BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG --- NGUYỄN TUẤN ANH QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CÁC HỒ CHỨA NƯỚC HOA SƠN, ĐÁ BÀN VÀ CAM RANH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
-
NGUYỄN TUẤN ANH
QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI CÁC
HỒ CHỨA NƯỚC HOA SƠN, ĐÁ BÀN VÀ CAM RANH THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH KHÁNH HÒA
ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD: TS PHẠM THU THỦY
Nha Trang tháng 06 năm 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ hết sức tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Nha Trang, đặc biệt là quý thầy cô công tác tại Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường, bên cạnh
sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy cô thì gia đình và bạn bè luôn là động lực giúp em vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống sinh viên
Với lòng biết ơn chân thành nhất em xin gửi đến quý thầy cô công tác tại Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường trường Đại Học Nha Trang, những người cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em suốt thời gian qua, đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS Phạm Thu Thủy người đã tận tình giúp đỡ em rất tận tình giúp em hoàn thành bài luận án này
Bài luận án được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trong khoảng thời gian này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các cán bộ thuộc phòng quan tắc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa em xin gửi lời cảm
ơn tới toan thể các cán bộ đang công tác tại phòng Quan Trắc thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường
Một lần nữa em xin cảm ơn!
Nha Trang, Ngày 27 tháng 06 năm 2013
Sinh viên Nguyễn Tuấn Anh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Khánh Hòa 3
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7
1.2 Giới thiệu về các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 9
1.2.1 Giới thiệu về hồ Hoa Sơn 10
1.2.2 Giới thiệu về hồ Đá Bàn 11
1.2.3 Giới thiệu về hồ Cam Ranh 13
1.3 Tổng quan về quan trắc môi trường nước mặt 14
1.3.1 Định nghĩa quan trắc môi trường 14
1.3.2 Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt 14
1.3.3 Các yêu cầu khi quan trắc môi trường nước mặt 14
1.4 Tình hình quan trắc môi trường nước mặt ở Việt Nam 17
1.5 Công tác quan trắc môi trường tại tỉnh Khánh Hòa 18
1.6 Mục tiêu và tính cấp thiết của đề tài 21
1.6.1 Mục tiêu của đề tài 21
1.6.2 Tính cấp thiết của đề tài 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
2.2 Phương pháp phân tích 25
2.2.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu 25
2.2.2 Phân tích thông số trong phòng thí nghiẹm 27
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 38
Trang 4CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
3.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại các hồ chứa 39
3.1.1 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Hoa Sơn 39
3.1.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Đá Bàn 40
3.1.3 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Cam Ranh 41
3.2 Đánh giá chất lượng nước tại các hồ chứa nước 42
3.2.1 Đối với thông số pH 42
3.2.2 Đối với thông số DO 43
3.2.3 Đối với thông số TSS 44
3.2.4 Đối với thông số COD 45
3.2.5 Đối với thông số BOD5 46
3.2.6 Đối với thông số Amoni 47
3.2.7 Đối với thông số Clorua 48
3.2.8 Đối với thông số Nitrit 49
3.2.9 Đối với thông số Nitrat 50
3.2.10 Đối với thông số Photphat 51
3.2.11 Đối với thông số Asen 52
3.2.12 Đối với thông số kim loại 53
3.2.13 Đối với thông số dầu mỡ 55
3.2.14 Đối với thông số coliform 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
2 BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa
4 COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
8 ISO (International Standardization Organization): Tổ
chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
11 QA (Quality Assurance): Đảm bảo chất lượng
12 QC (Quality Control): Kiểm soát chất lượng
15 SMEWW (Standard Methods for the Examination of Water
and Wastewater): Các phương pháp tiêu chuẩn cho việc phân tích nước và nước thải
17 TSS (Total Suspended Solids): Tổng chất rắn lơ lửng
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1 Bảng thời gian đi lấy mẫu tại 3 hồ Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh 24
Bảng 2 2 Các thông số quan trắc chất lượng nước 3 hồ Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh 24
Bảng 3 1: Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Hoa Sơn 39
Bảng 3 2 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Đá Bàn 40
Bảng 3 3 Kết quả quan trắc chất lượng nước tại hồ Cam Ranh 41
Bảng 3 4 Kết quả đo thông số pH tại các hồ chứa 42
Bảng 3 5 Kết quả đo thông số DO tại các hồ chứa 43
Bảng 3 6 Kết quả phân tích thông số TSS tại các hồ chứa 44
Bảng 3 7 Kết quả phân tích thông số COD tại các hồ chứa 45
Bảng 3 8 Kết quả phân tích thông số BOD5 tại các hồ chứa 46
