Trước những lợi ích to lớn mà ngành du lịch mang lại thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ là hướng đi đúng đắn cho du lịch Việt Nam trên
Trang 1i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được học tập và rèn luyện trong thời gian qua
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể Qúi thầy cô Khoa KinhTế và các thầy cô Bộ môn Quản trị Kinh doanh Du lịch đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập để em có thể hoàn thành luận án tốt nghiệp này
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Đào- Bộ môn Quản trị Kinh doanh Du lịch đã hết lòng quan tâm, chỉ bảo
và hướng dẫn tận tình trong quá trình thực hiện luận án này
Xin cảm ơn anh Huỳnh Công Minh Trường – Phó Chánh văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM cùng các anh chị tại các công ty du lịch đã nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những tài liệu cần thiết cho em trong quá trình thực hiện luận án tốt nghiệp
Do còn nhiều hạn chế về điều kiện thời gian và nguồn tài liệu cũng như kiến thức của bản thân nên bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận của
em được hoàn thiện và thiết thực hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Nha Trang, ngày 27 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thắm
Trang 2ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài .1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 3
6 Hạn chế của đề tài 3
7 Nội đung kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE 5
1.1 Khái quát chung về du lịch 5
1.1.1 Khái niệm về du lịch 5
1.1.2 Các loại hình du lịch 6
1.1.3 Tác động của du lịch đến đời sống xã hội 8
1.2 Khái quát về du lịch MICE 11
1.2.1 Khái niệm du lịch MICE 11
1.2.2 Các loại hình MICE 11
1.2.2.1 Meetings (gặp gỡ, hội họp, họp mặt) 11
1.2.2.2 Incentives (khen thưởng) 12
1.2.2.3 Conferences/ Conventions (hội nghị, hội thảo) 13
1.2.2.4 Events/ Exhibitions (sự kiện, triển lãm) 13
1.2.3 Đặc điểm của du lịch MICE 13
1.2.3.1 Đặc điểm khách MICE 13
1.2.3.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE 14
1.2.4 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE 17
Trang 3iii
1.2.5 Vai trò và lợi ích của du lịch MICE 18
1.2.6 Lịch sử phát triển MICE trên thế giới và ở Việt Nam 19
1.2.6.1 Quá trình phát triển MICE trên thế giới 19
1.2.4.2 Sự phát triển của MICE tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25
2.1 Tổng quan về TP Hồ Chí Minh 25
2.2 Tình hình phát triển du lịch tại TP Hồ Chí Minh 26
2.2.1 Về khách du lịch 27
2.2.1.1 Khách quốc tế 27
2.2.1.2 Khách nội địa 28
2.2.2 Về thị trường khách 29
2.2.2.1 Thị trường khách quốc tế 29
2.2.2.2 Thị trường khách nội địa 30
2.2.3 Về doanh thu du lịch 30
2.2.3 Hệ thống cơ sở lưu trú 31
2.3 Du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh 31
2.4 Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh 36
2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 36
2.4.1.1 Về loại hình MICE 37
2.4.1.2 Về địa điểm tổ chức MICE 38
2.4.1.3 Về tính mùa vụ trong kinh doanh MICE 39
2.4.2 Đánh giá của du khách về chất lượng du lịch MICE tại TP HCM 40
2.4.3 Đánh giá của du khách về thuận lợi và hướng phát triển của du lịch MICE tại TP HCM 44
2.5 Nguồn cung du lịch MICE tại TP HCM 47
2.5.1 Về cơ sở lưu trú 47
2.5.2 Về các cơ sở kinh doanh du lịch – lữ hành 55
2.6 Tổng kết những thành tựu và hạn chế của du lịch MICE tại TP.HCM 61
2.6.1 Thành tựu 61
2.6.2 Hạn chế 62
Trang 4iv
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 64
3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 64
3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới 64
3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch TP.HCM trong thời gian tới 65
3.2 Các giải pháp đề xuất 66
3.2.1 Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực 66
3.2.2 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ MICE 67
3.2.3 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch MICE TP HCM .68
3.2.4 Phát triển các dịch vụ kèm theo 69
3.2.5 Cải cách thủ tục hành chính 71
3.2.6 Cải thiện hệ thống thống tin viễn thông, giao thông đô thị và an ninh trật tự 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
1 Kết luận .73
2 Một số kiến nghị 74
2.1 Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 74
2.2 Kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM 74
PHỤ LỤC 1
Trang 5v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.2.1.1 : So sánh khách quốc tế của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai đoạn
2008 – 2012 27
Bảng 2.2.1.2 : So sánh khách nội địa của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai đoạn 2008 – 2012 28
Bảng 2.2.2 : Top 10 thị trường khách quốc tế đến TP Hồ Chí Minh 29
Bảng 2.2.3 : So sánh doanh thu du lịch Việt Nam – TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2012 30
Biểu đồ 2.4.1.1: Thông tin thị trường khách MICE theo từng loại hình 37
Bảng 2.4.1.2 : Địa điểm tổ chức MICE 38
Bảng 2.4.1.3 : Thông tin về thời điểm thường xuyên tham gia sự kiện .39
Bảng 2.4.2 : Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng du lịch MICE tại TP HCM 40
Bảng 2.4.3a : Thuận lợi của TP HCM để phát triển du lịch MICE 44
Bảng 2.5.1a : Một số khách sạn 3-5 sao có phòng họp, hội nghị tạiTP HCM 47
Bảng 2.5.1b : Nguồn cung khách sạn 3-5 sao tại TP HCM 53
Bảng 2.5.1d : Giá thuê phòng khách sạn tại TP HCM 55
Bảng 2.5.2a : Loại hình kinh doanh MICE của các cơ sở kinh doanh lữ hành 56
Bảng 2.5.2b : Hình thức quảng bá du lịch MICE 58
Bảng 2.5.2c : Hình thức đào tạo nhân viên chuyên trách về du lịch MICE 59
Bảng 2.5.2d : Khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch MICE 60
Trang 6vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.3.3 : Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 33
Hình 2.3.1 : Đường hoa Nguyễn Huệ 33
Hình 2.3.2 : Lễ hội trái cây Nam Bộ 2013 34
Hình 2.3.3 : Tổ chức Teambuilding của Vietravel 35
Hình 2.5.1.1 : Trung tâm hội chợ triển lãm Sài Gòn 51
Hình 2.5.1.2 : Trung tâm hội chợ triển lãm Tân Bình 51
Hình 2.5.1.3 : Phòng hội nghị khách sạn Majestic 52
Hình 2.5.1.4 : Phòng hội nghị khách sạn Inter Continental 52
Hình 2.5.1.5 : Phòng hội nghị khách sạn Sheraton Sài Gòn 53
Trang 7ICCA : Tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới
WTO : Tổ chức Kinh tế Thế giới
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
MICE Bureau : Tổ chức xúc tiến và phát triển MICE
Trang 81
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia
và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Tại Việt Nam, du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước Năm 2012, du lịch Việt Nam đón 6,847 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng[14] Trước những lợi ích to lớn mà ngành du lịch mang lại thì việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại điểm đến và đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ là hướng đi đúng đắn cho du lịch Việt Nam trên bước đường hội nhập và phát triển
