Lợi ích và chi phí khi thực hiện phương án mới

Một phần của tài liệu dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 69 - 73)

a. Lợi ích

* Đối với doanh nghiệp

Khi thực hiện chắc chắn rằng phương án mới sẽ mang lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp là tăng tốc độ khai thác của phương tiện, giảm thời gian một chuyến, trên tuyến . Đồng thời phương án mới giải quyết được tình trạng quá tải đáp ứng tốt hơn NCĐL của hành khách, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC trên tuyến. Tuyến sẽ thu hút, vận chuyển được nhiều hành khách hơn làm tăng sản lượng vận tải ( đạt, vượt chỉ tiêu TCT đã đề ra).

* Đối với xã hội

Phương án mới không chỉ mang lại hiệu quả cho hành khách, doanh nghiệp mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Với nhiều ưu điểm của phương án mới sẽ thu hút hành khách đi lại trên tuyến nhiều hơn. Từ đó giảm được số phương tiện cá nhân tham gia trên đường, giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, giảm tai nạn giao thông, giảm chi phí xã hội và đặc biệt là làm giảm lượng ô nhiễm môi trường do khí thải phương tiện tham gia giao thông gây ra.

b. Chi phí

* Chi phí đầu tư phương tiện

- Hệ số sử dụng phương tiện của tuyến hiện nay: k = 13

10

= 0,77

- Tổng số phương tiện cần có của phương án mới: Ac = Avd / k (xe ) Ac = 770,

12

= 16 ( xe)

BS 090 DL 60 chỗ hiện nay sản xuất tại Hàn Quốc được nhập nguyên chiếc về Việt Nam theo đơn đặt hàng. Có giá khi về tới Việt Nam là 850.000.000 đ.

- Chi phí của xí nghiệp để đầu tư 4 xe mới : 850.000.000 x 4 = 3,4 ( tỷ đ )

- Số chuyến trung bình một ngày của mỗi xe: n = Nch / Avd n = 12

144

= 12 (chuyến)

- Số giờ làm việc trung bình 1 xe trong ngày: t = n x tch t = 12 x 58 = 696 (phút ) = 12 ( giờ )

- Thời gian làm viêc của 2 xe vận doanh mới trong ngày: T = 2 x t

T = 2 x 12 = 24 ( giờ )

- Số lái phụ xe cần tuyển dụng thêm: N =( 2 x T ) / D

( D: Định mức thời gian làm việc của 1 lái xe trong ngày, D = 8 giờ ) N = 8

24

2x

= 6 (người) ( trong đó có 3 lái xe và 3 nhân viên bán vé ) ( N = 6 < 10 không cần tuyển dụng thêm lái xe dự phòng )

* Các chi phí cố định khác: Chi phí quản lý, lương cho lái phụ xe tuyển dụng thêm, chi phí BDSC lớn nhỏ, BDSC định kỳ, chi phí nhiên liệu dầu nhờn, chi phí khấu hao cơ bản của phương tiên, chi phí cầu đường ( tuyến chạy qua trạm thu phí Bắc Thăng Long ).

KẾT LUẬN

Giao thông vận tải luôn được xem là động lực, tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc đầu tư phát triển giao thông vận tải ngày càng trở nên quan trọng. Với tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta, đặc biệt là các đô thị lớn, kéo theo sự gia tăng sử dụng phương tiện cơ giới cá

nhân tạo nên những áp lực mạnh mẽ lên cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm mội trường đã trở nên báo động. Trước tình hình đó hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố đã được UBND thành phố quan tâm và đầu tư phát triển. Bước đầu trong hoạt động đầu tư đó đã mang lại những hiệu quả rõ rệt trong việc đáp ứng được một lượng nhu câu đi lại lớn của người dân thành phố và đạt một số hiệu quả xã hội như: giảm ách tắc giao thông trong giở cao điểm, tiết kiệm nhiên liệu cho xã hội, giảm khí thải và tiếng ồn do phương tiện cá nhân gây ra…giảm chi phí đi lại của người dân. Tuy nhiên công tác tổ vận tải trên một số tuyến hiện nay vẫn còn những điểm chưa hợp lý cần phải điều chỉnh.

Tổ chức vận tải nói chung và Việc hoàn thiện nội dung công tác tổ chức vận tải tuyến buýt 56 “ Nam Thăng Long – Núi Đôi” nói riêng nói riêng là cần thiết, để phát huy hiệu quả những nguồn lực hiện có, nâng cao chất lượng dich vụ VTHKCC của tuyến.

Những mặt đã đạt được:

- Phát hiện sự bất hợp lý và đã điều chỉnh lại định mức tốc độ của tuyến

- Tính toán được những thiếu hụt trong khả năng cung ưng của tuyến và đã xây dựng biểu đồ chạy xe mới đáp ứng nhu cầu đi lại trên tuyến hiện nay.

- Rút ngắn được thời gian chạy xe, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách

Những mặt chưa được:

- Chưa nghiên cứu nội dung tổ chức lao động cho lái phụ xe, giám sát điều hành. - Chưa nghiên cứu kỹ hiệu quả kinh tế chính của phương án mới.

KIẾN NGHỊ

Hoàn thiện nội dung công tác tổ chức vận tải trên tuyến buýt 56 “ Nam Thăng Long – Núi Đôi” là hoàn toàn dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết và thực tế nhằm giải quyết tình trạng quá tải trên tuyến hiện nay. Vì vậy Xí nghiệp nên cân nhắc hiệu quả kinh tế - tài chính để sớm đưa phương án mới vào triển khai.

Trên đây là toàn bộ đề tài tốt nghiệp của em. Trong quá trình làm đồ án tôt nghiệp thực hiện xây dựng phương án, em được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Đinh Thị Thanh Bình và các thầy cô trong Viện QH & QLGTVT . Do thời gian có hạn và khả năng nắm bắt kiến thức trong nghành học còn hạn chế nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh Viên Nguyễn Đức Phương

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Từ Sỹ Sùa, Bài giảng vận tải hành khách thành phố, Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội

2. PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, Bài giảng “ Công nghệ khai thác phương tiện vận tải đô thị” Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội

3. Giáo trình “Nhập môn tổ chức vận tải ô tô”, Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội

5. Nguyễn Khải, Đường và giao thông đô thị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, HN 6. Báo cáo của Xí nghiệp xe điện Hà Nội, 2008

Một phần của tài liệu dự án đầu tư mở tuyến buýt: Sơn Tây – Xuân Mai (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w