Bảng 3 9 Kết quả phân tích thông số Amonitại các hồ chứa 47
Bảng 3 10 Kết quả phân tích thông số Clorua tại các hồ chứa 48
Bảng 3 11 Kết quả phân tích thông số Nitrit tại các hồ chứa 49
Bảng 3 12 Kết quả phân tích thông số Nitrat tại các hồ chứa 50
Bảng 3 13 Kết quả phân tích thông số Photphattại các hồ chứa 51
Bảng 3 14 Kết quả phân tích thông số Asen tại các hồ chứa 52
Bảng 3 15 Kết quả phân tích thông số Cutại các hồ chứa 53
Bảng 3 16 Kết quả phân tích thông số Zn tại các hồ chứa 53
Bảng 3 17 Kết quả phân tích thông số Fetại các hồ chứa 54
Bảng 3 18 Kết quả phân tích thông số dầu mỡ tại các hồ chứa 55
Bảng 3 19 Kết quả phân tích thông số Coliform tại các hồ chứa 56
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1 1 Vị trí địa lí của tỉnh Khánh Hòa 3
Hình 1 2 Hồ chứa nước Hoa Sơn 11
Hình 1 3.Hồ chứa nước Đá Bàn 12
Hình 1 4 Hồ chứa nước Cam Ranh 13
Hình 2 1 Hồ chứa nước Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh 23
Hình 2 2 Các thiết bị đo thông số hiện trường 25
Hình 2 3 Giấy lọc 29
Hình 2 4 Máy phá mẫu COD 32
Hình 2 5 Hệ thống chưng cất amoni Error! Bookmark not defined. Hình 2 6 Máy so màu UV -Vis 36
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện giá trị pH tại các hồ chứa 42
Biểu đồ 3 2 Biểu đồ thể hiện giá trị DO các hồ chứa 43
Biểu đồ 3 3 Biểu đồ thể hiện giá trị TSS tại các hồ chứa 44
Biểu đồ 3 4 Biểu đồ thể hiện giá trị COD tại cấc hồ chứa 45
Biểu đồ 3 5 Biểu đồ thể hiện giá trị BOD5 tại các hồ chứa 46
Biểu đồ 3 6 Biểu đồ thể hiện giá trị Amoni tại các hồ chứa 47
Biểu đồ 3 7 Biểu đồ thể hiện giá trị Clorua tại các hồ chứa 48
Biểu đồ 3 8 Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrit tại các hồ chứa 49
Biểu đồ 3 9 Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrat tại các hồ chứa 50
Biểu đồ 3 10 Biểu đồ thể hiện giá trị Photphat tại các hồ chứa 51
Biểu đồ 3 11 Biểu đồ thể hiện giá trị Asen tại các hồ chứa 52
Biểu đồ 3 12 Biểu đồ thể hiện giá trị Cu tại các hồ chứa 53
Biểu đồ 3 13 Biểu đồ thể hiện giá trị Zn tại các hồ chứa 54
Biểu đồ 3 14 Biểu đồ thể hiện giá trị Fe tại các hồ chứa 54
Biểu đồ 3 15 Biểu đồ thể hiện giá trị dầu mỡ tại các hồ chứa 55
Biểu đồ 3 16 Biểu đồ thể hiện giá trị coliform tại các hồ chứa 56
Trang 8MỞ ĐẦU
Hiện nay khai thác và sử dụng tài nguyên nước đang là vấn đề chiến lược của toàn cầu Nước ta có nguồn nước dồi dào nhưng lại phân bố không đều theo không gian và thời gian Vào mùa mưa lượng mưa rất lớn gây ra thiên tai lũ lụt, mùa khô thì lại hạn hán thiếu nước gây khó khăn cho kinh tế Chính vì những bất lợi này mà các hồ chứa nước ra đời, hồ chứa nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, hồ chứa nước là công trình phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và các ngành kinh tế khác, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái điều tiết lũ để giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ lưu
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở duyên hải nam trung bộ với nhiều đoạn sông suối ngắn, dốc rất dễ gây lũ lụt vào mùa mưa và cạn nước vào mùa khô cho nên việc xây dựng các hồ chứa nước là nhu cầu cấp thiết để đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa Nước trong hồ chứa chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân chính vì vậy mà chất lượng nước cần được theo dõi và giám sát thường xuyên nhằm phục vụ tốt cho công tác phát triển nông nghiệp
Nhận thức được tầm quan trọng của các hồ chứa nước trong sự phát triển kinh tế
mà Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra chương trình quan trắc các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu giám sát bảo vệ chất lượng nguồn nước mặt tại các hồ chứa nước và đưa ra những cảnh báo sớm để kịp thời giải quyết, tránh xảy ra các sự cố ngoài ý muốn
Được sự chấp thuận của Viện công nghệ Sinh học & Môi trường, trường Đại Học Nha Trang nay em xin mạnh dạn tiến hành đề tài: “ Quan trắc chất lượng nước tại các hồ chứa nước Hoa Sơn, Đá Bàn và Cam Ranh thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa” với các nội dung sau:
- Khảo sát thực tế, lấy mẫu tại hiện trường
Trang 9- Phân tích các thông số chất lượng nước mặt như : Nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, TSS, BOD5, nitrit, nitrat, amoni, clorua, Zn, Cu, Fe, dầu mỡ, phosphat, COD, As, Coliform
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước của ba hồ: Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh dựa trên QCVN 08:2008/BTNMT
Để thực hiện các nội dung trên thì các phương pháp được vận dụng là:
- Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu về địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
- Quan trắc chất lượng nước mặt tại hồ Hoa Sơn, Đá Bàn và Cam Ranh
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thông qua việc so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT
Đề tài: “Quan trắc chất lượng nước tại các hồ chứa nước Hoa Sơn, Đá Bàn và Cam Ranh thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa” có thể là một nguồn cơ sở để đánh giá thường xuyên chất lượng nước tại các hồ này và thông qua đó có thể đưa ra những cảnh báo sớm về sự ô nhiễm từ đó có những biện pháp sử dụng và bảo vệ hợp lý
Trang 10Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km² Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.[11]
Hình 1 1 Vị trí địa lí của tỉnh Khánh Hòa
Trang 111.1.1.2 Địa hình
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Địa hình tỉnh Khánh Hòa bao gồm:
Đồng bằng
Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển Khánh Hòa có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm
có đồng bằng Nha Trang - Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp có diện tích 100 km²
Vùng núi và bán sơn địa
Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình
so với mực nước biển khoảng 60 m Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dải Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng
Trang 12 Thềm lục địa
Thềm lục địa tỉnh Khánh Hòa rất hẹp Địa hình vùng thềm lục địa phản ánh sự tiếp nối của cấu trúc địa hình trên đất liền Các nhánh núi Trường Sơn đâm ra biển trong quá khứ địa chất như dãy Phước Hà Sơn, núi Hòn Khô, dãy Hoàng Ngưu không chỉ dừng lại ở bờ biển để tạo thành các mũi Hòn Thị, mũi Khe Gà (Con Rùa), mũi Đông Ba mà còn tiếp tục phát triển rất xa về phía biển mà ngày nay đã bị nước biển phủ kín Vì vậy, dưới đáy biển phần thềm lục địa cũng có những dãy núi ngầm mà các đỉnh cao của nó nhô lên khỏi mặt nước hình thành các hòn đảo như Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Mun Ngoài các đảo đá ven bờ, Khánh Hoà còn có các đảo san hô ở huyện đảo Trường Sa
1.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Song khí hậu Khánh Hòa có những nét độc đáo với các đặc điểm riêng biệt So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam
từ gềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn Thường chỉ có
2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào tháng 10 và tháng 11 Những tháng còn lại
là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2600 giờ nắng Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26.7°C
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0.82 cơn bão/năm so với 3.74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta [11]
1.1.1.4 Thủy văn
Nước mặt
Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày Hầu hết, các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây trong tỉnh và chảy xuống biển phía
Trang 13Đông Dọc bờ biển cứ khoảng 5-7 km thì có một cửa sông Chiều dài trung bình của các sông, suối của Khánh Hòa từ 10-15 km
Nước ngầm
Theo ước tính của liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất công trình miền trung, trữ lượng khai thác nước ngầm toàn tỉnh vào khoảng 831355 m3/ngày, trong đó: Đồng bằng Vạn Ninh – Ninh Hòa: 439583 m3/ngày
Đồng bằng Nha Trang: 207523 m3/ngày
Đồng bằng Cam Ranh: 184249 m3/ngày
1.1.1.5 Tài nguyên và khoáng sản
Tài nguyên biển
Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố có chiều dài 5km, Bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố, Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hòa dài 4km, Đại Lãnh (Vạn Ninh) có chiều dài 2km Ngoài ra dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ thuận lợi cho công tác du lịch nghỉ dưỡng Đặc biệt là các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Nưa…
Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn, trong
đó chủ yếu là cá nổi (70%) Khả năng khai thác cho phép hàng năm khoảng 70 nghìn tấn Ngoài các hải sản như cá, mực và các loài ốc, biển Khánh Hòa còn là nơi trú ngụ của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2 tấn yến sào Ngoài ra biển Khánh Hòa cũng là vùng biển có trữ lượng muối lớn [11]
Tài nguyên rừng
Theo tài liệu thống kê của tỉnh Khánh Hòa, diện tích rừng toàn tỉnh là 186.5 nghìn ha, trong đó 64.8% là sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1.2% rừng đặc dụng, trữ lượng gỗ 18.5 triệu m3 Độ che phủ rừng toàn tỉnh là 38.5%,trong đó lớn nhất là Khánh Vĩnh (65.4%), Khánh Sơn (45.9%), thấp nhất là Nha Trang (10.8%), Cam Ranh (11.8%) Rừng ở Khánh Hòa có 1035 loài thực vật thuộc 559 chi và 161 họ
Trang 14Sự phong phú về sinh học rừng Khánh Hòa còn đặc biệt được biết đến với sự đa
dạng về nguồn gen, nổi bật trong đó là cây Dó bầu (Aquilaria crassna), loài cung
cấp các sản phẩm trầm kỳ nổi tiếng trong và ngoài nước [11]
Khoáng sản
Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlipđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granit…Tuy nhiên các khoáng sản chưa được khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp vì vậy hiệu quả sử dụng thấp
Nước khoáng với tổng lưu lượng khai thác khoảng 3400-3500 m3/ngày Một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp như nước khoáng Đảnh Thạch (57 triệu lít/năm), Tu Bông (25 triệu lít/năm) [11]
