1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai

73 845 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai

Trang 1

MỤC LỤC Lời nói đầu

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VTHKCC TRONG THÀNH PHỐ

1.1 Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng ……… ………1

1.1.1 Khái niệm về VTHKCC……… … … 1

1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt 4

1.1.3 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt 5

1.1.4 Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt 7

1.2 Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến buýt 9

1.2.3 Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến 11

1.2.4 Nhiệm vụ công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 13

1.2.5 Các chi phí cần thiết khi hoàn thiện lại phương án tổ chức chạy xe 24

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt 24

1.3.1 Cơ sở hạ tầng GTVT 24

1.3.2 Phương tiện vận tải 26

1.3.3 Nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến 26

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG XÍ NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC TCVT TRÊN TUYẾN BUÝT 56 “ NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI “ 2.1 Khái quát về xí nghiệp xe điện Hà Nội 28

2.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực SXKD của xí nghiệp 28

2.1.2 Hiện trạng công tác tổ chức quản lý của Xí Nghiệp Xe Điện Hà Nội 31

2.1.3 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 32

2.1.4 Định hướng phát triển của xí nghiệp 34

2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của tuyến 35

2.2.1 Lộ trình và các điểm dừng đỗ, đầu cuối tuyến 56 35

2.2.2 Các điểm thu hút trong vùng phục vụ trực tiếp của tuyến 40

Trang 2

2.2.3 Hiện trạng đoàn phương tiện trên tuyến 41

2.2.4 Hiện trạng về hạ tầng giao thông trên tuyến 44

2.3 Hiện trạng và dự báo luồng hành khách trên tuyến 44

2.3.1 Hiện trạng luồng hành khách trên tuyến 56 2.3.2 Dự báo lưu lượng HK trên tuyến 2.4 Hiện trạng công tác tổ chức vận tải trên tuyến 53

2.4.1 Đặc điểm dịch vụ vận tải trên tuyến 53

2.4.2 Hiện trạng nội dung tổ chức vận tải trên tuyến 55

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI CHO TUYẾN BUÝT 56 “ NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI “ 3.1 Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và căn cứ hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 56 3.1.1 Quan điểm về hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 59

3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến 59

3.1.3 Các căn cứ để xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức VTHKCC cho tuyến 59

3.1.4 Các yêu cầu khi hoàn thiện tổ chức vận tải trên tuyến 59

3.2 Phân tích ưu nhược điểm và nguyên nhân của công tác tổ chức vận tải hiện tại 60

3.2.1 Công tác định mức tốc độ 60

3.2.2 Công tác chọn xe và xác định nhu cầu về PTVT 60

3.2.3 Công tác lập biểu đồ chạy xe 61

3.3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 56 61

3.3.1 Xác định định mức tốc độ 61

3.3.2 Lập biểu đồ chạy xe theo định mức tốc độ mới 66

3.4 Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới 68

KẾT LUẬN

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC

Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ

Bảng 1.3 Các nhiệm vụ tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt

Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt

Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe và thời gian lái xe

Bảng 2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại 69 Thụy Khê

Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN tại Depot Nam Thăng LongBảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội

Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội

Bảng 2.5 Bảng thực hiện các chỉ tiêu sản lượng

Hình 2.6 Sơ đồ tuyến buýt số 56

Bảng 2.7 Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến

Hình 2.8 Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến

Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long

Bảng2.10.Thống kê các điểm thu hút phát sinh dọc tuyến 56

Bảng 2.11 Các thông số kỹ thuật phương tiện

Hình: 2.12 Hiện trạng đường GT trên tốc Bắc Thăng Long và đường 131

Bảng 2.13 Thống kê số lượt vận chuyển HK trong ngày thường

Bảng 2.14 Thống kê số lượt vận chuyển HK trên tuyến trong ngày nghỉ

Hình 2.15 Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày nghỉ

Bảng 2.16 Bảng thống kê hành khách lên xuống và trên xe theo không gian tuyếnBảng 2.17 Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn

Hình 2.18 Biến động luồng hành khách chiều đi: Nam Thăng Long – Núi Đôi

Hình 2.19 Biến động luồng hành khách chiều về : Núi Đôi – Nam Thăng Long

Bảng 2.20 Dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến 56 đến năm 2010

Hình 2.21 Biểu đồ chạy xe tuyến buýt 56

Trang 4

Bảng 2.22 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trên tuyến

Bảng 3.1 Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến

Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểmBảng 3.4 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũBảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phương án mới và cũBảng 3.6: Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT: An toàn giao thông

BX: Bến xe

BDSC: Bảo dưỡng sửa chữa

GTĐT: Giao thông đô thị

GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị

HK: Hành khách

HKCC: Hành khách công cộng

KCN: Khu công nghiệp

NTL: Nam Thăng Long

TCVT: Tổ chức vận tải

VTHK: Vận tải hành khách

VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng XN: Xí nghiệp

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRONG THÀNH PHỐ

1.1 Tổng quan chung về vận tải hành khách công cộng

1.1.1 Khái niệm về VTHKCC

a.Khái niệm.

Vận tải được hiểu là toàn bộ quá trình từ xếp dỡ ( đối với hàng hoá) hoặc lên xuống (đốivới hành khách) đến vận chuyển hàng hoá và hành khách trong không gian và thời gian xácđịnh

Theo “ Quy định tạm thời về vận chuyển hành khách công cộng trong thành phố” của Bộ

GTVT thì:” VTHKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận chuyển hành khách đi lại

trong thành phố ở cụ ly nhỏ hơn 50km và có sức chứa lớn hơn 8 hành khách ( không kể lái

xe)”.

VTKHCC được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động trong đó sự vận chuyển được cungcấp cho hành khách để thu tiền cước bằng những phương tiện vận tải không phải của họ

Như vậy,có thể hiểu Vận tải hành khách công cộng thành phố là loại hình vận chuyển

hành khách trong nội thành, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị, có thể đáp ứng được khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định trong thời kỳ xác định (Trích: Nhập môn tổ chức vận tải ô tô)

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là một trong những loại hình VTHKCC hoạtđộng theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân trongcác thành phố lớn và khu đông dân cư; có thu tiền vé theo quy định

Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau: Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựng đường xechạy, động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện…

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại VTHKCC

Trang 7

PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HKCC

Xe điện bánh sắtTàu khách chạy điệnTàu điện ngầmTàu điện trên caoÔtô buýtXe điện bánh hơiTaxi Xe lam Xích lô Xe thô sơ

Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưa đáp ứngđược yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại

1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt

Theo quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt số 34/2006/QĐ –BGTVT ta có một số khái niệm sau:

- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô buýttheo tuyến cố định có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành

- Tuyến xe buýt là tuyến vận tải HK cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và cácđiểm dừng đón, trả khách theo quy định

+ Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối tuyến nằm trong đôthị

+ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch

Trang 8

+ Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của 1tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặcbiệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh, thành phố.

+ Xe buýt là tên gọi chung cho tất cả các loại ô tô khách đường bộ có sức chứa từ 12người trở lên, hoạt động ở mọi cự ly trên các tuyến thành phố, kế cận, nội tỉnh, liên tỉnh, liênthành phố

- Điểm dừng xe buýt là vị trí xe buýt phải dừng để đón, trả khách theo quy định

- Điểm đầu, cuối của tuyến buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình chạy xe trên 1tuyến

- Biểu đồ chạy xe của tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham giavận chuyển trên tuyến trong 1 thời gian nhất định

- Vé lượt là chứng từ để HK sử dụng đi 1 lượt trên 1 tuyến xe buýt

- Vé tháng là chứng từ để HK sử dụng đi lại trong tháng trên 1 tuyến hoặc nhiều tuyếnbuýt

Trong đồ án này tác giả quan niệm Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành

phố là loại hình vận chuyển hành khách bằng xe buýt (có thiết kế đặc biệt) trong nội thành, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành đô thị theo tuyến có lộ trình, điểm đầu cuối, điểm dừng đỗ cố định và vận hành theo biểu đồ chạy xe ấn định.

1.1.3 Đặc điểm của VTHKCC bằng xe buýt

* Về phạm vi hoạt động( theo không gian và thời gian ).

- Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly trung bình vàngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện phải thường xuyên dừng đỗ dọc tuyến để phù hợpvới nhu cầu của hành khách

- Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýt chủ yếuvào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên

* Về phương tiện VTHKCC bằng xe buýt

- Phương tiện có kích thước thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tải đường dàinhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hành khách liên tỉnh

- Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc tuyến có mật

độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lần nên đòi hỏi phải cótính năng động lực và gia tốc cao

- Do lưu lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên phươngtiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng Thông thường tỷ lệ ghế ngồi/qTK từ 1/1,3; 1/ 2,3;1/ 2,5; 1/ 3,1 còn lại là chỗ đứng Chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trên phương tiện

Trang 9

Cấu tạo cửa và số cửa, bậc lên xuống và số bậc lên xuống cùng các thiết bị phụ trợ khác đảmbảo cho hành khách lên xuống thường xuyên, nhanh chóng, an toàn và giảm thời gian phươngtiện dừng tại mỗi trạm đỗ (thông thường sàn xe thấp hơn các xe buýt đường dài).

- Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường bố trí cácthiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc cơ giới, có hệ thống thông tin hai chiều ( Ngườilái- Hành khách ) đầy đủ

- Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lượng lớn hành khách chonên phương tiện đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường( thông gió, tiếng ồn, độ ônhiễm của khí xả,…)

- Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu thẩm mỹ,hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hành khách dễ nhận biết

và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp của phương tiện

* Về tổ chức vận hành

- Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảm bảo độchính xác về thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách,giữ gìn chật tự an toàn giao thông đô thị Bởi vậy để quản lý và điều hành hệ thống VTHKCCđòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại

* Về vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành

- Vốn đầu tư ban đầu lớn bởi vì ngoài tiền mua sắm phương tiện đòi hỏi phải có chi phíđầu tư trang thiết bị phục vụ VTHKCC khá lớn( nhà chờ, điểm đỗ, hệ thống thông tin, bếnbãi,…)

- Chi phí vận hành lớn, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí cố định khác

* Về hiệu quả tài chính

Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độ thấp,…nêngiá thành vận chuyển cao Giá vé do nhà nước quy định và giá vé này thường thấp hơn giáthành để có thể cạnh tranh với các loại phương tiện vận tải cá nhân đồng thời phù hợp với thunhập bình quân của người dân Điều này dẫn đến hiệu quả tài chính trực tiếp của các nhà đầu

tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân Bởi vậy Nhà nướcthường có chính sách trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở các thành phố lớn

*Những ưu điểm chính của VTHKCC bằng xe buýt

- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở

và dễ nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố

- Khai thác và điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến lượt trong thờigian ngắn mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến

Trang 10

- Hoạt động có hiệu quả với dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình Đối với cácluồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian thì có thể giải quyếtthông qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và biểu đồ chạy xe hợp lý.

- Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố) khác nhautrên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung

- Chi phí đầu tư tuơng đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại (đường săt,…)

vì có thể tận dụng mạng lưới đường bộ hiện tại của thành phố Ngoài ra Nhà nước đã có nhiềuchính sách ưu đãi cho VTHKCC bằng xe buýt nên giá thành vận chuyển của hành khách làtương đối thấp và phù hợp với thu nhập của người dân

* Nhược điểm của VTHKCC bắng xe buýt

- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác còn thấp(15-16km/h) so với xe điện bánh sắt, xe điện ngầm,…Khả năng vận tải thấp trong giờ caođiểm vì dùng bánh hơi với quyền sử dụng đường loại C (chạy chung dòng GT)

- Trong khai thác đôi khi không thuận lợi do thiếu thiêt bị, do dừng ở bến, thiếu hệ thốngthông tin,… Nên không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện nghi, độ tin cậy,…

- Động cơ đốt trong có cường độ gây ô nhiễm cao do: Khí xả, bụi, hoăc nhiên liệu và dầunhờn chảy ra, ngoài ra còn gây tiếng ồn và chấn động

Tuy nhiên, vận tải xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC

Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành khách ở trong thành phố

1.1.4 Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt

Vận tải xe buýt là loại hình thông dụng nhất trong hệ thống VTHKCC Nó đóng vai tròchủ yếu trong vận chuyển hành khách ở những vùng đang phát triển của thành phố, nhữngkhu vực trung tâm và đặc biệt là ở những thành phố cổ

Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, nhờ tính năng cơ động, xe buýt còn được sử dụngnhư một phương tiện chuyển tiếp và vận chuyển kết hợp với các phương thức vận tải kháctrong hệ thống VTHKCC cũng như trong hệ thống vận tải đối ngoại của đô thị

Trong các thành phố quy mô vừa và nhỏ, xe buýt góp phần tạo dựng thói quen đi lại bằngphương tiện VTHKCC cho người dân thành phố và tạo tiền đề để phát triển các phương thứcVTHKCC hiện đại, nhanh, sức chúa lớn trong tương lai

Sử dụng xe buýt góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội( chi phí đầu tư phươngtiện, chi phí điều hành quản lý giao thông, chi phí do lãng phí thời gian do tắc đường…).Ngoài ra còn nhiều tác động tích cực khách quan đến mọi mặt của đời sống xã hội

Kinh nghiệm phát triển giao thông của các đô thị trên thế giới ở thành phố có quy mô dân

số nhỏ và trung binh( dưới 1 triệu dân) thì xe buýt là phương tiện VTHKCC chủ yếu Sở dĩ

Trang 11

như vậy là do tính ưu việt hơn hẳn của xe buýt so với phương tiện vận tải cơ giới cá nhânđứng trên quan điểm lợi ích cộng đồng:

+ Diện tích chiếm dụng động cho một chuyến xe buýt nhỏ hơn xe máy 7,5 lần và nhỏ hơnôtô con 13 lần Diện tích giao thông tĩnh cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 2,5lần và nhỏ hơn ôtô con 23 lần

+ Tổng vốn đầu tư( xây dựng đường, giao thông tĩnh,mua sắm phương tiện vận tải, vàtrang thiết bị phục vụ) cho một chuyến đi bằng xe buýt nhỏ hơn xe máy 3,3 lần và nhỏ hơnôtô 23 lần

+ Chi phí xã hội cho một chuyến đi theo giá mờ bằng xe buýt chỉ bằng 45% so với xe máy

và 7,7% so với xe con

Do tính hiệu quả cao như vậy, mà chính phủ các nước coi VTHKCC là một hoạt độngphúc lợi chung cho toàn xã hội,để đảm bảo môi trường và được ưu tiên đầu tư phát triển.Theo định hướng phát triển giao thông của thành phố Hà Nội coi việc phát triển hệ thốngVTHKCC là biện pháp cơ bản nhất trong việc đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân Việcchính phủ và UBND thành phố Hà Nội phát triển hình thức vận tải công cộng bằng xe buýtvào hoạt động trong tổ chức VTHKCC là một quyết định đúng đắn Nó đã đáp ứng được mộtphần nhu cầu đi lại của người dân, tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố.Đây được coi là giai đoạn đầu thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói chung vàgiao thông đô thị nói riêng ở Hà Nội đến năm 2020, tiến tới xây dựng mọt mạng lưới giaothông đô thị thuận tiện, an toàn và văn minh

1.2 Tổng quan về công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

cơ sở hạ tầng thì cũng chỉ dừng ở mức loại bỏ các bất hợp lý nhưng về cơ bản vẫn giữ nguyênhiện trạng hạ tầng tuyến

1.2.2 Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến buýt

Trang 12

Sự giao lưu về hành khách giữa các khu vực trong đô thi, giữa bên trong và bên ngoài đôthị tạo nên những dòng hành khách Đặc điểm lớn của giao thông đô thị là lưu lượng người vàphương tiện nhiều, thành phần phức tạp, phân bố không đồng đều trên các đoạn đường và dễthay đổi Tính phức tạp và dễ thay đổi đó thường là do các nguyên nhân sau:

