1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam trong dân ca quan họ Bắc Ninh

13 557 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 6,6 MB

Nội dung

Phạm vi đề tài và tính thời sự của công trình - Công trình nghiên cứu về lề lối ca hát Quan họ, đặc biệt là 1é lối ca hát trong một “canh hát” Quan họ và một số đặc trưng tiêu biểu của l

Trang 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu và cái mới của công trình

Các để tài NCKIISV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc i

TIM HIEU BAN SAC VAN HOA VIET NAM TRONG DAN CA QUAN HO BAC NINH

Sinh vién : TRAN THI THANH HANG

Khoa NN&VH Trung Quốc Giáo viên hướng dẫn : CHU THANH TÂM

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Phạm vi đề tài và tính thời sự của công trình

- Công trình nghiên cứu về lề lối ca hát Quan họ, đặc biệt là 1é lối ca hát trong

một “canh hát” Quan họ và một số đặc trưng tiêu biểu của lời ca

- Tìm hiểu về đân ca Quan họ là tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam Bởi:

® Vung qué Quan họ là một vùng văn hoá truyền thống Quan họ là đặc trưng văn hoá riêng nét và tiêu biểu của vùng Bắc Bộ nói chung và văn

hoá Bắc Ninh nói riêng

® Dân ca Quan họ là “một làn điệu đân ca nổi tiếng, có sức sống muôn

đời”, được người trong và ngoài nước biết đến, mến mo

s® Nghiên cứu về cội nguồn văn hoá chính nơi quê mình là điều thú vị với chúng tôi - những sinh viên học về ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài Hơn nữa, đó cũng chính là thực hiện tỉnh #hần Nghị quyết Hội nghị lần

thứ V của BCH TW Đảng khoá VIII về “Xây dung va phat trién nén -

văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dan tộc”, để góp phần vào -

sự nghiệp bảo tồn, giữ gìn và phát huy nên văn hoá đậm đà bản sắc dân -

tộc

Cùng với việc tiếp thu thành quả nghiên cứu của những người đi trước, công ' trình nghiên cứu thêm một số phương điện:

I Nghiên cứu sự chỉ phối của v họ ăn hoá Việt Nam trong văn hoá ca hát Quan

2 Nghiên cứu cấu trúc một “Canh hát” theo tính chất một cuộc hội thoai

3 Nghiên cứu lời ca Quan họ với một số đặc trưng của nó

Trang 2

Fe ini , đề tài NCMIISV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

ị 3 Những đóng góp của công trình

3.1 Về phương diện lý thuyết

- Góp một cái nhìn tổng quan về dân ca Quan họ

- Đánh giá “Canh hát” Quan họ dưới phương điện một phong cách hội thoại

- Một số đặc trưng trong lời ca và sự chi phối văn hoá vùng

Khác với công trình khác, công trình này đi sâu phân tích cấu trúc canh hát

và lời ca Quan họ dưới sự vận dụng kiến thức về ngôn ngữ học

3.2 Về phương diện thực tiên

- Những đặc điểm và nguyên tắc hội thoại trong phong cách trang nhã, lịch sự khi

cư xử của người Quan họ thể hiện trong canh hát là những cử chỉ ứng xử đẹp, có văn hoá, nếu ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày sẽ giúp ta đạt hiệu quả trong giao tiếp

- Hiểu được cội nguồn văn hoá, những đặc trưng của lời ca Quan họ, tuổi trẻ sẽ

thêm yêu quí văn hoá truyền thống, hứng thú tìm về cội nguồn văn hoá mà không

cần sự hô hào nào Xa hơn, khi vốn hiểu biết về dân ca được tăng thêm, thế hệ trẻ

sẽ không chỉ hát dân ca mà còn đặt lời mới cho dân ca Từ đó, đề cao, khuyến

khích nghệ thuật ca hát của nhân dân lao động, thúc đẩy sự phát triển của nó

4 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Từ việc khái quát để có cách nhìn tổng quan về dân ca Quan họ, vận dụng cấu

trúc về hội thoại để phân tích cấu trúc lề lối một “Canh hát”

- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, lấy những điển hình đặc trưng cụ thể

để phân tích, xem xét đối tượng Quan họ trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá

- Có dùng phương pháp đối chiếu, so sánh với một số làn điệu

- Thông qua tìm hiểu thực tế, quan sát trực tiếp

Š, Cấu trúc và dung lượng công trình

Cấu trúc và dung lượng công trình gồm Phần thứ nhất: Mở đầu; Phần thứ

hai: Nội dung; Phần thứ ba: Kết luận; Phụ lục-Tài liệu tham khảo và Mục lục

Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương

- Chương 1: Khái quát về quê hương, lề lối, nguồn gốc của dân ca Quan họ nhìn

từ góc độ văn hoá dân tộc

k

Trang 3

`

a vit Van hod Trung Qube ©

Các đề tài NCRHSV khoa Ngôn ngữ va Văn hoá Trung Quốc - :

- Chương 2: Cấu trúc của “Canh hát” được xét dưới 4 đặc trưng của phong cách

một cuộc hội thoại: đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp „

và thời điểm giao tiếp

- Chương 3: Nêu giá trị chung và nội dung cụ thể của lời ca Quan họ và phân tích : một số đặc trưng của lời ca

B NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

Nội dung công trình gồm 3 chương, sau mỗi chương đều có tiểu kết

I QUE HUONG QUAN HO - VUNG VAN HOA DAN TOC VIET NAM

1 Đôi nét về quê hương Quan họ - vùng văn hoá truyền thống lâu đời

3 Nguồn gốc - phong tục - lề lối ca hát Quan họ:

- Nguồn gốc Quan họ và những lối chơi của người Quan họ: sự kết bạn, sự kết

chạ, đào tạo, tổ chức hát, đón bạn, kiêng hèm

- Phong cách đặc thù người hát Quan họ: Bạn Quan họ không lấy nhau, cách

xưng hô và tấm lòng thuỷ chung kết bạn của văn hoá truyền thống Quan họ

- Các lề lối, trình tự trong Quan họ và yêu cầu cần có một người hát Quan họ hay

Đó là 4 yếu tố: “vang, rên, nền, nảy” phù hợp với quan niệm hoà hợp âm dương

của người Việt Nam

4 Trang phục Qưan họ của “liền anh”, “liền chị” - mốt đặc trưng văn hoá vùng

lúa nước, mang đậm bản sắc văn hoá Kinh Bắc

5 Nơi hát và định kỳ tổ chức gắn liền với văn hoá làng

6 Hội Lim: Lễ hội tiêu biểu của người hát Quan họ, gắn liền với tuc hát Quan họ

với ba hình thức: hát trong nhà, hát ngoài đồi và hát trên thuyền

II CẤU TRÚC MỘT CANH HÁT

- Nêu khái niệm một canh hát

- Cấu trúc canh hát xét trên 4 phương diện theo phong cách một cuộc hôi thoại -

những nhân tố để đạt mục đích giao tiếp: đối tượng giao tiếp, mm" : nội dung giao tiếp, (

cách thức giao tiếp và thời điểm giao tiếp Ca h ‘ch thi át Quan họ cũng là một nghệ thuật

giao tiếp Đó là những cử chỉ ứng xử đẹp, văn hoá của người Kinh Bắc Hai nhóm

bạn Quan họ gặp nhau không chỉ trao đổi lời ca, tiếng hát mà còn giao tiếp văn

hoá Quan họ, giao lưu, học hỏi lẫn nhau Cách thức glao tiếp chú trong sự tế nhị

và ý tứ, thê hiện qua lời mời Quan họ, xưng hô, đón bạn, đãi bạn và giã bạn của _

Trang 4

a Tỉ ếTn [

Che đề tài NCKHSV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

NRji «

người ( Quan họ Thời điểm giao tiếp được chia làm 3 chặng, mỗi chặng được hát

một giọng khác nhau biểu thị các bước của cuộc hội thoại: chào hỏi - giao tiếp -

chào giã bạn

* Chặng đầu tiên (hát giọng cổ - giọng lẻ lối) Bước đầu tiên hội thoại, hai bên làm quen còn rụt rè, hỏi và đò xét ý tứ của nhau Họ tự hát các giọng cổ để dạo

