Phân hệ dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức thiết lập phiên ( SIP ) ứng dụng cho xây dựng hệ thống dịch vụ IP Centrex (Trang 86)

3. Nội dung báo cáo

4.3.3.Phân hệ dịch vụ

TCP/IPC

Service Logic Controller

Sync & Recovery Network Sub-system Service Script Registrar Interface LS adaptation Authen Query Local Communication Location Service Group Manager Hình 29.Thiết kế phần mềm phân hệ dịch vụ

Trên Hình 29 là sơ đồ thiết kế phân hệ dịch vụ. Phân hệ bao gồm các mô-đun:

 Service Logic Controller: Đóng vai trò trung tâm điều khiển phân hệ mạng theo logic dịch vụ đối với từng thuê bao đăng ký.

 Group Manager: Thực hiện quản lý dịch vụ theo nhóm user.

 LS adaptation: Thực hiện giao diện API tương tác CDSL của Location Service

 Local Communication: Hỗ trợ giao diện kết nối an toàn với Location Service với sự hỗ trợ của mô-đun Sync & Recovery.

 Location Service: Cơ sở dữ liệu ghi các thông tin về vị trí của các thành phần lân cận và các thuê bao đăng ký dịch vụ

 Registrar Interface: Giao diện cho phép đăng ký và huỷ bỏ các dịch vụ IP Centrex.

4.3.3.1. Mô-đun Service Logic Controller

Đây là mô-đun trung tâm của phân hệ, đóng vai trò điều khiển phân hệ mạng. Logic dịch vụ được cập nhật qua service script. Giao diện dịch vụ có thể sử dụng các mô hình dịch vụ như đã phân tích ở trên.

Tuỳ vào logic dịch vụ mà Logic Controller sẽ điều khiển phân hệ mạng tạo ra proxyTU hoặc RedirectTU. RedirectTU được tạo trong trường hợp IP-Centrex redirect cuộc gọi về server đã proxy tới thông qua trường via trong bản tin INVITE và thông báo với server gửi đến là không tìm thấy bị gọi hoặc không đúng logic dịch vụ. Trong trường hợp phù hợp với logic dịch vụ, Logic Controller sẽ truy vấn LS để lấy địa chỉ bị gọi. Trong trường hợp tìm thấy bị gọi, Logic Controller sẽ yêu cầu tạo ProxyTU và chuyển tiếp bản tin INVITE đến bị gọi

Phiên được thiết lập thành công sẽ được phân hệ mạng chuyển quyền điều khiển cho mô-đun này.

4.3.3.2. Mô-đun Group Manager

Mô-đun này hỗ trợ quản lý, thiết lập chính sách và các thuộc tính của dịch vụ cho từng nhóm user và giao tiếp với cơ sở dữ liệu khách hàng qua giao diện Query.

Mỗi nhóm Centrex sẽ được đánh một ID, một user có thể ở nhiều nhóm. Mỗi nhóm được cung cấp một tập các dịch vụ với các thuộc tính mà các user thuộc group đăng ký. Các user thuộc các group khác nhau không thể thực hiện các dịch vụ IP Centrex.

4.3.3.3. Mô-đun LS adaptation

Lớp thích ứng LS cung cấp giao diện ứng dụng cho các mô-đun cần giao tiếp với Location Service. Với sự có mặt của Location Service, các dịch vụ gọi sẽ được mở rộng với các khả năng khác nhau như nhận thực qua các CSDL ngoài (Oracle, LDAP), gọi ra các SIP gateway.

Có thể có nhiều adapter module thuộc lớp này. Tuy nhiên do IP-Centrex không đảm nhận chức năng quản lý dịch vụ báo hiệu SIP (việc này phụ thuộc vào các SIP server và Call Controller nói chung). IP-Centrex sử dụng thao tác truy xuất LS để lấy thông tin về dịch vụ và vị trí khách hàng đã đăng ký nên LS-adaptation chỉ có Query adapter.

Các adapter này đều được thiết kế theo mô hình transaction, sử dụng cơ chế vận chuyển là IPC engine để trao đổi các bản tin với LS-Bridge hoặc Location Service (IPC engine là cơ chế trao đổi nội bộ được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm của TTHTKT). Phần khung của lớp thích ứng LS định nghĩa các sự kiện và thủ tục phục vụ cho việc nhận biết trạng thái kết nối giữa các mô-đun và Location Service, đồng thời cung cấp giao diện để liên kết các adapter vào chương trình (các adapter có thể được mở rộng nếu cần).

