Nắm bắt được yêu cầu như vậy, được sự tín nhiệm của các thầy giáo của khoa và bộ môn, nhóm chúng tôi gồm 5 người: Nguyễn Thành Dương, Phạm Tuấn Tráng, Đinh Tuấn, Trần Văn Hiền, Đặng Từ H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐÓNG TÀU THỦY
NHA TRANG, THÁNG 8 NĂM 2012
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tên Đề tài: “Thiết kế công nghệ phần vỏ của tàu dịch vụ hàng hải
PTSC-Saigon”
Hiện vật: 1 quyển đồ án
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Kết luận:
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2012
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Dương Lớp: 50KTTT1
Ngành: Kỹ thuật tàu thủy Khoa: Kỹ thuật giao thông
Tên Đề tài: “Thiết kế công nghệ phần vỏ của tàu dịch vụ hàng hải PTSC-Saigon”
Số trang: 200 Số chương: 04
Hiện vật: 01 quyển đồ án
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
Đánh giá chung:
………
………
ĐIỂM
ĐIỂM CHUNG
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nha Trang, ngày … tháng … năm 2012
Chủ tịch hội đồng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.1 Lý do chọn đề tài 8
1.2 Tổng quan về quy trình công nghệ chế tạo tàu vỏ thép hiện nay tại Việt Nam 9
1.3 Đối tượng, mục tiêu, phương pháp và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 10
1.3.2 Mục tiêu của đề tài 10
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 10
1.3.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 10
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT……… 11
I Giới thiệu sơ lược về nhà máy……… 11
II Hồ sơ kỹ thuật tàu……… 11
III Tìm hiểu phần mềm Shipconstructor……….12
3.1 Giới thiệu về phần mềm Shipconstructor……… 12
3.1.1 Đặc điểm chung……… 12
3.1.2 Giới thiệu các module chính và chức năng của chúng……… 12
3.2 Chức năng ShipConstructor trong thiết kế thi công……… 18
3.3 Hiệu quả sử dụng của phầm mềm ShipConstructor(SC) trong thiết kế thi công tàu thủy………18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TÀU DỊCH VỤ HÀNG HẢI PTSC – SÀI GÒN 20
I PHÓNG DẠNG 20
1.1 Giới thiệu Autoship 20
1.2 Dựng tuyến hình trong Autoship .21
1.2.1 Nhập tỏa độ tuyến hình vào AutoShip 21
1.2.2 Dựng lại mặt mũi tàu tiến hành chỉnh trơn bề mặt vỏ tàu 22
1.2.3 Kiểm tra bề mặt vỏ tàu sau khi chỉnh trơn tuyến hình tàu mẫu… 25
1.2.4 Xuất dữ liệu……….25
1.3 Khai triển tôn vỏ U4 tàu PTSC – Sai gon………25
1.3.1 Các yêu cầu khi bố trí tôn bao……….25
1.3.2 Các nguyên tắc chia tôn……… 26
1.3.3 Thành lập bản vẽ rải tôn tổng đoạn……… 27
II DỰNG KẾT CẤU TRONG SHIPCONSTRUCTOR……….28
2.1 Lập dự án trong ShipConstructor……… 28
Trang 52.2 Dựng kết cấu trong ShipConstructor………28
2.2.1 Đưa file vào Shipconstructor……….28
2.2.2 Tạo thư viện……… 29
2.2.3 Dựng kết cấu……… 29
2.3 Xuất Nest cắt CNC……… 30
2.3.1 Xuất Nest………30
2.3.2 Xuất CNC……… 31
III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TỔNG ĐOẠN U4……… 32
A - GIỚI THIỆU……… 32
1 Mô tả chung 32
2 Phân tích đặc điểm hệ thống kết cấu………32
3 Phương án công nghệ……….……….34
B - CHUẨN BỊ………35
1 Nhà máy……….35
2 Thiết kế……… 35
3 Nhân sự …… 35
C - LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT TRONG TỔNG ĐOẠN U4……… ……… 36
1- Cắt bằng máy CNC………36
1.1 Xuất Nest……….36
1.2 Xuất CNC……… 38
2 - Chế tạo chi tiết bằng phương pháp cắt bằng tay và tạo hình chi tiết 39
3 - Chế tạo bệ khuôn……….40
D – LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TỔNG ĐOẠN U4 41
1.1- Quy trình công nghệ lắp ráp phân đoạn A1 41
1.1.1.Chuẩn bị……… 41
1.1.2 Chế tạo chi tiết……… 41
1.1.3 Lắp ráp các cụm chi tiết……… 41
1.1.4 Lắp ráp phân đoạn A1……… ……….……49
1.2 – Lập quy trình công nghệ lắp ráp phân đoạn A2……… 50
1.2.1 Chuẩn bị……… 50
1.2.2 Chế tạo chi tiết………50
1.2.3 Lắp ráp các cụm chi tiết……… 50
1.2.4 Lắp ráp phân đoạn A2……….56
1.3- Quy trình công nghệ lắp ráp phân đoạn A3……… ………58
1.3.1.Chuẩn bị……… 58
1.3.2 Chế tạo chi tiết……… 58
1.3.3 Lắp ráp các cụm chi tiết……… 58
1.3.4 Lắp ráp phân đoạn A3………62
1.4 – Quy trình công nghệ lắp ráp phân đoạn A4 ……….65
1.4.1 Chuẩn bị……….……… 65
1.4.2 Chế tạo chi tiết……….………65
1.4.3 Lắp ráp các cụm chi tiết……… 65
Trang 61.4.4 Lắp ráp phân đoạn A4……….70
1.5 – Quy trình công nghệ lắp ráp phân đoạn A5 ……… 73
1.5.1 Chuẩn bị………73
1.5.2 Chế tạo chi tiết……… 73
1.5.3 Lắp ráp các cụm chi tiết………73
1.5.4 Lắp ráp phân đoạn A5……….……….76
E - ĐỊNH MỨC NHÂN CÔNG VÀ VẬT LIỆU 78
1.1- Quy ước 78
1.2- Các bước công nghệ chính .78
1.2.1- Hạ liệu 78
1.2.2- Chế tạo block 79
1.2.3- Đấu đà 79
1.3- Định mức 79
1.3.1- Định mức gia công kết cấu thân tàu(áp dụng cho hạ liệu, chế tạo block, đấu đà) 79
1.3.2- Định mức nhân công phụ áp dụng cho chế tạo block và đấu đà 82
1.3.3- Định mức nhân công phần hỏa công, dưỡng mẫu 83
1.3.4 Công thức tính định mức nhân công (ĐMnc) 85
1.4 Hỏa công tôn vỏ 86
1.4.1 chiều dày tôn ≤ 10mm cong một chiều 86
1.4.2 Chiều dày 14≤ t ≤ 20 cong một chiều 87
1.4.3 Chiều dày ≥ 20 cong theo một chiều 87
1.5 Hỏa công thép hình 87
1.6 Định mức nhân công phụ áp dụng cho chế tạo block và đấu đà 87
1.7 Định mức nguyên vật liệu 87
1.7.1 Vất liệu hàn, bép hàn và khí CO2 87
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90
4.1 Kết quả .195
4.2 Kết luận .90
4.3 Đề xuất .91 Tài liệu tham khảo
Phụ Lục
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 tháng tích cực tìm hiểu, xây dựng đề tài: “Thiết kế
quy trình công nghệ chế tạo tàu dịch vụ hàng hải PTSC – Sài Gòn”
cho đến nay đề tài đã hoàn thành
Tôi xin chân thành cảm ơn: Khoa Kỹ Thuật Giao Thông – Trường Đại Học Nha Trang, các thầy trong Bộ môn Đóng Tàu Thủy
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Văn Vũ người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn các bạn trong nhóm đã đồng hành, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này
Tôi thành thật biết ơn!
