Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 31)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu

a) Quan điểm hệ thống

Cảnh quan là những đơn vị lãnh thổ Địa lý tự nhiên có một hệ thống phức tạp của các hợp phần cấu tạo thành (cấu trúc đứng) và một hệ thống quan hệ giữa các đơn vị cảnh quan cấp nhỏ hơn với các đơn vị cấp lớn hơn (cấu trúc ngang). Giữa các thành phần và bộ phận tạo nên hệ thống đều có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua các dòng vật chất - năng lƣợng và thông tin. Nên khi tác động vào mọi thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần hay bộ phận khác sẽ bị thay đổi theo phản ứng dây chuyền. Quan điểm này cho phép nhìn nhận cảnh quan thị xã Ayun Pa nhƣ một thể thống nhất hoàn chỉnh bao gồm các hợp phần cấu trúc lên cảnh quan. Do đó nghiên cứu cảnh quan cần nhìn nhận và xem xét phản ánh tự

23

nhiên một cách đây đủ các nhân tố, khía cạnh có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp trong một thể thống nhất hữu cơ.

Vậy nghiên cứu cảnh quan theo quan điểm hệ thống cho thấy mối quan hệ giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan và các cảnh quan với nhau, đặc điểm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan.

b) Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này coi tổng hợp thể tự nhiên không phải là một hợp phần ngẫu nhiên của các vật thể và hiện tƣợng mà là một tổ hợp có tổ chức. Trên bất kỳ lãnh thổ nào, khi nghiên cứu đánh giá cảnh quan đều phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội. Từ đó đƣa ra đƣợc các loại hình sử dụng cảnh quan hợp lý. Vậy nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quy hoạch lãnh thổ và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng.

Theo quan điểm tổng hợp, khi tiến hành đánh giá mô hình kinh tế sinh thái và đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích nông - lâm nghiệp đòi hỏi phải nghiên cứu tổng hợp các bộ phận cấu thành mô hình cũng nhƣ các loại cảnh quan.

c) Quan điểm lịch sử

Các đơn vị cảnh quan là các địa tổng thể lãnh thổ tự nhiên, đƣợc cấu thành từ các hợp phần tự nhiên. Các hợp phần này đều tồn tại và phát triển theo một quy luật riêng của nó, song sự tồn tại và phát triển của các hợp phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.

Hiện nay con ngƣời tác động lên hầu hết các đơn vị cảnh quan làm chúng biến đổi đôi khi là những biến đổi khá lớn làm thay đổi hẳn cấu trúc của cảnh quan. Do vậy nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm lịch sử chúng ta sẽ biết đƣợc lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tƣơng quan giữa các yếu tố với nhau. Trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

24

Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu phải dựa trên cơ sở kinh tế và sinh thái hƣớng tới bảo vệ môi trƣờng, từ việc nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên sự biến động, thay đổi các đối tƣợng mà đề xuất các phƣơng pháp bảo vệ môi trƣờng. Cơ chế hoạt động của hệ kinh tế sinh thái không chỉ dựa vào sự điều chỉnh của tự nhiên mà còn phải dựa vào sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật, sự tổ chức xã hội, pháp luật vào sự quản lý thông qua các quy hoạch và kế hoạch trong phạm vi địa phƣơng và quốc gia.

Sinh vật mà quan trọng hơn cả là lớp phủ thực vật là một thành phần của tự nhiên và có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác của tự nhiên. Lớp phủ thực vật bị phá hủy sẽ dẫn đến xói mòn đất, hạ thấp mức nƣớc ngầm và biến đổi khí hậu. Ngƣợc lại, khi các thành phần tự nhiên khác bị suy thoái cũng dẫn đến sự suy thoái tài nguyên sinh vật. Chính vì vậy, việc bảo đảm bảo cân bằng sinh thái là rất cần thiết. Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn và bất cứ một tác động nào của con ngƣời nhƣ chặt phá rừng bừa bãi, đốt nƣơng làm rẫy,…cũng làm mất cân bằng sinh thái, để lại những hậu quả khôn lƣờng.