Du lịch MICE ( Meetings Incentives Conferences Events) là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, khen thưởng và các sự kiện, đây được xem là loại hình du lịch có nhiều triển vọng đối với du lịch Việt Nam trong tương lai Trên thế giới, MICE đã sớm phát triển và đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia Đối với Việt Nam khái niệm này còn khá mới mẻ nhưng cũng đang dần thu hút được nhiều sự quan tâm từ các cấp chính quyền cho đến các nhà kinh doanh du lịch bởi lợi nhuận đem lại từ loại hình du lịch này là không nhỏ Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới thông qua việc tổ chức các sự kiện, hội nghị mang tầm cỡ quốc tế Tại Việt Nam, năm 2010 đã đón 5 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách công vụ có 1,02 triệu người Số lượng khách công vụ quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh là nhờ tổ chức rất nhiều hội nghị, hội thảo Trong năm 2011, nước ta đã đăng cai 60 hội nghị quốc tế lớn và hàng trăm hội thảo quốc tế, trong đó 55% số cuộc hội họp diễn ra ở các khách sạn; 25% số sự kiện lớn diễn ra ở Trung tâm Hội nghị quốc gia, song doanh thu cũng chỉ vài trăm triệu USD.[9]
Nắm bắt được những lợi ích mà du lịch MICE đem lại, một số địa phương đã biết tận dụng những lợi thế của mình để phát triển loại hình du lịch này như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ( TP HCM ), Khánh Hòa, Đà Nẵng Trong đó, có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố để phát triển MICE
Trang 92
Được biết đến là trung tâm kinh tế lớn nhất, sôi động nhất cả nước, với nhiều trung tâm thương mại, khu du lịch cùng với các khách sạn 4-5 sao đẳng cấp quốc tế, TP HCM thực sự có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng MICE vẫn còn
là một lĩnh vực khá mới mẻ, tuy nó đem lại nguồn lợi nhuận to lớn nhưng để có thể đạt được điều đó cần phải trải qua cả một thời gian để học hỏi kinh nghiệm các quốc gia đã phát triển MICE đồng thời hoàn thiện, nâng cao và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ MICE tại TP HCM đang dần được khai thác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nguồn khách MICE vốn đã khó tính Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần nào đó vào sự phát triển du lịch của thành phố tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững sau này
2 Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
Giới thiệu về du lịch MICE, đặc điểm loại hình du lịch MICE và đặc điểm khách MICE
Tìm hiểu một số nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách MICE và hoạt động kinh doanh du lịch MICE tại TP HCM
Phân tích, đánh giá thực trạng du lịch MICE tại TP HCM đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của Thành phố để phát triển du lịch MICE
Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn TP HCM
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng có kinh doanh loại hình du lịch MICE Bên cạnh đó đề tài còn thu thập ý kiến đánh giá khách hàng đã từng tham gia du lịch MICE trên địa bàn TP HCM Do thời gian hạn hẹp cùng sự hạn chế về kiến thức và khả năng tiếp cận nên đề tài thực hiện điều tra chủ yếu trên đối tượng khách nội địa Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng
3 đến tháng 6 năm 2013
Trang 103
4 Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua bảng câu hỏi điều tra khách hàng và các công ty lữ hành, khách sạn có kinh doanh loại hình du lịch MICE Đồng thời sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp và phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng được điều tra
5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu và lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch MICE, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển du lịch MICE hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ bản chất, nội dung
và đặc điểm của cung đối với loại hình du lịch MICE Đây chính là những đóng góp
về mặt lý thuyết của đề tài
Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên cứu cung đối với loại hình du lịch MICE tại
TP HCM là cơ sở giúp các nhà quản lý, kinh doanh cũng như cộng đồng địa phương trong việc hoạch định chiến lược đầu tư phát triển và hoàn thiện cung đối với loại hình du lịch MICE nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố và khai thác hiệu quả hơn loại hình du lịch này Từ đó góp phần vào
sự phát triển du lịch của thành phố nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung, đưa
TP HCM trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch MICE
Trang 114
Chưa có điều kiện để tiếp cận trực tiếp đoàn MICE quốc tế trong thời gian tiến hành điều tra
Hạn chế về thu thập số liệu phân tích loại hình du lịch MICE, đặc biệt là
số lượng khách MICE qua mỗi năm, do đây là loại hình còn rất mới, các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành cũng như các sở, ban ngành chưa đơn vị nào thống kê về MICE
7 Nội đung kết cấu đề tài :
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch MICE
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch MICE tại TP.Hồ Chí Minh
Chương 3: Các giải pháp đề xuất nhằm pháp triển du lịch MICE tại
TP Hồ Chí Minh
Kết luận và kiến nghị
Trang 125
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE
1.1 Khái quát chung về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Bởi vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch
Theo W Hunziker và Kraff (1941) thì “Du lịch là tổng hợp những hiện tượng
và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng lại của con người tại nơi không phải nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở lại đó vĩnh viễn
và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến” Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.[5]
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia từ ngày 21/8 đến5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch Theo đó, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc cuả họ
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới: Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên cử họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ
Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 7, Khóa XI năm 2005 ) đã nêu khái niệm về du lịch như sau : “Du lịch là các hoạt động có liên
Trang 136
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [5]
Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng định nghĩa về du lịch rất đa dạng
và phong phú nhưng nhìn chung các khái niệm đều cho rằng du lịch là một hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa địa phương hay kinh doanh Kèm theo đó sẽ phát sinh những nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác Do vậy cũng có thể hiểu du lịch như là một ngành kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của du khách trong quá trình di chuyển và lưu trú
Trang 14- Du lịch người cao tuổi
Phân loại theo hình thức tổ chức:
- Du lịch tập thể
- Du lịch cá thể