giọng, giới thiệu cho nhau Chặng này hát khó và được duy trì rất nghiêm và còn

là chuẩn mực để đánh giá người hát hay, xuất sắc

* Chặng giữa (hát giọng Vặt): Đây cũng chính là trung tâm cuộc hội thoại Hai bên hoà giọng vào nhau, tính thần cộng đồng trỗi dậy, mất đi rụt rè lúc đầu Tiếng hát ngân vang xa rộng, trầm bổng, tiếng vọng hoà quyện vào nhau, tạo nên

sự cộng hưởng thanh sắc tới đỉnh cao Họ thử tài đối đáp của nhau, trao đổi

những tâm tư tình cảm, nâng lên sự tài hoa, bay lượn, luyến láy của nghệ thuật ca

hát

* Chặng cuối: (hát giọng Bỉ - giọng giã bạn): Lời hát giã bạn là lời chào khi chia tay, thể hiện sự luyến tiếc hội mau tàn Đó là những lời căn dặn nhau, bảo nhau giữ lời hẹn ước “đến hẹn lại lên” Lời kết giã bạn không hoàn toàn kết thúc mà để ngỏ, mở ra cơ hội gặp gỡ tiếp đó

II ĐẶC TRƯNG CỦA LỜI CA QUAN HỌ

3.1 Giá trị chung của lời ca

Đó là tâm hồn, tình cảm người Quan họ

3.2 Nội dung của lời ca

Từ những lời ca mượt mà, ngọt ngào và sâu lắng ấy, bức tranh về thiên

nhiên và con người Quan họ hiện lên đẹp đế và toả sáng Đó là những con người trọng tình, hiếu khách, hay lam hay làm và khát khao yêu thương Lời ca Quan

họ cũng gắn liền với các lễ hội truyền thống và những địa danh của vùng quê văn

hiến

3.3 Đặc trưng lời ca Quan họ

Ngôn ngữ thi ca trong lời ca quan họ đã đạt tới những thành tựu nghệ thuật

đặc sắc Một ngôn ngữ khi thì mộc mạc đồng quê, khi lại trau chuốt tài hoa

nhưng bao giờ cũng giầu tính hình tượng, sâu đậm nghĩa tình Theo giáo sư Trần

Đình Sử (“Lý luận văn học” NXB Giáo dục - Hà Nội 1987), đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật là "tính hình tượng từ trong nội dung của lời nói" và tính hình tượng, tính gợi cảm, tính chính xác tính hàm súc “cũng là tính chất của lời nói

ano tiếp thông thường" Ngôn ngữ trong lời ca Quan họ mang tính hình tượng và

Trang 5

Các để tài NCKISV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc ;

biểu trưng cao, thể hiện nét tư duy của con người quan họ Đó là những ngôn ig

đã được thu hút nhiều tỉnh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ thơ ca dân gian, thơ

bác học và nó đã tạo nên sắc thái riêng với những giá trị nổi bật góp phần ạo

nêri những giá trị riêng của bài ca Quan họ Ở phần này, chúng tôi xin được phan

tích một số đặc trưng góp thêm vào việc hiểu lời ca Quan họ *+

“Còn duyên” -bài ca với lời ca trau chuốt "Còn duyên” là một trong những bài ca quan họ được biết đến nhiều bởi lời ca có sức cuốn hút lớn người nghe và bởi giai điệu êm địu văng vẳng duyên tình :

“Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm về trưa mặc lòng”

Những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu được người quan họ nói đến ở day day tinh

tứ Đó là cái duyên và cái hết duyên của bạn tình “Duyên” ấy là cái trời định cho mỗi người về khả năng có quan hệ tình cảm, hoà hợp, gắn bó nào đó trong cuộc đời Khi “có duyên”, con người có sự hài hoà một số nét tế nhị đáng yêu, tạo niên

vẻ hấp dẫn tự nhiên cuốn hút mọi người Vì thế, nếu người "còn duyên” thì sẽ có mọi người xung quanh quan tâm chú ý đến, được kẻ đưa, người đón nhưng khi đã

“hết duyên”, con người ấy không còn trở thành trung tâm thu hút mọi người nữa

Việc "đi sớm” hay "về trưa” đều là diễn tả sự vất va, khó nhọc Nhưng cả hai việc

đó không được người khác quan tâm, bởi người "hết duyên” không còn được quan tâm, chú ý nữa Đấy cũng là các "duyên thầm" không thể đánh mất Hôm nay gặp mặt nhau đây, quan họ muốn quan tâm hỏi nhau:

“Người còn không, đây em vẫn còn không Đôi em chửa có chồng, đôi người chửa có ai"

Hỏi dò tình tứ, không hê có một chút thô kệch, vụng về nào về ngôn ngữ, vốn vẫn là đặc trưng của người quan họ Từ chỗ nói còn duyên với hết duyên chỉ

là cái cớ cho việc hỏi đôi câu, đôi lời, quan họ nhắc nhau: Bạn tình ơi, ngudi con duyên lắm, đôi ta cũng cùng chưa có gì Đó là lời thông báo, giới thiệu về hoàn

cảnh của người quan họ Một lời giới thiệu giao tiếp ban đâu đã tao ra được môt

sự tương đồng giữa hai người để có sự thiện cảm trong giao tiếp, lại thực hiện i

được luôn chức năng thông báo rõ ràng để đối phương biết Tiếp tục giao tiếp, 1 van 1a phai qua lời nói vòng vo, quan họ giới thiệu về hình thức “còn duyên” và :

“hết duyên” khác:

a

"Con duyên ngồi gốc cây thông

ThE AO AL mate "=ÂY HÁN M HAI hanh,

Trang 6

7 ss Ề

4

_ Các đề tài NCHHSV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

._ Nhưng chẳng qua cũng chỉ là cái cớ để ngỏ lời với ai :

" Có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà

Cho thầy mẹ biết để đuốc hoa định ngày"

Những lời ca khéo léo, mềm mại và thật tỉnh tế Ngày xưa khi nói về tình

yêu lứa đôi, rất ít khi nói đến từ "yêu” mà hầu hết dùng từ "thương" Chỉ thường

nói : "Hai cháu đã thương nhau”hay "đã thương thì thương cho chót" Lời ca

Quan họ cũng tế nhị lắm Đã yêu rồi nhưng cũng không nói, có thể là do:

"Ở đây đông người, chẳng tiện nói ra"

Nhưng cái chính vẫn là cái tế nhị và khéo léo của người Quan họ Không yêu sao lại nhắn rằng "có yêu” thì "sang chơi cửa, chơi nhà” cho biết gia cảnh và cũng để "thây mẹ biết" Một lời mời tha thiết nhưng cũng là lời ngỏ đây tình tứ của người quan họ "Đuốc hoa" là từ cổ, dùng trong văn chương, theo từ điển

Tiếng Việt 1992 (Hoàng Phê chủ biên), từ này để chỉ cây nến thấp trong phòng

cưới đêm tân hôn Đến nhà nhau chơi, biết gia cảnh và để biết cha mẹ, cho bố mẹ biết và để bố mẹ định một ngày nào đó trong tương lai sẽ thấp nến trong phòng cưới đêm tân hôn Như thế chẳng phải là đã ngỏ lời yêu rồi sao ? Chỉ gián tiếp qua lời ca mà chuyển tải được rõ cả tấm lòng mong muốn khát khao được yêu thương, được nên vợ nên chồng Đó cũng là cách thể hiện thường thấy trong quan

họ Đằng sau lời mời trầu rất ý nhị này cũng là mong ước ngàn đời của những trai gái yêu nhau:

"Trầu này trầu tính trầu tình

Trầu loan, trầu phượng trầu mình trầu ta

Trầu này là miếng trầu hoa

Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta"

Từ chỗ biết nhau vẫn "còn không"

"Anh còn son em vẫn con son"

Mỗi người "Son" - son rỗi, tức là vẫn còn đẹp, trinh nguyên, chưa có ai, để

từ đó ước mong cao đẹp hoà mình làm một : "ước gì ta được làm con một nhà”

Trai gái làng quê quan họ trong từng ngôn ngữ, cử đều được trau chuốt kỹ lưỡng theo lề lối văn hoá Quan họ Họ đến với nhau cũng tình tứ, tế nhị như chính con

người họ Cái cớ đưa ra để đến với nhau cũng rất duyên Tình tứ biết bao khi

chẳng cân nói lời yêu mà đối phương vẫn cứ biết là yêu Tình yêu đã lên đến đỉnh điểm đó là khao khát hôn nhân, ước mong được chung sống, xây dựng hạnh phúc