Mục tiêu của kinh tế sinh thái rừng là bảo vệ và phát triển vốn rừng, duy trì tính đa dạng sinh học, tăng cƣờng khả năng điều tiết dòng chảy, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ sự cân bằng của môi trƣờng sinh thái.

e) Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững đƣợc nhấn mạnh nhƣ là sự phát triển lâu dài dƣới góc độ môi trƣờng. Ngày nay phát triển bền vững đƣợc hiểu rộng hơn, cả trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trƣờng. Vậy phát triển bền vững phải đảm bảo đƣợc những yêu cầu sau: Thích nghi sinh thái, vấn đề môi trƣờng, hiệu quả kinh tế cao và vấn đề xã hội. Bất kỳ một mô hình kinh tế nào cũng chỉ đƣợc coi là bền vững khi sử dụng một cách hợp lý nguồn vào (nhân tố tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội), và phân phối hợp lý sản phẩm nguồn ra (sản phẩm kinh tế - xã hội, môi trƣờng).

1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

25

Các tài liệu đƣợc thu thập thông qua các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chuyên ngành: Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai; Cục thống kê tỉnh Gia Lai; UBND tỉnh Gia Lai; UBND thị xã Ayun Pa; Cục thống kê thị xã Ayun Pa.

Tài liệu thu thập đƣợc bao gồm hệ thống số liệu, bản đồ, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan: tài liệu về khí hậu, địa chất, địa hình, thuỷ văn, thuỷ lợi, dân số, lao động, mức sống, tình hình phát triển của các ngành kinh tế..., bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình.

b. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phƣơng pháp rất quan trọng đối với để tài. Kết quả của đề tài phụ thuộc rất nhiều vào kết quả khảo sát thực địa tại thị xã Ayun Pa trong chuyến khảo sát tổng hợp 5 tỉnh Tây Nguyên đợt 1 (từ ngày 16/2/2012 - 13/3/2012), đợt 2 (từ 3/10/2012 - 12/10/2012).

Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật) và kinh tế - xã hội (sự phân bố dân cƣ, dân tộc, hiện trạng sử dụng đất,...). Kết thúc giai đoạn thực địa đã thu thập đƣợc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Cục thống kê tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai, UBND thị xã Ayun Pa và Cục thống kê thị xã Ayun Pa.

c. Phương pháp điều tra xã hội học

Với việc sử dụng các bảng hỏi đƣợc thiết kế nhằm vào các vấn đề đáng quan tâm trên nhiều khía cạnh khác nhau, phƣơng pháp điều tra xã hội học với các đối tƣợng là cán bộ quản lý và cƣ dân địa phƣơng (phiếu điều tra hộ gia đình) đã thể hiện đƣợc các vấn đề cốt lõi trong khu vực nghiên cứu để làm cơ sở cho việc đánh giá mô hình kinh tế sinh thái hiện trạng, kết hợp với đánh giá cảnh quan, làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình kinh tế sinh thái bền vững.

26

Các phiếu điều tra hộ gia đình hƣớng đến những vấn đề về sản xuất canh tác hộ gia đình (mục tiêu chính là điều tra mô hình kinh tế hiện trạng của gia đình), về đời sống của chính gia đình họ và đánh giá khách quan của họ về vấn đề môi trƣờng xung quanh. Phiếu điều tra các cán bộ quản lý tập trung đi sâu vào tình hình kinh tế cũng nhƣ đời sống của nhân dân địa phƣơng, các loại hình kinh tế chính tại khu vực, các mô hình kinh tế hiện trạng và các kế hoạch phát triển trong tƣơng lai của thị xã. Cuộc điều tra bao gồm: 40 phiếu điều tra hộ gia đình, 03 phiếu điều tra cán bộ quản lý.