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11.55%, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 15.5%, giá trị nông lâm thủy sản tăng 2.81%, ngành dịch vụ du lịch tăng 14.5% GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1710 USD cao hơn mức bình quân chung của Việt Nam Dịch
vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%
Công nghiệp
Khánh Hòa là địa phương phát triển công nghiệp mạnh trong khu vực Miền Trung và Tây Nguyên Các thế mạnh công nghiệp truyền thống của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy hải sản, vật liệu xây dựng, may mặc Các khu công nghiệp lớn trong tỉnh như khu công nghiệp Suối Dầu, khu công nghiệp Ninh Hòa, khu công nghiệp Bắc và Nam Nha Trang, cùng với những cảng biển lớn đang được đầu tư xây dựng, giúp cho Khánh Hòa trở thành một trong 10 tỉnh thành có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước
Trang 15 Nông nghiệp
Cũng như các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác có các dải đồng bằng nhỏ hẹp, trồng trọt không phải là thế mạnh của tỉnh Lúa vẫn chiếm diện tích lớn nhất và được trồng tập trung tại đồng bằng Ninh Hòa và Diên Khánh Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều nhất là cây mía, sau đó là đậu phộng, cây lương thực được trồng nhiều nhất trong tỉnh là cây khoai mì và cây bắp.Việc trồng cây bắp
đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Khánh Vĩnh
Thủy sản
Bên cạnh nông sản, tài nguyên thủy hải sản ở Khánh Hòa rất dồi dào Khánh Hòa có tổng trữ lượng hải sản ước tính 150.000 tấn/năm và khả năng khai thác 40.000-50.000 tấn/năm.Có 600 loài hải sản được các nhà khoa học xác định ở vùng biển Khánh Hòa, trong đó có hơn 50 loài cá có giá trị kinh tế cao
Du lịch
Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Nhờ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng Các hình thức du lịch ở Khánh Hòa rất phong phú với các hình thức như du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tham quan - vãn cảnh,
du lịch văn hóa Những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng có Tháp bà PoNagar, thành cổ Diên Khánh, các di tích của nhà bác học Alexandre Yersin [11]
1.1.2.2 Điều kiện xã hội
Trang 16tộc Kinh có 1,095,981 người, ngoài ra còn có các nhóm dân tộc chiếm 1 thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ
Giáo dục – đào tạo
Quy mô giáo dục tiếp tục phát triển hướng tới các địa bàn khó khăn, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để rút ngắn khoảng cách về phát triển giáo dục so với đồng bằng, hoàn thành chuẩn phổ cập THCS, chất lượng giáo dục từng bước được củng cố và có tiến bộ Công tác quản lý giáo dục đã có những đổi mới tích cực theo hướng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khách quan, trung thực khắc phục tình trạng chạy theo thành tích
Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 trường đại học, 8 trường cao đẳng và có 11 viện nghiên cứu khoa học
Y tế
Toàn tỉnh hiện có 137 xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 109 xã có nhân viên y
tế thôn bản hoạt động, 132 xã có trang thiết bị y tế cơ bản do các tổ chức tài trợ, 44
xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã, 73/137 xã phường thị trấn có bác sĩ, số lượng giường bệnh toàn tỉnh là 2320 giường [11]
Trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa có 10 hồ chứa nước bao gồm:
- Hồ chứa nước Hoa Sơn (dung tích 19.18 triệu m3, thuộc thôn Vạn Long, xã Vạn Phước huyện Vạn Ninh)
- Hồ chứa nước Suối Trầu (dung tích 9.81 triệu m3, thuộc địa phận Ninh Hòa)
- Hồ Đá Bàn (dung tích 100 triệu m3, thuộc địa phận xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa)
- Hồ chứa nước Tiên Du (dung tích 7.13 triệu m3, thuộc địa phận của xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa)
Trang 17- Hồ chứa nước Am Chúa ( dung tích 4.7 triệu m3, thuộc huyện Diên Khánh)
- Hồ chứa nước Láng Nhớt (dung tích 2.1 triệu m3, thuộc huyện Diên Khánh)
- Hồ Suối Hành (dung tích 9.49 triệu m3, thuộc xã Cam Phước Đông, Cam Ranh)
- Hồ chứa nước Cam Ranh (dung tích 22.1 triệu m3, thuộc Cam Phước Đông , Cam Ranh)
- Hồ chứa nước Suối Dầu (dung tích 32.8 triệu m3, thuộc Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa)
- Hồ EakrongRou (dung tích 35.91 triệu m3, tại xã Ninh Tây, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà) [16]
1.2.1 Giới thiệu về hồ Hoa Sơn
Hồ Hoa Sơn là hồ chứa nước lớn nhất huyện Vạn Ninh được xây dựng tại thôn Vạn Long, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, phía bắc tỉnh Khánh Hòa, gần Quốc lộ 1A Dự án được duyệt năm 2003, khởi công ngày 07/3/2006 và hoàn thành 07/3/2011
Tọa độ địa lý hồ Hoa Sơn là:
Vĩ độ: 12°47'59.94"N
Kinh độ: 109°17'38.51"E
Vai trò của hồ chứa nước Hoa Sơn:
- Tưới cho 1360 ha đất canh tác cho khu vực huyện Vạn Ninh
- Cấp nước cho 1000 ha nuôi tôm
- Cấp nước sinh hoạt (35000 người với lưu lượng 2800 m3/ngày-đêm)
- Cấp nước cho khu công nghiệp Đầm Môn -Tân Dân với lưu lượng 9500m3/ngày đêm