& gia đình Duyên bạn tình là thế, song vẫn còn có điều gì để nhấn nhủ nữa:

Trang 7

sms

, :

Hết duyên ngôi gốc cây đa đợi chờ

Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ

Tuy rằng em lắm bạn nhưng vẫn chờ người ngoan”

Vẫn là thông điệp gửi sau lời bàn "còn duyên" và "hết duyên", Quan họ lại trao nhau những lời nhắn nhủ đầy thuỷ chung, nghĩa tình Dẫu em có lắm bạn cũng đừng ngờ em, em vẫn chờ "người ngoan" Vậy chẳng nhẽ những người khác

thì không ngoan sao ? "Người ngoan" trong quan họ là người như thế nào ? Theo

Từ điển Tiếng việt 1992 (Hoàng Phê chủ biên), từ "ngoan" có 3 nghĩa Nghĩa thứ

nhất : “ngoan " là nết na, dễ bảo, biết vâng lời (thường nói về đứa trẻ) "Ngoan" theo nghĩa thứ hai là khôn và giỏi (thường nói về người phụ nữ), ví dụ: Gái ngoan Nghĩa thứ ba : "ngoan" là khéo trong lao động, ví dụ: Cô ấy dệt trông ngoan tay lắm "Người ngoan" trong lời ca Quan họ mang nghĩa biểu trưng cao

Nó vừa có ý chỉ đó là một con người đức độ, giỏi giang, tháo vát, thông minh nhưng cũng vừa có ý chỉ đó là người mình yêu Con người ấy với đủ cái "ngoan"

đã làm say long chi thể Trong hệ thống các bài dân ca Quan họ cũng có một bài

"Người ngoan em hỏi” để chỉ người bạn thân tình của chủ thể Cau giã bạn ra về

đây lưu luyến, Quan họ cũng nhắc đến "người ngoan”

“Chuông vàng gác cửa tam quan Đêm nằm tưởng đến người ngoan em phiền"

Như vậy, lời nhắn nhủ bạn tình cũng là lời khẳng định tấm lòng thuỷ

chung với bạn tình của chủ thể Bạn tình ơi, đừng lo lắng gì việc em nhiều bạn,

tấm lòng em vẫn luôn đợi chờ người thương, đợi chờ "người ngoan” của em Lời

ca đọng lại cái "còn duyên" của người Quan họ : Từ hiểu nhau, yêu nhau đến nhắn nhủ đều thể hiện qua những lời ca vừa kín đáo tế nhị và tính tế

3.3.2 Sự kết hợp giữa hai yếu tố dân gian và bác học (

Điêu thứ hai thấy được từ lời ca Quan họ là sự kết hợp giữa tính chất dân gian và tính chất bác học của lời ca Những “Lời ca quan họ gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối với ca dao, lời đân ca khác, lời thơ trong truyện nôm khuyết danh, hoặc truyện nôm có tác giả, nhất là với truyện Kiều” (Tìm hiểu dân ca Quan ho - trang 109) Giọng điêu, âm hưởng, hơi thở của văn chương bác học biểu hiện trong lời ca Quan họ ở ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng và thể thơ Trong lời ca Quan họ cụm từ “Năm canh” được nhấc đến nhiều lần, Người Quan -

họ dùng cụm từ này để chỉ những đêm đài thao thức nhớ thương Đó là những ˆ

"

#

Trang 8

Các để tài NCKMSV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

_*

_ đêm “năm canh” chỉ có “Một mình em nhớ bạn” Nỗi nhớ về ngày gặp gỡ làm

thao thức canh khuya

“Khi tương phùng, khi tương ngộ Xuôi lên bộ, văng vắng tiếng tỏ tình

Chiêm bao lại lần trần canh năm canh”

Nỗi nhớ, niềm thương ấy khát khao cháy bỏng thành lời gọi:

“Năm canh, sáu khắc, người ơi !

