1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan trắc và đánh giá chất lượng nước mặt tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An

112 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT AAS : Atomic Absorption spectroscopy – Phổ hấp thụ nguyên tử BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BOD : Nhu cầu oxy sinh học COD : Nhu cầu oxy hóa học Coliform :

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MƠI TRƯỜNG



HỒNG THỊ THIỆN

QUAN TRẮC VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

TẠI THÀNH PHỐ VINH- TỈNH NGHỆ AN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên Ngành: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT MƠI TRƯỜNG

GVHD: ThS TRẦN NGUYỄN VÂN NHI

Nha Trang, tháng 07 năm 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua thực tập tại Trung Tâm Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường Nghệ An với sự nổ lực và cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ quý báu của thầy cô và cán bộ trung tâm cùng gia đình, bạn bè đã giúp em có được kết

quả như ngày hôm nay

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến:

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô tại trường Đại học Nha Trang, quý thầy cô Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường đã tận tình dạy dỗ và chỉ bảo em trong suốt thời gian em học tại trường

Đặc biệt em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS Trần Nguyễn Vân Nhi, người đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu giúp

em thực hiện đề tài và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến chị Trần Thị Thành– công tác tại Trung tâm Quan Trắc Quan Trắc và Kỹ Thuật Môi Trường Nghệ An, cùng các cô chú ban lãnh đạo, các anh chị phòng quan trắc đã tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho em được thực tập tại trung tâm

Cuối cùng con xin cảm ơn đến gia đình và người thân đã luôn bên con, xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em sẽ không thể tránh được thiếu sót vì vậy em kính mong quý thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh học & Môi trường đóng góp ý kiến để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Nha trang, ngày 28 tháng 06 năm 2013

Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thiện

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Vinh 4

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 4

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7

1.2 Tổng quan về hoạt động quan trắc môi trường trong và ngoài nước 11

1.2.1 Tình hình quan trắc ở một số nước trên thế giới 11

1.2.2 Tình hình quan trắc môi trường ở Việt Nam 12

1.2.3 Thực trạng quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An 18

1.2.4 Thực trạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Vinh 20

1.3 Tổng quan về quan trắc môi trường nước mặt 20

1.3.1 Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt 21

1.3.2 Lựa chọn địa điểm – trạm quan trắc chất lượng nước mặt 21

1.3.3 Thời gian và tần suất quan trắc 24

1.3.4 Phương pháp lấy mẫu 24

1.3.5 Phương pháp bảo quản, đánh dấu và vận chuyển mẫu 25

1.3.6 Các phương pháp phân tích mẫu 26

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Các trạm quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn Tp Vinh 27

2.2 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường 31

2.2.1 Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu lấy mẫu tại hiện trường 31

2.2.2 Thu mẫu, đo đạc các thông số hiện trường 32

2.2.3 Phương pháp bảo quản mẫu 33

2.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 34

2.3.1 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5 - Biochemical Oxygen Demand) 34

2.3.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen Demand) 38

2.3.3 Nitrit (NO2 -) 40

2.3.4 Nitrat (NO3 -) 42

Trang 4

2.3.5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspendel Solids) 46

2.3.6 Phosphat (PO4 3-) 47

2.3.7 Kim loại 49

2.3.8 Dầu mỡ 54

2.4 Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá 56

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 61

3.1 pH 61

3.2 Nồng độ oxy hòa tan (DO) 62

3.3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 63

3.4 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD5) 64

3.5 Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) 66

3.6 Nồng độ NO2 67

3.7 Nồng độ NO3 68

3.8 Phosphat (PO4 3-) 69

3.9 Đồng (Cu) 70

3.10 Chì (Pb) 71

3.11 Sắt (Fe) 72

3.12 Kẽm (Zn) 73

3.13 Cadimi (Cd) 74

3.14 Mangan (Mn) 75

3.15 Dầu mỡ 76

3.16 Coliforms 77

3.17 Đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số chất lượng nước (WQI) 77

3.17.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các sông, hồ 77

3.17.2 Hiện trạng chất lượng nước tại các kênh mương 78

3.18 Ảnh hưởng của nước thải, nước rò rỉ đến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn Tp Vinh 79

3.18.1 Ảnh hưởng của nước thải 79

3.18.2 Ảnh hưởng của nước rò rỉ 80

Trang 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

I Phụ lục 1: Các vị trí khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn Tp Vinh

II Phụ lục 2: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn Tp Vinh

III Phụ lục 3: Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT

IV Phụ lục 4: Danh mục các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 57

Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 58

Bảng 2.3 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 59

Bảng 2.4 Đánh giá chất lượng theo chỉ số WQI 60

Bảng 3.1 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI của các sông, hồ vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2013 78

Bảng 3.2 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI của các kênh mương vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5 năm 2013 78

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Biểu đồ hành chính thành phố Vinh 5

Hình 1.2 Mạng lưới quan trắc phân tích môi trường 13

Hình 1.3 Bản đồ hệ thống các điểm quan trắc môi trường quốc gia 15

Hình 2.1 Hồ Goong 1 26

Hình 2.2 Hồ Goong 2 27

Hình 2.3 Hồ Cửa Nam 38

Hình 2.4 Hồ Bảy Mẫu 38

Hình 2.5 Trạm bơm Cầu Mượu 28

Hình 2.6 Sông Đào tại cầu Cửa Tiền 28

Hình 2.7 Mương Hồng Bàng 29

Hình 2.8 Kênh Bắc 29

Hình 2.9 Mương NVX 29

Hình 2.10 Kênh N3 30

Hình 2.11 Cầu Nại 30

Hình 2.12 Bara Rào Đừng 30

Hình 2.13 Máy đó thông số pH 30

Hình 2.14 Máy đo DO 31

Hình 2.15 Máy đo độ mặn 32

Hình 2.16 Lấy mẫu cầu Cửa Tiền 33

Hình 2.17 Lấy mẫu hồ Cửa Nam 33

Hình 2.18 Cho chất bảo quản vào 34

Hình 2.19 Dán nhãn và ký hiệu mẫu 34

Hình 2.20 Giao mẫu cho PTN 37

Hình 2.21 Phân tích mẫu 37

Hình 3.1 Diễn biến pH tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 61

Hình 3.2 Diễn biến nồng độ DO tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 62

Hình 3.3 Diễn biến nồng độ TSS tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 63

Trang 8

Hình 3.4 Diễn biến nồng độ BOD5 tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 64

Hình 3.5 Diễn biến nồng độ COD tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 66

Hình 3.6 Diễn biến nồng độ NO2 tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 67

Hình 3.7 Diễn biến nồng độ NO3 tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 68

Hình 3.8 Diễn biến nồng độ PO4 tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 69

