Một định dạng của các mặt cong dạng NURBS SC - ShipConstructor là một bộ phần mềm dùng để thiết kế thi công trong ngành đóng tàu của Canada... Phóng dạng – khai triển Đường hình lý thu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐÌNH TỨ Lớp: 46TT-2 Ngành: Đóng Tàu
Tên đề tài: Khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500DWT bằng phần mềm Shipconstructor
Số trang: 110 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 14 Hiện vật: - 03 đĩa CD
- Bản vẽ
Bản vẽ rải tôn được chia trong quá trình thực hiện đề tài
Bản vẽ khai triển tấm tôn D09Fb
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Kết luận:
Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 200…
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S Chu Hữu Dân
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LVTN
Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐÌNH TỨ Lớp: 46TT-2 Ngành: Đóng Tàu
Tên đề tài: Khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500 DWT bằng phần mềm Shipconstructor
Số trang: 110 Số chương: 4 Số tài liệu tham khảo: 14 Hiện vật: - 01 đĩa CD
- Bản vẽ
Bản vẽ rải tôn được chia trong quá trình thực hiện đề tài
Bản vẽ khai triển tấm tôn D09Fb
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Điểm phản biện:
Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 200 …
CÁN BỘ PHẢN BIỆN
ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ
Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 200 …
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Trang 4
I ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu: Phần mềm Shipconstructor và Tàu chở dầu vỏ thép 13500T
2 Phạm vi nghiên cứu: Qui trình công nghệ phóng dạng – khai triển tôn vỏ bằng máy tính điện tử
3 Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và thực hiện qui trình phóng dạng – khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500T bằng máy tính điện tử Sử dụng thành thạo module ShipCAM của bộ phần mềm Shipconstructor trong việc khai triển tôn vỏ
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan về qui trình chế tạo tàu thủy 1.2 Quy trình công nghệ phóng dạng – khai triển trong quá trình chế tạo tàu thủy 1.3 Lý do chọn đề tài
1.4 Giới hạn và nội dung đề tài
Chương 2 TÌM HIỂU PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR
2.1 Giới thiệu chung về phần mềm Shipconstructor 2.2 Chức năng ShipConstructor trong phóng dạng – khai triển tôn vỏ
2.3 Hiệu quả sử dụng của phần mềm ShipContructor (SC)trong thiết kế thi công
Trang 53.2.1 Ưu và nhược điểm phần mềm Autocad 3.3.2 Kết quả phóng dạng
3.3 Phóng dạng- khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500T bằng module ShipCAM của bộ phần mềm ShipConstructor
3.3.1 Chuẩn bị đề án phóng dạng - khai triển
3.3.2 Dựng lại và chỉnh trơn tuyến hình vỏ tàu 13500T trong Autoship
3 4 Khai triển tôn vỏ 3.3.1 Phóng dạng sườn thực bằng ShipCAM 3.3.2 Chia tôn vỏ tàu
3.3.2 Khai triển tôn vỏ 3.3.6 Xuất kết quả khai triển 4.3.7 Kết quả và nhận xét
III KẾ HOẠCH THỜI GIAN
1 ĐI THỰC TẾ: Tìm hiểu công tác thiết kế: 1/8/2008 đến 20/8/2008
2 KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH BẢN THẢO Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ: 20/08/2008 Đến: 25/08/2008 Chương 2: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR Từ: 26/08/2008 Đến: 10 /09/2008
Chương 3: ỨNG DỤNG ĐỂ KHAI TRIỂN PHẦN TÔN VỎ TÀU CHỞ DẦU 13500T Từ: 10/9/2006 Đến: 25/10/2008
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Từ: 26/10/2008 Đến: 5/11/2008 Hoàn thành bản thảo: Trước ngày 8/11/2008
Nha Trang, ngày 7 tháng 08 năm 2008
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Sau 3 tháng thực hiện đề tài, với bao vất vả, khó khăn và những trở ngại gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài, đến giờ phút này, tôi đã hoàn thành tốt các nội dung của đề tài tốt nghiệp của mình
Sự thành công của đề tài ngoài sự nổ lực, cố gắng của bản thân thì phần lớn phụ
thuộc vào sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô trong bộ môn Đóng tàu – khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy – Trường Đại Học Nha Trang Đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Chu Hữu Dân Nhân đây tôi cũng chân thành cảm ơn đến anh KS
Phạm Văn Thương cùng KS Nguyễn Thanh Nghị – Công Ty Thiết Kế Công Nghiệp Tàu Thủy Vinashin - Nha Trang đã chỉ dẫn thấu đáo những vướng mắc trong suốt quá
trình thực hiện đề tài
Những năm tháng ở giảng đường Đại học sắp đi qua Để có được sự thành công ngày hôm nay Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự dạy giỗ của thầy cô, công lao nuôi nấng của bố mẹ, sự giúp đỡ và sẽ chia những khó khăn, vui buồn của bạn bè, anh em, đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn
Nha Trang, ngày …, tháng …, năm 2008
Người thực hiện đề tài
Trần Đình Tứ
Trang 7MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LVTN ii
ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP iii
LỜI CẢM ƠN v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN ix
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
1 1 Tổng quan về qui trình công nghệ chế tạo tàu thủy 2
1.1.1 Chuẩn bị sản xuất 3
1.1.2 Phóng dạng – khai triển 3
1.1.3 Gia công các chi tiết kết cấu thân tàu 3
1.1.4 Gia công và hàn phân, tổng đoạn 4
1.1.4.1 Việc chia phân, tổng đoạn 4
1.1.4.2 Chế tạo và hàn các chi tiết, cụm chi tiết 5
1.1.4.3 Chế tạo và hàn các phân đoạn, tổng đoạn 5
1.1.4.4 Đấu lắp tổng thành thân tàu 6
1.1.5 Lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị 6
1.1.6 Thử kín và sơn vỏ tàu 6
1.1.7 Hạ thủy tàu 6
1.1.8 Thử nghiệm và bàn giao 7
1.2 Công nghệ phóng dạng – khai triển trong quá trình chế tạo tàu thủy 7
1.2.1 Nhà phóng dạng cổ điển 8
1.2.2 Nhà phóng dạng quang học 8
1.2.3 Ứng dụng máy tính trong phóng dạng tàu và khai triển tôn vỏ 8
1.3 Lý do chọn đề tài 9
1.4 Giới hạn và nội dung đề tài .10
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR 11
2.1 Giới thiệu về phần mềm Shipconstructor 11
Trang 82.1.1 Đặc điểm chung .11
2.1.2 Giới thiệu các module chính và chức năng của chúng 12
2.1.2.1 Module ShipCAM 12
2.1.2.2 Module Structure 19
2.1.2.3 Module Nest và AutoNest 22
2.1.2.4 Module Pipe 23
2.1.2.5 Module Outfit 24
2.1.2.6 Module Manager 24
2.1.2.7 Module NC-Pyros 24
2.2 Chức năng ShipConstructor trong phóng dạng – khai triển 25
2.2.1 Chức năng chính 25
2.2.2 Ưu và nhược điểm của module ShipCAM trong quy trình phóng dạng – khai triển tôn vỏ tàu thủy 26
2.3 Hiệu quả sử dụng của phần mềm ShipContructor (SC) trong thiết kế thi công tàu thủy 27
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG ĐỂ KHAI TRIỂN PHẦN TÔN VỎ TÀU CHỞ DẦU 13500T 29
3.1 Giới thiệu về tàu dầu 13500T 29
3.1.1 Các thông số chính 29
3.1.2 Bố trí chung 29
3.1.3 Kết cấu cơ bản 30
3.1.3.1 Đặc điểm kết cấu chung 30
3.1.3.2 Đặc điểm kết cấu các khung dàn của thân tàu 31
3.2 Phóng dạng vỏ tàu bằng phần mềm Autocad 32
3.2.1 Các bước thực hiện 33
3.2.2 Ưu, nhược điểm của việc phóng dạng trên Autocad 35
3.3 Qui trình phóng dạng - khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500T bằng phần mềm ShipConstructor 36
3.3.1 Chuẩn bị đề án phóng dạng - khai triển 38
3.3.1 1 Dữ liệu đầu vào và các yêu cầu của công việc phóng dạng 38
3.3.1.2 Chuẩn bị file CAD 40
Trang 93.3.1.3 Chuẩn bị một đề án Phóng dạng – Khai triển trong ShipCAM 41
3.3.2 Dựng lại và chỉnh trơn tuyến hình vỏ tàu 13500T trong Autoship 43
3.3.2.1 Giới thiệu Autoship 43
3.3.2.2 Dựng lại tuyến hình trong Autoship 44
3.3.3 Phóng dạng sườn thực bằng ShipCAM .58
3.3.3.1 Tạo các đường hình thực - đường sườn, đường nước, đường cắt dọc 58
3.3.3.2 Tạo các đường hình thực- đường sườn, đường nước, đường cắt dọc 60
3.3.3.3 Kiểm tra công tác phóng dạng và xuất kết quả phóng dạng 65
3.3.3.4 Tạo các vết của kết cấu dọc trên mặt vỏ tàu và tạo các rãnh khoét trên sườn cho các kết cấu xuyên qua 65
3.3.3.5.Xuất ra bản vẽ dạng DXF cho phần công việc sau 69
3.3.4 Khai triển tôn vỏ 70
3.3.4.1 Các yêu cầu khi bố trí tôn bao 70
3.3.4.2 Các nguyên tắc chia tôn 71
3.3.4.3 Các khổ tôn thường dùng trong các nhà máy đóng tàu nước ta hiện nay 73
3.3.4.4 Thành lập bản vẽ rải tôn tàu dầu 13500T 74
3.3.4.5 Các bước chính để khai triển tôn vỏ bằng ShipCAM 74
3.3.4.6 Khai triển tôn vỏ phân đoạn điển hình D9 và M9 75
3.3.4.7 Khai triển tôn vỏ phân đoạn mũi quả lê QL18 96
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 103
4.1 Kết quả 103
4.2 Bàn luận 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 109
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN
CAD - Computer Aided Design Thiết kế có sự trợ giúp bằng máy tính CAM - Computer Aided Manufacturing Máy tính hỗ trợ cho sản xuất, gia công kiểm tra và vận hành sản phẩm
CNC – Computer Number Control Điều khiển số bằng máy tính DXF - Drawing Exchange Format Một dạng của bản vẽ được thay đổi cho phù hợp
để thuận tiện cho việc giao tiếp giữa các phần mềm CAD/CAM NURBS - Non Uniform Rational B Spline Cac đường Spline B hợp lý không đồng dạng
IGES - Initial Graphics Exchange Specification Một định dạng của các mặt cong dạng NURBS
SC - ShipConstructor là một bộ phần mềm dùng để thiết kế thi công trong ngành đóng tàu của Canada
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Công nghiệp tàu thủy nước ta đã có những bước phát triển vượt bật trong thời gian qua Tuy nhiên ngành công nghiệp tàu thủy là một ngành công nghiệp hiện đại và đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn cải tiến kỹ thuật từ khâu thiết kế đến khâu thi công để tạo ra một con tàu hoàn chỉnh
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành đóng tàu là điều kiện cần thiết để tạo ra một ngành công nghiệp tàu thủy hiện đại Với sự trợ giúp của hệ thống CAD/CAM có thể giúp chúng ta tạo ra sự cạnh tranh về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm
Để góp phần ứng dụng máy tính từng bước tự động hóa trong các qui trình
DWT (T) bằng phần mềm Shipconstructor Nội dung đề tài bao gồm các chương
như sau:
Kết luận và kiến nghị
Do thời gian, kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng phần mềm vào thực tế sản xuất còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai xót trong quá trình thực hiện đề tài Kính mong quí Thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng những ai quan tâm đến vấn
đề này góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Nha Trang, ngày 10 tháng 09 năm 2008
Người thực hiện
Trần Đình Tứ
Trang 12CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 1 Tổng quan về qui trình công nghệ chế tạo tàu thủy
Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo tàu thủy và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng đơn vị sản xuất mà qui trình công nghệ chế tạo tàu thủy sẽ khác nhau
Đối với tàu vỏ thép, qui trình công nghệ chế tạo tàu thủy được thực hiện như
Phân chia phân, tổng đoạn
Chế tạo và hàn các chi tiết,
cụm chi tiết
Chế tạo và hàn các phân đoạn,
tổng đoạn Thử kín và sơn vỏ tàu
Trang 131.1.1 Chuẩn bị sản xuất
Quá trình chuẩn bị sản xuất là khâu quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất của nhà máy trong quá trình thi công như vậy cần phải chuẩn bị các công việc sau
* Chuẩn bị qui trình công nghệ Ứng với đặc điểm của từng nhà máy thì có từng qui trình công nghệ cụ thể sao cho có thể khai thác hết tất cả những điều kiện để có thể đóng mới một con tàu hiệu quả nhất Quá trình chuẩn bị công nghệ gồm có các công việc như sau
nghệ tối ưu
vụ cho công tác chế tạo tàu thủy theo quy trình đã đề ra
nghệ đồng thời tính toán giờ công cần thiết cho từng bộ phận công nghệ
nghệ
đóng hàng loạt đồng thời so sánh với khả năng sản xuất của xưởng
* Chuẩn bị hệ thống bản vẽ và các trang thiết bị phục vụ cho quá trình thi công tàu
* Chuẩn bị nhân công, nguyên vật liệu và hệ thống nhà xưởng …
1.1.2 Phóng dạng – khai triển
Đường hình lý thuyết tàu được biểu diễn lại từ bản vẽ thiết kế với tỷ lệ thu
nhỏ (1:100;1:50) về kích thước thật (tỷ lệ 1:1) trên sàn phóng mẫu hoặc theo tỷ lệ trong nhà phóng dạng, sau đó các dưỡng mẫu, mô hình được chế tạo trên cơ sở bản
vẽ phóng dạng này Sau khi có các dưỡng mẫu hoặc mô hình; thảo đồ hạ liệu cùng các kí hiệu gia công và lắp đặt người ta tiến hành lấy dấu trên thép tấm hoặc thép hình để chế tạo các chi tiết kết cấu thân tàu
1.1.3 Gia công các chi tiết kết cấu thân tàu
Công nghệ gia công các kết cấu thân tàu có thể phân thành gia công nguội và gia công nóng và cũng có thể phân thành gia công mép và gia công hình dáng tùy
Trang 14theo phương pháp gia công
+ Căn chỉnh và làm sạch gỉ thép tấm Trong khi chế tạo, vận chuyển và lưu kho, sắt tấm và thép hình có thể bị biến dạng, nhất là sau khi cắt Và thép biến dạng phải được căn chỉnh và làm phẳng lại trước khi đi phóng dạng và hạ liệu Việc căn chỉnh thép thường được làm bằng máy cuốn Để bảo vệ thân tàu và giảm thiểu gỉ mòn, các tấm thép phải được làm sạch gỉ và sơn lót Thông thường, công việc được tiến hành trước hết là phun sạch sau đó là sơn lót Nếu hiệu quả kinh tế của sản xuất tăng lên, người ta phải đặt một dây chuyền tự động để gia nhiệt trước cho các thép tấm
+ Gia công mép các kết cấu thân tàu Công nghệ gia công mép các kết cấu thân tàu bao gồm việc cắt mép và vạt mép (săng phanh) hoặc cũng có thể chia thành cắt thẳng mép và cắt cong tuỳ theo đặc tính của mép Việc gia công được thực hiện bằng máy cắt, máy bẻ mép, đầu cắt axêtylen, hay máy cắt số CNC
+ Gia công hình dáng Với những kết cấu thân tàu có độ cong như tôn vỏ, khung sườn, xà ngang và ống khói, để có được hình dáng yêu cầu, phải được gia công nguội hay nóng Để đạt được những yêu cầu công nghệ, không thể thiếu được các thiết bị như máy cuốn, máy thủy lực, máy bẻ gập, máy uốn… cũng như việc gia công nóng
1.1.4 Gia công và hàn phân, tổng đoạn
Khi đóng tàu, chúng ta thường chia kết cấu thân tàu thành một số thành phần được gọi là tổng đoạn và phân đoạn, lắp riêng biệt sau đó được ghép lại thành một thân tàu hoàn chỉnh trên đà hay triền tàu Công việc đó chủ yếu bao gồm:
A: Chuẩn bị chi tiết – cụm chi tiết B: Chế tạo và hàn các phân, tổng đoạn C: Đấu lắp tổng thành trên triền, đà hay còn gọi là đấu đà Các phân, tổng đoạn sau khi đã được chế tạo tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh con tàu trên triền đà
1.1.4.1 Việc chia phân, tổng đoạn
Việc chia phân đoạn có tầm quan trọng rất lớn không những vì bản thân sức bền của thân tàu mà còn vì sự tiện lợi và hợp lý trong điều hành cũng như quá trình sản xuất, khả năng nâng hạ và bố trí mặt bằng thi công cũng phải được xem xét Mà những nhân tố nói trên thường mâư thuẫn với nhau Bởi vậy, nhiều khi chúng ta