Query adapter: Query adapter có nhiệm vụ hỗ trợ phân hệ dịch vụ điều nhận thực dịch vụ với thuê bao và phân hệ mạng trong việc định tuyến cuộc gọi. Khi nhận được một bản tin INVITE, phân hệ mạng sẽ gửi yêu cầu định tuyến lên Location Service và chờ kết quả. Để Location Service có thể định tuyến được cuộc gọi và thực hiện các điều chỉnh phù hợp (hiện thời có một số trường hợp cần điều chỉnh để tương thích với địa chỉ dạng numeric), phân hệ mạng sẽ gửi lên các thông tin sau:

 Thông tin tương ứng transaction

 Địa chỉ chủ gọi (lấy từ trường From)

 Địa chỉ bị gọi (lấy từ trường To)

 Request-URI

Nhiệm vụ của Location Service là phân tích các thông tin trên, xác định các hướng có thể tìm thấy bị gọi và gửi cho phân hệ mạng. Ngoài ra Location Service cũng gửi xuống các chỉ thị hướng dẫn phân hệ mạng thực hiện các thay đổi cần thiết. Trong trường hợp Location Service không tìm thấy bị gọi thì một danh sách rỗng sẽ được trả lại.

4.3.3.4. Mô-đun Local Communication (LSAL)

Cung cấp khả năng trao đổi thông tin giữa SIP server và Location service. Location service có vị trí như một CSDL an toàn cho việc lưu trữ thông tin vị trí của các client và điều khiển expiration, ngoài ra còn có thể lưu trữ thông tin nhận thực người sử dụng.

Thiếu Location service, SIP server sẽ không có khả năng khôi phục các thông tin vị trí của client trong trường hợp cần khởi động lại, cũng như không có khả năng phối hợp hoạt động với các phần tử khác (SIP server khác hay gateway).

4.3.3.5. Mô-đun Location-Service (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao diện lập trình ứng dụng cho SIP server được định nghĩa trong lớp thích ứng LS. Có thể phát triển Location Service trực tiếp qua giao diện IPC (trong trường hợp cấu hình đơn) hoặc kết nối TCP thông qua LS-Bridge (cấu hình nâng cao).

Hiện tại nhóm chúng tôi đã phát triển một cặp LS-Bridge/Location Service với các chức năng đơn giản: định tuyến cuộc gọi, chuyển đổi giữa địa chỉ AOR và địa chỉ numeric, cho phép gọi ra các gateway (trong đó có thể gọi ra các telephone gateway theo prefix).

Location Service có thể hoạt động theo hai cấu hình: cấu hình đơn giản sử dụng CSDL nhận thực tĩnh trong file cấu hình, cấu hình mở rộng sử dụng Authen server để nhận thực (Authen server sử dụng CSDL Oracle, hiện hỗ trợ nhận thực theo thuật toán MD5). Hiện nhóm đang nghiên cứu các kỹ thuật nhận thực qua LDAP server và RADIUS server để có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn.

4.3.3.6. Mô-đun Sync & Recovery

Cơ chế đồng bộ và khôi phục dữ liệu dựa trên mô hình client/server, trong đó Location Service (LS) là server và các mô-đun khác là client. Tình huống đặt ra ở đây là IP-Centrex có thể bị down, sau khi khởi động lại IP-Centrex có thể tái tạo lại bản đồ địa chỉ dựa trên các thông tin lưu trên LS.

Một trường hợp khác cần đồng bộ, là trong khi kết nối giữa IP và LS bị đứt thì một số client có thể logout hoặc một số contact-name có thể hết hạn (expire). Khi kết nối được khôi phục, các thông tin này cần được cập nhật lên LS.

Kỹ thuật được sử dụng để đồng bộ và khôi phục dữ liệu là sử dụng tasklist và timer. Các thao tác đồng bộ sẽ được sắp xếp để thực hiện vào những thời điểm thích hợp, không ảnh hưởng đến các hoạt động chính.