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông với chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền khoảng 0,01; gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà
Theo ước tính, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47- 48% GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy hải sản, thông tin liên lạc, bước đầu phát triển, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP cả nước), song trong tương lai sẽ có mức gia tăng nhanh hơn
Vì vậy, cùng với các ngành kinh tế biển khác, ngành đóng tàu cũng sẽ phải phát triển cho tương xứng với vị thế và nguồn lực của quốc gia Trong thời gian gần đây, ngành đóng tàu nước ta cũng đã có bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ để làm ra một con tàu Trong đó, thiết kế công nghệ là một bước gần nhất để tạo ra một con tàu hoàn chỉnh Nắm bắt được yêu cầu như vậy, được sự tín nhiệm của các thầy giáo của khoa và bộ môn, nhóm chúng tôi gồm 5 người: Nguyễn Thành Dương, Phạm Tuấn Tráng, Đinh Tuấn, Trần Văn Hiền, Đặng Từ Hồng Sơn được giao đề tài
“ Thiết kế công nghệ phần vỏ tàu dịch vụ hàng hải PTSC – Sài Gòn” bằng phần mềm Shipconstructor”
Vì đề tài được giao cho cả nhóm 5 người cùng làm nên bản thân tác giả chỉ làm 1 tổng đoạn U4 trong tổng số 5 tổng đoạn được phân chia của tàu mà thôi Bài báo cáo này là sự tổng hợp 5 bài làm của 5 người nên sẽ có một số cách tư duy và cách trình bày khác nhau
Do thời gian hạn chế cũng như sự hiểu biết về phần mềm chưa được hoàn thiện nên đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Kính mong quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp cùng những ai quan tâm đến đề tài này góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn
Nha trang, ngày 1 tháng 08 năm 2012
Người thực hiện
Trang 9CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay việc ứng dụng thông tin trong lĩnh vực cơ khí rất phổ biến Nó
đã và đang tạo ra nhứng sản phẩm đòi hỏi có độ chính xác cao và nhanh chóng Trong lĩnh vực đóng tàu việc ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại nhứng hiệu quả to lớn, công nghệ thông tin đã giả quyết thành công nhiều bài toán khó
và phức tạp
Ở Việt Nam hiện nay, việc ứng dụng các hệ thống CAD/CAM trong lĩnh vực đóng tàu không phải là điều mới mẻ Chúng ta đang sử dụng nhiều phần mềm trong hệ thống CAD/CAM chuyên dụng phục vụ công tác thiết kế và đóng tàu như : Napa, AutoShip, ShipContructor, Nupas Cadamic, Tribol Những phần mềm này đang hỗ trợ chúng ta hết sức đắc lực trong thiết kế và đóng tàu đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật đáng kể
Đặc biệt quy trình thiết kế công nghệ phần vỏ tàu thủy là công việc phức tạp đặc biệt là phóng dạng – khai triển nếu công việc khai triển được tiến hành
tự động, đảm bảo độ chính xác cần thiết thì sẽ giảm bớt được một số vấn đề cơ bản như số lượng nhân công, giảm thời gian lao động, tiết kiệm được nguyên vật liệu Và quan trọng hơn là giá thành của con tàu giảm đi trong khi chất lượng của sản phẩm ngày được nâng cao
Trong các phần mềm chuyên dụng để thiết kế thi công trong ngành đóng tàu thì bộ phần mềm ShipContructor của Canada được coi là phần mềm khá thông dụng và hiện đang sử dụng khá phổ biến tại các nhà máy đóng tàu của nước ta hiện nay, ngay cả thành quả lớn nhất của ngành đóng tàu quân sự của nước ta là sự ra đời của chiếc tàu tuần tra TTTP-400 được công ty đóng tàu Hồng Hà (còn gọi là nhà máy Z173, TP Hải Phòng) đóng cũng được thiết kế công nghệ bằng phần mềm Shipconstructor
Vì vậy chúng tôi đã chọn phần mềm ShipContructor để giải quyết đề tài
“Thiết kế công nghệ phần vỏ của tàu dịch vụ hàng hải PTSC – Sài Gòn”
Trang 101.2 Tổng quan về quy trình công nghệ chế tạo tàu vỏ thép hiện nay tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành đóng tàu Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc để trở thành 1 trong 10 nước đóng tàu nhiều nhất thế giới Nhưng trong thành tựu đó, vẫn còn những vấn đề quan trọng mà ngành đóng tàu của chúng ta vẫn chưa giải quyết được hết, đó là vấn đề thiết kế một con tàu Tuy chúng ta có khả năng đóng được những con tàu dựa trên bản vẽ thiết kế nhưng lại chưa thể tự tay thiết kế ra được những con tàu đó Vấn đề thiết kế được chia làm 3 giai đoạn, đó là: Thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật và thiết kế công nghệ Trong đó, thiết kế công nghệ được hiểu như là thiết kế một quy trình làm ra một con tàu từ thiết kế kỹ thuật của con tàu đó cho phù hợp với năng lực sản xuất của nhà máy hiện tại