Trang 15phải gặp nhiều khó khăn để tìm phương pháp và cách làm thích hợp
1.1.4.2 Chế tạo và hàn các chi tiết, cụm chi tiết
Vỏ tàu thủy được hình thành bởi rất nhiều các tấm phẳng, cong, các thanh dầm và các chi tiết từ đơn giản đến phức tạp Do vậy để thuận lợi cho chế tạo, cần phân nhóm các hệ chi tiết cũng như trình tự gia công để đảm bảo rằng một chi tiết sau khi được gia công hành trình của nguyên vật liệu qua các nguyên công trong dây chuyền sản xuất theo con đường ngắn nhất
o Nhóm 1: Gồm các tấm phẳng lớn như: đáy trong, ngoài, mạn, vách, thượng tầng…
o Nhóm 2: Các tấm cong một chiều có thể vạch dấu gia công hoàn toàn trước khi uốn (hông, mạn, boong tàu…)
uốn lấy dấu lại trước khi gia công tinh (các tấm mạn phần mũi, phần lái)
o Nhóm 4: Các chi tiết được cắt bởi mỏ cắt hay máy cắt cơ khí (các loại mã, đà dọc ngang )
o Nhóm 5: Các chi tiết gia cường thẳng (sườn mạn, nẹp vách, xà boong)
mũi, vùng đuôi)
o Nhóm 7: Các tấm cong nhỏ: đà ngang vùng hông, các tấm mã dưới đáy đôi liên kết sườn với các dầm dọc đáy…
1.1.4.3 Chế tạo và hàn các phân đoạn, tổng đoạn
+ Chế tạo và hàn phân đoạn
Việc chế tạo các phân đoạn có thể chia ra ra thành chế tạo các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối Các phân đoạn phẳng tiêu biểu là: phân đoạn vách dọc, vách ngang, phân đoạn mạn, phân đoạn boong, phân đoạn đáy đơn Phân đoạn khối được chế tạo từ các phân đoạn phẳng và các cụm chi tiết, việc chế tạo phân đoạn khối hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện cẩu của nhà máy Thân tàu thường được tạo nên bởi các phân đoạn khối điển hình như phân đoạn đáy đôi, phân đoạn lái, phân đoạn mũi, phân đoạn thượng tầng.v.v
Việc lắp đặt và hàn các phân đoạn khối thường tiến hành trên bãi lắp ráp có thể trên nền cứng hoặc trên các bệ lắp ráp chuyên dùng
+ Chế tạo và hàn tổng đoạn Do tính kinh tế ưu việt của phương pháp đóng tàu theo tổng đoạn, ngày nay trong các xí nghiệp đóng tàu lớn hiện đại thường có xu
Trang 16hướng đóng các tổng đoạn lớn Việc chế tạo tổng đoạn hoàn toàn dựa vào các dấu
đã vạch sẵn trên các phân đoạn phẳng và khối đã được chế tạo
1.1.4.4 Đấu lắp tổng thành thân tàu
Sau khi thi công hoàn chỉnh các tổng đoạn Tổng đoạn chuẩn, buồng máy, lái, mũi…, bước tiếp theo là tiến hành lắp tổng thành trên đà tàu đây là giai đoạn lắp ráp quan trọng nhất và đòi hỏi chất lượng cao nhất có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của con tàu nên cần giám sát chặt chẽ từng bước, kiểm tra và nghiệm thu để
đảm bảo các đặc tính kỹ thuật, tính thẩm mỹ, tính bền của con tàu sau khi hạ thuỷ
1.1.5 Lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị
Việc lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ và trang thiết bị trong giai đoạn chế tạo tổng đoạn tạo điều kiện thuận lợi cho lắp ráp vỏ tàu và là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Các trang thiết bị có thể lắp đặt trong giai đoạn chế tạo phân tổng đoạn là các đường ống, thiết bị điện, lớp cách
ly, thiết bị trên boong, bệ máy… Công tác lắp đặt các thiết bị phụ và trang thiết bị tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp ta có thể phân thành các loại công việc và tiến hành
ở từng giai đoạn chế tạo khác nhau
1.1.6 Thử kín và sơn vỏ tàu
Cùng với việc hoàn tất toàn bộ kết cấu thân tàu, cần phải tiến hành thử kín để kiểm tra độ dò gỉ của mối hàn Ngoài ra các kết thúc thân tàu phải được thử áp lực nước bởi vì đặc tính kỹ thuật đòi hỏi kết cấu phải đạt yêu cầu thử sức bền Thử kín chỉ được tiến hành sau khi đã chụp ảnh X - Quang mối hàn và hoàn tất việc chế tạo
và hàn các bích ống và các mối bắt cáp, nhưng phải thực hiện trước khi sơn vỏ và các bộ phận cũng như chưa được bọc cách nhiệt cách điện Thử kín được chia thành thử dầu hỏa, thử kín nước và thử kín khí
1.1.7 Hạ thủy tàu
Việc chuyển một con tàu từ nơi đóng xuống nước sau khi hoàn tất việc chế tạo thân vỏ được gọi là việc hạ thủy tàu Hạ thủy thực sự là một khâu quan trọng trong đóng tàu Nếu không có sự tính toán hạ thủy kỹ lưỡng thì tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra Do đó việc chuẩn bị cho quá trình hạ thủy phải được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hạ thủy con tàu được an toàn
Về nguyên tắc có các phương pháp hạ thuỷ sau đây:
Trang 17+ Phương pháp nhờ trọng lực của tàu có hạ thủy trên đà trượt, máng trượt Có thể thực hiện trên triền dọc hoặc triền ngang
+ Phương pháp nhờ lực nâng của nước có hạ thuỷ nhờ ụ nổi hoặc âu tàu
+ Phương pháp nhờ các lực cơ giới khác hạ thủy nhờ cần cẩu, hạ thuỷ nhờ thiết
1.2 Công nghệ phóng dạng – khai triển trong quá trình chế tạo tàu thủy
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đặt vấn đề chỉ nghiên cứu giai đoạn thứ hai của quá trình công nghệ chế tạo tàu, tức là quy trình công nghệ phóng dạng – khai triển Trước hết cần tìm hiểu một số khái niệm