- Điểm thu hút hành khách nhiều và bố trí nhiều nơi trong đô thị và thường thay đổi do

sự phát triển kinh tế

- Lưu lượng xe thường thay đổi theo thời gian trong ngày, trong tuần

Thành phần xe phức tạp và đa dạng, xe cơ giới, xe thô sơ, mỗi loại có nhiều kiểu khácnhau, chạy với tốc độ khác nhau

a Mục đích công tác điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến

- Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập có hệ thống các dữ liệu có liên quan đến nhucầu vận tải, qua đó xử lý số liệu, phân tích số liệu cho ta thấy số lượng người có nhu cầu vậntải và các thông tin có liên quan giúp cho việc đánh giá, nhận xét và đưa ra các phương án đápứng nhu cầu một cách có hiệu quả

- Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta xác định được chiến lược của ngành để tù đó có thể phân bố,điều chỉnh quy mô cơ cấu, số lượng cho phù hợp với sự trung chuyển giữa các loại hình vậntải

- Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta biết được: Khối lượng luân chuyển hành khách, sự biếnđộng của luồng hành khách theo không gian và thời gian

b Yêu cầu của công tác điều tra luồng hành khách trên tuyến

- Xác định được khối lượng vận chuyển và luân chuyển của luồng hành khách trên tuyến;

- Làm rõ đặc điểm biến động nhu cầu đi lại trên tuyến theo không gian và thời gian, theomùa, theo hướng và theo các vùng thu hút;

- Đặc điểm luồng hành khách về mặt chất lượng – đối tượng vận chuyển theo nghề nghiệp,tuổi tác, mục đích chuyến đi … để xác định được các yêu cầu về chất lượng dịch vụ vận tảicủa đối tượng; ̣̣

- Thu thập các thông tin khác nhằm giải quyết các nhiệm vụ về lĩnh vực tổ chức làm cơ sởđể:

+ Thiết kế các cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

+ Lựa chọn phương tiện vận tải

+ Lựa chọn hành trình và lập biểu đồ chạy xe

+ Tính toán các nhu cầu phương tiện

Trang 13

+ Bố trí và thiết kế các công trình giao thông như nhà ga, bến cảng, điểm dừng đỗ, sânbay, bãi đỗ xe, thiết bị thông tin điều khiển.

c Nội dung của công tác điều tra

+ Điều tra đầu cuối ( O - D): Là việc điều tra sự đi lại của dân cư, các loại phương tiệngiao thông Tìm ra quy luật, hiện trạng phân bổ dân cư theo không gian, tìm ra được tham sốxuất hành của các phương tiện giao thông làm cơ sở cho việc dự báo nhu cầu đi lại của ngườidân trong tương lai

Việc điều tra này có vị trí quan trọng giúp cho ta có được quy hoạch trong tương lai

Thông thường việc điều tra này chiếm 70 - 80% toàn bộ kinh phí cho điều tra giao thông.+ Điều tra lưu lượng xe trên đường: Là điều tra tình trạng giao thông trên đường gồmđiều tra lưu lượng, hướng và tốc độ của các loại phương tiện giúp ta nắm được hiện trạng chấtlượng giao thông

+ Điều tra thu thập về sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư:

Trong cơ chế thị trường việc lựa chọn phương tiện của người dân phụ thuộc rất nhiềuvào thu nhập và mức độ sở hữu phương tiện cá nhân kết quả điều tra và thu thập các phươngtiện cá nhân là cơ sở, căn cứ quan trọng trong việc phát triển các phương thức phương tiệnvận tải hành khách công cộng cũng như việc xây dựng giá cước cho các loại phương tiện của

hệ thống vận tải trong nền kinh tế quốc dân

+ Điều tra sở thích và thói quen của người dân đây là yếu tố rất quan trọng trong việc quyhoạch phát triển vận tải hành khách ở các đô thị đặc biệt là ở các nước có dân trí cao

d Các phương pháp nghiên cứu sự biến động của luồng hành khách

+ Phương pháp dự báo: Là căn cứ khoa học dựa trên nghiên cứu, phân tích, tính toán quákhứ và hiện tại để đưa ra những thông số trong tương lai

+ Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có ở quá khứ thôngqua đó nghiên cứu tìm ra những dự báo

+ Phương pháp phát thẻ: Phát thẻ trực tiếp cho hành khách khi lên xe và ghi đầy đủ các sốhiệu của mỗi điểm dừng đỗ

+ Phương pháp tự khai: Đưa ra các câu hỏi theo mẫu cho sẵn phát cho hành khách tựkhai

+ Phương pháp bản ghi: Dùng bản ghi để ghi số lượng hành khách lên xuống ở mỗi điểmdừng đỗ sau đó tính toán các số liệu cần thiết

1.2.3 Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến

a Các yêu cầu khi xác định lộ trình

Trang 14

+ Phù hợp với hướng của luồng khách và đảm bảo sự phân bổ đồng đều trong thành phố

để đưa hành khách đi thẳng không phải chuyển tuyến, giảm thời gian đi lại phù hợp với khảnăng thông qua trên tất cả đoạn của mạng hành trình

+ Phải phối hợp tối ưu theo không gian và thời gian về mối quan hệ với các phương thứcvận tải khác

+ Phải linh hoạt không đòi hỏi chi phí khác lớn Thay đổi hành trình cho phù hợp với sựthay đổi không ngừng của đô thị

+ Đảm bảo cân bằng tối đa sự phân bổ hành khách theo chiều dài hành trình

+ Đảm bảo thực hiện được tốc độ lữ hành, tốc độ khai thác đã định để giảm thời gian đilại của hành khách và nâng cao hiệu quả sử dụng của phương tiện

+ tận dụng tối đa các cơ sở hạ tần sẵn có, kết hợp hệ thống bến bãi để giảm chi phí đầu tư.+ Đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo mỹ quan của thành phố đó là việc lựa trọnphương thức vận tải phù hợp loại đường và chức năng của các đường phố chính

Tóm lại: Việc thoả mãn đầy đủ những yêu cầu đi lại của nhân dân là tiêu chuẩn cơ bản đểđánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng Tuy nhiên ở các đô thị luôn có sự thay đổi vìvậy hệ thống hành trình cũng phải thay đổi cho phù hợp

b Nội dung của việc xác định lộ trình

* Điểm đầu (A), điểm cuối (B) phải thoả mãn:

+ Phải là những điểm thu hút lớn

+ Phải đủ diện tích bến, bãi đỗ phương tiện trước khi xuất hành

+ Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thông

* Các điểm dừng dọc đường: Phải được bố trí hợp lý có thể giảm được thời gian chạy xe,

xe chạy an toàn và đảm bảo khả năng thông xe trên đường cao

Các điểm dừng phải thoả mãn yêu cầu sau:

- Nơi có hành khách qua lại nhiều

- Khách đi bộ đến điểm dừng là ngắn nhất

- Thời gian hành khách chuyển xe nhanh chóng và thuận tiện nhất

- Trên tuyến có nhiều hành trình xe chạy phải bố trí thống nhất một điểm dừng đỗ

- Vị trí trạm đỗ xe không gây ách tắc giao thông và cản trở các loại phương tiện khác

- Thông thường: Các điểm đỗ xe buýt là các điểm tập trung dân cư gần ga xe lửa, côngviên, diêu thị, các điểm giao cắt, trường học, nhà máy xí nghiệp, cơ quan Nhà nước…

Trang 15

- Khoảng cách giữa cấc trạm đỗ xe ở trung tâm thành phố thường ngắn hơn ngoạithành: Nội thành 800 - 500 (m), Ngoại ô từ 800 - 1200 (m).

Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ

Khoảng cách đi trên xe

Khoảng cách giữa hai

trạm đỗ xe, m 300 - 400 400 - 500 400 - 500 500 - 530 530 - 550Trạm đỗ xe cần phải bố trí ngoài phạm vi phần đường xe chạy bằng cách thu hẹp phần hèphố, giải phân cách hay giải cây xanh Đối với tuyến đường mà có xe công cộng chạy haichiều phần đường xe chạy không có giải phân cách thì hai trạm đỗ ở hai bên đường lấy cáchnhau từ 50 - 70 (m) để tránh ảnh hưởng giao thông trên đường

Trạm đỗ xe phải được trang bị biển báo và tối thiểu các thông tin cần thiết cho HK vềtuyến đi qua cũng như các thông tin khác về hoạt động VTHKCC Trạm phải đủ chỗ đứng cầnthiết cho HK chờ xe, lên xuống xe cũng như năng lực thông qua (số vị trí đón trả khách) phải

đủ phục vụ các tuyến khác đồng thời đón trả khách tại trạm

c Xác định các cơ sở hạ tầng khác cho tuyến

- Bãi đỗ xe buýt qua đêm: Càng gần điểm đầu cuối càng tốt để tiết kiệm quãng đường,thời gian và chi phí huy động xe hàng ngày

- Trạm điều độ, kiểm soát hoạt động vận tải trên tuyến: được đặt tại một vị trí cố định trêntuyến (là tại một điểm dừng đỗ hoặc điểm đầu cuối), có chức năng kiểm soát lái xe trong thựchiện biểu đồ chạy xe, thống kê các chuyến xe chạy trong ngày…

1.2.4 Nhiệm vụ (nội dung) công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

Bảng 1.3 Các nhiệm vụ (nội dung) tổ chức vận tải HKCC bằng xe buýt

Trang 16

Nhiệm vụ(nội dung) Cơ quan phụ trách Điều kiện áp dụng

Thành phố Các DNVTHKCC TP Phòng ban DNVT

1 Định mức tốc độ

chạy xe

TTQL điều hành VTHKCC TP

trên mạng ới tuyến

Khi rà soát lại định mức

T v ; làm mới đoàn xe hoặc có thay đổi luồng HK

Điều chỉnh theo tỷ lệ giữa các lượt chạy xe không đúng lịch trình

9 Lịch làm việc của

lái xe và người bán

vé trên xe

Phối hợp giữa đội trưởng tổ lái xe và phòng VT

-Do hạn chế về thời gian, nên trong đồ án này tác giả giới hạn nghiên cứu các nội dung sau:

- Xác định nhu cầu vận tải HK trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng;

- Định mức tốc độ và thời gian chạy xe;

- Lựa chọn phương tiện và xác định nhu cầu xe vận doanh và xe dự phòng;

- Lập biểu đồ chạy xe;

- Phân công thời gian làm việc cho các xe vận doanh;

- Xác định nhu cầu lái phụ xe và phân công lịch làm việc cho lái phụ xe

a Định mức tốc độ (thời gian) chạy xe

+ Mục đích:

- Xác định tốc độ và thời gian vận hành hợp lý trên từng đoạn tuyến để đảm bảo an toàn

và đúng luật khi vận hành; sử dụng hợp lý phương tiện vận tải và lao động lái xe với thời gianchuyến đi của HK giảm đến mức tối thiểu có thể

- Xác định thời gian 1 chuyến xe, 1 vòng xe theo các giờ vận hành cao điểm, thấp điểm

và giờ thường làm căn cứ tính toán nhu cầu đoàn phương tiện và người lái trên tuyến

Trang 17

+ Các yếu tố cần xem xét khi định mức thời gian chạy xe:

- Thời gian chạy xe trên đoạn tuyến (tốc độ kỹ thuật của xe; điều kiện chạy xe và quyđịnh về hạn chế tốc độ, số lượng và phân bổ điểm dừng…);

- Điều kiện đường, giao cắt và dòng GT trên đường;

- Điều kiện khí hậu, môi trường, thời tiết, kinh nghiệm lái xe;

- Thời gian đón trả khách (lượng HK lên xuống tại mỗi điểm dừng đỗ, thời gian lênxuống bình quân, phân bổ HK theo cửa, phương án tổ chức bán vé, số cửa và loại cửa

xe, mức cao sàn xe, số HK trên xe …);

- Thời gian dừng đỗ tai điểm đầu cuối (có hay không kiểm tra kỹ thuật PTVT, thủ tụcgiấy tờ đối với lái xe…)

+ Các tốc độ cần xem xét:

- Tốc độ tối đa theo thiết kế xe, do nhà SX đưa ra;

- Hạn chế tốc độ chạy xe trên đường theo luật GT đường bộ;

- Tốc độ khi xe chạy trên đoạn tuyến, thời gian phanh, lấy đà và dừng đỗ dọc đường

+ Phương pháp định mức tốc độ:

- Phương pháp tính toán: căn cứ số liệu đầu vào về chiều dài các đoạn tuyến, điều kiện

tổ chức GT trên từng đoạn, tại các giao cắt và các nút cổ chai, các điểm kẹt xe, các quy địnhhạn chế tốc độ, thời gian dừng đỗ đón trả khách tại từng điểm… để xác định tốc độ phù hợpcho từng đoạn tuyến, cũng như thời gian chạy xe trên từng đoạn và Tv theo giờ trong ngàyhoạt động;

- Phương pháp đo trực tiếp: thực hiện bằng loại xe lựa chọn sẽ chạy trên tuyến, đo bằngđồng hồ bấm giây đối với mỗi đoạn tuyến và theo các thời gian trong ngày Thông thường tạiViệt Nam hay dùng phương pháp này

b Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải trên tuyến

+ Lựa chọn loại phương tiện phù hợp

* Phương tiện vận tải là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng của doanh nghiệpvận tải Lựa trọn phương tiện là việc xác định đúng loại xe, phù hợp với đối tượng vận tảinhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Mục đích: Tận dụng hết công suất của động cơ, phù hợp với điều kiện khai thác, nângcao năng lực phương tiện, giảm chi phí , giảm cước vận tải, nâng cao chất lượng phục vụ hànhkhách, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Quy trình lựa chọn phương tiện:

- Lựa chọn sơ bộ:

Trang 18

+ Mục đích là tìm ra những loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế của tuyếncần vận chuyển; đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, phù hợp với điều kiện khai thác

cụ thể, thuận lợi trong quá trình vận chuyển…

+ Lựa chọn sơ bộ theo điều kiện hành khách có thể dựa vào:

- Căn cứ công suất luồng hành khách là số lượng hành khách đếm được trong một đơn

vị thời gian theo một hướng nhất định nào đó cho nên căn cứ vào công suất luồng hành khách

để lựa chọn sức chứa của phương tiện cho hợp lý nếu công suất luồng hành khách lớn thì lựatrọn phương tiện có sức chứa lớn và ngược lại

Khi lựa chọn sức chứa phương tiện theo công suất luồng hành khách cần căn cứ công suấtluồng HK trên đoạn cao điểm vào giờ cao điểm; hệ số sử dụng sức chứa tối đa cho phép trêntuyến (căn cứ tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt) và dãn cách chạy xetối thiểu trên tuyến để đảm bảo an toàn khi vận hành, tránh ùn tắc tại điểm dừng đỗ mà cânđối giữa qTK và h (theo công thức 3 trang 24)

Quan điểm khi lựa chọn sức chứa PTVT là cung = cầu hay “công suất cung phù hợp vớinhu cầu dịch vụ về số lượng”

Trong đó: f – tần suất chạy xe trong 1 h; h – dãn cách chạy xe, phút; α – hệ số chất tảiđịnh mức; qTK – sức chứa của xe (chỗ đứng+chỗ ngồi)

- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của đối tượng vận chuyển: Sau khi xác định sức chứathì sẽ lựa chọn loại xe theo đối tượng vận chuyển Mỗi đối tượng vận chuyển có các yêu cầu

và đặc tính khác nhau, tuỳ vào từng đối tượng mà chọn các loại xe khác nhau (tuy có thể nhưnhau về sức chứa) cho phù hợp

- Căn cứ cự ly vận chuyển: Đây là căn cứ rất quan trọng đối với doanh nghiệp vận tảihành khách công cộng Tuỳ vào cự ly của từng tuyến đường mà bố trí các loại xe cho phù hợpvới yêu cầu

- Căn cứ điều kiện đường xá: chọn những phương tiện có tính năng kĩ thuật( công suất, sứckéo, độ bám, khả năng vượt dốc… ) phù hợp với diều kiện từng tuyến đường và các côngtrình giao thông trên đường