Hiện nay chúng ta vẫn chưa thiết kế được những con tàu có tải trọng lớn hơn 2000 tấn mà phải đi mua thiết kế của nước ngoài Nhưng đối với vấn đề thiết kế công nghệ thì chúng ta đã có thể tự thiết kế công nghệ cho những con tàu lớn đến vài chục nghìn tấn cho phù hợp với năng lực của nhà máy, nhưng đó
là đối với những nhà máy đóng tàu lớn như Bạch Đằng, Nam Triệu, Dung Quất, còn đối với các nhà máy nhỏ hơn thì chủ yếu đóng những tàu có tải trọng nhỏ hơn 20000 tấn
Đối với vấn đề thiết kế công nghệ của những nước đóng tàu phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan… thì thiết kế công nghệ được thực hiện cùng bởi công ty thiết kế kỹ thuật được áp dụng cho một nhà máy cụ thể cộng với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu nên tính chuyên môn hóa rất cao Thời gian hoàn thiện một con tàu cũng nhanh hơn
Từ những vấn đề đã nêu ở trên cho thấy ngành thiết kế tàu của chúng ta vẫn chưa phát triển tương xứng với khả năng của chúng ta Trong những năm tiếp theo chúng ta cần phát triển và hoàn thiện vấn đề thiết kế để có thể tự chủ làm ra được một con tàu, thu về được nhiều ngoại tệ hơn, không phải mua thiết
kế của nước ngoài nữa
Trang 111.3 Đối tượng, mục tiêu, phương pháp và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Tàu dịch vụ hàng hải PTSC – Sài Gòn
1.3.2 Mục tiêu của đề tài
Hiểu và lập được quy trình công nghệ chế tạo phần vỏ tàu dịch vụ hàng hải PTSC – Sài Gòn
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Áp dụng những kiến thức đã học và sử dụng phần mềm Shipconstructor
để hoàn thiện đề tài
1.3.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 12CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY
Công ty cổ phần đóng mới và sửa chữa phương tiện nổi PTSC ( PTSC Shipyard)
PTSC Shipyard hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 03 cổ đông
sáng lập là PTSC, PVFC và PV-EIC
Các ngành nghề kinh doanh cụ thể của PTSC Shipyard được cấp theo
Giấy phép kinh doanh bao gồm:
xe máy và xe có động cơ khác)
………
Địa chỉ công ty: Ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
II HỒ SƠ KỸ THUẬT TÀU
1 Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu:
- Chiều dài lớn nhất : Lmax = 61,25m
- Chiều dài thiết kế : Ltk = 58,7m
- Chiều rộng thiết kế: Btk = 16m
- Chiều cao thiết kế : Htk = 6m
- Mớn nước thiết kế : Dtk = 4,2m
- Khoảng sườn lý thuyết: 5,87m
- Khoảng sườn thiết kế : 600mm
2.Các bản vẽ sơ bộ của tàu: (phụ lục)
Trang 13III TÌM HIỂU VỀ PHẦN MỀM SHIPCONSTRUCTOR
3.1 Giới thiệu về phần mềm ShipConstructor
Shipconstructor là bộ phần mềm chuyên dụng về thiết kế thi công tàu thủy và
các công trình nổi của hãng Albacore Research Ltd (ARL) Canada
Các đặc điểm chủ yếu của Shipconstructor như sau:
- Đây là bộ phần mềm ngay từ khi khởi đầu (1990) đã chuyên dụng cho thiết kế thi công tàu Do đó ngay từ đầu, các tính năng tiện ích dành cho thiết kế thi công được tập trung phát triển và cải tiến, bổ sung không ngừng
- Shipcconstructor chạy trên nền AutoCAD Do đó tận dụng được những
kĩ năng về AutoCAD của các kĩ sư nên thời gian đào tạo sử dụng cho kĩ sư ngắn
- Chương trình Shipconstructor quản lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu sử dụng SQL Server
- Hiện nay nhóm dùng phiên bản Shipconstructor 2005 để hoàn thiện đề tài của mình
3.1.2 Giới thiệu các module chính và chức năng của chúng
3.1.2.1 Module ShipCAM
Module ShipCAM là một module chạy độc lập không ứng dụng trên nền AutoCad Module ShipCAM gồm 8 module con dưới đây:
phóng dạng đường hình tàu trước khi thực hiện các công việc tiếp theo
Hình 2.1 Giao diện của LoftSpace
Trang 142 LinesFairing: là module dùng để chỉnh trơn các đường cong như
đường sườn, đường chia tôn, Nó cũng tạo ra các loại mặt khác nhau, cắt các mặt cắt để chỉnh trơn các dạng vỏ phức tạp
Hình 2.2 Giao diện Linefairing
3 StringerCutout: Là module dùng để quy định vị trí và tính toán giao
cắt giữa các kết cấu dọc với khung sườn, tự động vẽ các rãnh khoét cho các kết cấu dọc trên khung sườn
4 PlateExpand: Là module dùng để khai triển các tấm tôn cong thành
tờ tôn phẳng và vẽ các vạch dấu lên tôn Xuất file có chứa tấm tôn được trải phẳng dưới dạng file DXF
Hình 2.3 Giao diện PlateExpand
Trang 15
5 ShellExpand: Là module dùng để vẽ các bản vẽ rải tôn
Hình 2.4: Giao diện của ShellExpand
6 Inversebend: Dùng để tạo và vẽ các đường cong uốn ngược cho các