Phóng dạng: Là bước công nghệ đầu tiên trong việc đóng thân tàu, và sẽ có
ảnh hưởng tới chất lượng của những bước công nghệ tiếp theo Và chính vì thế, vì sao phóng dạng phải đòi hỏi đạt độ chính xác cao Thông thường việc phóng dạng được tiến hành trên sàn phóng dạng Tại đây có hai bước Trước hết, chúng ta phải thảo ra mặt chiếu căn cứ theo các nguyên tắc hình học theo tỷ lệ 1:1, 1:5 hay 1:10 tùy theo kích thước đã chỉ trên bản vẽ Sau đó, phải chuẩn bị các loại dưỡng phẳng, dưỡng thanh hay dưỡng hòm cũng như các thảo đồ làm căn cứ cho hạ liệu, gia công
và chế tạo Ngoài ra, phóng dạng cũng được dùng để khắc phục những thiếu sót của bản vẽ bởi vì không thể ghi chú tất cả các hính dáng của các bộ phận lên các bản vẽ
Khi vẽ bản vẽ đường hình, dù ta có cẩn thận tới đâu đi nữa cũng không thể tránh khỏi sai số về mặt độ trơn nhẵn của thân tàu khi phóng đại ra Trong trường hợp đó phải dùng phóng dạng để cải thiện bản vẽ Xét về các phương pháp phóng dạng, ngày nay phương pháp phóng dạng toán học tiên tiến đang được sử dụng rộng rải, phương pháp này căn chỉnh và cung cấp bảng tọa độ đường hình cho thân vỏ trơn nhẵn với sự giúp sức của máy tính điện tử
Khai triển: Là qui trình công nghệ xác định kích thước và hình dáng thật
của các chi tiết kết cấu tàu thủy khi nắn phẳng từ các bản vẽ đường hình lý thuyết
Trang 18Là loại nhà phóng dạng trong đó thực hiện các nguyên công chính sau:
- Vẽ đường hình lý thuyết tàu từ bản vẽ thiết kế với tỷ lệ nhỏ thành tỷ lệ 1:1
và lập bản vẽ đường sườn kết cấu với đầy đủ vị trí từng chi tiết kết cấu thân tàu
- Khai triển, xác định kích thước thật, hình dáng thật của từng chi tiết kết cấu thân tàu
- Chế tạo các dưỡng mẫu phục vụ cho việc vạch dấu, chế tạo, lắp đặt và kiểm tra các chi tiết kết cấu thân tàu
1.2.2 Nhà phóng dạng quang học
Nhà phóng dạng quang học có nhiệm vụ phóng dạng đường hình lý thuyết tàu, khai triển các chi tiết kết cấu thân tàu ở tỷ lệ 1:10 hoặc 1:5, sau đó tiến hành chụp hình với tỷ lệ 1:100 lên các phim kính và rửa phim
Sau đó dùng đèn chiếu chuyên dùng phóng đại các hình đó thành kích thước thật trên vật liệu hoặc tiến hành lập bảng tạo độ
1.2.3 Ứng dụng máy tính trong phóng dạng tàu và khai triển tôn vỏ
Tiếp theo các tiến bộ về phóng dạng tỉ lệ 1:1 nhờ kỹ thuật chụp hình và dùng máy chiếu phóng lớn trong các nhà phóng dạng, ngày nay nhiều nơi đã ứng dụng máy tính và các phần mềm đồ họa chuyên dụng để phóng dạng và khai triển tôn vỏ tàu trực tiếp trên máy tính Sau đó, các kết quả phóng dạng sẽ được xuất ra
ở dạng các bảng trị số đường hình kết cấu, cũng như các bản vẽ từng tấm tôn vỏ
và tôn boong đã trải phẳng
Phương pháp này cho phép
- Cơ giới hóa việc vẽ đường hình dáng các bản vẽ chi tiết kết cấu thân tàu và lập các phiếu cắt tối ưu thông qua các chương trình điều khiển
- Trải tôn bao thân tàu bằng phương pháp số học
- Tính toán tọa độ của các điểm trên đường hình dáng của các kết cấu dọc
Trang 19và đường bao của các chi tiết khung xương vỏ tàu
- Áp dụng các phương pháp số học để tiến hành các công tác khác liên quan tới phóng mẫu và vạch dấu dùng trong công nghiệp đóng tàu
Hiện nay, rất nhiều các công ty nước ngoài đang chào các phần mềm hỗ trợ mô phỏng hình bao bề mặt của vỏ tàu và từ đó cho phép xuất các bảng trị số sườn thật (bảng offset) với các mức độ trơn khác nhau như:
Đây là phương pháp hiện đại đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa, chuyên môn hóa ngành công nghiệp chế tạo tàu thủy trong giai đoạn hiện nay
1.3 Lý do chọn đề tài
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực cơ khí rất phổ biến Nó đã và đang tạo ra những sản phẩm đòi hỏi có độ chính xác cao và nhanh chóng Trong lĩnh vực đóng tàu việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại những hiệu quả to lớn, công nghệ thông tin đã giải quyết thành công nhiều bài toán khó và phức tạp
Ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng các hệ thống CAD/CAM trong lĩnh vực đóng tàu không phải là điều mới mẻ Chúng ta đang sử dụng nhiều phần mềm trong
hệ thống CAD/CAM chuyên dụng phục vụ công tác thiết kế và đóng tàu như Napa, Autoship, ShipConstructor, Nupas Cadamic, Tribol… Những phần mềm này đang
hỗ trợ chúng ta hết sức đắc lực trong thiết kế và đóng tàu đem lại hiệu quả kinh tế -
kỹ thuật đáng kể
Trang 20Đặc biệt quy trình công nghệ phóng dạng – khai triển bề mặt vỏ tàu thủy (hay khai triển tôn vỏ) là công việc phức tạp Nếu công tác khai triển được tiến hành tự động, đảm bảo độ chính xác cần thiết thì sẽ giảm bớt được một số vấn đề
cơ bản như giảm được số lượng nhân công, giảm thời gian lao động, tiết kiệm được nguyên liệu Và quan trọng hơn là giá thành của con tàu được giảm đi trong khi chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao
Trong các phần mềm chuyên dụng về thiết kế thi công trong ngành đóng tàu thì
bộ phần mềm ShipConstructor của Canada được coi là một phần mềm khá thông dụng