+ Lựa chon chi tiết:

Là giai đoạn được tiến hành sau khi đã lựa chọn sơ bộ nhằm mục đích tìm ra đượcphương tiện phù hợp nhất với tuyến cần khai thác trong khuôn khổ khả năng thực tế mà tổngcông ty có được bao gồm chỉ tiêu sau:

1 Chỉ tiêu năng suất:

Wnămp q HK (HK.km/năm )

(CôngsuâtCung)C=f n q TK α= n q TK α

h =P( NhuCâu )

Trang 19

Trong đó:

Wnămp: năng xuất phương tiện trong một năm

q: tải trọng thiết kế của phương tiện

: Hệ số lợi dụng trọng tải

: Hệ số lợi dụng quãng đường

HK: Hệ số thay đổi hành khách

Ưu điểm của việc lựa chọn theo chỉ tiêu này: đơn giản, thuận tiện và chính xác

Nhược điểm: chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn, chưa tính đếntính kinh tế

2 Chỉ tiêu về tính kinh tế nhiên liệu:

QNL = K1x

Trong đó:

QNL : Mức tiêu hao nhiên liệu trong một năm

Lchg: Tổng quãng đường chung quy đổi ra đường loại I

P: Tổng lượng luân chuyển quy đổi ra đường loại I

n: Số lần quay đổi đầu xe

K1: Mức tiêu hao nhiên liệu cho 100 km chạy

K2: Mức tiêu hao nhiên liệu bổ sung cho 100 km xe chạy có khách

CNL = QNLxg

CNL:; Chi phí nhiên liệu (đồng)

g: Giá 1 lít nhiên liệu (đồng)

Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính kinh tế

Nhược điểm: Không phản ánh được kết quả sản xuất của doanh nghiệp

3 Chỉ tiêu giá thành:

Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ vào một đơn vịsản phẩm được biểu hiện bằng tiền Muốn xác định được giá thành phải căn cứ vào các khoảnmức chi phí:

+ Chi phí tiền lương lái, phụ xe

n K

P K

100

Trang 20

+ Chi phí bảo hiểm (bảo hiểm xã hội,bảo hiểm phương tiện,bảo hiểm hành khách vàhành lý trên xe)

+ Chi phí nhiên liệu

+ Chi phí khấu hao của phương tiện

+ Chi phí khấu hao sửa chữa lớn

+ Chi phí bảo dưỡng sửa chữa

:Tổng khối lượng luân chuyển (HK.Km)

Ưu điểm: phản ánh chính xác kết quả và kiểu sản xuất kinh doanh vận tải của doanhnghiệp

Nhược điểm: phức tạp,khó tính,khó xác định các khoản chi phí

4 Chỉ tiêu về lợi nhuận:

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạtđược thu nhập đó bao gồm:

+ Lợi nhuận trước thuế: L= DT - C

Ci C

P

Trang 21

+ Lợi nhuận sau thuế : L = DT - C - TGTGT

bbq: giá cước bình quân (Đ\HK.Km)

: Tổng lượng luân chuyển (HK.Km)

+ Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vì vậy phương tiện nào cho lợinhuận cao thì chọn

5 Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận:

Đây là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sản xuất kinhdoanh

Trang 22

VPT :Tổng số vốn (Đồng)

Ưu điểm của chỉ tiêu này: Xét hết đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinhdoanh vận tải,cũng như hiệu quả sử dụng vốn

+ Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải vận doanh trên tuyến

Có thể dùng một trong các công thức sau đây để xác định nhu cầu đoàn xe vận doanh:

Trong đó:

L – chiều dài tuyến, km;

qTK – Sức chứa của xe theo thiết kế; chỗ;

h – dãn cách chạy xe, phút;

TV – Thời gian 1 vòng xe, h;

Vo – Tốc độ khai thác tuyến, km/h;

P24h – Lượng HK vận chuyển trong ngày;

Pmax – Cường độ dòng HK max trên đoạn chất tải tối đa , HK/h;

α - Hệ số chất tải cho phép (theo tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe bus);

TN – Thời gian hoạt động của tuyến; h

ηx - Hệ số thay đổi hành khách trên tuyến;

ktg và kkg - Hệ số biến động HK theo thời gian và không gian;

γ – Tỷ lệ thời gian dừng đỗ tại 2 điểm đầu cuối/ Tv

+Xác định nhu cầu về phương tiện vận tải dự phòng trên tuyến

Mục đích dự phòng

- Tăng mức độ hoàn thành biểu đồ chạy xe;

- Đảm bảo tính bền vững một cách hợp lý và kinh tế trong vận chuyển HK;

- Số xe dự phòng nhằm thay thế các xe vận doanh buộc phải đưa ra khỏi tuyến vì lý do

kỹ thuật hay nguyên nhân khách quan, hoặc bổ sung trong giờ cao điểm, khi xảy ra các sự cốtrên tuyến…

Phương pháp xác định số xe dự phòng

Xác suất không đưa được 1 xe bus ra tuyến P1 dẫn đến xác suất ngưng hoạt động VT trên

tuyến P c = 1-(1-P 1 ) N ; trong đó N – số xe dự kiến đưa ra tuyến;

Trang 23

Xác suất không đưa được u trong số N xe ra tuyến Pu được xác định theo công thức:

Trong đó Nt – số xe hoạt động trên tuyến;

Ztt và Zlt – số chuyến xe hoàn thành thực tế và theo biểu đồ chạy xe

Tại Việt Nam: số xe dự phòng được xác định theo hệ số xe vận doanh: R = N/α VD –N

c.Tổ chức các hình thức chạy xe đặc biệt trên tuyến – chạy xe theo truyền thống hay theo hình thức phức hợp?

Hình thức tổ chức chạy xe truyền thống là đón trả khách tại tất cả các điểm dừng đỗ.Hình thức chạy xe phức hợp là trên 1 tuyến áp dụng cả hình thức truyền thống, có thể kếthợp hình thức chạy nhanh (bỏ 1 số điểm dùng đỗ); hoặc tốc hành (bỏ tất các các điểm dừngđỗ) hay chạy quãng ngắn tại một số giờ nhất định (VD cao điểm)…

Việc lựa chọn ap dụng hình thức nào – phụ thuộc tính chất dòng HK (lHK ) đi suốt tuyếnhay không, hoặc HK lên xuống tập trung tại một số điểm dừng đỗ nhiều hay không

Chế độ chạy xe phức hợp có thể cố định hoặc thay đổi theo ngày trong tuần

Phương pháp tổng hợp để xác định hình thức chạy xe trên tuyến:

- Số liệu đầu vào: O-D hành khách theo điểm dừng đỗ; sơ đồ tuyến; định mức thời gianchạy xe trên các đoạn tuyến theo phương án dừng đỗ; các hạn chế và quy định về chạy xe đốivới các hình thức chạy xe tương ứng

- Thiết kế các phương án tổ chức chạy xe truyền thống và phức hợp khác nhau trêntuyến;

- Đánh giá các phương án chạy xe phức hợp theo tiêu chí ∑t HK → Min để chọn phương

án có tổng thời gian đi lại của HK nhỏ nhất;

Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt

C

N u=N ( N −1 )( N−2) . 1 2 3 .u[N−( u−1)]

P R=∑

u=0 R

P u

Trang 24

d Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe

* Biểu đồ chạy xe:

- Khái niệm:

Biểu đồ chạy xe là công cụ dùng để tổ chức quản lý hoạt động của phương tiện và lái xetrong một thời gian nhất định

- Các căn cứ và nội dung khi xây dựng biểu đồ chạy xe:

+ Tên hành trình,chiều dài hành trình và chiều dài giữa các điểm dừng đỗ

+ Thời gian tải mỗi điểm dừng đỗ dọc đường

+ Thời gian đầu thời gian cuối

+ Thời gian một chuyến,thời gian hoạt động trong ngày,thời gian nghỉ

+ Quãng đường hoạt động

+ Số chuyến và số xe hoạt động trong ngày trên hành trình

+ Hành trình xe chạy

- Các yêu cầu khi lập biểu đồ:

+ Phải đảm bảo tính phù hợp và tính khoa học

+ Chính xác và rõ ràng thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc tổ chức vận tải,quản lý phương tiện cho lái xe và cho khách

+ Nếu tổ chức chạy xe có sự khác giữa ngày làm việc và ngày nghỉ,chủ nhật lễ tết thìphải lập biểu đồ chạy xe riêng

+ Khi các điều kiện trên lộ trình có thay đổi thì phải xây dựng, điều chỉnh lại biểu đồ.+ Sai cho phép thực tế so với biểu đồ chạy xe là ±3 phút (nội tỉnh), ±5 phút (ngoạitỉnh)

A – hình thức chạy xe truyền thống; B – dừng đỗ tại một số điểm

(chạy nhanh); C – không dừng đỗ (tốc hành) ; D – bán tốc

hành; E – chạy quãng ngắn.