loại chi tiết kết cấu cong bằng thép hình Thay cho việc chế tạo các dưỡng phức tạp và đắt tiền để uốn thép hình, module này vẽ một đường cong lên bản bụng của thanh thép thẳng lúc chưa uốn Sau đó ta chỉ uốn các thanh thép này sao cho đường cong nói trên trở thành đường thẳng là lúc đó thanh thép hình đã cong theo đúng yêu cầu Đường cong uốn ngược dùng được cho các sườn, kết cấu dọc, kể cả các kết cấu bị xoắn
7 PinJigs: Module Pinjigs dùng để tính các thông số cần thiết để dựng bệ
khuôn Kết quả được đưa ra dưới dạng bản vẽ bệ khuôn và bản chiều cao chân
bệ, góc giữa pháp tuyến giữa mặt bệ và chân bệ
8 PrintOffsets: Là module dùng để in ra tất cả các số liệu về vỏ
Trong quá trình thực hiện các công việc thiết kế thì dữ liệu được trao đổi giữa các module được thực hiện một cách dễ dàng
ShipCAM tổ chức các dữ liệu thành các đề án phóng dạng Một đề án bao gồm tất cả các dữ liệu phóng dạng vỏ của một tàu Tất cả các file dữ liệu của một đề
án được lưu trong một thư mục, trong đó có một file lưu các thiết lập chung của
đề án như đơn vị phóng dạng, đơn vị trong CAD
Trang 163.1.2.2 Module Structure
tạo các bản vẽ lắp ráp, bản vẽ thi công của chi tiết kết cấu
Các công cụ vẽ của module Structure được ứng dụng trên nền Autocad nên quá trình chuyển giao công nghệ để sử dụng phần mềm đơn giản Tất cả các dữ liệu thiết kế của Shipconstructor được hình thành và quản lý tự động bởi chương trình và người thiết kế không cần phải can thiệp Dưới đây sẽ giới thiệu các khái niệm chung về cách tổ chức công việc và dữ liệu thiết kế đó
Đề án thiết kế (Projects)
Các đề án thiết kế trong ShipConstructor được gọi là Project
Một đề án là toàn bộ phần thiết kế thi công kết cấu cho một tàu
Chương trình tự tạo nên một thư mục Projects tại vị trí đó người thiết kế chọn(ví dụ trong ổ D)
Trong thư mục đó có nhứng thư mục con là từng đề án
Trong mối đề án, ShipConstrutor tự động tạo nên một số thư mục con chứa các dữ liệu của từng phân tổng đoạn và từng module thiết kế như hình 2.5
Chú ý: Không được di chuyển, đổi tên, xóa các thư mục và file do
ShipConstructor tạo nên Chỉ có thể di chuyển toàn bộ thư mục của một đề án sang vị trí khác Trong thu mục của mối đề án, có các file text có đuôi là PRO khi mở file này ví dụ bằng chương trình Notepad ta sẽ biết được
Hình 2.5: Quản lý thư mục theo dự án của ShipConstructor
cơ sở dữ liệu của đề án nằm ở máy nào (tên máy chủ cơ sở dữ liệu) thì cơ sở dữ liệu của đề án nằm trên máy chủ đó
Một số chức năng của module ShipConstructor trong thiết kế thi công:
Quản lý bản vẽ lắp ráp:
Trang 17Hình 2.6: Bản vẽ lắp ráp Bản vẽ chi tiết sườn:
Hình2.7: Bản vẽ chi tiết sườn
3.1.2.3 Module Nest và AutoNest
Hạ liệu tôn là quá trình sắp xếp các chi tiết tấm lên các tờ tôn để chuẩn bị
xử lý trên máy cắt tôn theo chương trình số hoặc cắt bằng tay Các máy cắt tôn CNC không chỉ có bộ phận cắt tôn mà còn có bộ phận vạch dấu trên chi tiết và viết các chữ, ký hiệu trên chi tiết giúp cho việc lắp ráp được nhanh và chính xác
Chương trình ShipConstructor có module Nest và AutoNest dùng cho hạ
Trang 18liệu Module Nest dùng hạ liệu bằng tay, có các chức năng tự động đặt khoảng cách giữa các chi tiết và khoảng cách với mép tờ tôn AutoNest dùng để hạ liệu
tự động
Hạ liệu là một quá trình phức tạp và khó Khi đặt một chi tiết cụ thể trên một
tờ tôn cụ thể cần phải xét đến nhiều yếu tố khác nhau Một số trường hợp chỉ có những người có kinh nghiệm mới có thể quyết định được phụ thuộc vào thực tế sản xuất của nhà máy
3.1.2.4 Module Pipe
các bản vẽ đi ống và các bản vẽ thi công ống
Gia công các hệ thống ống thủy lực, ống thông gió cấp nhiệt ngay sau khi thiết kế thi công, lắp ráp của hệ thống ống ngay khi lắp ráp phân tổng đoạn (áp dụng trong đáy đôi) Do đó rút ngắn đáng kể thời gian đóng tàu
3.1.2.5 Module Outfil
Module Outfil dùng để tạo ra thư viện các trang thiết bị tiêu chuẩn như bơm, tời, Sau đó các thiết bị này được bố trí vào các bản vẽ bố trí thiết bị riêng rẽ hoặc vào các hệ thống ống
Trang 193.1.2.7 Module NC-Pyros
điều khiển bằng chương trình số
3.2 Chức năng ShipConstructor trong thiết kế thi công
Bộ phần mềm ShipConstructor gồm các module như đã trình bày ở mục 3.1.2 Ứng với mỗi module thì có các chức năng của nó trong thiết kế thi công
Bộ phần mềm này có khả năng quản lý dữ liệu theo một quy trình
+ Vào bằng bàn phím bảng trị số tuyến hình thiết kế
+ Hoặc nhập (import) các đường hình thiết kế từ các chương trình thiết kế kỹ thuật tàu thủy như: Autoship, Napa, Fastship, MultiSurf,
+ Hoặc nhập (import) các mặt cong vỏ thiết kế từ các chương trình thiết kế
kỹ thuật tàu thủy như: Autoship, Napa, Fastship, MultiSurf,