và hiện đang sử dụng khá phổ biến tại các nhà máy đóng tàu của nước ta hiện nay
Vì vậy tôi đăng kí đề tài “Khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500T bằng phần mềm
Shipconstructor” để giải quyết vấn đề tự động kh ai triển bề mặt tôn vỏ của thân tàu thủy
1.4 Giới hạn và nội dung đề tài
Phóng dạng – Khai triển là công đoạn được thực hiện đầu tiên trong qui trình thiết kế thi công của một con tàu Bề mặt vỏ tàu sẽ được làm trơn bằng cách ứng ứng dụng các hệ thống phần mềm CAD/CAM sau đó bảng giá trị tạo độ các sườn thực được tạo ra và quản lí một cách tự động trên máy tính
Trong đề tài chỉ áp dụng đối với một loại tàu cụ thể đó là tàu chở dầu vỏ thép 13500T để giải quyết vấn đề phóng dạng - khai triển bằng máy tính hiện đang áp dụng trong thực tế sản xuất hiện nay Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề như sau
Xây dựng và thực hiện qui trình phóng dạng – khai triển tôn vỏ tàu dầu
Chương 2: Tìm hiểu phần mềm ShipConstructor
Chương 3: Ứng dụng ShipConstructor để khai triển tôn vỏ tàu dầu 13500T
Chương 4: Kết quả và bàn luận Kết luận và đề xuất ý kiến
Trang 21CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR
2.1 Giới thiệu về phần mềm Shipconstructor
2.1.1 Đặc điểm chung
ShipConstructor là bộ phần mềm chuyên dụng về thiết kế thi công tàu thuỷ
và các công trình nổi của hãng Albacore Research Ltd (ARL) Canada
Các đặc điểm chủ yếu của ShipConstructor như sau
Hình 2.1 Mô hình kết cấu thân tàu 7800 dwt DryCargoVessel được trên
ShipConstructor
- Đây là bộ phần mềm ngay từ khi khởi đầu (1990) đã chuyên dụng cho thiết
kế thi công tàu Do đó ngay từ đầu, các tính năng, tiện ích dành cho thiết kế thi công được tập trung phát triển và cải tiến, bổ xung không ngừng
- ShipConstructor chạy trên nền AutoCAD Do đó tận dụng được các kỹ năng về AutoCAD của các kỹ sư, thời gian đào tạo sử dụng ngắn
Trang 22- Chương trình ShipConstructor quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sử dụng SQL Server
ShipConstructor 2008 R2.1.7
2.1.2 Giới thiệu các module chính và chức năng của chúng
ShipConstructor gồm một số module sau:
2.1.2.1 Module ShipCAM
Module ShipCAM một module chạy độc lập không ứng dụng trên nền AutoCad
Module ShipCAM gồm 8 module con dưới đây:
1 LoftSpace là module dùng để thực hiện các công việc chung về phóng
dạng Phần lớn thời gian ta làm việc trong module này
Hình 2.2 Giao diện Loftspace
2 LinesFairing là module dùng để chỉnh trơn các đường cong như đường
sườn, đường chia tôn, Nó cũng tạo ra các loại mặt khác nhau, cắt các mặt cắt để chỉnh trơn các dạng vỏ phức tạp
Trang 23Hình 2.3 Giao diện Linefairing
Hình 2.4 Giao diện StringerCutout
Trang 243 StringerCutout Là module dùng để quy định vị trí và tính toán giao cắt
giữa các kết cấu dọc với khung sườn, tự động vẽ các rãnh khoét cho kết cấu dọc trên khung sườn
4 PlateExpand Là module dùng để khai triển các tấm tôn cong thành tờ tôn
phẳng và vẽ các vạch dấu lên tôn Xuất file có chứa tấm tôn được trải phẳng dưới dạng DXF
Hình 2.5 Giao diện PlateExpand
Trang 255 ShellExpand là module dùng để vẽ các bản vẽ rải tôn
Hình 2.6 Giao diện chính của ShellExpand
6 InverseBend Module InverseBend dùng để tạo và vẽ các đường cong uốn
ngược cho các loại chi tiết kết cấu cong bằng thép hình Thay cho việc chế tạo các
dưỡng phức tạp và đắt tiền để uốn thép hình, module này vẽ một đường cong lên bản bụng của thanh thép thẳng lúc chưa uốn Sau đó ta chỉ việc uốn các thanh thép này sao cho đường cong nói trên trở thành các đường thẳng là lúc đó thanh thép hình sẽ cong theo đúng yêu cầu Đường cong uốn ngược dùng được cho các sườn, kết cấu dọc, kể cả những kết cấu bị xoắn
Trang 26Hình 2.7 Giao diện InverseBend Bây giờ ta có thể xuất kết quả thành file DXF dạng phẳng hoặc không gian
Hình 2.8 Uốn sườn và uốn ống trên máy uốn CNC không cần dưỡng
Trang 277 PinJigs Module PinJigs dùng để tính các thông số cần thiết để dựng bệ
khuôn Kết quả được đưa ra dưới dạng bản vẽ bệ khuôn và bảng chiều cao chân bệ, góc giữa pháp tuyến của mặt bệ và chân bệ
Hình 2 9 Dùng bệ khuôn xoay có góc nghiêng thấp nhất, thuận lợi cho
lắp ráp và hàn
Trang 288 PrintOffsets là module dùng để in ra tất cả các số liệu về vỏ
Hình 2.10 Giao diện PrintOffsets
Trong quá trình thực hiện các công việc thiết kế thì dữ liệu được trao đổi giữa các module được thực hiện một cách dễ dàng
Trang 29ShipCAM tổ chức các dữ liệu thành các đề án phóng dạng Một đề án gồm tất cả các dữ liệu phóng dạng vỏ của một tàu Tất cả các file dữ liệu của một đề án được lưu trong một thư mục, trong đó có một file lưu các thiết lập chung của đề án như đơn vị phóng dạng, đơn vị trong CAD…
2.1.2.2 Module Structure
Module Structure dùng để vẽ kết cấu tàu trong không gian 3 chiều (3D), tạo
các bản vẽ lắp ráp, bản vẽ thi công các chi tiết kết cấu