Bên cạnh đó từ khi có hồ Hoa Sơn nỗi lo thiếu nước từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm của hàng vạn người dân khu vực Tu Bông (gồm 5 xã: Vạn Khánh, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thọ và Đại Lãnh trải dài theo Quốc lộ 1 từ đèo Cả đến núi Tân Dân) đã không còn Không những thế người dân Tu Bông sẽ chủ động làm 2 vụ lúa
Trang 18đông xuân và hè thu Ngoài mục tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản thì hồ chứa nước Hoa Sơn đảm nhận chức năng hết sức quan trọng là nơi cung cấp nguồn nước chính để sử dụng cho khu kinh tế Vân Phong
Hình 1 2 Hồ chứa nước Hoa Sơn
Một số thông số kĩ thuật của hồ:
- Diện tích lưu vực 44 km2
- Đập đất, kết cấu 3 khối, lõi giữa đắp đất chống thấm Cao trình đỉnh đập
28.5m
- Chiều dài tại đỉnh đập 900 m
- Hồ chứa có dung tích 19.18 triệu m3
- Tràn xả lũ với lưu lượng xả 711 m3/s [12]
1.2.2 Giới thiệu về hồ Đá Bàn
Hồ đá bàn nằm trên địa phận xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà
Hồ được tạo nên vào đầu thập niên 80, khi người ta xây một cái đập ngăn nước trên thượng nguồn sông Lốt, hay còn gọi là sông Đá Bàn Hồ Đá Bàn có hình dạng giống như chiếc lá dài trên 2 km, rộng trên 1 km
Tọa độ hồ Đá Bàn:
Trang 19Vĩ độ: 12°38'20.65"N
Kinh độ: 109° 6'33.82"E
Hình 1 3.Hồ chứa nước Đá Bàn
Với sức chứa 100 triệu m3 nước (có năm lũ lớn sức chứa đến 120 triệu m3) Hồ
Đá Bàn là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho toàn đồng bằng Ninh Hòa với diện tích lên đến 100 km2, ngoài ra hồ còn cung cấp nước cho Nhà máy cấp nước thị trấn Ninh Hòa (được xây dựng năm 2000, công suất nhà máy 2.500 m3/ngày.đêm) Mỗi tháng nhà máy cung cấp đến người dân Ninh Hòa khoảng 55.000 m3 nước sạch Bên cạnh đó hồ Đá Bàn còn được biết đến như một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn
Thông số kĩ thuật của hồ:
- Hồ có diện tích hơn 4 triệu m2, mặt hồ hình hơi tròn
- Đường kính trên 2.5 km
- Mặt đập dài 247 m
- Độ cao của đáy hồ là 30 m và mặt đập là 65.58 m so với mặt nước biển [14]
Trang 201.2.3 Giới thiệu về hồ Cam Ranh
Hồ Cam Ranh thuộc Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa Được xây dựng năm 1993 và hoàn thành vào năm 1997
Thông số kĩ thuật của hồ:
- Diện tích lưu vực 54.9 km2
- Mực nước cao nhất khi có lũ 32.26 m
- Mực nước hồ khi khai thác bình thường là 32 m
- Lưu lượng trung bình 22.1 triệu m3 [15]
Hình 1 4 Hồ chứa nước Cam Ranh
Trang 211.3 Tổng quan về quan trắc môi trường nước mặt
1.3.1 Định nghĩa quan trắc môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường 2005, quan trắc môi trường là quá trình theo dõi
có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp những thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đến môi trường
1.3.2 Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt
Mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực, địa phương
- Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường nước
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian và không gian
- Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước
- Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương [9]
1.3.3 Các yêu cầu khi quan trắc môi trường nước mặt
a Kiểu quan trắc
Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc cần xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động
b Địa điểm và vị trí quan trắc
Việc xác định địa điểm quan trắc môi trường nước mặt lục địa phụ thuộc vào mục tiêu chung của chương trình quan trắc và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc
Căn cứ vào yêu cầu của đối tượng cần quan trắc (sông, suối, ao, hồ…) mà cần xây dựng lưới điểm quan trắc cho phù hợp Số lượng các điểm quan trắc phải được cấp có thẩm quyền quyết định hàng năm
Trang 22Vị trí quan trắc cần phải chọn ổn định, đại diện được cho môi trường nước ở nơi cần quan trắc, được xác định tọa độ chính xác và được đánh dấu trên bản đồ
c Yêu cầu chung khi lựa chọn địa điểm và vị trí quan trắc
Sau khi đã xác định về vị trí đặt các trạm cơ sở, trạm tác động, trạm xu hướng việc lựa chọn chính xác vị trí đặt trạm còn phải dựa vào nhiều yếu tố thực tế mới đảm bảo đánh giá chất lượng nước Các yếu tố là:
Tính đại diện
Mẫu nước cần đại diện, đặc trưng về chất lượng nước của khu vực Chất lượng nước phụ thuộc vào lưu lượng, sự xáo trộn và tầng nước Các mẫu nước cần có độ đồng nhất ở tầng mặt cắt trạm thu mẫu Do đó cần phải thu mẫu nước tại nhiều điểm (gần bờ trái, giữa dòng, gần bờ phải) và thu mẫu ở nhiều độ sâu khác nhau
Đo lưu lượng
Việc bố trí trạm quan trắc chất lượng nước kết hợp với các trạm thủy văn là cần thiết, các thông số quan trắc ngoài các thông số chất lượng nước cần kết hợp với thông số lưu lượng tức thời của dòng chảy Việc đo lưu lượng để tính toán tải lượng các thông số ô nhiễm đi qua mặt cắt
Khoảng cách tới phòng thí nghiệm
Các mẫu nước có chứa 3 loại tác nhân ô nhiễm:
- Loại bền vững không thay đổi nhiều theo thời gian (như clo hữu cơ, kim loại nặng)
- Loại không bền nhưng có thể bảo quản trong thời gian một vài ngày (các chất dinh dưỡng N,P)
- Loại kém bền vững không thể bảo quản lâu quá nửa ngày (BOD, vi sinh)