- Đưa vào Shipconstructor dựng sườn, cắt dọc phần mềm sẽ tự dựng lên 3 chiều
3.3 Hiệu quả sử dụng của phầm mềm ShipConstructor(SC) trong thiết kế thi công tàu thủy
ShipConstructor thuộc loại phần mềm cỡ trung bình với tổng chi phí mua bản quyền đầy đủ nhất khoảng 1 tỷ VND, có tính năng và giá phù hợp với các nhà máy đóng tàu lớn tại việt nam hiện nay ShipConstructor cũng có các phương án giá linh hoặt cỡ vài trăm triệu VND cho các nhà máy đóng tàu cở nhỏ hơn và giá đặc biệt cho các cơ sở đào tạo
Với quy mô một phòng kỷ thuật khoảng 30-40 người, Shipconstructor có thể
sử dụng để thiết kế công nghệ cho 3 dự án đồng thời Về mặt kinh tế, giá Shipconstructor không cao hơn các phần mềm đóng tàu ngang cấp khác, và chỉ bằng 6% giá của phần mềm Tribol
đơn vị sản xuất nên chưa tận dụng được được hết chức năng của các modole trong phần mêm
VD: Trong modole NC-Pyros đưa ra các bản vẽ gia công với đầy đủ các đường vạch dấu công nghệ, nhưng các máy CNC của nhà máy không có chức năng này nên không thực hiện được
Trang 20Như vậy việc sử dụng phần mềm trong thiết kế thi công tại các nhà máy
đã đem lại rất nhiều hiệu quả về cả mặt kinh tế và kỹ thuật Nhưng để sử dụng triệt để các tiện ích từ các phần mềm thì cần phải có sự đầu tư đồng bộ về các máy móc, trang thiết bị Nhưng nói chung ShipConstructor là bộ phần mềm hỗ trợ thiết kế thi công thích hợp nhất đối với các nhà máy đóng tàu nước ta hiện nay
Trang 21CHƯƠNG III: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO TÀU DỊCH VỤ HÀNG HẢI PTSC – SÀI GÒN
I. PHÓNG DẠNG
Hạn chế:
Do thời gian tiếp cận phần mềm ShipConstructor quá ngắn nên việc tìm hiểu về phần mềm này con nhiều hạn chế đặc biệt là Module ShipCAM nên tôi chọn phần mềm AutoShip để thực hiện quá trình phóng dạng đường hình
1.1 Giới thiệu Autoship
Autoship là một hệ thống phần mềm thiết kế và triển khai công nghệ đóng tàu thủy do Công ty Autoship Systems Coporation (ASC) của Mỹ xây dựng và phát triển từ năm 1980 Autoship là một chương trình thiết kế tàu thủy rất mạnh về xử lý đồ họa dưới dạng 2D và 3D, chạy trong môi trường Windows trên các máy tính cá nhân hoặc trên máy tính nối mạng Autoship là tên gọi chung nhưng thực tế chỉ là một module thiết kế tuyến hình trong hệ thống gồm các module khác của bộ phần mềm này
Như vậy module Autoship là một cơ sở để tạo và chuyển cơ sở dữ liệu đến các module khác trong hệ thống, có nhiệm vụ thiết kế đường hình, kiến trúc thượng tầng cả mô hình 3D hình dáng con tàu Ví dụ thiết kế đường hình dáng con tàu đảm bảo các thông số hình học cho trước dùng khi thiết kế mới, hoặc thiết kế đường hình theo mẫu tàu có sẵn trong thư viện tàu mẫu của chương trình Ngoài thiết kế mới, phần mềm còn cho phép nhận vào module thiết kế tuyến hình Autoship bản vẽ tuyến hình vẽ trên giấy, vẽ trong chương trình CAD, bảng tọa độ đường hình v.v bằng các thiết bị hỗ trơn như máy scanner, bút vẽ, … và quản lý nó như đối với bản vẽ gốc Ngoài ra các module Autoship Còn có nhiều chưc năng khác để hổ trợ cho công việc thiết kế tàu, cụ thể như sau:
Khả năng tạo, hiệu chỉnh, nối các đường và mặt cong dễ dàng, linh hoạt chính xác
Quan sát dể dàng và linh động tất cả hình chiếu, kể cả hình mô phỏng 3D
Chỉ điều chỉnh một hình chiếu, các hình chiếu còn lại sẽ tự động cập nhật
Thêm bớt các đường sườn, đường nước, đường cắt dọc một cách dễ dàng
và chính xác
Khả năng tính toán nhanh chóng các tính năng hằng hải của tàu
Khả năng làm trơn bề mặt vỏ tàu
Khả năng tương thích với các mẫu tàu có sẵn
Tự động thiết lập bảng tọa độ đường hình
Khả năng tạo ra một số lượng các mặt cắt sườn thực nhanh chóng
Trang 221.2 Dựng tuyến hình trong Autoship
Quá trình dựng lại tuyến hình vỏ tàu bằng Autoship được thực hiện như
là thực hiện một dự án thiết kế mới Tuy nhiên hình dáng của sườn; sống mũi; sống đuôi ; độ cong ngang boong ; độ cong yên ngựa đã có sẵn Bây giờ chúng
ta chỉ việc dựng lại tuyến hình theo bảng trị số tọa độ tuyến hình đã có Trình tự dựng lại tuyến hình để phác thảo theo các bước sau:
Bước 1: Tạo đề án trong Autoship có tên PTSC
Bước 2: Nhập tọa độ tuyến hình vào đề án trong Autoship đã lập
Bước 3: Dựng mũi tàu
Hiệu chỉnh mũi tàu theo đúng tuyến hình mẫu
Bước 4: Dựng đuôi tàu
Hiệu chỉnh đuôi tàu và các đường gãy góc phía bên mạn tàu theo đúng tuyến hình mẫu
Bước 5: Xuất dữ liệu
Bước 6: Kiểm tra độ chính xác của tuyến hình mới so với tuyến hình mẫu
1.2.1 Nhập tọa độ tuyến hình vào AutoShip
Nhập tọa độ đường hình lý thuyết vào phần mềm AutoShip
Hình 3.1 Tuyến hình sau khi nhập vào AutoShip