- Du lịch gia đình
Trang 158
1.1.3 Tác động của du lịch đến đời sống xã hội
Ảnh hưởng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế:
Về mặt tích cực:
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Mạng lưới
du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…Thực tế cho thấy, ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, của đất nước
Có những quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa chính trị của nước mình, đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cứu cánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác phát triển Chính vì ý nghĩa
to lớn như vậy, các quốc gia này, ở phạm vi và mức độ khác nhau, đã tập trung đầu
tư mọi nguồn lực cũng như ban hành các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành du lịch phát triển
Khi nhìn dưới góc độ kinh tế - xã hội, du lịch luôn là một ngành có tính trường tồn và bền vững cao so với các ngành kinh tế khác Theo công bố gần đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành
du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới Du lịch là một trong những ngành kinh tế
có tốc độ phát triển nhanh nhất Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8% Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030.[4]
Trang 169
Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế Năm
2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới
Về mặt tiêu cực:
Sự phát triển du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở ( sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải.); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, bảo trì hệ thống đường giao thông
và các dịch vụ công khác
Sự phát triển các loại hình du lịch như giải trí, sân golf, khu cắm trại, cần sử dụng quĩ đất lớn gấp nhiều lần so với quĩ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quĩ đất dùng cho nông nghiệp và các ngành khác bị cắt giảm
Nhu cầu du lịch gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống dân cư Theo như công trình nghiên cứu của trường Đại học San Francisco (Mỹ) cho thấy, việc phát triển
du lịch kéo theo giá cả tăng 8% Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và tăng giá trị đất đai
Sự phát triển du lịch thiếu qui hoạch hoặc qui hoạch không đồng bộ có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở địa phương
Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là nguồn tài nguyên tự nhiên
Ảnh hưởng của du lịch đối với xã hội:
Về mặt tích cực:
Du lịch tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 – 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch
Trang 1710
Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người
Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập cao ngay trên quê hương của họ
Du lịch góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quân hệ đối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc
Du lịch góp phần giới thiệu văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế giới, củng cố, nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy sự đa dạng văn hóa dân tộc Đồng thời, phát triển
du lịch giúp quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc được thúc đẩy nhanh chóng thông qua việc thu hút khách du lịch tham dự các lễ hội, tổ chức giới thiệu văn hóa,
ẩm thực, triển lãm, [5]
Về mặt tiêu cực:
Sự phát triển du lịch một cách nhanh chóng và tập trung gây nên sự quá tải dân số, giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, Bên cạnh đó còn có thể phát sinh một số tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm,
Khi du lịch được phát triển rộng rãi thì sự hội nhập về văn hóa là điều tất yếu, nếu không biết tiếp thu một cách có chọn lọc thì có thể một bộ phận dân cư sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống tự do phóng khoáng từ văn hóa phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, điều đó sẽ làm mất dần đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Trang 1811
Việc phát triển du lịch thiếu qui hoạch, không có sự giám sát chặt chẽ gây nên những tác động tiêu cực đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên như làm hỏng bờ biển, phá vỡ hệ sinh thái, làm cho nguồn tài nguyên bị nghèo đi hoặc thu hẹp
Du lịch phát triển cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường Lượng nước thải, chất thải từ các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch gây ô nhiễm nguồn nước, không khí ở các vùng xung quanh
Du lịch vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đền kinh tế, văn hóa, xã hội Do vậy, cần lựa chọn cách phát triển sao cho hợp lý để phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt tiêu cực để ngành du lịch có thể phát triển bền vững
1.2 Khái quát về du lịch MICE
1.2.1 Khái niệm du lịch MICE
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam thì du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác MICE - viết tắt của Meetings (hội họp), Incentives (khen thưởng), Conventions/Conferences(hội nghị, hội thảo) và Exhibitions/Events (triển lãm) Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc
tế thường đặt phòng cho khách ở các khách sạn cao cấp, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…) MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước
Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam
1.2.2 Các loại hình MICE
1.2.2.1 Meetings (gặp gỡ, hội họp, họp mặt)
Đây là loại hình du lịch kết hợp với việc gặp gỡ giữa các cá nhân hoặc tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về những vấn đề hoặc chủ đề riêng biệt như thông tin
Trang 1912
mới về một loại sản phẩm hoặc việc tìm ra giải pháp cho một vấn đề đang tồn tại Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị,…đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng hay một quốc gia SEA Game, World Cup, Festival,… là những sự kiện Meetings mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác Những sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến cổ vũ
Meetings bao gồm 2 loại:
Association Meetings: Đây là hoạt động gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa các nhóm người có cùng quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp Nguồn khách của Association Meetings thường là các thành viên của các tổ chức quốc tế, các nhà cung ứng, các nhà thiết kế sản phẩm Quy mô của loại hình này thường nhỏ (khoảng 50 người đến 200 người), được tổ chức trên nền tảng thường xuyên, trung bình mất từ 4 đến 5 ngày, thời gian chuẩn bị đòi hỏi phải mất ít nhất 1 năm và được
tổ chức luân phiên ít nhất là ở 3 nước khác nhau
Corporate Meetings: chia làm 2 loại:
- Internal Meetings: là hoạt động hội thảo của những người trong cùng một tổ chức hay cùng một nhóm của công ty nhằm trao đổi thông tin hoặc khen thưởng trong nội bộ công ty
- External Meetings: là hoạt động hội thảo giữa công ty này với công khác nhằm trao đổi với nhau về việc hợp tác, đầu tư trong kinh doanh và những phát minh mới.Thời gian chuẩn bị cũng như quy mô của hoạt động gặp gỡ này nhỏ hơn Association Meetings