- Thời gian chuyển mẫu từ trạm về phòng thí nghiệm phải đủ ngắn sao cho các thông số cần phân tích không thay đổi về thành phần và nồng độ Do vậy, khoảng cách từ trạm quan tắc đến phòng thí nghiệm cần được tính đến khi thiết kế mạng lưới trạm [9]
Trang 23Các ảnh hưởng pha tạp
Vị trí quan trắc cần được lựa chọn kĩ lưỡng tránh những ảnh hưởng pha tạp có thể làm thay đổi thành phần mẫu quan trắc
Ví dụ nếu vị trí đặt trạm ngay sau đập nước, hàm lượng oxy hòa tan trong mẫu
sẽ cao không đặc trưng cho chất lượng nguồn nước Nếu đặt trạm ngay điểm xả nước thải của thành phố, nhà máy, nồng độ các chất ô nhiễm sẽ tăng cao
-), nitrat (NO3
), amoni (NH4
-+), sunphat (SO4
), photphat (PO4
2-), tổng nitơ (T-N), tổng photpho (T-P), silicat (SiO3
3-), tổng sắt (Fe), clorua (Cl-), florua (F-), độ kiềm, coliform, E.coli, phecal coli, xianua (CN-), đioxit silic (SiO2), dầu, mỡ, asen (As), cadimi (Cd), crom (Cr), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), niken (Ni), mangan (Mn), các ion natri (Na+), kali (K+), magie (Mg2+), canxi (Ca2+), phenol, chất hoạt động bề mặt Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, sinh vật phù du và sinh vật đáy [9]
2-e Thời gian và tần suất quan trắc
Tần suất quan trắc môi trường nước mặt lục địa được quy định như sau:
- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 01 lần/quý
Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý môi trường, mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn nước cũng như điều kiện về kinh tế và kỹ thuật mà xác định tần suất quan trắc thích hợp
Trang 24Tại những vị trí chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều hoặc có sự thay đổi lớn về tính chất, lưu tốc dòng chảy thì số lần lấy mẫu nước mặt tối thiểu là 02 lần/ngày, đảm bảo đánh giá bao quát được ảnh hưởng của chế độ thủy triều [7]
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng lưới trạm quan trắc môi trường quốc gia Các trạm quan trắc môi trường quốc gia được xây dựng trên cơ sở phối hợp giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) với các cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm đang hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và tỉnh Lào Cai Tại thời điểm đó, đây là biện pháp hiệu quả và kịp thời, tận dụng được cơ sở vật chất về trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực sẵn có của các cơ quan này
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nhà nước cho ra đời Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TTG ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” (còn gọi là Quyết định số 16)
Căn cứ theo Quyết định số 16, mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia được chia thành hai mạng lưới: (1) Mạng lưới quan trắc môi trường nền và (2) Mạng lưới quan trắc môi trường tác động
Trang 25Mạng lưới quan trắc môi trường nền: Quan trắc những thông số môi trường cơ
bản tại các điểm tương đối cố định lâu dài, ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế
xã hội Được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường
đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường không khí và nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý Đến nay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đều đã nhập về Bộ Tài nguyên
và Môi trường, do Bộ quản lý và giao nhiệm vụ quan trắc môi trường nền trực tiếp
Mạng lưới quan trắc môi trường tác động: Quan trắc môi trường ở những nơi
chịu tác động trực tiếp bởi các nguồn thải, dẫn đến biến động của chất lượng môi trường Do đó, vị trí quan trắc sẽ biến động theo thời gian và không gian tùy theo diễn biến môi trường Được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một số trạm, điểm quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam quản
lý thực hiện Theo Quyết định số 16, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường được xác định là Trung tâm đầu mạng, thực hiện vai trò chỉ huy,
điều hành hoạt động của toàn mạng lưới
Tính đến thời điểm hiện tại trên cả nước có 42 tỉnh thành có trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường với hàng trăm điểm quan trắc trên toàn quốc [13]
Từ năm 1996, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khánh Hòa đã xây dựng Qui hoạch mạng lưới quan trắc môi trường với sự trợ giúp của Trung tâm kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh Mạng lưới quan trắc được thiết lập với một số trạm nền (quan trắc không khí, nước sông, nước biển ven bờ) đặt ở những vị trí ít chịu tác động của các yếu tố thải do họat động của con người và sản xuất Trạm tác động đặt tại các khu vực có thể đánh giá được tác động của các
Trang 26chất ô nhiễm và có thể so sánh được với trạm nền Vị trí các trạm này thường đặt gần các khu vực trọng điểm, gây ô nhiễm (khu dân cư, khu công nghiệp, khu vực nuôi trồng thủy sản, các điểm xả thải, cửa sông đổ ra biển, bãi biển, cảng…) Với nguồn lực hạn chế (nhân sự, kinh phí, thiết bị…), số lượng các trạm giám sát rất ít, không liên tục, chỉ giám sát chất lượng nước biển ven bờ hoặc môi trường không khí với một số các chỉ tiêu môi trường đặc trưng tùy thuộc vào nguồn kinh phí được cấp