Trang 231.2.2 Dựng lại bề mặt vỏ tàu và tiến hành chỉnh trơn bề mặt vỏ tàu
Trong tuyến hình đã được import từ Autocad vào Autoship thì ta đã có biên dạng sườn của tàu mẫu Ta sẽ tạo môt mặt Loft qua các sườn của tàu mẫu
Ta thực hiện các bước sau: Từ giao diện của Autoship
Chuyển sang Create Mode
Nhấp Create Surface
Hộp thoại Create Surface xuất hiện
Trong hộp thoại Create Surface, chọn Loft tab, ta Add các sườn theo thứ
tự vào mục Loft Curves, ghi các thông số như trong hình rồi nhấp OK
Hình 3.2 Hộp thoại Create Surface và các thông số cho mặt HULL
Lưu ý khi tạo mặt Loft nội suy theo biên dạng sườn tàu mẫu có ý nghĩa là tạo nên một bề mặt gần giống với bề mặt tàu mẫu, sau đó ta dịch chỉnh các hang
và cột trong bề mặt mũi tàu theo các đường tuyến hình mẫu đã được import vào Autoship Công việc này giống như sao chép một hình khối theo hình khối cũ
Bề mặt mũi tàu được tạo ra tiến hành hiệu chỉnh bằng cách thêm các hàng và cột điểm control sau đó bật bảng countour có sẵn trong Autoship để công việc hiệu chỉnh được tiến hành dễ dàng
Trang 24Hình 3.3 Chỉnh trơn đường hình
Hình 3.4 Đường hình tàu đã được chỉnh trơn
Sau khi chỉnh trơn đường hình xong tiến hành chia biên dạng sườn thực, chia đường nước và các đường cắt dọc
Trang 25Hình 3.5 Chia sườn thực, đường nước, cắt dọc
Với sự hỗ trợ của chức năng contuors thì việc chỉnh trơn tuyến hình tàu mới theo tuyến hình tàu mẫu thực sự dễ dàng và nhanh chóng
Như vậy ta đã tạo và chỉnh trơn bề mặt thân tàu PTSC SG theo tuyến hình tàu mẫu Ta tiếp tục tạo các đường gãy góc trên phần thân tàu để hoàn thiện việc mô hình lạ bề mặt thân tàu trên Autoship
Hình 3.6 Vỏ tàu PTSC – Sai gon được dựng trong Autoship
Trang 261.2.3 Kiểm tra bề mặt vỏ tàu sau khi chỉnh trơn tuyến hình tàu mẫu
Mặt cong vỏ sau khi chỉnh trơn thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tại các vị trí mà thiết kế kĩ thuật quy định (các đường hình lý thuyết, bán kính hông, bán kính mũi v.v…) phải sát nhất với trị số thiết kế (sai lệch thường không quá vài mm nếu thiết kế ban đầu tốt )
Mặt cong phải trơn nghĩa là biến thiên độ cong trên toàn mặt phải đều đặn, không có các vùng gãy khúc hoặc cong đột ngột , các đường hình thực ( đường sườn , đường nước , đường cắt dọc ) phải là những đường cong trơn Phương pháp kiểm tra thật dễ dàng với các công cụ của Autoship
Vỏ tàu trơn thì sức cản thấp và các tính năng khác sẽ tốt hơn là vỏ không trơn Đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng và có liên quan đến chất lượng khai thác và kỹ thuật của tàu
Nhận xét: So với các giá trị trong bảng trị số tuyến hình tàu mẫu thì độ sai lệch
nằm trong giá trị cho phép đảm bảo độ sai lệch so với tuyến hình mẫu là nhỏ nhất
1.3 Khai triển tôn vỏ phân đoạn U4 tàu PTSC – Sai gon
Vỏ tàu được ghép từ nhiều tấm tôn Kích thước các tấm tôn trên vỏ phụ thuộc loại tờ tôn nguyên, độ cong của vỏ và công nghệ gia công tôn của nhà máy Các vùng vỏ có độ cong phức tạp thì tấm tôn nhỏ, các vùng chỉ cong một chiều hoặc không cong thì tấm tôn có thể lớn Tuy nhiên công việc khai triển tôn vỏ đòi hỏi người kỹ sư cần phải nắm rõ các vấn đề được trình bày ở trên
1.3.1 Các yêu cầu khi bố trí tôn bao
Từ bản vẽ đường sườn và khai triển tôn, tiến hành bố trí các tấm tôn bao dọc chiều dài tàu dựa trên cơ sở sử dụng càng nhiều càng tốt tôn tấm và thép định hình tiêu chuẩn để lượng dư phải cắt bỏ của tấm là nhỏ nhất, nhằm giảm bớt các chi phí vật liệu như thép, que hàn và công thực hiện Khi bố trí tấm tôn bao cần chú ý đến vấn đề về mặt độ bền và công nghệ, cụ thể như sau:
Trang 27 Về nguyên tắc, để đảm bảo được độ bền thân tàu thì phải rải các tấm tôn dọc theo chiều dài tàu Điều này có nghĩa là cần bố trí để cạnh dài tấm tôn trùng với chiều dài tàu, cạnh ngắn nằm nhang riêng ở các chổ có lỗ khoét lượn hoặc có độ cong phức tạp thì cho phép rải tôn theo phương ngang Cần cố gắng giữ chiều rộng của các tấm tôn không thay đổi từ mũi về đuôi, nhất là các tấm ở khu vực ứng suất cao như dải tôn giữa đáy và dải tôn mép mạn, do đó các tấm tôn này được bố trí đầu tiên Các tấm gần mép mạn và đáy được bố trí song song với mép mạn và đáy rồi dần vào giữa
Về mặt công nghệ, cần phải cố gắng tận dụng hết quy cách tấm tôn để tránh cắt nhỏ các tấm tôn do đó khi bố trí cần căn cứ kích thước khổ tôn