Hình 3.9 Diễn biến nồng độ Cu tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 70

Hình 3.10 Diễn biến nồng độ Pb tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 71

Hình 3.11 Diễn biến nồng độ Fe tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 72

Hình 3.12 Diễn biến nồng độ Zn tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 73

Hình 3.13 Diễn biến nồng độ Cd tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 74

Hình 3.14 Diễn biến nồng độ Mn tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 75

Hình 3.15 Diễn biến nồng độ dầu mỡ tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 76 Hình 3.16 Diễn biến nồng độ Coliform tại các trạm quan trắc nước mặt Tp Vinh 77

Trang 9

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

AAS : Atomic Absorption spectroscopy – Phổ hấp thụ nguyên tử

BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường

BOD : Nhu cầu oxy sinh học

COD : Nhu cầu oxy hóa học

Coliform : Loài vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm do phân người, động vật

DO : Lượng oxy hòa tan trong nước

mg/l : Miligam trên lít

pH : Là một đại lượng biểu hiện tích acid (pH =1-6), tính kiềm (pH=

8-14) hoặc trung tính (pH= 7) của dung dịch được đo TSS : Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QA/QC : Quality Assurance/Quality Control (Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát

chất lượng)

Tp : Thành phố

NVX : Nguyễn Viết Xuân

Trang 10

MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

“Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”

Đó là lời mở đầu của chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quán triệt tinh thần và nội dung của chỉ thị trên, các nghành, các cấp trong cả nước đã và đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoái môi trường

Cùng với cả nước, ban lãnh đạo thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây đã có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề

về môi trường như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất sạch hơn…

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã giúp cho thành phố Vinh ngày càng một phát triển hơn; một mặt tạo sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân mặt khác đây cũng là nguy cơ làm suy giảm chất lượng môi trường Hiện nay, ô nhiễm môi trường không còn xa lạ với chúng ta và nó trở thành một vấn đề toàn cầu Nếu chúng ta không có các biện pháp bảo vệ môi trường kịp thời để ngăn chặn và phòng ngừa mức độ ô nhiễm thì sự suy thoái môi trường là điều không thể tránh khỏi

Hiện nay, nguồn nước mặt trên địa bàn Tp Vinh đã và đang có nguy cơ bị ô nhiễm làm cho chất lượng nước ngày càng giảm nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân sinh

Trang 11

Với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và có một môi trường trong sạch, thành phố Vinh đã xây dựng chương trình quan trắc toàn diện môi trường để phục vụ cho công tác quản lý môi trường

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Viện công nghệ Sinh học & Môi trường, dưới sự hướng dẫn của

cô giáo Ths Trần Nguyễn Vân Nhi, em tiến hành thực hiện đề tài “Quan trắc và đánh giá chất lượng nước mặt tại thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Vinh- tỉnh

Nghệ An để xem thực trạng nguồn nước mặt ở một số địa điểm trên địa bàn thành

phố có đạt QCVN 08:2008/BTNMT hay không

Nội dung đề tài:

- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tp Vinh

- Tổng quan về hoạt động quan trắc nước mặt

- Tìm hiểu về các vị trí thu mẫu trên địa bàn Tp Vinh

- Phương pháp lấy mẫu tại hiện trường

- Phân tích các thông số chất lượng nước mặt: các thông số vật lý,hóa học, sinh học của nước như: DO, pH, BOD5, COD, Coliform, kim loại nặng, clorua, nitrat, nitrit, phosphate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ

- So sánh chất lượng môi trường nước mặt tại các điểm quan trắc trên địa bàn

Tp Vinh với QCVN 08:2008/BTNMT Từ đó biết được nguồn nước nào đạt yêu cầu sử dụng (tùy theo mục đích sử dụng)

- Tìm hiểu ảnh hưởng của nước thải, nước rò rỉ đến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố

Trang 12

Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Nâng cao kiến thức kỹ năng

và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này

- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được chất lượng nước mặt tại một số vị tri quan trắc Đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc quản lý cũng như khắc phục một cách hiệu quả

Trang 13

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc

- Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân ( Hà Tĩnh)

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Tĩnh và Huyện Nghi Lộc

- Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên

Vị trí của thành phố Vinh nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, giữa hai trung tâm lớn của hai cùng kinh tế phát triển nhất đất nước là Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Huế 350km, cách Đà Nẵng 472 km, cách thành phố Hồ Chí Minh

1447 km về phía Nam

Trang 14

Hình 1.1 Biểu đồ hành chính thành phố Vinh 1.1.1.2 Địa hình

Địa hình ở Tp Vinh tương đối bằng phẳng, được kiến tạo bởi hai nguồn phù

sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Địa hình nằm trên một khu vực bằng phẳng, cao hơn mực nước biển khoảng +4m, nhưng không đơn điệu bởi có ngọn núi Quyết Núi Quyết nằm ở phía Đông thành phố, ven bờ sông Lam Toàn lưu vực có chiều dài sông 531 km, trong đó phần Việt Nam là 361 km

Bề mặt địa hình dốc thoải xuống phía biển 14 km về phía Đông và về phía Tây bề mặt tương đối bằng phẳng với cùng một độ dốc Các ngọn đồi ở phía Tây thành phố Vinh cũng tạo nên một địa hình tương tự, trải dài hướng về phía đất liền bắt đầu từ một địa điểm cách Vinh 6 km về hướng Tây

1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Tp Vinh chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết như sau:

 Nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4 0

C, phân hóa theo mùa khá rõ nét (cao nhất 42,10

C và thấp nhất 40

C) Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng

Trang 15

nóng nhất là tháng 7 Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 40C Với nhiệt độ cao và ổn định đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố đạt trị số 8600 – 90000

C Biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 - 80

C Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng

- Số giờ nắng trung bình trung bình trong ngày là 6 giờ

- Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha.năm

 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm ở khu vực khoảng 1.400 – 2000mm nhưng phân

bố không đều theo thời gian các tháng trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng

từ tháng 6 đến tháng 10 Vào đầu mùa hè lượng mưa đạt giá trị cao nhất vào tháng 6 đến tháng 7, chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm, thời điểm mưa lớn thường xuất hiện vào tháng 9, 10 chiếm tới 40 - 50% lượng mưa cả năm Lượng mưa hàng tháng trung bình (mm) ở Tp Vinh được thể hiện như sau:

 Độ ẩm: Độ ẩm không khí hàng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80-90% Độ ẩm không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%

 Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm Tháng 7 là tháng

có lượng bốc hơi cao nhất 183mm, tháng 2 có lượng bốc hơi thấp nhất 27mm

 Gió bão: Tp Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Trung bình hàng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình từ cấp 8-10, có khi đến cấp 12 Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố

1.1.1.4 Thủy văn và nguồn nước

Về nước mặt: Trên địa bàn Tp Vinh có các con sông chính là: sông Lam,

sông Cửa Tiền, sông Đừng, trong đó sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ thượng Lào, đoạn chảy qua Tp có chiều dài 2,6 km thuộc phần hạ lưu

Ngoài ra thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú như hồ Goong, hồ Cửa Nam và các ao hồ xen kẽ trong các khu dân cư Hồ Goong là

Trang 16

hồ nước ngọt nằm giữa trung tâm thành phố, có vai trò quan trọng trong việc cấp nước sạch cho thành phố, với trữ lượng khai thác khoảng 9000 m3/ngày đêm

Về nước ngầm: Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 – 2m, không có áp

lực Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha

Nhóm đất mặn: Đất mặn có 2 nhóm đất phụ là đất mặn trung bình và đất mặn

ít, diện tích khoảng 1.252 ha, chiếm 17,9% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Hưng Hòa và một phần ở phường Hưng Dũng Đất có phản ứng ít chua, hàm lượng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thụ CEC trung bình

Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này có diện tích 1.297 ha, chiếm 8,54% diện tích tự nhiên của thành phố, tập trung chủ yếu ở xã Hưng Đông, Vinh Tân, phường Đông Vĩnh Đất có phản ứng ít chua, hàm lượng mùn tổng số tầng mặt trung bình khá, các tầng dưới thấp

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Nhóm đất này có diện tích 41 ha, chiếm 0,59% diện tích đất tự nhiên của Tp, phân bố ở phường Trung Đô.Đất có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn Thanh Hóa

và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) Năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị SX so với cùng kỳ là 18,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,1 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2800 tỷ đồng TP Vinh phấn

Trang 17

đấu trong năm 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị SX từ 18,5-19,5%, thu ngân sách đạt

từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng

Nhiều tổng công ty, doanh nghiệp lớn có trụ sở chính ở Vinh (ngân hàng Bắc

Á, tập đoàn TH, tổng công ty công trình giao thông 4, tổng công ty hợp tác kinh tế QK4, tổng công ty hợp tác kinh tế Việt Lào, tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An, tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An )

Nền kinh tế Tp mấy năm gần đây có sự phát triển tương đối toàn diện, tốc

độ tăng trưởng khá nhanh cùng với sự tăng kinh tế chung toàn nước Cơ cấu kinh tế

có sự chuyển dịch theo hướng tích cực

1.1.2.1 Về Công Nghiệp

Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, lao động

và thị trường Hướng tới phát triển Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung bộ

về một số ngành công nghiệp như: cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất lắp ráp ô

tô, công nghiệp phần mềm, công nghiệp công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp sạch

Là đô thị hạt nhân có tác động lan toả mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hoá vùng Bắc Trung Bộ, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác

đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp:

 Khu công nghiệp Bắc Vinh

 Khu công nghiệp Đông Nam

 Khu công nghiệp Nghi Phú

 Khu công nghiệp Hưng Đông

 Khu công nghiệp Hưng Lộc

 Khu công nghiệp Nghi Thạch

Trang 18

 Khu công nghiêp công nghệ cao: Công viên phần mềm VTC (tổng công

ty truyền thông đa phương tiện VTC), công viên công nghệ thông tin Nghệ An Park (tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT)

 Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy

 Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Trung Đô

1.1.2.2 Thương mại và dịch vụ

Ước tính tốc độ tăng bình quân trong suốt thời kỳ đạt 22%

Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định Với hệ thống ngân hàng, các công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour

du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung Từ năm 2003 -

2008, tỷ trọng dịch vụ đạt gần 60% GDP của thành phố và so với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét

1.1.2.3 Dân số và lao động

Năm 2011, dân số trung bình của Tp Vinh là 306.000 người với 57.110 hộ, chiếm 9,75% dân số cả tỉnh Trong đó dân số đô thị là 189.911 người, chiếm 78,89% dân số toàn thành phố, dân số nông thôn là 50.817 người chiếm 21,11% dân

1.1.2.4 Nông, lâm, thủy sản

Trang 19

Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Tp Vinh là 3200,91 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2633,91 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 457,15 ha với 28788 hộ sản xuất nông nghiệp trên toàn thành phố Đất nông nghiệp phân bố chủ yếu ở các xã Hưng Lộc (351,84 ha), Hưng Đông (345,95 ha), Nghi Phú (358,64 ha), Hưng Dũng (305,49 ha)

1.1.2.5 Du lịch

Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Nghệ An và

là một điểm đến quan trọng trong tour du lịch con đường di sản miền Trung Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An

1.1.2.6 Giao thông vận tải

Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế

1.1.2.7 Giáo dục, văn hóa, y tế

 Giáo dục và Đào tạo

Thành phố Vinh là một trong 3 trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên Hiện nay trên địa bàn thành phố có 7 trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học cấp khu vực được thành lập, nâng cấp như: Đại học Công nghệ Miền Trung, trường

ĐH Xây dựng Hà Nội - Phân hiệu 2, Đại học Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Vinh, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Vinh, Đại học Kỹ thuật- Công nghiệp Việt - Hàn, Đại học Nghệ An, Học viện Kiểm toán Việt Nam

Trang 20

 Y tế

Thành phố Vinh hiện là một trong 3 trung tâm y tế lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 20 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khác

1.2 Tổng quan về hoạt động quan trắc môi trường trong và ngoài nước

1.2.1 Tình hình quan trắc ở một số nước trên thế giới

Với mục đích phát triển bền vững, ở nhiều nước trên thế giới đã sớm quan tâm đến vấn đề môi trường Mạng lưới quan trắc môi trường được thiết lập nhằm kiểm soát, phát hiện được các vấn đề một cách sớm nhất

1.2.1.1 Hàn Quốc

Do phát triển kinh tế nhanh thông qua quá trình công nghiệp hóa ồ ạt, các vấn đề ô nhiễm không khí, nước và đất đang trở nên nghiêm trọng Bên cạnh đó người dân của nước này đã nhận thức hơn về các vấn đề nan giải ô nhiễm, mà đất nước đang phải gánh chịu Để đáp ứng với thách thức này, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các hành động giải quyết các loại ô nhiễm môi trường khác nhau

 Quan trắc chất lượng nước:

Cả nước có 1348 trạm quan trắc chất lượng nước, quan trắc thường xuyên 32 thông số chất lượng nước chủ yếu, do 6 cơ quan môi trường vùng của Bộ Môi trường phụ trách

 Quan trắc chất lượng không khí:

Cả nước có 68 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động và bán tự động đặt tại các thành phố lớn và các tổ hợp công nghiệp, các thông số đo gồm: SO2, CO,