4.3.3.7. Mô-đun Registrar Interface

Cho phép đăng ký sử dụng dịch vụ IP-Centrex. Mô-đun này có thể triển khai dưới dạng giao diện Web để người dùng có thể dễ dàng đăng ký các dịch vụ. Thông tin đăng ký sẽ được ghi vào CSDL của Location Service

4.3.4. Phân hệ OAM

Mô-đun hỗ trợ nhà khai thác thiết lập cấu hình, giám sát và quản lý hệ thống qua các lệnh MML (Man-Machine Language)

Giao diện MMI cho phép lấy bất kỳ thông tin gì từ bất kỳ modul nào thuộc hệ thống thông qua các lệnh MMI

Có thể có nhiều MMI cùng chạy đồng thời, các MMI được cấp quyền truy nhập vào hệ thống ở các mức khác nhau. Các thông tin vào/ra từ MMI cần được log để theo dõi sau này

Vì hệ thống IP-Centrex và các hệ thống xây dựng giựa trên mô hình IPC nói chung gồm nhiều node khác nhau và các node có vai trò tương đối ngang hàng nên việc truy xuất thông tin từ MMI phải lấy từ các node trực tiếp. Điều này dẫn đến sự khó khăn cho người thao tác phải nhớ node nào có chức năng gì và đồng thời cũng khó khăn trong việc bảo mật truy xuất

Để giải quyết các khó khăn này, một modul trung chuyển lệnh/thông tin trạng thái được đưa vào giữa các MMI và hệ thống Softswitch như Hình 30

GUI1 GUI1 Remote GUI ACS Socket Node 1 Node 2 Node n TCP/IP IPC IP Centrex Hình 30.Mô hình hệ thống

Các node sẽ định nghĩa các thông tin thông qua tập lệnh của riêng mình. Các tập lệnh cần phải khác nhau đối với từng modul. ACS sẽ có chức năng định tuyến lệnh từ MMI và kết quả từ các node đến đích thích hợp.

4.3.5. Các dịch vụ của IP-Centrex

4.3.5.1. Nhóm dịch vụ cơ bản Bảng 2: Nhóm dịch vụ cơ bản

TT Dịch vụ Chức năng

1. Automatic call-back

Khi máy được gọi bận không có tín hiệu trả lời, người dùng có thể đặt lại yêu cầu Callback

2. Call blocking Cho phép người dùng block các số mà người dùng nhập

3. Call conference Cuộc gọi hội nghị

4. Call drop Huỷ cuộc gọi mà không cần dập máy

5. Call forward all Người dùng có thể chuyến hướng tất cả các cuộc gọi sang đích khác

6. Call forward on busy Chuyển cuộc gọi trong trường hợp bận

7. Call forward on no answer Chuyển cuộc gọi sau một số lần ring nhất định

8. Call hold Giữ cuộc gọi đến trong trạng thái đàm thoại

9. Call park/retrieve (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặt cuộc gọi trong trạng thái chờ cho đến khi người cần nghe nhấc một máy bất kỳ trong hệ thống

10. Call pickup Dùng để trả lời cho một điện thoại khác

đang đổ chuông

11. Call tranfer Chuyển hướng cuộc gọi

12. Call waiting Phone đang kết nối sẽ nhận thấy tín hiệu khi người khác gọi đến 13. Direct tranfer to voice-mail Kết nối tới hộp thư thoại

14. Follow me Cho phép ring nhiều phone khác nhau khi nhiều máy được gọi

15. Music on hold Nghe nhạc khi đang chờ

… …

4.3.5.2. Nhóm dịch vụ mở rộng Bảng 3: Nhóm dịch vụ mở rộng

TT Dịch vụ Chức năng

1. Speed Dial Cho phép gọi nhanh đến một người nào đó

mà không phải nhấn đủ ID

một số phone

3. Call conference Ring đồng thời nhiều phone

4. Consultant Call Đàm thoại với một Internal hay External

Party

5. Camp-on Chờ và ring ngay khi bị gọi hết bận

6. Call retriction Hạn chế người dùng không được gọi đến

các bị gọi nhất định

Chƣơng 5: THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG

5.1. Mục tiêu thử nghiệm

Mục tiêu hướng đến của việc thử nghiệm ở đây đó là kiểm nghiệm lại các tiêu chí và chỉ tiêu kỹ thuật đề ra ban đầu của đề tài. Đề tài vừa phải hướng đến tính tổng quát nhưng cũng phải có tính khả thi trong triển khai ứng dụng ở thời điểm hiện nay. Dưới đây là một số mô hình thử nghiệm.

5.2. Mô hình hệ thống thử nghiệm

IP Network

PSTN IP-Centrex CDiT

SIP server CDiT Media Server CDiT IP Network SIP Gateway CDiT SIP SIP/MRCP

Hình 31.Mô hình thử nghiệm IP-Centrex

Mô hình này sử dụng Call Server là SIP Server của CDiT, Media Services là Media Server của CDT, SIP Gateway của CDiT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giao thức thiết lập phiên ( SIP ) ứng dụng cho xây dựng hệ thống dịch vụ IP Centrex (Trang 86)