- Điểm dừng đỗ có thực hiện trao đổi HK;

- Điểm dừng đỗ không thực hiện trao đổi HK.

Trang 25

- Nội dung của biểu đồ chạy:

+ Số chuyến ,số vòng trong ngày

+ Khoảng cách chạy xe trong ngày

+ Giờ đi và giờ đến,các bến dọc đường ,điểm đầu và điểm cuối

+ Thời gian đỗ tại các bến dọc đường và điểm đầu,điểm cuối

e Phân công thời gian chạy xe trong ngày

Thời gian biểu chạy xe là định mức cơ bản về công tác tổ chức vận tải của hoạt động xebuýt theo hành trình gồm thời gian lăn bánh, thời gian dừng đỗ, chế độ lao động cho lái xe,thời gian làm việc của hành trình, số lượng xe,số chuyến xe và khoảnh cách chạy xe trên hànhtrình

- Nội dung của thời gian biểu:

+ Phân công các lái phụ xe theo cặp với nhau

+ Số xe, số vòng, số chuyến lái phụ xe phải chạy trong ngày

+ Thời gian, địa điểm ở điểm đầu,điểm cuối

+ Thời gian làm việc của lái phụ xe

+ Các biểu đồ thông tin khác

- Yêu cầu:

+ Phân công lao động hợp lý,phù hợp với chế độ lao động

+ Huy động được tối đa xe và lái phụ xe trong giờ cao điểm

+ Đảm bảo giờ ăn,giờ nghỉ,giờ đổi ca hợp lý,

Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe (a) và thời gian lái xe (b)

Trang 26

g Tổ chức lao động cho lái xe

- Lái xe là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của xí nghiệp vậntải

- Lái xe là người trực tiếp vận chuyển hành khách nên trình độ và thái độ phục vụ ảnhhưởng trực tiếp tới nhu cầu của hành khách

- Khi tổ chức lao động cần chú ý:

+ Thời gian làm việc trong tháng phải bằng thời gian do nhà nước quy định

+ Độ dài mỗi ca làm việc không quá mười giờ trong một ngày(xe buýt trong thànhphố) và mười hai giờ trong một ngày đối với xe buýt liên tỉnh

+ Lái xe được bố trí theo các nốt cố định chạy xe trong tháng

+ Phải luân phiên đổi ca cho lái xe để đảm bảo chế độ nghỉ cho lái xe

1.2.5 Các chi phí cần thiết khi hoàn thiện lại phương án tổ chức chạy xe.

Trang 27

* Khi tính các chi phí cần thiết ta phải phải xác định được các khoản đầu tư vào phương

án bao gồm:

- Chi phí mua sắm các phương tiện vận tải,xây dựng nhà xưởng phục vụ cho hoạt độngcủa xe Đây là khoản chi phí lớn nhất trong quá trình chạy xe (70-90%) vốn của doanhnghiệp

+ Việc mua sắm phương tiện phải dựa trên các chỉ tiêu sau khi đã lựa trọn chi tiết vàxây dựng biểu đồ chạy xe

+ Khi hoàn thiện thì cần đầu tư thêm hay rút bớt đi bao nhiêu xe

+ Số phương tiện hiện đang hoạt động có phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện mớihay không,có thay đởi thì thay đổi ra sao?

+ Chi phí để cải thiện lại cơ sở hạ tầng sẵn có, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của tuyến tacần xác định:

- Số lượng nhà trờ, điểm dừng, pa nô, áp phích mới khi điều chỉnh lại tuyến

- Vị trí, số lượng các điểm dừng, nhà trờ cần thay đổi

Khi lập lại tuyến cần bao nhiêu chi để làm lại điểm đầu điểm cuối(xây dựng các bếncuối)

- Chi phí đầu tư trả công cho nhân lực mới:

+ Chi phí trả cho lái,phụ xe sau khi thay đổi tuyến

+ Chi phí trả cho nhân viên quản lý

+ Chi nguyên nhiên liệu phải bổ sung

+ Hao hụt về hành khách sau khi thay đổi hành trình(bị mất bao nhiêu khách)

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

1.3.1 Cơ sở hạ tầng GTVT

a Điều kiện đường xá

Điều kiện đường xá ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của phương tiện trong quá trình vận chuyển hành khách Các ảnh hưởng đó bao gồm các yếu tố sau:

- Kết cấu mặt đường, độ dốc cho phép và độ bằng phẳng của mặt đường Đây là điều kiện nghiên cứu để phát huy tác dụng của phương tiện sao cho hợp lý, khắc phục những nhược điểm của tuyến đường

- Chiều rộng mặt đường, số làn xe chạy và chiều rộng của làn xe

- Điều kiện địa hình mà con đường đi qua, căn cứ vào đó để lựa chọn phương tiện sao chohợp lý và an toàn

Trang 28

- Các thông số hình học của con đường (mặt cắt dọc, mặt cắt ngang của con đường, bán kính quay vòng).

- Mật độ giao thông trên đường (số lượng phương tiện tham gia trên đường trong một đơn

vị thời gian) và khả năng thông qua của đường

- Các công trình phục vụ trên đường (cầu cống, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo)

- Các điểm giao cắt và hình thức giao cắt (đồng mức hay khác mức)

Đây là những yếu tố liên quan đến thời gian một chuyến đi, kết cấu hoạt động phương tiệntrên tuyến Vì vậy mà nó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức vận tải

b Điều kiện bến bãi

Việc tổ chức vận chuyển hành khách trên mỗi tuyến cụ thể nào đó: sau khi đã được sự đồng ý của cơ quan nơi có xe đi và xe đến là việc công ty phải cùng với bến xe khách ở 2 đầu trên tuyến mà phương tiện của công ty hoạt động cùng nhau ký kết hợp đồng kinh tế, uỷ thác đại lý, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ đảm bảo chuyến, lượt xe, uỷ nhiệm thay mặt sử lýnhững vấn đề giữa đơn vị vận tải ô tô với hành khách, thanh toán các quan hệ kinh tế giữa 2 bên

Bến xe là điểm đầu và điểm cuối của hành trình chạy xe, là trung tâm thu hút hành khách

có nhu cầu vận chuyển, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức vận tải như: Diện tích, công suất, địa điểm, các dịch vụ hỗ trợ

c Điều kiện tổ chức kỹ thuật

Điều kiện tổ chức là điều kiện chủ quan của bản thân doanh nghiệp như: Chế độ chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện

- Chế độ chạy xe được thể hiện qua thời gian hoạt động của xe trong ngày, quãng đường

xe chạy trong ngày đêm, cách bố trí xe và lái

+ Dựa trên cơ sở quy hoạch của Nhà nước về chế độ lao động, quy định về phục vụ hành khách doanh nghiệp phải xác định chế độ xe chạy cho phù hợp với quy định và thoả mãncác điều kiện thực tế

+ Do yêu cầu thực tế có thể tổ chức chạy xe 1 ca, 2 ca hoặc 3 ca trong ngày, với các tuyến dài thì cứ 150km - 200km hoặc sau 4 giờ xe chạy liên tục thì phải bố trí một điểm đỗ đểhành khách thoả mãn nhu cầu cá nhân, phương tiện được nghỉ ngơi

+ Lái xe không được điều khiển quá 12 giờ liên tục Từ đó phải đưa ra phương án tổ chức vận tải cho phù hợp và khoa học Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 29