Sau khi tiến hành điều tra, tác giả tập hợp thống kê các phiếu điều tra trên những khía cạnh cần quan tâm để phục vụ cho nghiên cứu của để tài, từ đó phân tích các vấn đề hiện trạng tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc đạt đến mục tiêu mà đề tài đặt ra ban đầu.

d. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

Đây là phƣơng pháp rất quan trọng với đề tài toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc thể hiện trên bản đồ. Đề tài sử dụng phần mềm MAPINFOR để biên tập các bản đồ chuyên đề.

Đây là phƣơng pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố không gian các phƣơng án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lí đƣa ra quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.

Phƣơng pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí đƣợc sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bƣớc đầu từ việc nghiên cứu bản đồ nhằm khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trƣng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ cảnh quan. Phƣơng pháp hệ thông tin địa lí đƣợc sử dụng nhằm thể hiện các đối tƣợng trên các lớp thông tin phân tích, tách chiết và tổng hợp các thông tin về đối tƣợng trên các lớp thông tin đó. Mục đích là để tìm kiếm ra những tính chất chung và đƣa vào các lớp thông tin mới, thuận lợi cho công

27

tác đánh giá và thành lập bản đồ. Trong phƣơng pháp này, tác giả đã sử dụng bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu để xây dựng tuyến khảo sát thực địa, đồng thời làm nền cho việc thành lập các bản đồ chuyên đề.

1.4.3. Quy trình nghiên cứu

Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu Nhiệm vụ

1. Xác định nhu cầu thông tin và thu thập thông tin 2. Khảo sát thực địa

Điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội

3. Xây dựng bản đồ chuyên đề

4. Đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan Thích nghi sinh thái Môi trƣờng Hiệu quả kinh tế Xã hội Kết quả đánh giá thich nghi Chính sách quy hoạch 5. Định hƣớng sử dụng CQ và xác

lập mô hình hệ kinh tế sinh thái Kiến nghị và giải pháp Các loại hình sử dụng đất Thu thập, xử lý, tổng hợp dữ liệu Môi trƣờng

28

CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Thị xã Ayun Pa có các tên cũ là Cheo Reo, Phú Bổn, Hậu Bổn, vốn là một thị trấn nằm ở ngã ba sông Ba và một chi lƣu của nó là sông Ayun (còn gọi là Ayun hay Ia Ayun), nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, nằm trên sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, cách thành phố Pleiku 90 km về phía Nam. Thị xã có toạ độ từ 13043’29’’ đến 130

31’46’’ vĩ độ Bắc; từ 1080

12’7’’ đến 1080

43’55’’ kinh độ Đông. Về ranh giới hành chính, Ayun Pa giáp các huyện sau:

- Phía Đông giáp huyện Ia Pa và huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai); - Phía Nam giáp huyện Ea H'leo (tỉnh Đắk Lăk);

- Phía Tây giáp huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai);

- Phía Bắc giáp huyện Phú Thiện và huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai).

Diện tích tự nhiên của thị xã là 28.752,4 ha (chiếm 1,9% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh) và dân số năm 2010 là 36.276 ngƣời (chiếm 2,9 % dân số toàn tỉnh), gồm 4 phƣờng (Cheo Reo, Hòa Bình, Đoàn Kết, Sông Bờ ) và 4 xã (Chƣ Băh, Ia Rbol, Ia RTô, Ia Sao) [29].

Thị xã Ayun Pa là cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, có các đƣờng giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh duyên hải miền trung và khu vực Tây Nguyên, tạo nên điều kiện thuận lợi về thông thƣơng và phát triển các loại hình dịch vụ. 2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1. Địa chất, địa hình

a) Địa chất

Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hƣởng rất lớn

29

đến các yếu tố khác nhƣ: địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, thủy văn và sinh vật trong quá trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ. Nền địa chất của thị xã Ayun Pa có một số đặc điểm sau:

- Hệ tầng Nha Trang (Knt), nằm phía đông bắc thị xã, thuộc một phần của xã Ia Rtô. Các thành phần chính trong hệ tầng gồm có ryolit dacit, andesit và tuf của chúng.