Trang 21

thông số quan trắc bao gồm: TSP, CO, NOx, SO2, O2, THC và các thông số khí tượng như tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa và bức xạ

 Quan trắc chất lượng nước

Công tác quan trắc chất lượng nước của Thái Lan được chia làm 2 loại: quan trắc chất lượng nước nội địa và quan trắc chất lượng nước ven biển

Nước nội địa: quan trắc nước nội địa được tiến hành tại các sông, kênh, hồ

và các loại thủy vực khác, kể cả nước ngầm Về quan trắc nước sông, có khoảng

300 trạm, lấy mẫu nước trên 50 con sông trên cả nước Các thông số quan trắc bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, BOD, COD, dầu mỡ, màu, kim loại nặng, xianua, phenol, clorua,sunfat, hợp chất nito, photpho,TBVTV, coliform và feacal coliform

Nước ven biển: có 200 trạm lấy mẫu nước ven biển, bao gồm các trạm ven bờ và ngoài khơi Các thông số quan trắc được chọn theo mục đích sử dụng của khu vực ví dụ như các thông số kim loại nặng và thuốc BVTV cho nước nuôi trồng thủy sản… Quan trắc chất lượng nước được thực hiện ít nhất 2 lần/năm vào mùa khô và mùa mưa

 Quan trắc chất thải nguy hại

Chỉ được tiến hành khi có kiện cáo hoặc khi xảy ra các vấn đề ô nhiễm nan giải Các thông số được sử dụng quan trắc chất thải nguy hại rất hạn chế, các thông

số được xác định theo mục đích quan trắc Một số thông số quan trọng là các kim loại nặng, thuốc trừ vật hại, dầu mỡ và một số dung môi Các tiêu chuẩn phải được tuân thủ để thực hiện các thủ tục lấy mẫu và phân tích

1.2.2 Tình hình quan trắc môi trường ở Việt Nam [24]

Ở Việt Nam, nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác giám sát môi trường nên từ năm 1995, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được xây dựng

và phát triển trên quan điểm hợp tác tối đa 8 bộ/ngành/địa phương liên quan để tận dụng năng lực quan trắc và phân tích môi trường hiện có tại các viện nghiên cứu, trung tâm môi trường thuộc các bộ, ngành, địa phương

Trang 22

1.2.2.1 Tổ chức mạng lưới

Quan hệ quản lý trực tiếp về kế hoạch QT & PTMT

Quan hệ phối hợp trao đổi thông tin

Hình 1.2 Mạng lưới quan trắc phân tích môi trường (nguồn:www.nea.gov.vn)

Các tổ chức quốc tế BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Các Bộ, Ngành, địa

phương

Các viện

Trung tâm nghiên cứu CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CÁC CƠ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC CỤC BỘ/NGÀNH LIÊN QUAN

TRẠM VÙNG

ĐẤT LIỀN

TRẠM ĐỊA PHƯƠNG

TRẠM CHUYÊN ĐỀ

TRẠM VÙNG BIỂN

PHÒNG THÍ NGHIỆM MT

Trạm mưa axít Lào Cai – Sở KHMT Lào Cai

Trạm mưa axít miền Nam – Trung tâm

CL nước và MT, Viện Quy hoạch Thủy lợi

Trung Phân Viện

Nhiệt Đới – môi

trương QS, Viện Hóa

QS, Viện Hóa Học – Vật Liệu – Môi trường

Trạm đất phía Nam – Trung tâm đất và PB phía Nam – Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa

Trạm phóng xạ phía Bắc – Trung tâm an toàn bức xạ, Viện năng lượng nguyên

tử Quốc gia

Trạm môi trường lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Trạm vùng 1:

Vùng biển ven bờ phía Bắc – phân Viện Hải Dương Học Hải Phòng

Trạm vùng 2:

Vùng biển ven bờ Miền Trung – TT khảo sát Nghiên cứu và Tư vấn MT biển, Viện cơ học

Trạm vùng 3:

Vùng biển ven bờ phía Nam – Viện Hải Dương Học Nha Trang

Trạm vùng 4:

Vùng biển xa bờ - trung tâm QT&PTMT biển,

Bộ tư lệnh Hải quân

Trạm đất phía Bắc – Viện thổ nhưỡng nông hóa,

Bộ NN&PTNT

Trạm QT môi trường phóng xạ

và hóa chất độc – Trung tâm công nhệ xử lý môi trường Bộ tư lệnh hóa học Trạm phóng xạ phía Nam – Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt

Trang 23

1.2.2.2 Nội dung hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia

Mạng lưới quan trắc môi trường là một trong ba mảng thành phần của mạng lưới quan trắc TN & MT

Theo Quy hoạch, mạng lưới quan trắc môi trường gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động được xây dựng dựa trên cơ sở duy trì, nâng cấp các trạm, điểm quan trắc môi trường hiện có và xây dựng bổ xung các trạm, điểm quan trắc mới, với các nội dung và yêu cầu cụ thể sau:

- Mạng lưới quan trắc môi trường nền, quan trắc những thông số môi trường

cơ bản tại các điểm tương đối cố định lâu dài, ít bỉ ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế - xã hội Mạng lưới quan trắc môi trường nền sẽ gồm mạng lưới quan trắc môi trường nền không khí, nền nước mặt, nền nước dưới đất, nền biển ven bờ và biển khơi

- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động quan trắc môi trường ở những nơi

đã bị tác động trực tiếp bởi các nguồn thải, dẫn đến biến động của chất lượng môi trường Do đó, vị trí quan trắc tác động sẽ luôn biến động theo thời gian và không gian tùy theo diễn biến của môi trường Mạng lưới quan trắc môi trường tác động bao gồm quan trắc tác động không khí, nước mặt lục địa, mưa acid, đất, nước ven biển, nước biển, phóng xạ, chất thải rắn và đa dạng sinh học

- Đồng thời, đối với mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm 14 loại hình trạm quan trắc như sau:

* Đối với mạng lưới quan trắc môi trường nền:

- Trạm quan trắc môi trường không khí, nước mặt lục địa (sông, hồ)

- Trạm quan trắc môi trường biển

- Trạm quan trắc môi trường không khí và nước mặt lục địa, lắng đọng axit

Trang 24

- Trạm vùng đất (03 Trạm)

- Trạm vùng phóng xạ (04Trạm)

- Trạm quan trắc đa dạng sinh học

- Trạm quan trắc và phân tích môi trường nước sông (09 Trạm)

- Trạm quan trắc chất thải

- Trạm không khí tự động (58 Trạm)

Hình 1.3 Bản đồ hệ thống các điểm quan trắc môi trường quốc gia

Trang 25

1.2.2.3 Các thông số quan trắc môi trường

 Thông số, tần suất quan trắc nền không khí, nước mặt, nước biển

Nền không khí: Bụi lơ lửng, bụi PM10, PM2.5, SO2, NOx, CO, O3 Tần suất đo: tối thiểu 1 lần/tháng