Người cười nửa miệng, em vui nửa lòng”

Cả một thời gian dài, giữa đêm thâu ấy, người Quan họ nhớ nhau Nhớ đến

lúc gặp mặt nhau, gắn bó tình cảm, gấn bó thân phận giữa “người cười nửa

miệng” và em “vui nửa lòng” Để khi ra về vương vấn, vấn vương:

“Người về để nhện giãng mùng Năm canh luống những lạnh lùng cả năm”

Cả năm canh người về cứ bị sự khắc khoải nhớ thương vây bủa bịt bùng

khi phải chia xa cùng người Cách nói này cũng thường gặp ở các bài ca đao Trong ca dao có rất nhiều bài đã được mở đầu bằng cụm từ “đêm năm canh ,

ngày sáu khắc ” Theo “Thống kê từ 37 cuốn sách (46 tập) trong "Tổng hợp Kho tàng ca dao người Việt” và 20 đầu sách sưu tập ca dao khác xuất bản năm

1975, có 26 bài ca đao được mở đầu bằng “đêm năm canh ngày sáu khắc „` Tần suất của 26 bài này là 32, trong đó có 5 lần xuất hiện ở các bộ sách sưu tập

ca đao cả nước “Canh” là khoảng thời gian bang I/5 của đêm, ngày “Theo cách phân chia thời gian trước thì đêm có năm canh, ngày gồm sáu khác” “Đêm năm canh” là chỉ cả một quãng thời gian cả đêm dài nói lên nỗi nhớ cũng khắc khoải rất lâu, rất nhiều, có khi không những chỉ cả đêm mà cả ban ngày nữa Song biểu dạng vốn có trong ca đao truyền thống đã được người Quan họ chú ý trau chuốt

từ ngữ đến tỉnh xảo, cô đọng Từ cụm “đêm năm canh” được chuyển thể thành

“năm canh”, lược bỏ bớt từ “đêm” Bởi nói đến “năm canh” cũng có nghĩa là nói đến đêm rồi, không cần thiết cho vào Người dân quê Quan họ đã khéo tiếp thu

truyền thống dân gian một cách chọn lọc, chất lọc những gì tỉnh tuý nhất Lời ca

ngắn gọn mà chuyển thể được nhiều ý nghĩ, tình cảm nhất, chấc chấn phải được

lựa chọn thật cô đọng

Người Quan họ rất tài tình trong việc sử dụng những từ có ý nghĩa xác

“định cụ thể, để mở ra sự trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng, làm cho lời ca

ít lời mà sâu sắc, luôn luôn rộng mở về ý, khiến người nghe, người cảm thụ phát

Trang 9

Các đề tài NCRHSV khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung (ậu i

huy dugc khả năng liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc Từ ngữ lời ca Quan họ

mang đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, đặc trưng trong nghệ:

thuật thanh sắc, đó là tính biểu trưng cao Người Quan họ có cách nói riêng của vùng Quan họ, mang nét phong ‹cách riêng của vùng Nếu ai đã từng nghe lời ca ©

`

trong bài Quan họ : "Khách đến chơi nhà” chắc cũng phải đặt câu hỏi với từ "quạt nước”:

"Mấy khi khách đến chơi nhà Đốt than, quạt nước pha trà mời người xơi”

"Quạt" là đồ dùng để làm cho không khí chuyển động tạo thành gió Trong tiếng Việt, động từ "quạt" được dùng để chỉ việc làm cho không khí chuyển động tạo thành gió bằng cách quạt như : "quạt cho mát" hay “quạt sạch" Lúc đốt củi quạt cho than cháy, thường dùng quạt để quạt cho lửa cháy nhanh mạnh, than bén lửa và bốc cháy lên Các hình thức quạt này được gọi là “quạt lò”

Vì thế, đáng lẽ ra phải nói là đốt than- quạt lò - đun nước - pha trà mới đúng Từ