- Cách bố trí lái xe: Thể hiện qua việc bố trí phối hợp giữa xe và lái Nếu các tuyến đường dài nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện nên bố trí 1 xe, 2 lái, các tuyến gắn có thể bố trí 1

xe, 1lái Thường người ta bố trí gắn lái với xe việc điều khiển phương tiện được thuận lợi

- Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật: ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện, chế độ đó thể hiện qua các yếu tố: Định ngạch BDSC, số cấp BDSC, chế độ công nghiệp BDSC

- Chế độ bảo quản phương tiện: Là hạn chế những tác động xấu của môi trường đến phương tiện ( Mưa gió, sương mù, nắng nóng) nhằm bảo đảm tình trạng kỹ thuật phương tiện

1.3.2 Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải được lựa chọn dựa vào việc đánh giá so sánh giữa các mác kiểu xe với nhau trong điều kiện khai thác cụ thể để tìm ra được loại phương tiện phù hợp với điều kiện kinh tế và có chất lượng khai thác cụ thể, phát huy tối đa năng lực phương tiện nhằm đạt được hiệu quả, kết quả cao nhất phù hợp với mục đích sử dụng Việc sử dụng các phương tiện

có ý nghĩa rất quan trọng với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải, không những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên tuyến mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh tế của toàn xã hội và môi trường tổng hợp phương tiện đemlại

Phương tiện được lựa chọn phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao nhất đó là nhằm tận dụng được hết công suất của động cơ, nâng cao năng suất lao động và giảm cước vận tải, hiệu quả

sử dụng phương tiện phụ thuộc vào sự hoàn thiện về mặt kết cấu hay chất lượng khai thác phương tiện

1.3.3 Nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến

Trong môi trường kinh doanh vận tải, đối tượng vận chuyển rất đa dạng bao gồm: cán bộ, người buôn bán, người lao động, học sinh, sinh viên và khách tham quan du lịch Ngoài ra còn một số đối tượng khác Cơ cấu, nhu cầu đi lại của từng đối tượng vào từng thời điểm là khác nhau do đó mà công tác tìm hiểu, điều tra và phân loại cụ thể từng đối tượng, xác định đối tượng nào là đối tượng chủ yếu là rất quan trọng, cần thiết

Đối với vận tải hành khách, thì điều kiện về luồng tuyến hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của mỗi doanh nghiệp vận tải Biết được nhu cầu đi lại của luồng hành khách trên tuyến là một trong những điều kiện cơ bản để bố trí

và đưa phương tiện hợp lý vào khai thác trên tuyến đó Ngoài ra còn phải nghiên cứu và điều tra sự biến động của luồng hành khách trên từng tuyến theo từng giờ trong ngày, ngày trong tháng và theo tháng trong năm Điều tra xem mạng trong lưới hoạt động của công ty và cụ thểtrên từng tuyến có bao nhiêu đơn vị, cá nhân cùng tham gia khai thác vận tải, điều kiện đường

xá ra sao, điều kiện thời tiết khí hậu như thế nào và điều kiện về kinh tế xã hội ở mức nào

- Đối với hành khách là cán bộ công nhân viên, khách tham quan du lịch: nhìn chung mức thu nhập của họ là cao vì thế cho nên họ có những đòi hỏi nhất định về chất lượng vận tải, mà

Trang 30

cụ thể đó là chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ nói chung Cơ bản là hình thức phương tiện phải đẹp, tiện nghi thoải mái, không bị gò ép, hơn nữa độ an toàn phải cao.

- Đối với hành khác là dân buôn bán nhỏ, người lao động, học sinh, sinh viên với mức thu nhập của họ thấp cho nên yêu cầu của những đối tượng này cũng không cao, miễn sao chất lượng vận tải phù hợp với giá vé của họ là được

Nói tóm lại, dù là đối tượng nào, nếu như ta có thể bố trí hợp lý về phương tiện, thời gian hoạt động trên tuyến thì khi tuyến được đưa vào khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp

Trang 31

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG XÍ NGIỆP VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI TRÊN

TUYẾN XE BUÝT 56 “NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI”

2.1 Khái quát về xí nghiệp xe điện Hà Nội

2.1.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực SXKD của xí nghiệp

a.Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật

* Về đội phương tiện

o Trong lĩnh vực VTHKCC

Hiện nay xí nghiệp xe điện hoạt động trên 16 tuyến buýt nội đô và 2 tuyến buýt kế cậnvới tổng số 272 xe có Số phương tiện này được quản lý điều hành tại trụ sở 69 Thụy Khuê vàtai Depot Nam Thăng Long

- Tại trụ sở 69 Thụy Khuê:

Xí nghiệp phụ trách hoạt động vận tải trên 7 tuyến với quy mô 133 xe

Bảng 2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại 69

- Depot Nam Thăng Long: Quản lý khai thác vận hành 9 tuyến buýt nội đô với tổng số

139 xe và 2 tuyến buýt kế cận với tổng số 27 xe

Trang 32

Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại

Depot Nam Thăng Long

Phương tiện Mác xe chứa Sức Số xe Các tuyến buýt nội đô

số lượng trong quá trình vận hành

Trang 33

* Về các trang thiết bị:

Hiện nay ngoài các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức quản lý, điềuhành sản xuất tại xí nghiệp thì còn có hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho viêc kinh doanhdịch vụ vận tải như:

- Hệ thống điều hành qua hệ thống sóng radio tại văn phòng điều hành kết nối với các

xe taxi

- Tại vườn thú Thủ Lệ, công viên Thống Nhất có các trang thiết bị phục vụ vui chơinhư: Đu quay, hệ thống tàu điện chạy trên ray và xe đụng; ngoài ra còn có 1 số trang thiết bịkhác như hệ thộng đường ray,…

- Đội quản lý cơ sở hạ tầng: ký hợp đồng với sở GTCC thi công, quản lý tất cả các điểmdừng, điểm đầu cuối của vận tải buýt nội đô và cả buýt kế cận và thi công các công trìnhchiếu sáng các quận, huyện ở Hà Nội

b Quy mô lao động tại xí nghiệp

Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội hiện nay có khoảng 1284 cán bộ công nhân viên với lựclượng lái phụ xe khoảng 926 người

Lái xe và phụ xe là lực lượng lao động chiếm đa số trong xí nghiệp Việc tính toán lái xe,phụ xe dựa trên cơ sở số lượng phương tiện và phần trăm lái phụ xe dự trữ

Lao động trực tiếp trong xí nghiệp còn có thợ bảo dưỡng sửa chữa, bảo vệ, lao động kinhdoanh dịch vụ

Ngoài lực lượng lao động trực tiếp, xí nghiệp còn bao gồm lao động gián tiếp, đó là cán

bộ quản lý và nhân viên của các phòng ban

Tổng hợp số lao động của XN Xe Điện Hà Nội:

Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội

TT Đối tượng lao động Số lao động

Trang 34

Tổng Công Ty Vận Tải về mọi mặt, cơ quan cấp trên là UBND Thành phố Hà Nội về các mặtkiểm tra và xử lý các vấn đề thuộc chức năng của mình theo quy định Đơn vị được sự ủyquyền của Tổng Công Ty Vận Tải chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quanchức năng có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty vận tải HN

Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội

* Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của xí nghiệp:

Được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến – chức năng Gồm có 3 cấp quản lý với cácphòng ban như sau:

Trang 35

* XN Xe Điện Hà Nội có cơ cấu bộ máy sản xuất như sau:

- Các đội phương tiện

2.1.3 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

Sau khi được hợp nhất với Xí Nghiệp Xe Buýt Thủ Đô vào năm 2006 XN xe điện HàNội đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô cũng như sản lượng Số lượng phươngtiện và đội ngũ lao động tăng nhanh Trong lĩnh vực VTHKCC năm 2007 tổng số phương tiệnhoạt động là 228 xe với doanh thu 71 tỷ sang năm 2008 tổng số phương tiện là 261 xe vớidoanh thu là 78 tỷ Hiện nay XN đang đảm nhận hoạt động trên 16 tuyến buýt nội đô và 2tuyến buýt kế cận Ngoài ra XN còn mở rộng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụnhưng XN Xe Điện chú trọng mở rộng ưu tiên phát triển vận tải nội đô theo sự chỉ đạo củaTổng Công Ty Vận Tải Hà Nội để giải quyết nhu cầu đi lại của người dân nội đô ngày cànglớn Có thể khẳng định rằng XN Xe Điện Hà Nội đã đạt được những kết quả to lớn trong việcđáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và đã đem lại kết quả kinh doanh tốt cho đơn vị