Từ năm 1999 đến 2005, về cơ bản mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường ở Khánh Hòa tương đối ổn định về vị trí các trạm, tần suất, và thông số quan trắc 1) Không khí: 9 trạm; tần suất quan trắc: 01 quí/lần và tháng giữa quí (lấy mẫu một lần vào buổi sáng và buổi chiều); thông số quan trắc: độ ồn, bụi lơ lửng,
SO2, NO2, hydrocarbon (HC)
2) Nước mặt: 6 trạm; tần suất quan trắc: 01 quí/lần; thông số quan trắc: pH,
DO, TSS, BOD5, nitrat, clorua, Zn, As, Cu, HC, coliform
3) Nước biển ven bờ: 6 trạm; tần suất giám sát: 01 quí/lần; thông số quan trắc: pH, DO, TSS, BOD5, Zn, As, Cu, HC, coliform
Ngoài ra trung tâm còn thực hiện quan trắc các khu vực trọng điểm có khả năng xảy ra các sự cố về môi trường như khu vực nhà máy đóng tàu Hyundai-Vinashin (Ninh Hòa); khu vực nhà máy dệt Nha Trang; khu công nghiệp Suối Dầu và khu vực cảng Cam Ranh với tần suất giám sát 01 quí/lần
Bên cạnh việc quan trắc các thành phần môi trường trung tâm còn thực hiện quan trắc về sinh học nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường tác động lên
cơ thể sinh vật trên đối tượng Hàu Ostrea.sp sống trong tự nhiên tại khu vực Mỹ Giang, Mũi Dù (khu vực biển ven bờ gần nhà máy Huyndai – Vinashin, Ninh Hòa) với tần suất 02 lần/năm (6 tháng 01 lần); các thông số quan trắc là Cu, Pb, Cd, Cr và
độ bền vững cấu trúc màng lysosome của tế bào
Hoạt động quan trắc trong 3 năm gần đây: Thực hiện theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020 đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 378/QĐUBND ngày
Trang 2718/2/2009 Theo qui hoạch đã được phê duyệt, hàng năm, Trung tâm xây dựng chương trình quan trắc thông qua các đề án nhiệm vụ, trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt để thực hiện Cụ thể:
- Không khí: 23 trạm (01 trạm nền, 22 trạm tác động); tần suất quan trắc: 4 lần/ năm (tháng 2, 5, 8, 11); thông số quan trắc: độ ồn; bụi lơ lửng, NO2,
SO2, CO, HC
- Nước: 16 trạm; tần suất quan trắc: 01 lần/tháng ; thông số quan trắc : pH,
DO, TSS, BOD5, độ màu, độ mặn, nitrat, nitrit, clorua, Phosphat, COD, Fe,
Mn, Zn, As, Cu, HC, dầu mỡ, coliform, dư lượng thuốc BVTV… tuỳ theo tính chất trạm (trạm nền, trạm tác động, trạm cửa sông…)
- Nước biển ven bờ: 16 trạm; tần suất quan trắc: 01 lần/tháng tại 8 trạm từ những năm 1996; 02 tháng/lần tại các trạm mới được bổ sung vào mạng lưới quan trắc trong thời gian gần đây; thông số quan trắc gồm : pH, DO, nhiệt
độ, độ mặn, TSS, BOD5, COD, NH3-N, Zn, As, Cu, Pb, Cd, dầu mỡ, coliform; Trầm tích đáy (Fe, Mn, Zn, Cu, Pb, Cd, Cr, HC, coliform); trầm tích bãi triều (HC)
- Nước ngầm: 10 trạm; tần suất quan trắc: 02 lần/năm ; thông số quan trắc : nhiệt độ, độ dẫn điện, pH, độ cứng, chất rắn tổng số, nitrat , nitrit, clorua, sunfat, phosphat, Fe, Mn, florua, amoni, As, Cd, Cr6+, Hg, Cu, Pb, Zn, CN-,
coliform, E coli
- Quan trắc sinh học: Trên đối tượng: Hàu (Ostrea sp) sống tự nhiên ở khu vực Tây Nam vịnh Vân Phong; tần suất quan trắc: 2lần/năm (tháng 5 và tháng 10 hàng năm); thông số quan trắc: Hàm lượng kim loại nặng: Cd, Pb,
Cu, Cr; tính bền vững lysosome tế bào máu
Ngoài ra, năm 2010 còn thực hiện quan trắc đa dạng sinh học đối các hệ sinh thái biển như: rạn san hô về độ phủ, thành phần loài loài san hô và các sinh vật sống trong rạn; quan trắc cỏ biển về về thành phần loài, mật độ, độ bao phủ và sinh lượng; quan trắc rừng ngập mặn về thành phần loài, mật độ, chiều cao và đường
Trang 28kính thân Hoạt động quan trắc đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái biển sẽ được thực hiện 5 năm/lần theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt
* Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan trắc: Trung tâm bước đầu triển khai từ năm 2009 đến nay trong lấy
mẫu hiện trường và trong phòng thí nghiệm.Việc đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc và phân tích được thực hiện đối với môi trường không khí xung quanh, nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ
Các thông số thực hiện QA/QC trong phòng thí nghiệm gồm: QA/QC của PO4, NO3
1.6.1 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là quan trắc chất lượng nước tại các hồ chứa nước Hoa Sơn,
Đá Bàn và Cam Ranh thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013
1.6.2 Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa nước Hoa Sơn, Đá Bàn và Cam Ranh chiếm một vị thế quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa bên cạnh đó các hồ này còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh Hồ Hoa Sơn
là nơi cung cấp nước tưới cho 1360 ha đất canh tác cho khu vực huyện Vạn Ninh, cấp nước sinh hoạt cho gần 35000 người người dân Vạn Ninh và cấp nước cho 1000
ha nuôi tôm Hồ Đá Bàn là hồ lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và là nơi cung cấp nước tưới cho toàn bộ vùng đồng bằng Ninh Hòa, ngoài ra hồ còn cung cấp nước cho nhà máy cấp nước thị trấn Ninh Hòa (được xây dựng năm 2000, công suất nhà máy
