Lộ trình và các điểm dừng đỗ, đầu cuối tuyến 56

Một phần của tài liệu dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 37 - 42)

Chiều đi: Nam Thăng Long – Núi Đôi (Bến xe Nam Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Đường cao tốc Bắc Thăng Long – Quốc lộ 2 – Đường 131 – Đa Phúc – Núi Đôi). Cự ly : 31,2 Km

Chiều về: Núi Đôi – Nam Thăng Long (Núi Đôi – Đa Phúc – Đường 131 - Bắc Thăng Long - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long). Cự ly : 30,8 Km

- Tuyến buýt 56 Nam Thăng Long – Núi Đôi (Sóc Sơn) do xí nghiệp Xe Điện Hà Nội quản lý, được đưa vào hoạt động từ 2/2006. Là tuyến nối vùng ven nội thành với ngoại thành Hà Nội, đi từ huyện Từ Liêm qua Đông Anh tới Sóc Sơn.

- Tính chất tuyến: So với nội thành Hà Nội cũ thì đây là tuyến tiếp tuyến, kết nối một điểm trung chuyển ven nội thành (bến xe Nam Thăng Long) với một điểm phát sinh thu hút ngoại thành (Núi Đôi – Sóc Sơn – Đông Anh).

Như vậy, tuyến có vai trò vừa phục vụ đi lại của người lao động khu vực Đông Anh tại các KCN trên cao tốc Bắc Thăng Long; vừa có vai trò trung chuyển hành khách khu vực Đông Anh đi các tuyến bus nội thành.

- Tuyến 56 là tuyến chuyển tải, vận tải hành khách từ phía bắc nội thành Hà Nội lên huyện Sóc Sơn có chiều dài tuyến là 31 km với 17 điểm dừng dọc theo chiều từ Nam Thăng Long – Núi Đôi và 17 điểm dừng dọc theo chiều ngược lại từ Núi Đôi đến Nam Thăng Long.

- Tuyến có nhiệm vụ vận chuyển hành khách đi lại giữa khu vực dọc vành đai 3 với các khu công nghiệp Quang Minh, Bắc Thăng Long, Nội Bài, trung tâm thương mại Mê Linh PLAZA, bến xe Quang Minh. Đối tượng vận chuyển chính là người lao động các khu công nghiệp và người dân thị trấn Sóc Sơn.

Tuyến đi qua nhiều điểm thu hút người tham gia giao thông như các khu công nghiệp, bến xe, trung tâm thương mại, thị trấn. Vì vậy phần lớn hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là người lao động, công nhân, sinh viên các trường đại học cao đẳng trong nội thành Hà Nội.

b. Hệ thống các điểm dừng đỗ trên tuyến

Có tổng số 33 điểm dừng trong đó có 18 điểm dừng có hệ thống nhà chờ có mái che mưa nắng và bản đồ mạng lưới tuyến (tỉ lệ 53,8%), còn lại 15 điểm dừng chỉ có biển báo không có mái che mưa nắng cho hành khách trong quá trình chờ xe buýt, không có thông tin gì về tuyến ngoài hành trình rút ngắn của tuyến (tỉ lệ 46,2%) .

Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng là 1.75 Km, tương đối hợp lý với một tuyến buýt chạy giữa nội thành và ngoại thành

Bảng 2.7. Danh sách điểm dừng đỗ trên trên tuyến

TT

CHIỀU ĐI: NAM THĂNG LONG – NÚI ĐÔI CHIỀU VỀ: NÚI ĐÔI – NAM THĂNG LONG

Đầu A: Depot NTL (Phạm

Văn Đồng) Tuyến đi qua

Đầu B:

Ngã 3 Núi Đôi Tuyến đi qua

1 Đối diện BX. Nam Thăng Long 07,25,27,35,46,53, 56 Khu A đường 131 56

2 Ngã tư Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh 07,35,46,53,56 H. Sóc Sơn TTVH 56

3 Đối diện UBND xã Kim Chung 07,35,53,56,58 Đài phát thanhH. Sóc Sơn 56

4 Cầu Vân Trì 07,35,53,56,58 Làng Dược Thương 56

5 Công ty cơ khí Nam Hồng 07,35,56,58 Ngã ba Quảng Hới 56

6 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 07,56,58 Khu Công Nghiệp Nội Bài 56