để xác định vị trí và chiều dài tổng đoạn hợp lý nhất, đồng thời cần để một lượng dư nhất định ở các mối nối tổng đoạn khoảng 30 – 50 mm Các tấm tôn hỏa công cũng cần phải có một lượng dư gia công về chiều dày khoảng 1 – 3mm Khi bố trí các tấm tôn bao nên cố gắng giảm bớt các tấm cong theo hai chiều và nếu phải uốn các tấm cong theo 2 chiều thì nên thiết kế chiều dày nhỏ hơn một chút để tránh khó khăn khi uốn Đồng thời không nên bố trí mối nối tôn trên mặt cong tròn để tránh trường hợp khi hàn, các tấm tôn bị co rút sẽ làm cho hình cung tròn không được trơn
Ngoài ra không nên để mối nối dọc của tấm tôn giao với sườn kín nước hay vách dọc tàu
Mặt khác, không nên bố trí mối nối giữa các tấm tôn bao với các sườn trùng nhau trên đoạn quá dài Các tấm tôn bao cần phải được bố trí các đường hàn tôn bao song song nằm gần các sườn trên một đoạn quá dài Các tấm tôn bao cần phải được bố trí ngay ngắn và mĩ quan
1.3.2 Các nguyên tắc chia tôn
Theo chiều ngang: các đường chia tôn phần thân ống thường xuyên suốt
từ mạn trái đến mạn phải, trường hợp cần thiết có thể chia lệch nhau 200 – 300 (mm) Khi chia ưu tiên từ đoạn thân ống đi về phía mũi và đuôi tàu
Tại một số khu vực ở phần đuôi và mũi tàu, bề mặt vỏ tàu là những đường cong phức tạp, do đó các khổ tôn ở đây được chia không còn có hình dạng theo khổ tiêu chuẩn mà có hình dạng bất kì, sao cho đảm bảo hợp lý về mặt công nghệ và tiết kiệm vật liệu Các lưu ý khi chia tôn:
Các dải tôn được chia phải có kích thước phù hợp với các khổ tôn hiện
có trên thị trường (đúng tiêu chuẩn)
Dải tôn dưới sống chính được chia đầu tiên và là dải tôn đối xứng qua mặt cắt dọc giữa tàu (không chia tôn dọc bên dưới sống chính)
Không có đường chia tôn dọc theo giữa hông tàu
Trang 28 Tại khu vực giao tuyến giữa boong với mạn tàu, đường chia tôn dọc phải lệch đường giao tuyến này một khoảng ít nhất bằng 5 lần chiều dày dải tôn tại khu vực đó
Các đường chia tôn theo chiều dọc tàu phải lệch các kết cấu dọc một khoảng ít nhất bằng 10 lần chiều dày dải tôn tại vị trí đó
Các đường chia tôn theo chiều ngang phải lệch kết cấu ngang một khoảng ít nhất bằng 10 lần chiều dày dải tôn tại vị trí đó
Tránh chia những dải tôn có mũi nhọn
1.3.3 Thành lập bản vẽ rải tôn tổng đoạn U4
đoạn, khổ tôn của nhà máy và thị trường hiện có; cùng với thiết bị máy móc và tay nghề công nhân ta tiến hành thành lập rải tôn tổng đoạn U4
Dựa vào các yêu cầu và nguyên tắc khi tiến hành thành lập bản vẽ rải tôn như đã trình bày ở trên Tiến hành thành lập bản vẽ rải tôn tổng đoạn U4 Kết quả ta được bản vẽ rải tôn tổng đoạn U4 để phục vụ cho các bước tiếp theo trong quá triển khai triển tôn vỏ
Trang 29II DỰNG KẾT CẤU TRONG SHIPCONSTRUCTOR
2.1 Lập dự án trong ShipConstructor
Thiết kế thi công bằng bộ phần mềm ShipConstructor để thực hiện được
ta phải lập dự án, trong quá trình thiết kế thực hiện trên dự án đó bộ phần mềm này sẽ tự động quản lý toàn bộ quá trình thiết kế của người thiết kế
Thiết lập dự án:
Hình 3.7 Thiết lập dự án
2.2 Dựng kết cấu trong ShipConstructor
2.2.1 Đưa file vào Shipconstructor
Từ file DXF xuất ra từ AutoShip ta tiến hành đưa vào trong dự án của mình và vẫn giữ nguyên được vị trí tọa độ ban đầu của bản vẽ
Khởi động LoftSpace/DXF ta đã mở được file tiến hành lưu file này trong dự
án của mình ở đuôi frm
Tiến hành đưa file có đuôi frm vào ShipConstructor
Khởi động ShipConstructor gõ lệnh Scin chon file đã lưu rồi OK
Tiến hành chọn sườn, cắt dọc, các sàn lửng vào ShipConstructor
Nhấp chuột để chọn sườn vào Navigator/Frame/new rồi kích vào sườn rồi đặt
tên sườn (VD: FR01, FR02 )
Tiến hành làm tương tự với cắt dọc và sàn (cắc dọc ta vào LngBhd, sàn vào Deck)
Trang 30Hình 3.8 Chọn sườn vào ShipConstructor
2.2.2 Tạo thư viện
Trong SC để dụng được kết cấu ta phải thiết lập một thư viện cho dự án của mình, tại thư viện này ta sẽ quản lý toàn bộ các quy cách của kết cấu từ thép tấm, thép hình
Khởi động SC/Manager/plates/new điền đầy đủ thông tin vào của sổ Edit
Sau khi dựng được kết cấu ở dạng 2D ta đóng khối đường bao bằng lệnh
Tool Path rồi chọn tất các các đường bao của chi tiết Chọn lệnh Plate Solid để
đặt chiều dày cho chi tiết rồi đặt tên bằng lệnh Define Part
Cắt dọc và các sàn ta dựng tương tự
Sau khi dựng tất cả các kết cấu sườn, cắt dọc, các sàn ta được khối block
Trang 312.3 Xuất Nest, cắt CNC
Trong quá trình sản xuất hiện nay để đáp ứng được công nghệ, tính kinh
tế của nhà máy thì việc thiết kế và thi công theo một quy trình sản xuất là cực
kỳ quan trọng nên việc chế tạo chi tiết phải đòi hỏi nhanh và chính xác mà đem lại thời gian và chi phí sản xuất là thấp nhất Trong thiết kế thi công bằng phần mềm ShipConstructor cho phép chúng ta có thể xuất chi tiết và điều khiển cắt chi tiết bằng công nghệ tự động (CNC)