Nền nước mặt: Nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD, Clorophy-a, NO2

, NO3 -, NH4 +, PO4 3-, tổng N, tổng P, SiO3

-, khoáng chất hòa tan (Ca2+, K+, Mg2+, Na+, SO4

, Fe tổng, CL-, độ kiềm, …), cân bằng ion, tỉ lệ Na hấp phụ, Colifrom, Fecal coli, CN-, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), phenol, hóa chất bảo vệ thực vật Tần suất đo: tối thiểu 1 lần/tháng

2-Nền nước biển: Nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, độ muối, pH, TSS, DO, BOD5, Clorophy-a, NO2

, NO3 -, NH4 +, PO4 3-, tổng N, tổng P, SiO3

-, Colifrom, sinh vật phù du, trong nước và trầm tích, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật Tần suất đo: Các điểm đảo xa tối thiểu 1 lần/4 tháng, các điểm đảo gần, ven bờ, cửa sông tối thiểu 1 lần/2tháng

2- Thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường xung quanh Không khí: Các thông số quan trắc môi trường không khí gồm bụi lơ lửng,

bụi PM10, PM2.5, SO2, NO2, CO, O3, Pb và một số khí độc công nghiệp, nước mưa:

Ca2+, K+, Mg2+, Na+, PO4

, NO2 -, NO3 -, NH4 +, SO4 2-, Cl-, lắng đọng axit (khô, ướt), tiếng ồn giao thông: mức ồn tương đương LAeq, mức ồn cực đại LAmax, cường độ dòng xe chạy trên đường phố, LAN,T mức âm phân vị, tiếng ồn tại các dãi tần số 1 Ôcta (tại các khu công nghiệp)

3-Nước mặt: Tùy theo đối tượng, mục đích sử dụng mà quan trắc các thông số

sau: nhiệt độ, độ dẫn, độ màu, độ đục, pH, TSS, DO, BOD5, COD,Clorophy-a, NO2

, khoáng chất hòa tan (Ca2+, K+, Mg2+,

2-Na+, SO4

2-, Fe tổng2-, CL-, độ kiềm, …), cân bằng ion, tỉ lệ Na hấp phụ, Colifrom, Fecal coli, CN-, dầu mỡ, kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb, Hg, Zn, Cu), phenol, hóa chất bảo vệ thực vật, động thực vật phù du và động vật đáy

Trang 26

Nước biển

Biển ven bờ: Các thông số quan trắc bao gồm dòng chảy, nhiệt độ, độ dẫn,

độ màu, độ muối, S %O, độ đục, pH, TSS, BOD5, COD, NO2

, NO3 -, NH4 +, PO4 3-, SiO3

-

2-, CL-, độ phóng xạ, coliform, động thực vật phù du, sinh vật đáy, dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng (As, Cd, Pb, Hg, Zn, Cu) trong nước, trong trầm tích Tần suất đo: tối thiểu 1 lần/3 tháng

Biển khơi: Các thông số quan trắc gồm nhiệt độ, S %O, độ đục, pH, TSS, BOD5, DO, NO2

, NO3 -, NH4 +, PO4 3-, SiO3 2-, CN, sinh vật phù du, dầu mỡ và các kim loại nặng (As, Cd, Hg, Zn, Cu) trong nước Tần suất đo: Tối thiểu 2 lần/năm (vào hai mùa gió: tháng 11 đến tháng 2 năm sau và tháng 6 đến tháng 8)

-Nước dưới đất: Đo mực nước và nhiệt độ tại tất cả các điểm đo, tần suất đo: hàng ngày, liên tục trong năm Chất lượng nước: Ca2+, Mg2+, Na+, SO4

, CL-, SiO3

2-Đất: Các thông số quan trắc tùy thuộc vào loại đất, ví dụ đối với đất có nguy

cơ ô nhiễm tổng hợp là độ ẩm, pHH2O, pHKCL-, EC, NO3

, NH4 +, P tổng số và dễ tiêu, muối tan tổng số SO4

-, CL-, Ca2+, K+, Mg2+, Na+, trao đổi và hòa tan, kim loại nặng (Cd, Pb, Hg, Zn, Cu), đối với đất dốc có nguy cơ thoái hóa: độ ẩm, PhH2O, P tổng số

2-và dễ tiêu, Ca2+, K+, Mg2+, Na+, Al3+, H trao đổi, … tần suất đo: 2 lần/năm (vào mùa khô và mùa mưa)

Phóng xạ: Các thông số quan trắc là các nhân phóng xạ: T, 90Sr, 137Cs, 226Ra, 222

Rn, U, 239+240Pu trong tất cả đối tượng môi trường Tần suất đo: 4 đến 6 lần/năm

Có thể sử dụng lá thông và địa y làm các chỉ thị sinh học

Đa dạng sinh học:

Nội dung quan trắc: Sinh thái thủy vực nước đứng, nước chảy, biển ven bờ

và biển khơi: sinh vật đáy, sinh vật nổi, clorophyl-a, cá, chỉ số đa dạng, lưu ý thêm các loại đặc hữu, các loại có giá trị kinh tế và tình trạng khai thác; các vùng đất ngập nước ven biển, ngoài các thông số trên, lưu ý thêm thực vật ngập mặn và chim nước; thảm thực vật (số cây trong ô tiêu chuẩn, cấu trúc thảm thực vật, khu hệ thành

Trang 27

phần loài, đặc biệt lưu ý các loài ghi trong Sách Đỏ); rừng: các nhóm thực vật bậc cao, thậc vật bậc thấp, động vật có xương sống, động vật không xương sống; đất (côn trùng và giun đất)

Tần xuất đo: 1 lần/năm

Tổ chức bộ máy của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường gồm: Giám Đốc, Phó giám đốc và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ sau:

- Phòng Hành chính - Tổng hợp

- Phòng Quan trắc

- Phòng Phân tích hoá nghiệm

- Phòng Tư vấn chuyển giao công nghệ

 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Đo đạc, quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường tại Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, báo cáo kết quả cho Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

- Phục vụ giám sát kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và trưng cầu giám định kỹ thuật môi trường theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An

- Tư vấn và tổ chức thực hiện các dịch vụ về xử lý ô nhiễm môi trường và đánh giá tác động môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh Nghệ An (lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn công nghệ, thi công các công trình xử lý ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường )

Trang 28

- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu Khoa học và Công nghệ phục vụ công tác bảo vệ môi trường, phòng và chống ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường, bảo tồn