- Phức hệ La Ban (PR1lb), chỉ chiếm một diện tích rất bé, phía Tây của xã Chƣ Băh. Thành phần gồm có amphibolit, lớp mỏng plagiognes amphibol.

- Hệ tầng Đăk Bùng/Pha 2 (]-]lT2vc2), có diện tích lớn nhất, nằm phía tây và tây nam Ayun Pa thuộc hai xã Chƣ Băh và Ia Rbol. Thành phần chủ yếu là granit, granosyenit biotit hạt vừa – lớn.

- Phức hệ Bến Giàng - Quế Sơn/Pha 2 (][PZ3bg-qs2), chiếm diện tích lớn thứ hai, thuộc địa bàn xã IA Sao và một phần xã Ia Rtô. Thành phần chủ yếu gồm grabrodiorit horblend.

- Hệ tầng Mang Yang (T2my), phân bố một dẻo phía đông năm xã IA Sao. Thành phần chủ yếu gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét silic, riolit, felsit.

- Các trầm tích Đệ Tứ gồm aQI.7-8, aQI9, aQIII9, aQII_III, thành phần chủ yếu là cát, cuội sỏi, bột, sét, cuội - sỏi đá khoáng, sét bột. Phân bố chủ yếu tại thung lũng (phía bắc và đông bắc Ayun Pa)

Cùng với các đặc điểm địa chất, trên địa bàn huyện có một số tài nguyên khoáng sản nhƣ: Thạch anh tinh thể, Laterit, Cuôi, cát, Sét, bentonit,... phân bố chủ yếu ở khu vực phía bắc, đông bắc và phía tây bắc thị xã.

b) Địa hình

Ayun Pa là một vùng trũng trong thung lũng lòng chảo Cheo Reo - Phú Túc của sông Ba, có độ cao trung bình từ 200 - 250 m so với mực nƣớc biển. Từ trên

30

cao có thể thấy sự phân hóa địa hình rõ ràng thành thung lũng, đồi, và núi trung bình, xen giữa chúng là các sƣờn có nguồn gốc và độ dốc khác nhau,.

i) Địa hình thung lũng giữa núi (<200m), có độ dốc từ 3 - 80

, phân bố khu vực trung tâm thị xã (gồm 4 phƣờng) và một phần xã Ia Rtô;

ii) Địa hình đồi cao (200 - 500m), có độ dốc từ 8 - 150

, phân bố phía tây và một phần phía nam Ayun Pa ;

iii) Địa hình núi thấp (500 - 1500m), có độ dốc trên 150

, phân bổ chủ yếu ở phía nam thị xã và một phần phía tây, giáp Đăk Lăk.

Nếu chia theo nguồn gốc phát sinh, địa mạo khu vực chia thành 11 dạng địa hình, đây là kết quả của lịch sử phát triển lâu dài với các pha hoạt động tích cực xen với các pha yên tĩnh của hoạt động kiến tạo:

- Địa hình bóc mòn chung:

1. Địa hình bề mặt san bằng bóc mòn cao 800 - 1000m tuổi Pliocen sớm; 2. Địa hình sƣờn bóc mòn tổng hợp tuổi Đệ tứ không phân chia;

3. Địa hình vách và sƣờn sập lở tuổi Đệ tứ không phân chia;

4. Địa hình sƣờn và bề mặt thoải bóc mòn - rửa trôi tuổi Đệ tứ không phân chia;

- Địa hình bóc mòn - tích tụ:

5. Địa hình đồng bằng bóc mòn pediment thung lũng lƣợn sóng thoải xen đồi và núi sót tuổi Pleistocen sớm;

6. Địa hình đồng bằng thung lũng bóc mòn - tích tụ khá bằng phẳng xen đồi núi sót tuổi Pliestocen sớm.

- Địa hình tích tụ:

7. Địa hình đáy trũng xâm thực và tích tụ bãi bồi của dòng chảy thƣờng xuyên tuổi Holocen;

31

8. Địa hình thềm và đồng bằng tích tụ - xâm thực trầm tích Neogen bị rửa trôi trên bề mặt, tuổi Pliocen;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)