7 Trạm soát vé 07,56 Thôn Bắc Hà 56

8 Ngã tư Thăng Long – Phúc Yên 07,56 Ngã ba Quốc lộ 2 56

9 Ngã ba Quốc lộ 2 56 Thăng Long – Phúc YênNgã tư 56

11 Khu Công Nghiệp Nội Bài 56 Nhà máy tấm lợp Vinmetal 07

12 Ngã ba Quảng Hới 56 Công ty cơ khí Nam Hồng 07,58

13 Xã Mai Đình 56 Cầu Vân Trì 07,35,56,58

14 Làng Dược Thương 56 UBND xã Kim Chung 07,35,53,56,58

15 Đài phát thanhH. Sóc Sơn 56 Ngã tư Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh 07,35,53,56,58

16 Đối diện TTVHH. Sóc Sơn 56 BX. Nam Thăng Long 07,35,46,53,56

17 Khu A đường 131 56 Đầu A: Depot NTL (Phạm Văn Đồng) 07,25,27,35,46,53,56

Đầu B :

Ngã 3 Núi Đôi 56

Tổng số điểm dừng 19 Tổng số điểm dừng 18

Hình 2.8. Nhà chờ và điểm dừng trên tuyến

c. Các điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe qua đêm và trạm điều độ trên tuyến o Điểm đầu cuối: Nam Thăng Long

Trước đây là bến xe khách nay đã được chỉnh sửa, xây dựng lại thành một trung tâm tổng hợp đảm nhận nhiều chức năng:

- Là trạm điều độ và điểm đỗ xe của 4 tuyến buýt 25,27,38,56.

- Có gara được đầu tư hiện đại thực hiện BDSC 3/4 số phương tiện của xí nghiệp

- Bãi chứa xe rộng có diện tích gần 8000 mét vuông có thể bảo quản xe qua đêm không chỉ các phương tiện của xí nghiệp mà còn của các xí nghiệp, công ty vận tải khác.

Tại điểm đầu cuối Nam Thăng Long được xây dựng nhà chờ tiêu chuẩn, có biển thông báo và chỉ dẫn rõ ràng thuận tiện cho hành khách qua lại, điểm đỗ xe rộng nên xe dễ dàng ra vào, quay đầu. Địa điểm này đang được nghiên cứu xây dựng thành trạm trung chuyển.

Đây là một ngã 3 nối đường Núi Đôi với các xã khác của huyện Sóc Sơn. Các đoạn đường gần đấy là những đường chạy ven đồi núi nên nhỏ, hẹp và cong, mặt đường chỉ được dải đá dăm nên các phương tiện lưu thông ở đây thường có kích thước nhỏ, chạy với vận tốc không lớn.

Tại điểm dừng đỗ này phương có một bãi đất trống để xe buýt đỗ. Tuy nhiên diện tích nhỏ hẹp nên phương tiện quay đầu hơi khó khăn. Tại đây cũng không có nhà chờ, biển chỉ dẫn, thông báo cho hành khách

Hình 2.9 Điểm đầu cuối, bãi bảo quản xe và trạm điều độ Nam Thăng Long

d. Công tác bảo dưỡng sửa chữa PTVT

Phần lớn công tác BDSC phương tiện đều được thực hiện tại 2 trung tâm của xí nghiệp, dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của trưởng GARA. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát kỹ đối với công tác BDSC của xưởng. Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm về việc hạch toán chi phí vật tư cho công tác BDSC.

Xí nghiệp có 2 xưởng BDSC đặt tại 2 GARA là GARA Thụy Khuê và Depot Nam Thăng Long, tại 2 gara này năm 2007 đó được đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới và hiện đại phục vụ cho công tác BDSC phương tiện được tốt hơn. Mặc dù vậy thì khả năng thông qua của GARA Thụy Khuê còn thấp chỉ đủ làm BD cấp 1 và sửa chữa vặt, do đây là cơ sở có diện tích nhỏ và đường tới gara hẹp không thuận tiện cho BDSC phương tiện có kích thước lớn hơn nữa trang thiệt bị tại đây cũng tạm bợ. Còn đối với Depot Nam Thăng Long thì khả năng thông qua của xưởng BDSC là rất cao, nhà xưởng và trang thiết bị tại xưởng đủ khả năng cho BD cấp 1 - cấp 2 và đại tu. Cũng trong năm 2007 với viêc đầu tư thêm thiết bị máy móc hiện đại, cộng với việc XN chấn chỉnh lại công tác BDSC dẫn đến rút ngắn được thời giam phương tiện vào cấp, tình trạng kỹ thuật phương tiện tốt hơn. Đáp ứng được kế hoạch do TCT đề ra cho XN. Do cơ chế hạch toán nội bộ và thuộc quản lý trực tiếp của TCT vận tải Hà Nội nên tại XN chỉ thực hiện công tác BD cấp 1, BD cấp 2, sửa chữa nhỏ và sửa chũa đột xuất còn SC lớn và sẽ được chuyển sang bên trung đại tu của TCT.

Một phần của tài liệu dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w