động kiến tạo:

- Địa hình bóc mòn chung:

1. Địa hình bề mặt san bằng bóc mòn cao 800 - 1000m tuổi Pliocen sớm; 2. Địa hình sƣờn bóc mòn tổng hợp tuổi Đệ tứ không phân chia;

3. Địa hình vách và sƣờn sập lở tuổi Đệ tứ không phân chia;

4. Địa hình sƣờn và bề mặt thoải bóc mòn - rửa trôi tuổi Đệ tứ không phân chia;

- Địa hình bóc mòn - tích tụ:

5. Địa hình đồng bằng bóc mòn pediment thung lũng lƣợn sóng thoải xen đồi và núi sót tuổi Pleistocen sớm;

6. Địa hình đồng bằng thung lũng bóc mòn - tích tụ khá bằng phẳng xen đồi núi sót tuổi Pliestocen sớm.

- Địa hình tích tụ:

7. Địa hình đáy trũng xâm thực và tích tụ bãi bồi của dòng chảy thƣờng xuyên tuổi Holocen;

31

8. Địa hình thềm và đồng bằng tích tụ - xâm thực trầm tích Neogen bị rửa trôi trên bề mặt, tuổi Pliocen;

9. Địa hình thềm và đồng bằng tích tụ trầm tích aluvi tuổi Pleistocen- Holocen, phân bố trải dài khu vực thung lũng phía đông bắc thị xã;

10. Địa hình thềm và đồng bằng tích tụ trầm tích aluvi-proluvi tuổi Đệ tứ không phân chia;

11. Địa hình vạt gấu tích tụ deluvi tuổi Đệ tứ không phân chia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)