"mấy khí” cũng là cách nói thường thấy ở vùng quê "Mấy khi " là rất ít khi, hiếm khi Ý của cả câu là rất ít khi có khách đến chơi nhà nên người chủ niềm nở đón khách và đốt lò Quạt lò lên, để đun nước pha trà mời khách tiếp đãi khách Câu

nói trên thể hiện tấm lòng quý mến và hiếu khách của chu nha Lam sao cé thé

quạt được nước để pha trà ? Nhưng người Quan họ vẫn dùng cụm từ cô đọng

“quạt nước” mà vẫn được hiểu đó là quạt lò đun nước Với người Quan họ từ này không lạ Nếu so sánh cách dùng của từ "thổi cơm", ta cũng thấy cấu trúc rất

giống Làm sao "thổi” để cơm chín được ? “Thổi" là động từ chỉ làm cho luồng

hơi bật mạnh từ trong miệng ra, chứ không thể làm chín được cơm Đáng lẽ phải nói từ: "thổi lửa nấu cơm" mới đúng nhưng nhân dân ta cứ nói luôn là “thổi cơm”

mà vẫn hiểu được đúng ý của nó Trong lời mời, người Quan họ cũng rất chú ý

dùng từ biểu thị sự trang trọng : "mời người xơi" chứ không phải là "mời người

uống” Từ “uống” chỉ có sắc thái thông thường chỉ hành động đưa nước vào cơ

thể qua miệng Nhưng từ "xơi” ngoài ý nghĩa như từ uống, nó mang sắc thái trang

trọng, lịch sự cả người mời với khách

Vậy là từng lời ca đều được người quan họ gọt rữa để biểu thị su tinh tế, sâu sắc và kín đáo của con người vùng quê Kinh Bắc iA

3.3.3 Cach goi dan xen trong loi ca

Hát Quan họ còn một đặc trưng rất khác biệt so với các lời dân ca khác

Đó là trong lời ca, qua mỗi đoạn, lúc hát, các liên anh, liên chị lai dùng tiếng gọi -

nhau như để nói hết tâm tình qua lời ca Ho nhac anh Hai ơi, anh Ba ơi chị Hai

Trang 10

khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

Sent a:

h sol, chi Ba ơi .cho đến anh Sáu ơi, chị Sáu ơi, rồi ho lai gọi trở lại anh Hai, chị + Hai nếu câu hát quá dài

\

a

1

_ "Xăm xăm bước xuống vườn chanh

Thấy hoa muốn hái sợ cành lắm gai

Chị rằng Hai ơi ! Trèo lên trên núi Thiên thai

ụ Thấy đôi chim phượng ăn xoài bể Đông

chị rằng Ba ơi!

Ai mang con sáo sang sông

Để cho sáo đói sổ lồng sáo bay

chị rằng Tư ơi !"

Và trong một bài hát tên các liền anh, liên chị được sắp xếp một cách lần lượt, ai cũng được nhắc đến Điều này thể hiện sự quan tâm của người hát

đến tất thảy các bạn :

"Anh Hai xinh, anh Hai đứng bờ ao

‘Anh Ba ih! anh Ba đứng chỗ nào cũng xinh Trúc xinh trúc mọc đầu chùa

Anh Tư không yêu, tôi lấy đạo bùa phải yêu”

(Tai nghe lệnh ngự) Những lời ca này là những lời giao tiếp nghệ thuật xen kế những lời gọi và

tên các liền anh, liên chị Đó là một hình thức kết dính, nối kết một cách nghệ

thuật Đó là nguyên tắ hội thoại : muốn cho cuộc hội thoại thành công cần phải

để đối tượng giao tiếp luôn chú ý quan tâm đến lời nói của mình, thu hút sự quan tâm của họ đến chủ thể giao tiếp Người quan họ đã rất thành công trong việc sử dụng nguyên tắc hội thoại này Đó cũng chính là lý do để tiếng hát Quan họ luôn

là tiếng gọi người nghe đến với Quan họ Trong sinh hoạt ca hát Quan họ, các

"liền anh, liền chị" thường chỉ xưng hô: "người", "đôi người”, "chị hai”, “chi ba",

"anh hai", "anh ba" rất khó tìm thấy cách xưng hô “anh”, "chị", “chang”,

"nàng", "thiếp" trừ trường hợp đối với những bài Quan họ mượn văn ở tuồng,

chèo, những truyện thơ nôm Đó cũng là phong cách riêng của Quan họ, những

lời gọi tên thiết tha gắn với lời mời, lời hứa hẹn, giao ước, âm hưởng ngọt ngào ấy

OW ROMY BAU whe lồig (2061

Ngày đăng: 19/03/2015, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w