Các công cụ vẽ của module Structure được ứng dụng trên nền Autocad nên quá trình chuyển giao công nghệ để sử dụng phần mềm đơn giản Tất cả các dữ liệu thiết kế của ShipConstructor được hình thành và quản lý tự động bởi chương trình
và người thiết kế không cần phải can thiệp Dưới đây sẽ giới thiệu các khái niệm chung về cách tổ chức công việc và dữ liệu thiết kế đó
Đề án thiết kế (Projects)
Các đề án thiết kế trong ShipConstructor được gọi là Project
Một đề án là toàn bộ phần thiết kế thi công kết cấu cho một tàu
Chương trình tự tạo nên một thư mục Projects tại vị trí do người thiết kế chọn (ví dụ trong hình sau là ổ E:\)
Trong thư mục đó có các thư mục con là từng đề án
Trong mỗi đề án, ShipConstructor tự động tạo nên một số thư mục con chứa các dữ liệu của từng phân tổng đoạn và từng mô đun thiết kế như Hình 2.11
Chú ý: Không được di chuyển, đổi tên, xoá các thư mục và file do ShipConstructor tạo nên Chỉ có thể di chuyển toàn bộ thư mục của một đề án sang
vị trí khác Trong thư mục của mỗi đề án, có một file text có đuôi là PRO Khi mở
file này ví dụ bằng chương trình Notepad ta sẽ biết được:
Hình 2.11 Quản lí thư mục theo dự án của ShipConstructor
Trang 30o Cơ sở dữ liệu của đề án nằm ở máy nào (tên máy chủ cơ sở dữ liệu)
o Tên cơ sở dữ liệu của đề án trên máy chủ đó
Một số chức năng của module Structure trong thiết kế thi công
• Gia công chi tiết theo nhóm để tăng năng suất
Hình 2.12:Gia công chi tiết theo nhóm công nghệ
• Sử dụng các bản vẽ lắp đơn giản, trực quan dạng phối cảnh 3 chiều Các bản vẽ lắp loại này giúp giảm 50% thời gian lắp ráp
Trang 31Hình 2.13 Bản vẽ mũi lắp mũi quả lê dạng 3D
Hình 2.14 Bản vẽ lắp ráp phần mũi quả lê của một tàu hàng
Trang 322.1.2.3 Module Nest và AutoNest
Hạ liệu tôn là quá trình sắp xếp các chi tiết tấm lên các tờ tôn để chuẩn bị xử
lý trên máy cắt tôn theo chương trình số hoặc cắt bằng tay Các máy cắt tôn CNC không chỉ có bộ phận cắt tôn mà còn có bộ phận vạch dấu trên chi tiết và viết các chữ, ký hiệu trên chi tiết giúp cho việc lắp ráp được nhanh và chính xác Chương trình ShipConstructor có module Nest và AutoNest dùng cho hạ liệu Module Nest dùng hạ liệu bằng tay, có các chức năng tự động đặt khoảng cách giữa các chi tiết
và khoảng cách với mép tờ tôn AutoNest dùng để hạ liệu tự động
Hạ liệu là một quá trình phức tạp và khó Khi đặt một chi tiết cụ thể trên một
tờ tôn cụ thể cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau Một số trường hợp chỉ những người có kinh nghiệm mới có thể quyết định được phụ thuộc vào thực tế sản xuất của nhà máy
Dưới đây là một số ít điểm cần xét
Hình 2.15 Vạch dấu tự động trên máy cắt CNC
o Cắt chính xác không để lượng dư gia công
Trang 33Hình 2.16 Cắt tự động trên máy CNC
2.1.2.4 Module Pipe
Module Pipe dùng vẽ các bản vẽ đi ống trong không gian 3 chiều, tạo các
bản vẽ đi ống và các bản vẽ thi công ống
Gia công các hệ thống ống thuỷ lực, ống thông gió cấp nhiệt ngay sau khi thiết kế thi công, lắp ráp các hệ thống ống ngay khi lắp ráp phân tổng đoạn (Áp dụng trong đáy đôi) Do đó rút ngắn đáng kể thời gian đóng tàu
•
Hình 2.17 Đi ống ngay sau khi thiết kế thi công
Trang 342.1.2.5 Module Outfit
Module Outfit dùng để tạo ra thư viện các trang thiết bị tiêu chuẩn như bơm, tời, Sau đó các thiết bị này được bố trí vào các bản vẽ bố trí thiết bị riêng rẽ hoặc vào các hệ thống ống
Hình 2.18 Bố trí thiết bị vào phân đoạn
Trang 352.2 Chức năng ShipConstructor trong phóng dạng – khai triển 2.2.1 Chức năng chính
Bộ phần mềm ShipConstructor gồm các module như đã trình bày ở mục 2.1.2 Ứng với mỗi module thì sẽ có các chức năng của nó trong quá trình thiết kế thi công Vì đề tài chỉ giới hạn giải quyết quy trình phóng dạng – khai triển nên cần phải đề cập đến các chức năng cụ thể được ứng dụng của phần mềm trong quy trình này
Trong quá trình khai triển tôn vỏ ta chủ yếu sử dụng module ShipCAM để
dạng – khai triển tôn vỏ như sau:
Nhập tuyến hình thiết kế vào phần mềm bằng các cách
thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ như: Autoship, Napa, Fastship, MultiSurf, Rhino…
thiết kế kỹ thuật tàu thuỷ như: Autoship, Napa, Fastship, MultiSurf, Rhino…
Tạo vỏ tàu trong không gian 3 chiều bằng các loại mặt khả triển, mặt kẻ và mặt cong đa chiều dạng B-Spline
Dùng các mặt cắt qua vỏ để tạo các đường sườn, đường nước và đường cắt dọc
Chỉnh trơn vỏ đã tạo bằng cách chỉnh trơn các đường dùng tạo vỏ Có thể cắt vỏ bằng các mặt cắt nghiêng khi có các kết cấu nghiêng so với các mặt phẳng toạ
độ
Tự động đánh dấu lên khung sườn những chỗ có kết cấu dọc xuyên qua
Tự động vẽ các rãnh cắt trên khung sườn cho các kết cấu dọc đó
Rải tôn lên vỏ và chia vỏ thành các tấm tôn riêng biệt
Khai triển phẳng các tấm tôn cong
Trao đổi dữ liệu với các chương trình CAD
Tính trọng lượng, trọng tâm vỏ và các tấm tôn
Trang 362.2.2 Ưu và nhược điểm của module ShipCAM trong quy trình phóng dạng – khai triển tôn vỏ tàu thủy