2.3.1 Xuất Nest
Sau khi chế tạo chi tiết xong ta tiến hành đặt tên chi tiết Sau khi đặt tên chi tiết xong ta tiến hành xuất chi tiết Công việc này thực hiện nhằm mục đích xếp đặt chi tiết lên khổ tôn tiêu chuẩn
Vào dự án / Navigator/Nest/New tạo chiều dày tấm thép (PL08) rồi mở tấm có chiều dày vừa tạo lên vào lệnh Insert Parts chọn tất cả các chi tiết trong
ô cửa sổ đó
Hình 3.10 Cửa sổ xuất chi tiết
Trang 32Hình 3.11 Sắp đặt chi tiết lên khổ tôn tiêu chuẩn sau khi xuất Nest
Trang 33III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP TÀU
DỊCH VỤ HÀNG HẢI PTSC - SAIGON
A- GIỚI THIỆU
Hình 3.13 Mô hình phân chia tổng đoạn trên tàu PTSC - SaiGon
Tàu PTSC – SaiGon được chia làm 5 tổng đoạn:
Trang 34+ Máy móc phải đầy đủ, phải đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trong việc hoàn
thiện con tàu này
Vd:
+ Nhà xưởng phải đủ chỗ cho việc lắp ráp con tàu
+ Vật tư, nguyên vật liệu được cung ứng đầy đủ
2- Thiết kế:
+ Có đầy đủ bản vẽ thi công cần thiết
+ Thiết kế phải chính xác và dễ hiểu cho người lắp ráp
Trang 35C- LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ
TẠO CÁC CHI TIẾT CỦA TÀU PTSC - SAIGON
Sau khi đã tổ chức phóng dạng và khai triển thì đến công đoạn chế tạo các chi tiết dựa vào các bản vẽ hạ liệu và phóng dạng
Có 2 phương pháp chế tạo chi tiết:
+ Cắt bằng đèn cắt oxi hay axetilen (C2H2)
+ Cắt bằng máy CNC
+ Áp lực: máy uốn, máy dập…
+ Nhiệt : hỏa công
1- Phương pháp cắt bằng máy CNC:
Trong quá trình sản xuất hiện nay để đáp ứng được công nghệ, tính kinh tế của nhà máy thì việc thiết kế và thi công theo một quy trình sản xuất là cực kỳ quan trọng nên việc chế tạo chi tiết phải đòi hỏi nhanh và chính xác mà đem lại thời gian và chi phí sản xuất là thấp nhất Trong thiết kế thi công bằng phần mềm ShipConstructor cho phép chúng ta có thể xuất chi tiết và điều khiển cắt chi tiết bằng công nghệ số (CNC)
1.1 Xuất Nest
Sau khi chế tạo chi tiết xong ta tiến hành đặt tên chi tiết Sau khi đặt tên chi tiết xong ta tiến hành xuất chi tiết (xuất Nest)
Vào dự án của mình/ Navigator/Nest/New tạo tấm chiều dày (PL08) rồi
mở tấm có chiều dày vừa tạo lên vào lệnh Insert Parts chọn tất cả các chi tiết
trong ô cửa sổ đó
Hình 3.14: Tạo khổ tôn xuất Nest
Trang 36Manual: Sắp đặt chi tiết bằng tay
Automatic: Sắp đặt chi tiết tự động
Insert both sides of PS parts: Xuất chi tiết cả trái và phải
Hình 3.15: Cửa sổ xuất chi tiết
Hình 3.16: Sắp đặt chi tiết lên khổ tôn tiêu chuẩn sau khi xuất Nest
Trang 371.2 Xuất CNC
Xuất CNC thực hiện sau quá trình xuất Nest tiến hành theo các bước:
Sắp chi tiết vào tấm tôn tiêu chuẩn bằng lệnh Assing to Nest
Xuất tên chi tiết: SC Nesting/Update Nests and Bom rồi click vào đường
bao khổ tôn
Đặt tên thứ tự: SC Nesting/Auto label from bom in dex rồi click vào đường
bao khổ tôn
Bắc cầu các chi tiết: Create Bridge
Xuất file sang CNC: SC Nesting/NC-Pyros/Export To
Sau đó vào tên đề tài/Nest vào tấm vừa chuyển sang, di chuyển bản vẽ về tọa
độ 0,0,0 rồi lưu lại ở đuôi AutoCAD 2004 (*.dwg)
Hình 3.17: Xếp chi tiết lên khổ tôn tiêu chuẩn
Xuất file CNC: ShipConstructor/NC-Pyros/mở DXF
Tạo đường chạy giao: Generate/ Generate Shapes rồi vào Manual Edit/
Manual Edit Cennect and Set Start rồi chọn cắt thứ tự từng tấm
Sau đó lưu file CNC và file DXF
Trang 38Hình 3.18: mô hình cắt CNC trên máy tính
2- Chế tạo chi tiết bằng phương pháp cắt bằng tay và tạo hình chi tiết:
- Hạ liệu gia công, lấy dấu, cắt bằng tay (máy cắt bán tự động) các sườn khỏe theo các kích thước trong bản vẽ thi công và đánh dấu các đường nước trên từng sườn
Hình 3.19: Tấm được cắt bằng tay
và mã bẻ theo các kích thước trong bản vẽ thi công
Hình 3.20: Các mã bẻ được dập mép
Trang 39- Gia công, uốn các sườn thường L125x75x10 theo các kích thước trong bản vẽ thi công, sau đó hạ liệu và đánh dấu các đường nước trên từng sườn
- Hạ liệu, lấy dấu, cắt tay các mã phẳng theo kích thước trong bản vẽ thi công
3- Chế tạo bệ lắp ráp:
báo KCS kiểm tra
Nội dung kiểm tra Tiêu chuẩn
Trang 40D - LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ LẮP RÁP
1 Quy trình công nghệ lắp ráp tổng đoạn U1
1.1.1 Giới thiệu tổng đoạn
Để thuận tiện cho việc lắp ráp và cân chỉnh ta chia tổng đoạn U1 thành 4 phân đoạn như sau:
- Phân đoạn F1: là phân đoạn đáy, được chia như sau Từ FR3 đến FR-2 giới hạn bởi CD 4800 trở vào trong, từ FR-3 đến FR-5 giới hạn bởi CD 2015.Phân đoạn này gồm có bệ bánh lái, CD CENTRE; CD1500-2000; CD3000, các vách ngang FR5; FR-2; FR-5 và các