đa dạng sinh học

- Hợp tác, liên doanh, liên kết và nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn, dịch vụ về kỹ thuật môi trường theo quy định của pháp luật

- Được quản lý, sử dụng các nguồn vốn đất, nhà cửa, trang thiết bị máy móc thí nghiệm và các nguồn lực khác được UBND tỉnh giao để thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định

- Tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động về kỹ thuật môi trường, ký kết các hợp đồng nghiên cứu, kinh tế - kỹ thuật, hợp đồng lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

- Được tự chủ về tài chính, chủ động bố trí kinh phí để thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao

 Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An

Được xây dựng từ năm 1996 đến nay, Trung Tâm Quan trắc và Phân Tích Môi Trường Nghệ An từng bước nâng cao chất lượng về mọi mặt để đánh giá nhanh chất lượng môi trường giúp các cơ quan chức năng xử lý ô nhiễm môi trường theo luật định Để phục vụ tốt hơn trong công tác đánh giá chất lượng môi trường, hoà đồng với mạng lưới quan trắc quốc gia, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Nghệ An đã chỉ đạo cho Trung Tâm Quan trắc và Phân tích môi trường Nghệ An xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh với nguyên tắc thoả mãn tính hệ thống, đại diện và khả thi Đối tượng quan trắc đến nay là nước (bao gồm nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ ) và không khí (bao gồm khí độc hại, bụi lơ lửng, tiếng ồn )

Chương trình quan trắc đợt 1, tháng 3 năm 2013 được Trung tâm Quan trắc

và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An thực hiện đối với 02 thành phần môi trường cơ bản là môi trường không khí, tiếng ồn và môi trường nước:

 Môi trường không khí: 23 điểm, 07thông số/điểm

Trang 29

 Môi trường nước mặt: 43 điểm, 23 thông số/điểm

 Môi trường nước dưới đất: 13 điểm, 20 thông số/điểm

 Môi trường nước biển ve bờ: 14 điểm, 21 thông số/điểm

Theo kế hoạch được giao, tháng 3/2013 Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Nghệ An đã thực hiện quan trắc đợt I trên địa bàn tỉnh Nghệ An Đối tượng quan trắc là chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước dưới đất, nước biển ven bờ) và chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn và bụi

Chương trình lấy mẫu được chia làm 4 tuyến:

 Tuyến dọc theo Quốc lộ 7 gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn và Hưng Nguyên

 Tuyến dọc theo Quốc lộ 48 gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn

 Tuyến ven biển gồm các điểm lấy mẫu tại các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lò

 Tuyến khu vực thành phố Vinh

1.2.4 Thực trạng quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố Vinh[9, 10,17]

Với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Nghệ An nói riêng và Bắc Trung bộ nói chung, Tp Vinh đang phấn đấu phát triển một nền kinh tế sạch Nhằm nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn Tp Vinh, tỉnh Nghệ An đã xây dựng chương trình quan trắc toàn diện để phục vụ cho công tác quản lý môi trường

Tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường của thành phố bao gồm: nước và không khí

 Môi trường nước mặt: gồm 12 điểm với 23 thông số /điểm

 Môi trường nước ngầm: gồm 8 điểm với 20 thông số /điểm

 Môi trường không khí: gồm 13 điểm với 7 thông số /điểm

1.3 Tổng quan về quan trắc môi trường nước mặt [1, 2, 3, 5, 7, 11,13]

Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất Các hoạt động sản xuất hàng ngày dùng không thể thiếu đi nguồn tài nguyên này

Trang 30

Tuy nhiên hiện nay vấn đề sử dụng nước một cách hợp lý, khoa học thì chưa được thực hiện hiệu quả Đặc biệt là tình trạng gây ô nhiễm môi trường nước do nước thải sản xuất và sinh hoạt đang ngày càng phổ biến hơn Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây

là làm thế nào để quản lý chất lượng của tất cả các loại nguồn nước đúng quy cách Quan trắc môi trường nước nhằm đánh giá chuẩn xác chất và lượng các thủy vực,

ao hồ, sông suối…để phục vụ cho các mục đích sử dụng có ích

1.3.1 Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt

 Mục tiêu quan trắc môi trương nước mặt là nhằm đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, xem xet mức độ ô nhiễm, khả năng sử dụng thành phần môi trường và thu thập sô liệu quản lý môi trường các mục tiêu cụ thể của quan trắc môi trường gồm:

 Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường trên quy mô quốc gia, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường

 Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường

 Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế

 Công tác quan trắc môi trường nước mặt nhằm các mục tiêu cơ bản sau:

 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực, địa phương

 Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường nước

 Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian

 Cảnh cáo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước

 Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương

1.3.2 Lựa chọn địa điểm – trạm quan trắc chất lượng nước mặt

1.3.2.1 Phân loại trạm quan trắc chất lượng môi trường nước

a Các loại trạm

Các trạm quan trắc chất lượng môi trường nước dựa trên các mục tiêu quan trắc được phân thành 3 loại trạm:

Trang 31

 Trạm tác động: Đánh giá tác động của các hoạt động do con người gây ra đối với chất lượng nước và đánh giá khả năng sử dụng nước theo các mục tiêu khác nhau

 Trạm cơ sở: Xác định chất lượng nước về mặt bản chất tự nhiên hoặc nguồn nước từ nước ngoài đưa vào lãnh thổ quốc gia

 Trạm xu hướng: Xác định xu hướng thay đổi chất lượng nước ở các trạm, chủ yếu là xâm nhập mặn

b Đặc điểm các loại trạm

 Trạm cơ sở: Các trạm được đặt tại khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn ô nhiễm Các trạm này thường được sử dụng để xây dựng số liệu cơ sở của các thông số tự nhiên và để kiểm soát các tác nhân ô nhiễm nhân tạo (thuốc bảo

vệ thực vật, dầu mỡ…) và để đánh giá xu hướng lâu dài của nước bề mặt do tác động từ ô nhiễm không khí toàn cầu Các trạm này còn được đặt tại vùng biên giới ( đối với các sông quốc tế) để kiểm soát nguồn nước từ bên ngoài đưa vào quốc gia

 Trạm tác động: Được đặt tại khu vực bị tác động của con người và khu vực

có nhu cầu nước riêng biệt Có bốn loại trạm tác động phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nước:

 Nước uống: Trạm được đặt gần điểm thu nước thô vào nhà máy nước

 Nước thủy lực: Trạm được đặt tại điểm lấy nước cho thủy lợi

 Nước thủy sản: Trạm được đặt tại giữa vùng nuôi hoặc bảo vệ thủy sản

 Nước được sử dụng đa mục đích: trạm được đặt tại nơi lấy nước sử dụng

 Trạm xu hướng: Được đặt tại vị trí đặc biệt để đánh giá xu hướng thay đổi chất lượng môi trường ở quy mô khu vực Do vậy các trạm này cần đại diện cho một vùng rộng lớn có nhiều loại hình hoạt động của con nguời Loại trạm này thường có nhiệm vụ để đánh giá tải lượng các tác nhân ô nhiễm từ sông lớn đưa ra biển hay diễn biến chiều hướng xâm nhập mặn từ biển vào đất liền