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008

Được thể hiện qua số liệu so sánh với kết quả hoạt động năm 2006 và kế hoạch năm2007

*Tình hình hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:

Bảng 2.5 Bảng thực hiện các chỉ tiêu sản lượng

Trang 36

- Thực hiện chuyến lượt năm 2008 đạt 99,81% so với kế hoạch TCT giao và tăng 2,37%

so với thực hiện năm 2006

- Thực hiện vận chuyển khách vé lượt năm 2008 đạt 95,34% so với kế hoạch TCT giao

và tăng 0,76% so với thực hiện năm 2006

- Doanh thu vé lượt năm 2008 đạt 95,19% so với kế hoạch TCT giao và tăng 6,95% sovới thực hiện năm 2006

* Tình hình các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác:

Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 của bộ phận kinh doanh dịch vụ như:Duy tu, duy trì CSHT buýt; kinh doanh Taxi tải; trông giữ xe buýt và dịch vụ khác cụ thể:

- Tổng sản lượng dịch vụ : 4.695.300.000 đồng, trong đó:

+ Duy tu duy trì hạ tầng buýt : 1.268.500.000 đồng

+ Kinh doanh Taxi tải : 978.600.000 đồng

+ Trông giữ bến bãi xe buýt : 940.000.000 đồng

+ Kinh doanh dịch vụ khác : 1.508.200.000 đồng

* Công tác BDSC phương tiện:

- Thực hiện kế hoạch BD định kỳ, SCL: Chưa đảm bảo 100% kế hoạch cụ thể: Thực hiện

BD cấp 1 đạt 98,02%, BD cấp 2 đạt 95,18%; Thực hiện SCL đạt 71.05%

- Phối hợp với XN Trung đại tu đưa xe vào thực hiện SCL đạt 91,67% so với kế hoạch

- Năm 2008 xí nghiệp đã tiến hành đầu tư mua sắm nhiều xe mới thay cho các phươngtiện đã cũ, lạc hậu của các tuyến số 10, 34 và 40

2.1.4 Định hướng phát triển của xí nghiệp

Đứng trước xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay và trong tương lai cùng vớihàng loạt các chủ trương chính sách, nghị định của Nhà Nước về thay đổi cơ cấu tổ chức quản

Ngày đăng: 02/04/2013, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 1.1 Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ (Trang 15)
Bảng 1.1:  Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 1.1 Khoảng cách hợp lý giữa 2 điểm dừng đỗ (Trang 15)
Phương pháp tổng hợp để xác định hình thức chạy xe trên tuyến: - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
h ương pháp tổng hợp để xác định hình thức chạy xe trên tuyến: (Trang 24)
Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 1.4 Các hình thức chạy xe khác nhau trên tuyến buýt (Trang 24)
Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe (a) và thời gian lái xe (b) - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe (a) và thời gian lái xe (b) (Trang 26)
Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe (a) và thời gian lái xe (b) - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 1.5 Ví dụ phân công thời gian chạy xe (a) và thời gian lái xe (b) (Trang 26)
Bảng2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại 69 Thụy Khê - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.1 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại 69 Thụy Khê (Trang 31)
Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại Depot Nam Thăng Long - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại Depot Nam Thăng Long (Trang 32)
Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại Depot  Nam Thăng Long - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.2 Số lượng và chủng loại đoàn phương tiện của XN xe điện Hà Nội tại Depot Nam Thăng Long (Trang 32)
Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội (Trang 33)
Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội TT Đối tượng lao động Số lao động - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.3 Tổng hợp số lao động tại XN Xe Điện Hà Nội TT Đối tượng lao động Số lao động (Trang 33)
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội (Trang 34)
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.4 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công Ty Vận Tải Hà Nội (Trang 34)
*Tình hình các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
nh hình các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: (Trang 36)
Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến (Trang 40)
Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến (Trang 40)
11 Khu Công Nghiệp Nội Bài 56 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 07 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
11 Khu Công Nghiệp Nội Bài 56 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 07 (Trang 41)
Hình 2.8. Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.8. Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến (Trang 41)
Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long (Trang 42)
Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long (Trang 42)
Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện (Trang 43)
Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.11. Các thông số kỹ thuật phương tiện (Trang 43)
Bảng 2.13. Thống kê số lượt vận chuyển HK trong ngày thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.13. Thống kê số lượt vận chuyển HK trong ngày thường (Trang 47)
Bảng 2.14. Thống kê số lượt vận chuyển HK trên tuyến trong ngày nghỉ Thời gianQ chiều đi  (HK)Q chiều về  (HK) Q đi + Q về - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.14. Thống kê số lượt vận chuyển HK trên tuyến trong ngày nghỉ Thời gianQ chiều đi (HK)Q chiều về (HK) Q đi + Q về (Trang 48)
Hình 2.6. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.6. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày thường (Trang 48)
Hình 2.15. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày nghỉ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.15. Biến động luồng hành khách theo thời gian trong ngày nghỉ (Trang 49)
Bảng 2.16. Bảng thống kê hành khách lên xuống và trên xe theo không gian tuyến                     trong một ngày thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.16. Bảng thống kê hành khách lên xuống và trên xe theo không gian tuyến trong một ngày thường (Trang 50)
12 Ngã ba Quảng Hới 534 638 2296 Công ty cơ khí Nam Hồng 758 2259 2634 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
12 Ngã ba Quảng Hới 534 638 2296 Công ty cơ khí Nam Hồng 758 2259 2634 (Trang 51)
Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn                    tưong ứng trong một ngày thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn tưong ứng trong một ngày thường (Trang 51)
Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn                     tưong ứng trong một ngày thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.17. Bảng thống kê chiều dài mỗi đoạn và số lượng hành khách trên đoạn tưong ứng trong một ngày thường (Trang 51)
12 Khu Công Nghiệp Nội Bài 20,2 1,4 2800 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 17,6 1,9 2815 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
12 Khu Công Nghiệp Nội Bài 20,2 1,4 2800 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 17,6 1,9 2815 (Trang 52)
Hình 2.18. Biến động luồng hành khách chiều đi: Nam Thăng Long – Núi Đôi - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.18. Biến động luồng hành khách chiều đi: Nam Thăng Long – Núi Đôi (Trang 53)
Hình 2.19. Biến động luồng hành khách chiều về : Núi Đôi – Nam Thăng Long. - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.19. Biến động luồng hành khách chiều về : Núi Đôi – Nam Thăng Long (Trang 53)
Bảng 2.22 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trên tuyến - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 2.22 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật trên tuyến (Trang 58)
Hình 2.21. Biểu đồ chạy xe tuyến buýt 56 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Hình 2.21. Biểu đồ chạy xe tuyến buýt 56 (Trang 58)
Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường (Trang 64)
Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.2 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ thường (Trang 64)
Bảng 3.1 Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.1 Định mức tốc độ cho từng đoạn trên tuyến (Trang 64)
Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm (Trang 65)
Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.3 Xác định thời gian dừng đỗ một chuyến xe vào giờ cao điểm (Trang 65)
Bảng 3.3 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.3 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ (Trang 67)
Bảng 3.3 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.3 So sánh hiệu quả về thời gian và tốc độ chạy xe với phương án cũ (Trang 67)
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật phương án mới và cũ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật phương án mới và cũ (Trang 68)
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phương án mới và cũ - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.5 So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phương án mới và cũ (Trang 68)
3.4. Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
3.4. Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới (Trang 69)
Bảng 3.6: Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.6 Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56 (Trang 69)
Bảng 3.6: Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56 - dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai
Bảng 3.6 Các tuyến xe buýt hoạt động trên lộ trình tuyến 56 (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w