1.2.2.2 Incentives (khen thưởng)
Về bản chất Incentives được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với Meetings, Incentives thường do một công ty hay một tập thể nào đó
tổ chức nhằm mục đích tuyên dương những nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại
lý bán hàng vượt chỉ tiêu Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải hoạch định trước một năm
Trang 2013
1.2.2.3 Conferences/ Conventions (hội nghị, hội thảo)
Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với Meetings hay Incentives Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức trong nước và quốc tế, quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo).Về cơ bản nó lớn hơn hội họp, nó thường được tổ chức cho rất nhiều người đến từ các vùng lãnh thổ hoặc các quốc gia trên thế giới đến để gặp gỡ, thảo luận các vấn đề cùng quan tâm Có thể kể đến các cuộc hội nghị, hội thảo lớn như : Hội nghị cấp cao Á - Âu ASEM 5, Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao LHQ về môi trường, Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC,…
1.2.2.4 Events/ Exhibitions (sự kiện, triển lãm)
Bao gồm hai hình thức sau:
Coporate Events/ Exhibitions: hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm
Special Events/ Exhibitions: hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm
1.2.3 Đặc điểm của du lịch MICE
1.2.3.1 Đặc điểm khách MICE
Do đây là tour du lịch kết hợp với các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm hay các sự kiện nên các đoàn khách MICE thường rất đông (có thể đến vài trăm khách)
và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường
Đối tượng khách du lịch MICE đa số là khách hạng sang, các doanh nhân, chính khách, các nhân vật có thành tích, có vị trí trong các tổ chức đến từ nhiều vùng hoặc nhiều quốc gia trên toàn thế giới Những đối tượng khách này có tiềm lực kinh tế, họ sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để được hưởng sự phục vụ ở mức tốt nhất
có thể, sẵn sàng thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt tiền
Trang 2114
Có thể phân nhóm khách hàng MICE thành 2 nhóm: nội địa và quốc tế Trong thực tế, đôi khi khó phân biệt giữa 2 thị trường này khi mà một số công ty đa quốc gia cùng hội họp với nhau tại Việt Nam
Vì vậy, có thể nhận định một cách tổng quát như sau:
Thị trường MICE nội địa sẽ là thị trường mà nơi xuất phát các yêu cầu là từ các công ty, trụ sở đặt tại Việt Nam và nơi quyết định và thực hiện từ hình thức, tính chất của các sự kiện và thanh toán cho toàn bộ sự kiện là các công ty, trụ sở tại Việt Nam Thành phần tham gia vào các cuộc hội họp, sự kiện đa số là người Việt Nam, có thể có một số người nước ngoài nhưng chỉ là thiểu số
Thị trường MICE quốc tế sẽ là thị trường mà nơi xuất phát từ các công ty, trụ
sở tại nước ngoài, tất cả các yêu cầu, quyết định về hình thức dịch vụ, chất lượng đến giá cả, thanh toán,…đều do các công ty, tổ chức nước ngoài quyết định và thực hiện
Thời gian lưu trú của khách MICE ngắn, chương trình hoạt động do vậy tương đối dày đặc và chặt chẽ Không giống với các loại hình du lịch khác như : du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thám hiểm, khám phá, thể thao, học hỏi hay giải trí…Du lịch MICE là du lịch hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo và triển lãm Vì vậy, khách du lịch MICE không chỉ đơn thuần là đi du lịch, mà mục đích chính của họ là kinh doanh, hội họp, khen thưởng, tham dự các cuộc triển lãm, tổ chức các sự kiện, các hoạt động về Chính trị, Văn hóa, Xã hội, Thể thao
Song, không phải vì thế mà họ bỏ qua cơ hội giải trí hay tham quan du lịch tại những quốc gia, những vùng mà họ tham dự hội họp Điển hình là trong tháng 3/2009, Công ty Saigontourist đã phục vụ hai đoàn khách MICE của Áo và sau khi tham dự chương trình hội họp của họ tại Hà Nội, đoàn khách du lịch MICE bắt đầu chương trình tham quan của mình, khởi hành từ Hà Nội, qua Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Củ Chi, Mỹ Tho và điểm dừng cuối là TPHCM
1.2.3.2 Đặc điểm loại hình du lịch MICE
Để có một sản phẩm du lịch như mong muốn, các đơn vị tổ chức hay các nhà cung cấp cần phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo, kỹ càng và nhất là đối với du
Trang 2215
lịch MICE thì mọi thứ dành cho khách như: phục vụ điểm tâm sáng trên giường, trong phòng riêng, dịch vụ giặt ủi, dọn phòng, đến việc chuẩn bị phòng hội họp, phục vụ thức ăn nhẹ, nước uống cho các buổi hội nghị… phải thể hiện được đẳng cấp chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ cho MICE Thức ăn, đồ uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh, ngon, trang trí đẹp mắt, thể hiện được nét văn hóa ẩm thực của người Việt, hay các món ăn nước ngoài phải hợp khẩu vị của khách
Từ các dịch vụ thư giãn, giải trí như: spa, beauty salon, phòng game, hồ bơi, khu mua sắm … cho đến các phương tiện vận chuyển du khách như: xe du lịch, tàu
du lịch, xích lô đều phải đảm bảo chất lượng tốt nhất về cung cách phục vụ cũng như chất lượng của sản phẩm Tất cả nhằm mục đích tạo cho du khách MICE cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất khi đến tham dự MICE
Về nguồn nhân lực: Yếu tố con người hay nguồn nhân lực cũng là vấn đề cần
phải quan tâm, nó cũng góp phần quyết định sự thành công của du lịch MICE Đội ngũ nhân viên phục vụ khách MICE cần phải có kiến thức, trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Ngoài ra, phong cách phục vụ, lối giao tiếp ứng xử, tác phong trang nhã, lịch thiệp, thân thiện và đặc biệt luôn biết giữ nụ cười trên môi, đó là những điều kiện cần và đủ để làm hài lòng những vị khách MICE dù khó tính nhất
Về địa điểm tham quan, giải trí và tổ chức tour MICE: Trước hay sau những
buổi hội họp, triển lãm… không một đoàn khách MICE nào lại bỏ qua cơ hội đi du lịch, tham quan hay tìm những địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn để tận hưởng những thời gian rãnh rỗi quý giá của họ.Và từ những nhu cầu này, mà các địa điểm tham quan hay các chương trình du lịch vui chơi-giải trí đã trở thành một trong những yếu tố cấu thành chương trình du lịch phải thật hoàn hảo từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc Du lịch MICE cần rất nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng; chất lượng dịch vụ; nguồn nhân lực; địa điểm tham quan và chương trình vui chơi-giải trí đặc sắc Đây là bốn yếu tố cơ bản cấu thành du lịch MICE
Về cơ sở hạ tầng : Với MICE, đặc thù về cơ sở hạ tầng là vấn đề quan tâm
hàng đầu Vì mục đích chính của du lịch MICE là khen thưởng, hội họp, hội nghị và
Trang 23Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho MICE là điều cần thiết để có thể phát triển MICE lâu dài, để không bỏ lỡ các đoàn khách MICE với số lượng lớn thì cách tốt nhất hiện nay mà Việt Nam có thể làm là liên kết các khách sạn và các công ty du lịch để đáp ứng những nhu cầu của khách MICE