1.3.2.2 Lựa chọn vị trí đặt trạm

Việc xác định vị trí đặt trạm rất quan trọng vì nó mang tính đại diện cho cả khu vực cần đánh giá chất lượng nước Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc (sông, suối, ao, hồ…) mà xây dựng mạng lưới điểm quan trắc cho phù hợp Số

Trang 32

lượng các điểm quan trắc phải được cấp có thẩm quyền quyết định hàng năm Vị trí quan trắc cần phải chọn ổn định, đại diện được cho môi trường nước ở nơi cần quan trắc, được xác định tọa độ chính xác và được đánh dấu trên bản đồ Các vị trí đặt trạm cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

EC, DO, pH, t0 Việc kiểm tra độ đồng nhất cần phải lặp lại ở các thời điểm quan trắc (mùa kiệt và mùa lũ và cả khi triều cường, triều ròng)

 Đo lưu lượng

Tại các trạm quan trắc, việc đo lường là cần thiết nhằm tính tải lượng các thông số ô nhiễm đi qua mặt cắt Trạm quan trắc chất lượng nước tốt nhất là nên đặt ngay vị trí của trạm thủy văn

 Khoảng cách tới phòng thí nghiệm

Các mẫu nước có chứa 3 loại tác nhân ô nhiễm:

 Loại bền vững không thay đổi theo thời gian: clo hữu cơ, kim loại nặng

 Loại không bền nhưng có thể bảo quản trong thời gian một vài ngày như : các chất dinh dưỡng (N, P)

 Loại kém bền không thể bảo quản lâu quá nửa ngày: BOD, vi sinh

Thời gian chuyển mẫu từ trạm về phòng thí nghiệm đủ ngắn sao cho các thông số cần phân tích không thay đổi thành phần và nồng độ Do vậy khoảng cách

từ trạm quan trắc đến phòng thí nghiệm cần được tính tới khi thiết kế mạng lưới trạm

 Các ảnh hưởng pha tạp:

Nếu vị trí đặt trạm ngay sau đập nước, hàm lượng DO trong mẫu sẽ cao, không đặc trưng cho chất lượng nguồn nước Nếu vị trí đặt trạm ngay điểm xả thải của thành phố, nhà máy thì nồng độ các tác nhân ô nhiễm sẽ cao hơn nhiều so với

Trang 33

đặc tính chung của cả vùng cần giám sát Điểm thu mẫu sát bờ không đặc trưng cho tính chất của dòng sông Để ngăn ngửa các ảnh hưởng pha tạp trên, vị trí các điểm thu mẫu cần được chọn sao cho phản ánh đúng đặc điểm chất lượng của cả mặt cắt

1.3.3 Thời gian và tần suất quan trắc

Tần suất lấy mẫu là số mẫu cần phải lấy trong một chu kỳ nhất định Tùy thuộc vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, đặc điểm nguồn nước mà xây dựng tần suất lấy mẫu thích hợp Thiết kế tần suất lấy mẫu phải dựa trên quan điểm thống kê và yêu cầu của mục tiêu quan trắc Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, cần thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp

để phát hiện được những thay đổi Tần suất thu mẫu càng cao thì việc đánh giá diễn biến chất lượng môi trường càng hiệu quả Thời gian và tần suất quan trắc nước mặt được quy định như sau:

- Nếu tần suất đo 1 tháng 1 lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1-2 ngày xác định trong tháng

- Nếu 2 tháng đo 1 lần thì đối với mỗi địa điểm quan trắc cần đo vào 1-2 ngày xác định trong các tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11

- Nếu quan trắc theo quý thì cần đo đạc vào 1-2 ngày xác định trong các tháng

2, 5, 8, 11 hàng năm

- Cần quan trắc vào các ngày không mưa Nếu các ngày đã xác định trên bị mưa thì sẽ tiến hành vào các ngày tiếp theo, sau ngày mưa tối thiểu là một ngày Số lần lấy mẫu nước mặt là 2 lần: một lần vào buổi sáng từ 8-12h, một lần vào buổi chiều từ 14 – 17h

- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng

- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý

1.3.4 Phương pháp lấy mẫu

Tùy vào đối tượng quan trắc (ao, hồ, sông, suối…) để lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp Mỗi phương pháp có thể thực hiện dựa theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế ( ISO) hoặc dựa trên các tài liệu hướng dẫn sử dụng có kèm theo thiết bị lấy mẫu cần thiết

Trang 34

1.3.5 Phương pháp bảo quản, đánh dấu và vận chuyển mẫu [7, 11]

1.3.5.1 Phương pháp bảo quản mẫu

- Mẫu phân tích kim loại: đựng trong chai polyethylen, nhỏ 2 giọt HNO3 1:1 vào mẫu để bảo quản mẫu và cố định mẫu

- Mẫu phân tích dầu mỡ: đựng trong chai thủy tinh

- Mẫu phân tích thuốc bảo vệ thực vật: đựng trong chai Teflon

- Mẫu phân tích các chỉ tiêu như: COD, BOD5, Clorua, TSS, nitrit, nitrat, phosphat, Magie,… đựng trong chai polyethylene

- Mẫu phân tích Ecoli, Coliform: đựng trong lọ thủy tinh khử trùng ở 1050C trong 1 giờ mà không giải phóng ra bất kì hóa chất nào gây ức chế hoạt tính sinh học, làm chết hoặc kích thích tăng trưởng

Tất cả các mẫu đều được bảo quản lạnh từ 1-50C, đối với các mẫu được bảo quản lạnh sẽ được xếp vào thùng bảo quản Làm lạnh hoặc đông lạnh chỉ có tác dụng nếu thực hiện ngay sau khi lấy mẫu Để đảm bảo nhiệt độ đáp ứng điều kiện qui định nhân viên thu mẫu cho đá vào thùng bảo quản khi vận chuyển về phòng thí nghiệm

1.3.5.2 Kí hiệu mẫu

Các bình chứa mẫu cần đánh dấu rõ và bền để tránh nhầm lẫn ở trong phòng thí nghiệm Ngoài ra khi lấy mẫu cần ghi chú ngay những chi tiết giúp ích cho việc giải trình kết quả thu được Những mẫu đặc biệt của chất không bình thường cần đánh dấu rõ và kèm theo bản mô tả về những bất thường đã nhận thấy Nếu là những chất độc hại hoặc rất độc hại thì cần ghi rõ rang