2500 m3/ngày.đêm) Mỗi tháng nhà máy cung cấp đến người dân Ninh Hòa khoảng
55000 m3 nước sạch Hồ Cam Ranh đảm nhiệm chức năng cung cấp nước tưới tiêu cho 2300 ha diện tích nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho 70000 dân khu vực Cam
Trang 29Ranh Sự ô nhiễm các hồ chứa nước này sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa cũng như đời sống sinh hoạt của hàng ngàn người dân trong tỉnh Chính vì lẽ đó mà việc giám sát thường xuyên chất lượng các hồ chứa là việc làm hết sức quan trọng nhằm đưa ra những cảnh báo sớm
và có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời những ô nhiễm có thể xảy ra
Trang 30CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Hồ Hoa Sơn thuộc thôn Vạn Long, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Hồ Đá Bàn thuộc xã Ninh Sơn, Ninh Hòa, Khánh Hòa
- Hồ Cam Ranh thuộc Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa
Hình 2 1 Hồ chứa nước Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh
Trang 31 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013
Bảng 2 1 Bảng thời gian đi lấy mẫu tại 3 hồ Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh
Hồ Hoa Sơn Hồ Đá Bàn Hồ Cam Ranh
- Lựa chọn thông số nghiên cứu
Bảng 2 2 Các thông số quan trắc chất lượng nước 3 hồ Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam
Ranh
mg/l PTN (Theo SMEWW 4500P.E:2005)
Trang 322.2 Phương pháp phân tích
2.2.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu
2.2.1.1 Chuẩn bị lấy mẫu
Trước khi đi lấy mẫu phải chuẩn bị một số dụng cụ và thiết bị cần thiết như sau:
Dụng cụ và hóa chất
Bình nhựa (thể tích: 1 lít và 500 ml)
Lọ thủy tinh
Ống nghiệm
Hóa chất: dung dịch HNO3 đậm đặc 1: 1
1 gầu múc nước có dây kéo dài
Thiết bị để đo các thông số ở hiện trường
Máy đo pH – pH 3210 SET 2 loại 2AA122 (Đức)
Máy đo DO – Oxi 3210 SET 3 loại 2BA203 (Đức)
Máy đo độ mặn – Cond 3210 SET 1 loại 2CA201 (Đức)
Hình 2 2 Các thiết bị đo thông số hiện trường
Các vật dụng cần thiết khác
Thùng đá để bảo quản mẫu
Trang 33 Giấy dán kí hiệu
Áo phao, mũ nón, gang tay
Túi nilon để chứa các ống nghiệm sau khi lấy mẫu
Bản đồ địa phương và địa điểm lấy mẫu
Sổ ghi nhật kí hiện trường và một số giấy tờ, giấy quyết định
Nhúng gàu trực tiếp xuống nước cách mặt nước khoảng 0,5 m
Tráng rửa gàu và các dụng cụ chứa mẫu (lưu ý đối với lọ thủy tinh để chứa mẫu phân tích dầu mỡ thì không cần phải tráng)
Lấy mẫu nước vào các bình:
1 bình nhựa 500 ml để phân tích kim loại
1 lọ thủy tinh để phân tích dầu mỡ
1 ống nghiệm để phân tích vi sinh vật (chỉ lấy mẫu khoảng 80% ống nghiệm để tránh các vi sinh vật bị chết)
2 bình 1 lít để phân tích các chỉ tiêu khác
Lấy thêm 1 gầu nước để đo các thông số ở hiện trường
2.2.1.3 Đo các thông số ở hiện trường
Tiến hành đo các thông số: DO, độ mặn, pH và nhiệt độ
Trang 34Các máy đo DO, độ mặn, pH hoạt động theo các bước sau:
Mở dụng cụ, mở nắp đầu dò
Gắn thanh đầu dò vào thiết bị
Rửa đầu dò bằng nước cất, lau khô
Nhúng đầu dò vào trong nước
Bật nguồn, nhấn “Ra” để đổi đơn vị, nhấn “Enter”
Để cố định trong khoảng 2 – 3 phút
Đọc kết quả
Sau đó tắt thiết bị, rửa sạch và lau khô đầu dò đặt về vị trí cũ
Lưu ý: Trong 3 thiết bị đo DO, độ mặn, pH thì cả 3 thiết bị đều cùng lúc đo nhiệt độ
2.2.1.4 Bảo quản mẫu
Mẫu sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663 – 3: 2008 (ISO 5667 – 3: 2003)
Đối với mẫu để phân tích kim loại, để cố định mẫu cần nhỏ khoảng 1 ml dung dịch HNO3 1: 1 vào bình nhựa
Các ống nghiệm phân tích vi sinh vật cần bỏ riêng vào trong túi nilon
Sau đó đưa tất cả các bình chứa mẫu và ống nghiệm vào trong thùng đá để vận chuyển về phòng thí nghiệm
Khi về phòng thí nghiệm, mẫu chưa phân tích ngay được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4oC
2.2.2 Phân tích thông số trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1 Phương pháp phân tích tổng chất rắn lơ lửng
Phân tích chất rắn lơ lửng được tiến hành theo SMEWW 2540.D: 2005
a Nguyên tắc
Trộn đều mẫu, lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh và phần cặn giữ lại trên giấy lọc được sấy đến khối lượng không đổi trong tủ sấy ở nhiệt độ từ 103-105oC
Trang 35b Bảo quản mẫu
Mẫu phải được phân tích càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu
Mẫu có thể bảo quản ở 4oC trong 24h
c Thiết bị dụng cụ
Tủ sấy, có khả năng duy trì nhiệt độ 103-105oC
Cân phân tích, có thể cân với độ chính xác đến 0.1 mg
Bước 1: Chuẩn bị giấy lọc
Cho giấy lọc vào dụng cụ lọc, rửa giấy với 20 ml nước
Lấy giấy lọc ra, đặt lên đĩa nhôm, sấy ở 103-105oC trong 1h
Lấy ra, để nguội trong bình hút ẩm 30 phút rồi cân
Lặp lại thao tác sấy, để nguội, đem cân cho đến khi đạt đến khối lượng không đổi Chênh lệch khối lượng cân giữa lần 1 và lần 2 nhỏ hơn 4% hoặc 0.5 mg
Bước 2: Lựa chọn giấy lọc và thể tích mẫu
Chọn thể tích mẫu sao cho lượng cặn sau khi sấy nằm trong khoảng 2.5 -200
mg