Về chất lượng dịch vụ: Với du lịch MICE, chất lượng dịch vụ là điều không
thể thiếu, nhưng nó phải thật sự khác biệt và chỉ dành riêng cho du khách MICE Từ khâu phục vụ phòng ốc, cho đến khâu ăn uống, hay các tiện ích khác dành cho khách trong quá trình lưu trú và sử dụng dịch vụ cũng như tham gia hội họp tại khách sạn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch MICE.Thiết kế chương trình du lịch cho khách MICE nhưng tuân thủ nguyên tắc nào, mà phải đáp ứng mọi yêu cầu của đối tác Đây là phương châm hàng đầu của các nhà phục vụ du lịch MICE
Thật vậy, khách MICE thường là những vị khách khó tính, nên việc đáp ứng
và làm thỏa mãn mọi yêu cầu của họ là vấn đề ưu tiên hàng đầu Tiếp đến, các nhà
tổ chức và cung cấp dịch vụ cho MICE nên sáng tạo, phát triển những chương trình tham quan du lịch đặc sắc, cao cấp, mới mẻ, được thiết kế đặc biệt dành riêng cho MICE
Trong du lịch MICE, không thể không đề cập trò chơi xây dựng tinh thần tập thể (team-building) Team-building là kỹ năng tổ chức các hoạt động xây dựng tinh thần tập thể dạng mở, du khách tự quyết định các điểm đến theo thứ tự của riêng nhóm mình và hoàn tất từng chặng một cách tốt nhất Đây là trò chơi được nhiều đoàn khách MICE quốc tế và trong nước ưa thích
Trang 2417
Du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt, vì thế, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
1.2.4 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch MICE
Để du lịch MICE phát triển tại một quốc gia đòi hỏi yêu cầu cao về nhiều mặt
từ Kinh tế - Chính trị, Văn hóa- Xã hội cho đến cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, và cả yếu tố về con người
Điều kiện kinh tế- chính trị: Một điểm mấu chốt cho sự xuất hiện và phát triển
du lịch MICE đó chính là một nền kinh tế phát triển ổn định, điều này đem lại một môi trường làm việc tích cực và thuận lợi, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư từ khách hàng Bên cạnh đó, một thị trường ổn định và ít biến động sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác An ninh trật tự đảm bảo,không có chiến tranh, khủng bố, bạo động cũng là một trong những điều kiện tạo nên thương hiệu du lịch cho đất nước; tạo ấn tượng về một đất nước hòa bình, hữu nghị, khiến họ hoàn toàn
an tâm khi tham gia tổ chức sự kiện tại đây
Điều kiện văn hóa- xã hội: Những nét đặc trưng văn hóa vùng miền, dân tộc sẽ
là một trải nghiệm thú vị với du khách Khi tham gia sự kiện, ngoài mục đích công
vụ, những đối tượng khách này còn có nhu cầu tham quan, giải trí, khám phá văn hóa địa phương Việt Nam với một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, chắc chắn đây sẽ là một điểm mạnh để khai thác và phát triển MICE
Điều kiện về cơ sở hạ tầng: Do đặc điểm khách MICE chủ yếu là những
doanh nhân, thương gia, chính khách hay thậm chí là các nguyên thủ quốc gia vì vậy họ có yêu cầu cao về điều kiện ăn ở cũng như chất lượng dịch vụ cao cấp Cơ
sở hạ tầng phải đảm bảo được sự thuận tiện : giao thông thuận tiện, gần sân bay, khu trung tâm thương mại, Địa điểm tổ chức sự kiện phải đầy đủ tiện nghi như
hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị hỗ trợ ( máy chiếu, micro, máy quay, ) Cơ
sở lưu trú phải đạt tiêu chuẩn từ 3 – 5 sao, quy mô lớn, số lượng phòng đáp ứng
Trang 2518
được những đoàn khách lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế và thường xuyên được nâng cấp
Điều kiện về khoa học công nghệ: Đối với những hội nghị lớn, mang tầm cỡ
quốc tế để có thể thực hiện tốt không thể không kể đến sự hỗ trợ từ các công nghệ
kĩ thuật cao như hệ thống cách âm, máy vi tính nối mạng internet, projector, fax, điện thoại, các thiết bị truyền hình trực tiếp, cuộc gọi video quốc tế tốc độ cao, thông dịch viên vô tuyến…sẵn sàng phục vụ cho các nhu cầu cần thiết cho khách tham gia hội nghị, đảm bảo hội nghị được diễn ra thuận tiện và suôn sẻ nhất
Điều kiện về nguồn nhân lực: Có thể nói con người là nhân tố quyết định đến sự hài
lòng của khách hàng bởi lẽ quá rình phục vụ kéo dài xuyên suốt từ trước khi khách đến cho tới khi khách ròi khỏi Đó là sự kết hợp ăn ý của tất cả các bộ phận để tạo nen một chuỗi cung ứng hoàn hảo nhất Vì vậy, quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực là việc
vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong khâu tổ chức sự kiện cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, và tính chuyên nghiệp; đồng thời đội ngũ nhân viên cần có tác phong nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp tốt để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
1.2.5 Vai trò và lợi ích của du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển Lợi ích mà du lịch MICE đem lại lớn gấp nhiều lần so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm Trước hết là cơ hội quảng bá thương hiệu của đất nước, doanh nghiệp Khách của
du lịch MICE thường chọn địa điểm du lịch trên tiêu chí chất lượng Chất lượng, dịch vụ phục vụ phải cao cấp và chuyên nghiệp Những buổi du lịch khen thưởng, triển lãm, tổ chức sự kiện thường được các công ty đầu tư rất kỹ do vậy các tour du lịch MICE thường được lên kế hoạch trong thời gian dài, sự lựa chọn điểm đến cũng rất khắt khe
Một điều nữa là chi phí cho du lịch MICE được đánh giá là cao hơn gấp 4-6 lần so với du lịch bình thường Chi phí chính cho du lịch MICE thường được chi trả dưới dạng chi phí của doanh nghiệp, đơn vị, nên bản thân khách MICE cũng thoả mái chi tiêu khi tham gia chuyến du lịch này
Trang 26Ngoài ra, các tour MICE không có tính mùa vụ rõ rệt như các tour du lịch thông thường, vì vậy đối với các khách sạn, các doanh nghiệp du lịch bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc tổ chức các tour MICE còn là một biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Cùng với việc tổ chức các hoạt động sự kiện mang tầm cỡ quốc tế như Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 ( AELM- 14) hay các cuộc thi Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, đã góp phần mang đến một hình ảnh tích cực, một Việt Nam an toàn, thân thiện và xinh tươi với du khách trên toàn thế giới
1.2.6 Lịch sử phát triển MICE trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.6.1 Quá trình phát triển MICE trên thế giới
MICE không phải là loại sản phẩm du lịch mới, nó phát triển qua nhiều giai đoạn Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định
MICE là loại hình du lịch mà rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển vì loại dịch
vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy giá trị thu hồi từ du lịch MICE trên toàn thế giới hàng năm khoảng 30 tỉ đô la Mỹ và nó có mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế khác, tạo ra giá trị gần 5.490 tỉ đô la Mỹ, chiếm hơn 10% GDP thế giới
Loại hình du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt vì nó đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, tạo ra nhiều việc làm, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Theo số liệu điều tra của Tổ chức hiệp hội, hội nghị thế giới (ICCA) thì:
Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/ ngày/ người
Trang 27Du lịch MICE đang dần dần phát triển mạnh ở các nước Châu Á – là khu vực
có sự hấp dẫn bởi nền văn hóa phương Đông cổ kính với sự ưu đãi về thiên nhiên và khí hậu đã tạo sự thu hút lớn đối với các du khách quốc tế và đặc biệt là du khách
du lịch MICE Các quốc gia Châu Á có số lượng lớn các cuộc họp là : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Điển hình nhất phải kể đến Trung tâm Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), một trong những nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với 4,5 triệu lượt khách/năm Trung tâm Hội nghị Impact (Thái Lan) thu hút khoảng 3 triệu khách MICE/năm Nước này hiện nay là điểm đến lớn thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được tổ chức mỗi năm Thái Lan đang có những kế hoạch táo bạo trong việc thu hút các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm về nước này với ngày càng nhiều về văn phòng marketing được khai trương trên thế giới Hiện nay, nước này
có 5 trung tâm hội nghị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế và 2 trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.[8]
Nhắc đến du lịch MICE khu vực không thể không kể đến Singapore - Thị trường du lịch MICE lớn nhất Đông Nam Á Là trung tâm tài chính và kinh tế của khu vực, hàng năm Singapore tổ chức hàng ngàn sự kiện lớn như hội nghị, hội thảo
và triển lãm với quy mô lớn, thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới Những năm gần đây, loại hình du lịch MICE được các nước đẩy mạnh phát triển
Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo và những điểm tham quan thu hút khách đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực Singapore có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn người như Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế Suntec
Trang 2821
Singapore, Trung tâm thương mại quốc tế, Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa… Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lượt khách vào năm 2015, đem về nguồn thu khoảng 30 tỉ đô la Sing Tổng cục du lịch Singapore (STB) dự kiến sẽ tăng doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên khoảng 10 tỉ đô la Sing vào năm 2015 Theo con số thống kê của STB, năm
2007, Singapore đã đón khoảng 10,3 triệu khách, tăng khoảng 5,4% so với năm
2006 Khách làm ăn kinh doanh và khách MICE chiếm khoảng 28% tổng lượng khách đến Singapore, và đem lại gần 35% doanh thu của toàn ngành du lịch (
khoảng 4 tỉ đô la Sing).[13]
1.2.4.2 Sự phát triển của MICE tại Việt Nam
Mặc dù MICE đã xuất hiện và phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng du lịch MICE với Việt Nam lại là loại hình tương đối mới Tuy vậy, MICE tại Việt Nam được đánh giá là một loại hình du lịch có nhiều tiềm năng và đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch nước nhà Sớm nhận thức được tiềm năng của du lịch MICE trên thế giới và mong muốn phát triển MICE tại Việt Nam, vào năm 2003, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines cùng Saigontourist và trên 20 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 – 5 sao trên cả nước, đã thành lập ra câu lạc bộ MICE tại Việt Nam: “Vietnam – Meetings – Incentives Club” Câu lạc bộ đã tổ chức tiếp thị tại các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, IT & CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức, EITBM tại Thụy Sỹ Câu lạc bộ còn quan tâm khuyếch trương hình ảnh của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành như TTG (Singapore), CEI (Hong Kong), MICE NET (Úc), tổ chức nhiều đoàn tham quan và tìm hiểu thị trường Việt Nam cho các nhà báo chuyên ngành du lịch MICE và các nhà tổ chức sự kiện quốc
tế tại Singapore, Hong Kong, Đức, Úc Câu lạc bộ đã tổ chức thành công các hoạt động giới thiệu Việt Nam tại Singapore (tháng 03/2005) và Sydney (tháng 09/ 2005)
Các khách sạn có doanh thu từ thị phần du khách du lịch MICE năm 2005 tăng 10% so với năm 2004 và công suất phòng đạt trên 80% [13] Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 7/12/2006 đã thổi bùng làn sóng đi
Trang 2922
lại, nghiên cứu thị trường, xúc tiến đầu tư vào Việt Nam Đặc biệt hơn là Việt Nam
đã tổ chức thành công hội nghị các đại biểu cấp cao APEC Đây chính là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển trong hoạt động du lịch MICE ở Việt Nam Phát triển MICE là cơ hội để mở rộng thị trường du lịch, tăng lượng khách quốc tế
và nâng cao uy tín cho du lịch Việt nam Thời gian qua, các khách sạn có doanh thu
từ thị phần khách du lịch MICE năm 2008 tăng 10% so với năm 2007 và công suất phòng đạt trên 80% Hiện nay Việt Nam chính là một trong 10 điếm đến hàng đầu của du lịch MICE trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Trong 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã đón trên 3,42 triệu lượt khách quốc
tế, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước Trong số này, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt trên 2 triệu lượt, tăng 11,3%; đến thăm thân nhân đạt gần 586.000 lượt người, tăng 68,7%, riêng khách công vụ đạt 570.000 lượt người, giảm 2,6% MICE nội địa cũng khá phát triển, trong số 28 triệu khách du lịch nội địa của
cả nước trong năm 2010, có 25% là khách MICE bởi số lượng hội nghị, hội thảo trong nước diễn ra ngày càng nhiều.[9]
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE, song để làm được điều đó, du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức phía trước
Cơ hội : Trước hết, phải khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước có nhiều
tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách Hơn nữa, với những trang
sử hào hùng của dân tộc, Việt Nam tạo được sức lôi cuốn mạnh mẽ với du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam Đặc biệt, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu khách, đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với du khách
Hiện nay các cơ quan ban ngành cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các địa phương luôn quan tâm tới việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật Đảng và Nhà nước đã và đang quan tâm tới phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó đặc
Trang 30Việc miễn visa cho khách nội vùng ASEAN tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng khiến thị trường khách MICE chuyển sang Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về
du lịch
Thách thức : Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính,
ngành du lịch Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới đó là:
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm ảnh hưởng đến thị trường khách chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam - thị trường Châu Âu, dẫn đến lượng khách ngày càng giảm Bên cạnh đó, giá cả dịch vụ, giá tour của Việt Nam vẫn còn cao nếu so sánh với các nước trong khu vực, nên đây là một trong những lý do khiến du khách ngần ngại khi tìm đến Việt Nam.Vì vậy, trước tình hình hiện nay, ngành du lịch cần có một mức giá cả hợp lý và có khả năng cạnh tranh, giúp các công cụ quảng bá “vẻ đẹp tiềm ẩn” hoạt động hiệu quả hơn
Bên cạnh đó du lịch Việt Nam còn có những thách thức không nhỏ khác như: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoàn cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn hạn chế, như: hệ thống
cơ sở hạ tầng còn kém phát triển (thua xa so với các nước trong khối ASEAN), hệ thống giao thông đường bộ, hàng không, cầu cảng… còn lạc hậu, chất lượng thấp, mặc dù đã có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy, cước phí giao thông còn cao Hệ thống thông tin viễn thông chưa phát
Trang 31du lịch chưa đầy đủ và còn không ít bất cập đối với hoạt động kinh doanh du lịch Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Việt Nam thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu Trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam lại chưa hoàn chỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chụp giựt, chặt chém khách, có nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây phiền toái cho khách, những tiêu cực này làm ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam, mặt khác ý thức tôn tạo và bảo
vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa được nâng cao, điều này gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành Du lịch
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực phục vụ ngành Du lịch đã được đào tạo cơ bản còn ít, yếu về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, thiếu về kinh nghiệm Đặc biệt, Việt Nam thiếu người quản lý và phục vụ có trình độ chuyên môn cao trong các cơ sở phục vụ kinh doanh du lịch ở lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, các nơi nghỉ dưỡng, các
cơ sở vui chơi, giải trí…do đó du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình mở cửa, hội nhập du lịch quốc tế cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan của Việt Nam nếu chúng ta không có sự quan tâm thích đáng với các biện pháp quản lý có hiệu quả Đồng thời, hội nhập du lịch cũng
có thể gây ảnh hưởng và làm phức tạp hóa một số vấn đề liên quan đến an ninh, trật
tự xã hôi, giữ gìn thuần phong mỹ tục Việt Nam
Trang 3225
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH MICE
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan về TP Hồ Chí Minh
Vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' –
10o 38’ vĩ độ Bắc và 1060 22'– 106054' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận
và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn
Xã hội: TP HCM hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9% Dân số thành phố tăng nhanh, trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bính quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị TP HCM có gần một phần
ba là dân nhập cư từ các tỉnh khác Cơ cấu dân tộc, người Kinh 6.699.124 người chiếm 93,52% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 414.045 người chiếm 5,78%, còn lại là các dân tộc Chăm 7.819 người, Khmer 24.268 người Cũng theo
số liệu điều tra dân số năm 2009, 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố)
kê khai có tôn giáo; trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là: Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%, Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%, Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%, Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%, Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09% Mặc dù TP HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành
Trang 3326
Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55 0C
Kinh tế: Trong quá trình phát triển và hội nhập, TP HCM luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích
và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài
Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trung tâm mua sắm và giải trí Bên cạnh các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu, thành phố có các khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên Các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam Thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, trở thành một
thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á
2.2 Tình hình phát triển du lịch tại TP Hồ Chí Minh
Nói đến TP.HCM không chỉ nói đến tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước, mà TP.HCM còn là một trung tâm về Văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục và du lịch của cả nước Luôn là đầu tàu kinh tế của cả nước, người dân thành phố lại thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời Không chỉ dẫn đầu về kinh tế, năm 2012 ngành du lịch thành phố đã thu hút hơn 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến đây, tăng 8,57% so với năm 2011 và chiếm 55,88% lượt khách quốc tế đến Việt Nam; doanh thu ước đạt 68.000 tỉ đồng, tăng
Trang 3427
20% so với năm 2011, đóng góp khoảng 11% GDP của toàn TP(4) Đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau với những đường nét mang tính toàn cầu: Việt – Hoa – Anh - Ấn – Nga – Hàn – Mỹ - Pháp – Nhật… Chính sự đa dạng về văn hóa trong các loại hình sinh hoạt, lễ hội, phong tục, tập quán khác nhau đã tạo nên sự độc đáo trong kiến trúc, ẩm thực, giải trí Sài thành
2.2.1 Về khách du lịch
2.2.1.1 Khách quốc tế
Bảng 2.2.1.1: So sánh khách quốc tế của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai
đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Triệu lượt người
Năm
Thực hiện % Cùng kỳ
Tỉ trọng (I/II) Thực hiện % Cùng kỳ
Nguồn: Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch TP.Hồ Chí Minh
Trong 5 năm kể từ năm 2008 đến năm 2012 nhìn chung số lượng khách đến
TP Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm, tuy nhiên chỉ có năm 2009 lượng khách giảm nhẹ (giảm 7,14% so với cùng kỳ năm 2008) nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu du lịch khiến cho lượng khách du lịch giảm Ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành vượt mức
kế hoạch năm 2012 với các con số khá ấn tượng Lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 3,8 triệu lượt, tăng 8,57 % so với năm 2011 và chiếm 55,88 % lượng khách quốc tế đến Việt Nam ( lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 đạt 6,8 triệu lượt, tăng 13,33 % so với cùng kỳ)
Trang 3528
Theo báo cáo mới nhất của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong tháng 5-2013 ước đạt 286.200 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ 2012 Lũy kế năm tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến TP.HCM ước hơn 1,627 triệu lượt, chỉ tăng 7,2% so với cùng kỳ trong khi tốc độ tăng cùng thời điểm năm trước đạt hơn 10%, điều này cho thấy 5 tháng đầu năm 2013 lượng khách đến TP Hồ Chí Minh giảm và thị trường khách có phần ít sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, so với tình hình chung của cả nước và các tỉnh thành khác thì con số 7,2% cũng là một con số ấn tượng