Như đã trình bày ở trên thì phần mềm ShipConstructor quả là một công cụ thiết kế hiện đại đã thay đổi hàng loạt quá trình thiết kế thi công và thích hợp quy trình công nghệ đóng tàu hiện đại được áp dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu hiện này Tuy nhiên để áp dụng vào quy trình công nghệ phóng dạng – khai triển tôn vỏ tàu thủy ta phân tích một vài ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Phóng dạng – khai triển bằng module ShipCAM cho phép đưa ra kết quả chi tiết hơn nhiều so với việc phóng dạng bằng phần mềm Autocad Bằng cách sử dụng module này, tất cả các yếu tố bề mặt tôn vỏ thân tàu đều được nhập vào máy tính bằng các công cụ thuận tiện
Kết quả sau khi thực hiện bằng ShipCAM sẽ được liên kết dễ dàng với các module khác của bộ phần mềm ShipConstructor để hình thành dây chuyền tự động thiết kế thi công phần thân tàu và hệ thống các trang thiết bị
Nhược điểm
ShipCAM mạnh về khai triển tuy nhiên chức năng chỉnh trơn tuyến hình – Linefairing và quá trình tạo mặt vỏ tàu không được thuận lợi so với các phần mềm chuyên dụng khác; do vậy trong thực tế thi công người ta không chỉnh trơn tuyến hình bằng shipCAM mà thường nhập dữ liệu tuyến hình dạng mặt từ các phần mềm khác sau đó tiến hành chia tôn và khai triển tôn vỏ trên shipCAM
Hiện nay có rất nhiều phần mềm cho ngành đóng tàu rất mạnh về việc dựng
và chỉnh trơn bề mặt vỏ tàu do đó trong thực tế sản xuất người ta kết hợp với một phần mềm chuyên dụng khác về đóng tàu để phục vụ chỉnh trơn tuyến hình trong
đó kể đến các phầm mềm như Napa; Autoship; Fastship; Rihno Marine Để khắc phục điểm yếu của module ShipCAM trong đề tài này tôi sử dụng phần mềm Autoship – một phần mềm chuyên dụng rất được phổ biến trong ngành thiết kế tàu hiện nay - để hỗ trợ phần chỉnh trơn tuyến hình và dựng lại bề mặt vỏ tàu được thiết kế Sau đó kết quả được nhập dạng mặt vào ShipCAM để tiến hành các bước tiếp theo
Trang 372.3 Hiệu quả sử dụng của phần mềm ShipContructor (SC) trong thiết kế thi công tàu thủy
ShipConstructor thuộc loại phần mềm cỡ trung bình với tổng chi phí mua bản quyền đầy đủ nhất khoảng 1 tỷ VND, có tính năng và giá phù hợp với các nhà máy đóng tàu lớn tại Việt nam hiện nay ShipConstructor cũng có các phương án giá linh hoạt cỡ vài trăm triệu VND cho các nhà máy đóng tàu cỡ nhỏ hơn và giá đặc biệt cho các cơ sở đào tạo
Với quy mô một phòng kĩ thuật khoảng 30-40 người, ShipConstructor có
ShipConstructor không cao hơn các phần mềm đóng tàu ngang cấp khác, và chỉ bằng 6% giá của phần mềm Tribol
Số liệu thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng SC trong phóng dạng, thời gian phóng dạng còn 15%, số công nhân còn 30% so với phóng dạng thủ công
Sau đây là số liệu cụ thể từ các nhà máy
Bạch Đằng
Phóng dạng tàu dầu 13500 DWT
Phóng dạng chính xác phần
lỗ thả neo
2 ngày
2 (vẽ +làm
mô hình)
gian chế tạo và lắp ráp tàu 12500DWT
còn 30% so với chưa dùng SC Tuy nhiên do điều kiện trang thiết bị phục vụ cho gia công lắp ráp của các đơn vị sản xuất nên chưa tận dụng được hết các chức năng của các module trong phần mềm
VD: trong Module NC_Pyros đưa ra các bản vẽ gia công với đầy đủ các đường vạch dấu công nghệ, nhưng các máy CNC của nhà máy không có chức năng này nên không thực hiện được
Trang 38Như vậy việc sử dụng phần mềm trong thiết kế thi công tại các nhà máy đã đem lại rất nhiều hiệu quả về cả mặt kinh tế và kỹ thuật Nhưng để tận dụng triệt để các tiện ích từ các phần mềm thì cần phải có sự đầu tư đồng bộ về các máy móc, trang thiết bị Nhưng nói chung ShipConstructor là bộ phần mềm hỗ trợ thiết kế thi công thích hợp nhất đối với các nhà máy đóng tàu nước ta trong giai đoạn hiện nay
Trang 39Chương 3 ỨNG DỤNG ĐỂ KHAI TRIỂN PHẦN TÔ N VỎ TÀU
CHỞ DẦU 13500T
3.1 Giới thiệu về tàu dầu 13500T 3.1.1 Các thông số chính
Tàu được đóng mới dưới sự giám sát của đăng kiểm NK ( Nhật)
3.1.2 Bố trí chung
Hình 3.1 Mô hình tàu Dầu 13500T Vinashin Sea được đóng tại Bạch Đằng
Trang 40o Tàu được đóng: có một động cơ diezen chạy dầu với mũi quả lê, đuôi vát
và một boong chính liên tục từ mũi về lái ngoài ra còn có một boong dâng mũi và một boong dâng lái
o Tất cả không gian sinh hoạt và buồng máy được đặt phía sau khoang hàng
và được cách li bằng buồng bơm, các két dầu đốt
o Vùng chứa hàng được bảo vệ bằng mạn kép và đáy đôi
o Không gian mạn kép được thiết kế để chở nước dằn cách li Mạn kép được kéo dài từ mũi về lái
Vị trí các khoang hàng được bố trí theo khoảng sườn như sau:
Tàu được bố trí 3 tầng hằng hải và một boong chỉ huy ở phía sau tàu
3.1.3 Kết cấu cơ bản 3.1.3.1 Đặc điểm kết cấu chung
Tàu có kết cấu đáy đôi, mạn kép, với buồng máy và không gian sinh hoạt được đặt phía sau
Tàu có hệ thống kết cấu hỗn hợp: dàn đáy và dàn boong có kết cấu dọc; dàn mạn có kết cấu ngang riêng phần mũi, và buồng máy có hệ thống kết cấu ngang