Ký hiệu trên bình cần đảm bảo các thông tin sau:

- Khu vực thu mẫu: tên công ty, khu vực thu mẫu

- Thời gian thu mẫu: ngày thu mẫu

- Tên người lấy mẫu

- Ký hiệu của mẫu

Phương pháp bảo quản: Ghi lại dung dịch bảo quản

1.3.5.3 Tiếp nhận mẫu tại phòng thí nghiệm

Khi mẫu được chở đến phòng thí nghiệm mà không thể phân tích ngay thì mẫu cần được bảo quản, tránh bị nhiễm bẩn từ bên ngoài cũng như bất kỳ thay đổi

Trang 35

nào về hàm lượng của những chất cần xác định Nên dùng phòng làm lạnh và tối để bảo quản mẫu

Mẫu được nhóm hiện trường bàn giao cho phòng thí nghiệm

1.3.6 Các phương pháp phân tích mẫu

Trong phân tích môi trường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:

- Phân tích vật lý

- Phân tích hóa lý

- Phân tích sinh học

- Phân tích hóa học…

Trang 36

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Các trạm quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn Tp Vinh

Trên địa bàn tp Vinh tiến hành quan trắc nước mặt tại 12 điểm:

 Hồ Goong 1: Nằm ở cạnh đường Trường Thi, trung tâm Tp Vinh với diện tích mặt hồ là 20.000 m2 Đây là 1 trong những địa điểm du lịch của thành phố Chất lượng nước ở hồ chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước sinh hoạt của các dân cư

Hình 2.1 Hồ Goong 1 Hình 2.2 Hồ Goong 2

 Hồ Goong 2: Nằm ở đường Nguyễn Viết Xuân, phía sau trường Đại học

sư phạm kỹ thuật Vinh Chất lượng nước ở hồ chịu tác động của nước sinh hoạt của người dân xung quanh, nước mưa

 Hồ Cửa Nam: Nằm cách trung tâm Tp Vinh gần 1 km, ở địa chỉ số 2 đường Phan Đình Phùng, phường Cửa Nam, thành phố Vinh

Đây là điểm du lịch của Tp Vinh, có diện tích 10ha Phía Bắc là quốc lộ 46, phía Tây là hệ thống ao hồ, phía Nam là sông Cửa Tiền Hồ chịu tác động của nước mưa thành phố là chủ yếu Đây được coi như hồ điều hòa vừa tạo cảnh quan cho thành phố vừa có nhiệm vụ tiêu thoát nước vào mùa mưa

Trang 37

Hình 2.3 Hồ Cửa Nam Hình 2.4 Hồ Bảy Mẫu

 Bara Rào Đừng: là mương thoát nước mưa chính của lưu vực phía Nam

Tp Vinh Sông bắt nguồn từ xã Thái Hưng và đổ ra sông Lam Nước ở đây chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước thải sinh hoạt dân cư dọc 2 ven sông

 Trạm bơm Cầu Mượu: Nằm trên tuyến đường quốc lộ 46 Sông Đào bắt nguồn từ bến phà thị trấn Nam Đàn của sông lam và đổ ra sông Lam Chất lượng nước sông Đào tại khu vực này chịu ảnh hưởng bởi nước mưa, nước thải sinh hoạt

Hình 2.5 Trạm bơm Cầu Mượu Hình 2.6 Sông Đào tại cầu Cửa Tiền

Trang 38

 Cầu Cửa Tiền: Cách chợ Vinh hơn 100m theo đường bộ, đoạn chảy qua các phường Cửa Nam, Hồng Sơn và phường Vinh Tân thuộc địa bàn Thành phố Vinh Nước sông ở đây chịu tác động của nước mưa, nước sinh hoạt của người dân, các khu công nghiệp ven bờ và là nơi đổ bộ của sông Cầu Đước Đây là sông thoát nước cho Tp Vinh trước khi đổ ra sông Lam

 Cầu Kênh Bắc: Thuộc phường Hưng Dũng, Tp Vinh Kênh dài 6,7 km kéo dài từ Cầu Bàu trên QL 1A đến cầu Rào Đừng Đây là mương thoát nước chủ yếu cho khu vực phía Bắc Tp Vinh Nước chảy vào cầu kênh Bắc và đổ ra sông Rào Đừng Nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng do việc xả nước và rác không được kiểm soát Mương tiếp nhận nước thải của bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An

 Mương Hồng Bàng: Đây là mương thoát nước cho khu vực phía Tây Tp Vinh Chất lượng nước ở đây khá thấp do nước mưa, nước thải sinh hoạt của khu dân cư, nhà hàng, chợ Quang Trung, nước thải từ khu chung cư C4… đổ vào

Hình 2.7 Mương Hồng Bàng Hình 2.8 kênh Bắc

Trang 39

Hình 2.9 Mương NVX Hình 2.10 Kênh N3

 Kênh N3: Cửa xả nước thải ra sông Lam, thuộc địa phận phường Bến Thủy Kênh bắt nguồn từ đường Phan Đăng Lưu (phường Trường Thi) nối xuống điểm cuối là trạm bơm số 3 ở phường Bến Thủy Kênh có chiều dài gần 2 km, được xây

đá hộc, chưa có nắp đậy Nước ở kênh bị ô nhiễm chủ yếu do lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân, phòng ở sinh viên Đại học Vinh, nhà máy bia Nghệ An

Hình 2.11 Cầu Nại Hình 2.12 Bara Rào Đừng

Trang 40

 Mương Nguyễn Viết Xuân: Ở phía trước trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh Mương chịu tác động của nước mưa, nước sinh hoạt của người dân, các quán ăn, nước rỉ rác từ bãi rác phường Hưng Dũng…

 Cầu Nại: Gần khách sạn Giao Tế và nhà hàng Hàn Quốc Đê Chang Kưm

2.2 Phương pháp đo đạc, thu mẫu và bảo quản mẫu tại hiện trường [5]

2.2.1 Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu lấy mẫu tại hiện trường

- Máy đo pH (pH 3110) của nước Đức sản xuất

- Máy đo DO (máy đo oxy 3210) của nước Đức sản xuất

- Máy đo độ mặn của nước Đức sản xuất

- Bình chứa mẫu: chai nhựa; chai thủy tinh; chai thủy tinh triệt trùng

- Các hồ sơ: quyết định, phiếu hiện trường, thiết kế kĩ thuật

- Biên bản thu mẫu…

Thiết bị dùng để đo nhanh các thông số pH, DO, nhiệt độ và độ mặn ngay tại hiện trường

Hình 2.13 Máy đó thông số pH Hình 2.14 Máy đo DO

Ngày đăng: 20/03/2015, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w