2.2.1.2 Khách nội địa
Bảng 2.2.1.2: So sánh khách nội địa của du lịch Việt Nam – TP.HCM giai đoạn
2008 – 2012
Đơn vị tính : Triệu lượt người
Năm
Thực hiện % Cùng kỳ
Tỉ trọng (I/II) Thực hiện % Cùng kỳ
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh
Khách nội địa tới TP HCM có xu hướng tăng qua các năm Khách nội địa tới
TP HCM năm 2008 là 8 triệu lượt người, chiếm 38,1% tổng lượt khách nội địa cả nước Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới làm lượng khách quốc tế giảm nhưng với chương trình kích cầu du lịch “ Ấn tượng Việt Nam”
đã thúc đẩy lượng khách nội địa cả nước tăng đột biến, đạt 25 triệu lượt khách, lượng khách nội địa tới TP HCM năm 2009 cũng đạt 10,4 lượt người, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2008, chiếm tỉ trọng 41,6% cả nước Đến năm 2010 và 2011 TP
Trang 3629
vẫn duy trì mức tăng trưởng đều với mức tăng 7,69%(2010) và 7,14% (2011) so với cùng kỳ,chiếm 40% tổng số khách nội địa cả nước Số lượng khách nội địa tăng mạnh vào năm 2012(tăng 41,51% so với cùng kỳ), tổng lượng khách đạt 32,5 triệu lượt, trong đó số lượt khách tới TP HCM là 15 triệu lượt chiếm 46,15% tổng lượt khách Dự báo với việc thực hiện “Chương trình kích cầu du lịch năm 2013”, TP HCM sẽ tiếp tục thu hút lượng khách nội địa trong thời gian tới
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh
Thị trường khách tới TP Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú đến từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới Dẫn đầu trong lượng khách quốc tế đến TP HCM là
Mỹ Bên cạnh đó, những năm gần đây, lượng khách Châu Á đến TP HCM tăng mạnh, tiêu biểu là các nước Nhật Bản ở vị trí thứ 2, Đài Loan ở vị trí thứ 3, đứng thứ 4 là Hàn Quốc, tiếp sau đó là một số quốc gia Châu Á khác
Trang 3730
2.2.2.2 Thị trường khách nội địa
Bên cạnh lượng khách quốc tế đa dạng và phong phú thì thị trường khách nội địa tới TP cũng sôi động không kém Với nguồn khách chủ yếu từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Hiện nay, TP cũng đang tích cực hợp tác với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nhằm liên kết mở các chương trình du lịch, xây dựng các tuyến điểm du lịch mới và thu hút khách từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk, Đà Lạt
Hy vọng với sự tích cực trong công tác thu hút khách du lịch sẽ đem lại kết quả tốt đẹp cho TP HCM trong 2013 và những năm tiếp theo
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM
Doanh thu du lịch tăng nhanh qua các năm (2008-2012), mặc dù năm 2009 lượng khách du lịch có giảm song doanh thu du lịch vẫn tăng đáng kể Doanh thu du lịch năm 2012 đạt 71.279 tỷ đồng, tăng 25,39 % so với năm 2011, chiếm 44,55% doanh thu du lịch Việt Nam (doanh thu du lịch cả nước đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 23,08 %) và đóng góp khoảng 11% GDP của thành phố
Trang 3831
2.2.3 Hệ thống cơ sở lưu trú
Có thể nói một trung tâm kinh tế, thương mại lớn như TP Hồ Chí Minh là điều kiện cực kì thuận lợi để phát triển hệ thống các khách sạn cao cấp và sang trọng bậc nhất Hầu hết những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu
như Accor, Furama, Mariot hay Starwood quản lý và điều hành
Đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây Trong đó, khách sạn Park Hyatt Saigon được Tạp chí Robb Report bình chọn là một trong 100 khách sạn hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng uy tín hằng năm về các khách sạn tốt nhất tại 100 thành phố trên toàn thế giới
Tính đến tháng 6-2011, TP đã có gần 1.500 cơ sở lưu trú, với 9.300 phòng đã được phân loại, xếp hạng sao Trong đó, có 69 khách sạn cao cấp với 13 khách sạn
5 sao tiêu chuẩn quốc tế như New World, Sofitel, Park Hyatt, Legend, Equatorial ,
10 khách sạn 4 sao, khoảng 46 khách sạn 3 sao và hơn 700 cơ sở lưu trú du lịch khác tạo thành một hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đứng đầu cả nước về quy mô lẫn chất lượng phục vụ
Ngành Du lịch TPHCM còn có một hệ thống các Dịch vụ Du lịch Đạt chuẩn, phục vụ mua sắm và ăn uống cho khách du lịch Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách Ngành khách sạn của thành phố
Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực
2.3 Du lịch MICE tại TP Hồ Chí Minh
Nhắc đến TP.HCM người ta sẽ nghĩ ngay tới một thành phố sầm uất và náo nhiệt, một trung tâm Kinh tế- Chính trị lớn nhất cả nước, do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài nước được tổ chức tại đây Với lợi thế là một đô thị phát triển vượt trội, từ sau ngày độc lập cho đến nay, thành phố đã có những bước chuyển mình rõ rệt và mạnh mẽ từ hệ thống giao thông cho
Trang 3932
đến cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của du khách, đặc biệt là đối tượng khách MICE – những khách hàng mang lại nguồn thu đáng kể Có thể nói TP.Hồ Chí Minh là nơi khởi nguồn cho du lịch MICE Việt Nam, ngay từ đầu năm
2005, MICE đã xuất hiện tại TP HCM với đoàn khách MICE đầu tiên của Saigontourist, tuy loại hình này còn khá mới mẻ song nó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm bởi khoản lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại
Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP.HCM, có 3,5 triệu lượt khách quốc tế đến thành phố trong năm 2011, khoảng 20% trong số này, tương đương 700.000 lượt là khách doanh nhân đến để làm ăn, tìm cơ hội kinh doanh hoặc kết hợp du lịch, tham gia các sự kiện khách MICE nội địa cũng chiếm một số lượng lớn (3,6 triệu lượt, chiếm 30% tổng số khách nội địa tới TP HCM) Vào cuối năm 2012, lần đầu tiên TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức gian hàng riêng tại hội chợ chuyên về MICE ở Thái Lan Khách MICE là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn TP.HCM, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm 2010 (Số liệu thống kê phòng R&D Sacomreal-S tháng 9/2011).Trong năm 2011 TP.HCM tập trung thu hút dòng khách MICE Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến
Ngày nay, nói đến việc tổ chức các sự kiện phải nói đến TP.HCM Với rất nhiều sự kiện diễn ra hàng năm và đã trở thành thương hiệu quốc gia Điển hình là Hội chợ Du lịch quốc tế hằng năm (ITE) với nhiều quốc gia tham gia Bên cạnh đó, nhiều sự kiện khác cũng đã trở thành truyền thống của ngành Du lịch TP như Ngày hội du lịch TP.HCM, Liên hoan ẩm thực đất phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ…Để du lịch MICE có được như ngày hôm nay, phải kể đến sự đóng góp to lớn của hệ thống các cơ sở kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của công ty Saigontourist, một trong những doanh nghiệp đầu tiên đã đặt nền móng cho ngành du lịch thành phố
Trang 4033
Hình 2.3.3: Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM
Hình 2.3.1 : Đường hoa Nguyễn Huệ